TẠNG LUẬT - BỘ PHÂN TÍCH GIỚI BỔN
Vinaya Pitaka - Suttavibhanga
PHÂN TÍCH GIỚI TỲ KHƯU - II
(Bhikkhuvibhanga II)
X. CHƯƠNG SEKHIYA (ƯNG HỌC)
Tỳ-khưu Indacanda dịch
Bạch chư đại đức, các sekhiyā dhammā (ưng học pháp) này được đưa ra đọc tụng.
MƯỜI SÁU ĐIỀU LIÊN QUAN ĐẾN THUYẾT PHÁP
[857] Duyên khởi ở thành Sāvatthi. Vào lúc bấy giờ, các tỳ khưu nhóm Lục Sư thuyết Pháp đến người có dù ở bàn tay. Các tỳ khưu ít ham muốn, …(như trên)…, các vị ấy phàn nàn, phê phán, chê bai rằng:
- Vì sao các tỳ khưu nhóm Lục Sư lại thuyết Pháp đến người có dù ở bàn tay?
…(như trên)…
- Này các tỳ khưu, nghe nói các ngươi thuyết Pháp đến người có dù ở bàn tay, có đúng không vậy?
- Bạch Thế Tôn, đúng vậy.
Đức Thế Tôn đã khiển trách rằng:
- Này những kẻ rồ dại, vì sao các ngươi lại thuyết Pháp đến người có dù ở bàn tay vậy? Này những kẻ rồ dại, sự việc này không đem lại niềm tin cho những kẻ chưa có đức tin, hay làm tăng thêm niềm tin của những người đã có đức tin. … (như trên)… Và này các tỳ khưu, các ngươi nên phổ biến điều học này như vầy: “Ta sẽ không thuyết Pháp đến người có dù ở bàn tay” là việc học tập nên được thực hành. Và điều học này đã được đức Thế Tôn quy định cho các tỳ khưu như thế.
[858] Vào lúc bấy giờ, các tỳ khưu ngần ngại thuyết Pháp đến người bị bệnh có dù ở bàn tay. Dân chúng phàn nàn, phê phán, chê bai rằng:
- Tại sao các sa-môn Thích tử lại không thuyết Pháp đến người bị bệnh có dù ở bàn tay?
Các tỳ khưu đã nghe được những người ấy phàn nàn, phê phán, chê bai. Sau đó, các vị tỳ khưu ấy đã trình sự việc ấy lên đức Thế Tôn. Khi ấy, đức Thế Tôn nhân lý do ấy nhân sự kiện ấy đã thuyết Pháp thoại rồi bảo các tỳ khưu rằng:
- Này các tỳ khưu, ta cho phép thuyết Pháp đến người bị bệnh có dù ở bàn tay. Và này các tỳ khưu, các ngươi nên phổ biến điều học này như vầy: “Ta sẽ không thuyết Pháp đến người không bị bệnh có dù ở bàn tay” là việc học tập nên được thực hành.
Dù nghĩa là có ba loại dù: dù trắng, dù bằng sậy, dù bằng lá được buộc theo vòng tròn, được buộc bằng các thanh cây dẹp.
Pháp nghĩa là được giảng bởi đức Phật, được giảng bởi các vị Thinh Văn, được giảng bởi các vị ẩn sĩ, được giảng bởi chư Thiên có liên quan đến mục đích có liên quan đến Pháp bảo.
Thuyết: vị thuyết theo câu thì phạm tội dukkaṭa (tác ác) theo mỗi một câu. Vị thuyết theo từ thì phạm tội dukkaṭa (tác ác) theo mỗi một từ.
Không nên thuyết Pháp đến người không bị bệnh có dù ở bàn tay. Vị nào thuyết Pháp đến người không bị bệnh có dù ở bàn tay do không có sự tôn trọng thì phạm tội dukkaṭa (tác ác).
Không cố ý, khi thất niệm, vị không biết, vị bị bệnh, trong những lúc có sự cố, vị bị điên, vị vi phạm đầu tiên thì vô tội.
[859] Duyên khởi ở thành Sāvatthi. Vào lúc bấy giờ, các tỳ khưu nhóm Lục Sư thuyết Pháp đến người có gậy ở bàn tay. …(như trên)…
“Ta sẽ không thuyết Pháp đến người không bị bệnh có gậy ở bàn tay” là việc học tập nên được thực hành.
Gậy nghĩa là gậy dài bốn cánh tay của người đàn ông bậc trung (khoảng hai mét), dài hơn không phải là gậy, ngắn hơn không phải là gậy.
Không nên thuyết Pháp đến người không bị bệnh có gậy ở bàn tay. Vị nào thuyết Pháp đến người không bị bệnh có gậy ở bàn tay do không có sự tôn trọng thì phạm tội dukkaṭa (tác ác).
Không cố ý, khi thất niệm, vị không biết, vị bị bệnh, trong những lúc có sự cố, vị bị điên, vị vi phạm đầu tiên thì vô tội.
[860] Duyên khởi ở thành Sāvatthi. Vào lúc bấy giờ, các tỳ khưu nhóm Lục Sư thuyết Pháp đến người có dao ở bàn tay. …(như trên)…
“Ta sẽ không thuyết Pháp đến người không bị bệnh có dao ở bàn tay” là việc học tập nên được thực hành.
Dao nghĩa là vũ khí có lưỡi một bên, có lưỡi hai bên.
Không nên thuyết Pháp đến người không bị bệnh có dao ở bàn tay. Vị nào thuyết Pháp đến người không bị bệnh có dao ở bàn tay do không có sự tôn trọng thì phạm tội dukkaṭa (tác ác).
Không cố ý, khi thất niệm, vị không biết, vị bị bệnh, trong những lúc có sự cố, vị bị điên, vị vi phạm đầu tiên thì vô tội.
[861] Duyên khởi ở thành Sāvatthi. Vào lúc bấy giờ, các tỳ khưu nhóm Lục Sư thuyết Pháp đến người có vũ khí ở bàn tay. …(như trên)…
“Ta sẽ không thuyết Pháp đến người không bị bệnh có vũ khí ở bàn tay” là việc học tập nên được thực hành.
Vũ khí nghĩa là cây cung, cây nỏ.
Không nên thuyết Pháp đến người không bị bệnh có vũ khí ở bàn tay. Vị nào thuyết Pháp đến người không bị bệnh có vũ khí ở bàn tay do không có sự tôn trọng thì phạm tội dukkaṭa (tác ác).
Không cố ý, khi thất niệm, vị không biết, vị bị bệnh, trong những lúc có sự cố, vị bị điên, vị vi phạm đầu tiên thì vô tội.
Phần Tiếng Sột Sột là phần thứ sáu.
*******
PHẦN GIÀY DÉP
[862] Duyên khởi ở thành Sāvatthi. Vào lúc bấy giờ, các tỳ khưu nhóm Lục Sư thuyết Pháp đến người có mang giày. …(như trên)…
“Ta sẽ không thuyết Pháp đến người không bị bệnh có mang giày” là việc học tập nên được thực hành.
Không nên thuyết Pháp đến người không bị bệnh có mang giày. Vị nào thuyết Pháp đến người không bị bệnh có mang giày do không có sự tôn trọng thì phạm tội dukkaṭa (tác ác).
Không cố ý, khi thất niệm, vị không biết, vị bị bệnh, trong những lúc có sự cố, vị bị điên, vị vi phạm đầu tiên thì vô tội.
[863] Duyên khởi ở thành Sāvatthi. Vào lúc bấy giờ, các tỳ khưu nhóm Lục Sư thuyết Pháp đến người có mang dép. …(như trên)…
“Ta sẽ không thuyết Pháp đến người không bị bệnh có mang dép” là việc học tập nên được thực hành.
Không nên thuyết Pháp đến người không bị bệnh có mang dép. Vị nào thuyết Pháp đến người không bị bệnh có mang dép do không có sự tôn trọng thì phạm tội dukkaṭa (tác ác).
Không cố ý, khi thất niệm, vị không biết, vị bị bệnh, trong những lúc có sự cố, vị bị điên, vị vi phạm đầu tiên thì vô tội.
[864] Duyên khởi ở thành Sāvatthi. Vào lúc bấy giờ, các tỳ khưu nhóm Lục Sư thuyết Pháp đến người ở trên xe. …(như trên)…
“Ta sẽ không thuyết Pháp đến người không bị bệnh ở trên xe” là việc học tập nên được thực hành.
Xe nghĩa là xe bò, xe kéo, xe hàng, xe ngựa, kiệu khiêng, ghế khiêng.
Không nên thuyết Pháp đến người không bị bệnh ở trên xe. Vị nào thuyết Pháp đến người không bị bệnh ở trên xe do không có sự tôn trọng thì phạm tội dukkaṭa (tác ác).
Không cố ý, khi thất niệm, vị không biết, vị bị bệnh, trong những lúc có sự cố, vị bị điên, vị vi phạm đầu tiên thì vô tội.
[865] Duyên khởi ở thành Sāvatthi. Vào lúc bấy giờ, các tỳ khưu nhóm Lục Sư thuyết Pháp đến người đang nằm. …(như trên)…
“Ta sẽ không thuyết Pháp đến người không bị bệnh đang nằm” là việc học tập nên được thực hành.
Không nên thuyết Pháp đến người không bị bệnh đang nằm. Vị nào thuyết Pháp đến người không bị bệnh đang nằm cho dù ở trên nền đất do không có sự tôn trọng thì phạm tội dukkaṭa (tác ác).
Không cố ý, khi thất niệm, vị không biết, vị bị bệnh, trong những lúc có sự cố, vị bị điên, vị vi phạm đầu tiên thì vô tội.
[866] Duyên khởi ở thành Sāvatthi. Vào lúc bấy giờ, các tỳ khưu nhóm Lục Sư thuyết Pháp đến người ngồi ôm đầu gối. …(như trên)…
“Ta sẽ không thuyết Pháp đến người không bị bệnh ngồi ôm đầu gối” là việc học tập nên được thực hành.
Không nên thuyết Pháp đến người không bị bệnh ngồi ôm đầu gối. Vị nào thuyết Pháp đến người không bị bệnh ngồi ôm đầu gối bằng tay hoặc ôm đầu gối bằng miếng vải do không có sự tôn trọng thì phạm tội dukkaṭa (tác ác).
Không cố ý, khi thất niệm, vị không biết, vị bị bệnh, trong những lúc có sự cố, vị bị điên, vị vi phạm đầu tiên thì vô tội.
[867] Duyên khởi ở thành Sāvatthi. Vào lúc bấy giờ, các tỳ khưu nhóm Lục Sư thuyết Pháp đến người đội khăn ở đầu. …(như trên)…
“Ta sẽ không thuyết Pháp đến người không bị bệnh đội khăn ở đầu” là việc học tập nên được thực hành.
Đội khăn ở đầu nghĩa là sau khi không để lộ ra tóc ở bên trong rồi đội khăn lên.
Không nên thuyết Pháp đến người không bị bệnh đội khăn ở đầu. Vị nào thuyết Pháp đến người không bị bệnh đội khăn ở đầu do không có sự tôn trọng thì phạm tội dukkaṭa (tác ác).
Không cố ý, khi thất niệm, vị không biết, vị bị bệnh, sau khi bảo mở tóc ở bên trong ra rồi thuyết giảng, trong những lúc có sự cố, vị bị điên, vị vi phạm đầu tiên thì vô tội.
[868] Duyên khởi ở thành Sāvatthi. Vào lúc bấy giờ, các tỳ khưu nhóm Lục Sư thuyết Pháp đến người có đầu được trùm lại. …(như trên)…
“Ta sẽ không thuyết Pháp đến người không bị bệnh có đầu được trùm lại” là việc học tập nên được thực hành.
Có đầu được trùm lại nghĩa là đề cập đến đầu đã được (y) trùm lên.
Không nên thuyết Pháp đến người không bị bệnh có đầu được trùm lại. Vị nào thuyết Pháp đến người không bị bệnh có đầu được trùm lại do không có sự tôn trọng thì phạm tội dukkaṭa (tác ác).
Không cố ý, khi thất niệm, vị không biết, vị bị bệnh, sau khi bảo tháo vật trùm đầu ra rồi thuyết giảng, trong những lúc có sự cố, vị bị điên, vị vi phạm đầu tiên thì vô tội.
[869] Duyên khởi ở thành Sāvatthi. Vào lúc bấy giờ, các tỳ khưu nhóm Lục Sư ngồi ở nền đất rồi thuyết Pháp đến người ngồi trên chỗ ngồi. …(như trên)…
“Ta sẽ không ngồi ở nền đất rồi thuyết Pháp đến người không bị bệnh ngồi trên chỗ ngồi” là việc học tập nên được thực hành.
Không nên ngồi ở nền đất rồi thuyết Pháp đến người ngồi trên chỗ ngồi. Vị nào ngồi ở nền đất rồi thuyết Pháp đến người ngồi trên chỗ ngồi do không có sự tôn trọng thì phạm tội dukkaṭa (tác ác).
Không cố ý, khi thất niệm, vị không biết, vị bị bệnh, trong những lúc có sự cố, vị bị điên, vị vi phạm đầu tiên thì vô tội.
[870] Duyên khởi ở thành Sāvatthi. Vào lúc bấy giờ, các tỳ khưu nhóm Lục Sư ngồi ở chỗ ngồi thấp rồi thuyết Pháp đến người ngồi trên chỗ ngồi cao. Các tỳ khưu ít ham muốn, …(như trên)…, các vị ấy phàn nàn, phê phán, chê bai rằng:
- Vì sao các tỳ khưu nhóm Lục Sư lại ngồi ở chỗ ngồi thấp rồi thuyết Pháp đến người ngồi trên chỗ ngồi cao?
…(như trên)…
- Này các tỳ khưu, nghe nói các ngươi ngồi ở chỗ ngồi thấp rồi thuyết Pháp đến người ngồi trên chỗ ngồi cao, có đúng không vậy?
- Bạch Thế Tôn, đúng vậy.
Đức Thế Tôn đã khiển trách rằng:
- Này những kẻ rồ dại, vì sao các ngươi lại ngồi ở chỗ ngồi thấp rồi thuyết Pháp đến người ngồi trên chỗ ngồi cao vậy? Này những kẻ rồ dại, sự việc này không đem lại niềm tin cho những kẻ chưa có đức tin, hay làm tăng thêm niềm tin của những người đã có đức tin. … (như trên)…
Sau khi khiển trách, ngài đã thuyết Pháp thoại rồi bảo các tỳ khưu rằng:
[871] Này các tỳ khưu, vào thời trước đây ở thành Bārāṇasī (Ba La Nại) cô vợ của người hạng cùng đinh nọ đã mang thai. Này các tỳ khưu, khi ấy người vợ hạng cùng đinh ấy đã nói với người chồng hạng cùng đinh ấy điều này:
- Này tướng công, thiếp muốn ăn xoài.
- Không có xoài, không phải mùa xoài.
- Nếu thiếp không có, thiếp sẽ chết.
Vào lúc bấy giờ, đức vua có cây xoài ra trái liên tục. Này các tỳ khưu, sau đó người hạng cùng đinh ấy đã đi đến nơi cây xoài ấy, sau khi đến đã leo lên cây xoài ấy rồi ngồi yên ẩn nấp. Này các tỳ khưu, khi ấy đức vua đã đi đến cây xoài ấy cùng với viên quan tế tự người bà-la-môn, sau khi đến đã ngồi trên chỗ ngồi cao học thuộc lòng bài chú thuật. Này các tỳ khưu, khi ấy người hạng cùng đinh đã khởi ý điều này: “Cho đến cả đức vua này mà còn sai trái bởi vì sau khi ngồi trên chỗ ngồi cao lại học thuộc lòng bài chú thuật. Và người bà-la-môn này là sai trái bởi vì sau khi ngồi ở chỗ ngồi thấp lại dạy bài chú thuật đến người ngồi trên chỗ ngồi cao. Và ta là sai trái khi ta vì nguyên nhân đàn bà rồi trộm xoài của đức vua. Và toàn bộ việc này là luẩn quẩn!” rồi đã rơi xuống ngay tại chỗ ấy (nói rằng):
Cả hai không thấy Pháp,
không biết điều lợi ích,
vị dạy bài chú thuật,
vị học đều sai trái.
(Vị bà-la-môn đáp lại):
Ta ăn cơm sālī
trộn lẫn thịt tinh khiết,
ta không thực hành Pháp
các Thánh nhân ca ngợi.
(Bồ Tát đáp rằng):
Bà-la-môn, xấu thay
sở hành danh lợi ấy!
là hành động sai trái
bị đọa vào khổ cảnh.
Này Đại Phạm, thoát nhanh
chúng sanh bị đọa đày,
chớ hành phi pháp ấy
như đá làm chum vỡ.
[872] Này các tỳ khưu, ngay cả khi ấy ta đã là không hài lòng (người) ngồi ở chỗ ngồi thấp rồi dạy bài chú thuật đến người ngồi trên chỗ ngồi cao thì bây giờ sẽ là không hài lòng đến mức nào đối với (người) ngồi ở chỗ ngồi thấp rồi thuyết Pháp đến người ngồi trên chỗ ngồi cao? Này các tỳ khưu, sự việc này không đem lại niềm tin cho những kẻ chưa có đức tin, hay làm tăng thêm niềm tin của những người đã có đức tin. … (như trên)… Và này các tỳ khưu, các ngươi nên phổ biến điều học này như vầy: “Ta sẽ không ngồi ở chỗ ngồi thấp rồi thuyết Pháp đến người không bị bệnh ngồi trên chỗ ngồi cao” là việc học tập nên được thực hành.
Không nên ngồi ở chỗ ngồi thấp rồi thuyết Pháp đến người ngồi trên chỗ ngồi cao. Vị nào ngồi ở chỗ ngồi thấp rồi thuyết Pháp đến người ngồi trên chỗ ngồi cao do không có sự tôn trọng thì phạm tội dukkaṭa (tác ác).
Không cố ý, khi thất niệm, vị không biết, vị bị bệnh, trong những lúc có sự cố, vị bị điên, vị vi phạm đầu tiên thì vô tội.
[873] Duyên khởi ở thành Sāvatthi. Vào lúc bấy giờ, các tỳ khưu nhóm Lục Sư đứng thuyết Pháp đến người ngồi. …(như trên)…
“Ta sẽ không đứng thuyết Pháp đến người không bị bệnh ngồi” là việc học tập nên được thực hành.
Không nên đứng thuyết Pháp đến người không bị bệnh ngồi. Vị nào đứng thuyết Pháp đến người không bị bệnh ngồi do không có sự tôn trọng thì phạm tội dukkaṭa (tác ác).
Không cố ý, khi thất niệm, vị không biết, vị bị bệnh, trong những lúc có sự cố, vị bị điên, vị vi phạm đầu tiên thì vô tội.
[874] Duyên khởi ở thành Sāvatthi. Vào lúc bấy giờ, các tỳ khưu nhóm Lục Sư trong khi đang đi phía sau thuyết Pháp đến người đang đi phía trước. …(như trên)…
“Khi đang đi phía sau, ta sẽ không thuyết Pháp đến người không bị bệnh đang đi phía trước” là việc học tập nên được thực hành.
Vị đang đi phía sau không nên thuyết Pháp đến người không bị bệnh đang đi phía trước. Vị nào trong khi đang đi phía sau thuyết Pháp đến người không bị bệnh đang đi phía trước do không có sự tôn trọng thì phạm tội dukkaṭa (tác ác).
Không cố ý, khi thất niệm, vị không biết, vị bị bệnh, trong những lúc có sự cố, vị bị điên, vị vi phạm đầu tiên thì vô tội.
[875] Duyên khởi ở thành Sāvatthi. Vào lúc bấy giờ, các tỳ khưu nhóm Lục Sư trong khi đang đi bên đường thuyết Pháp đến người đang đi giữa đường. …(như trên)…
“Khi đang đi bên đường, ta sẽ không thuyết Pháp đến người không bị bệnh đang đi giữa đường” là việc học tập nên được thực hành.
Vị đang đi bên đường không nên thuyết Pháp đến người không bị bệnh đang đi giữa đường. Vị nào trong khi đang đi bên đường thuyết Pháp đến người không bị bệnh đang đi giữa đường do không có sự tôn trọng thì phạm tội dukkaṭa (tác ác).
Không cố ý, khi thất niệm, vị không biết, vị bị bệnh, trong những lúc có sự cố, vị bị điên, vị vi phạm đầu tiên thì vô tội.
BA ĐIỀU LINH TINH
[876] Duyên khởi ở thành Sāvatthi. Vào lúc bấy giờ, các tỳ khưu nhóm Lục Sư đứng đại tiện và tiểu tiện. …(như trên)…
“Khi không bị bệnh, ta sẽ không đứng đại tiện hoặc tiểu tiện” là việc học tập nên được thực hành.
Khi không bị bệnh, không nên đứng đại tiện hoặc tiểu tiện. Vị nào không bị bệnh đứng đại tiện hoặc tiểu tiện do không có sự tôn trọng thì phạm tội dukkaṭa (tác ác).
Không cố ý, khi thất niệm, vị không biết, vị bị bệnh, trong những lúc có sự cố, vị bị điên, vị vi phạm đầu tiên thì vô tội.
[877] Duyên khởi ở thành Sāvatthi. Vào lúc bấy giờ, các tỳ khưu nhóm Lục Sư đại tiện, tiểu tiện, khạc nhổ trên cỏ cây xanh. …(như trên)…
“Khi không bị bệnh, ta sẽ không đại tiện hoặc tiểu tiện hoặc khạc nhổ trên cỏ cây xanh” là việc học tập nên được thực hành.
Vị không bị bệnh, không nên đại tiện hoặc tiểu tiện hoặc khạc nhổ trên cỏ cây xanh. Vị nào không bị bệnh đại tiện hoặc tiểu tiện hoặc khạc nhổ trên cỏ cây xanh do không có sự tôn trọng thì phạm tội dukkaṭa (tác ác).
Không cố ý, khi thất niệm, vị không biết, vị bị bệnh, vị đã thực hiện ở chỗ không có cỏ cây xanh rồi khỏa cỏ cây xanh ra che lại, trong những lúc có sự cố, vị bị điên, vị vi phạm đầu tiên thì vô tội.
[878] Lúc bấy giờ, đức Thế Tôn ngự tại thành Sāvatthi, Jetavana, tu viện của ông Anāthapiṇḍika. Vào lúc bấy giờ, các tỳ khưu nhóm Lục Sư đại tiện, tiểu tiện, khạc nhổ vào trong nước. Dân chúng phàn nàn, phê phán, chê bai rằng:
- Tại sao các sa-môn Thích tử lại đại tiện, tiểu tiện, khạc nhổ vào trong nước giống như những kẻ tại gia hưởng dục vậy?
Các tỳ khưu đã nghe được những người ấy phàn nàn, phê phán, chê bai. Các tỳ khưu ít ham muốn, …(như trên)…, các vị ấy phàn nàn, phê phán, chê bai rằng:
- Vì sao các tỳ khưu nhóm Lục Sư lại đại tiện, tiểu tiện, khạc nhổ vào trong nước?
…(như trên)…
- Này các tỳ khưu, nghe nói các ngươi đại tiện, tiểu tiện, khạc nhổ vào trong nước, có đúng không vậy?
- Bạch Thế Tôn, đúng vậy.
Đức Thế Tôn đã khiển trách rằng:
- Này những kẻ rồ dại, vì sao các ngươi lại đại tiện, tiểu tiện, khạc nhổ vào trong nước vậy? Này những kẻ rồ dại, sự việc này không đem lại niềm tin cho những kẻ chưa có đức tin, hay làm tăng thêm niềm tin của những người đã có đức tin. … (như trên)… Và này các tỳ khưu, các ngươi nên phổ biến điều học này như vầy: “Ta sẽ không đại tiện hoặc tiểu tiện hoặc khạc nhổ vào trong nước” là việc học tập nên được thực hành. Và điều học này đã được đức Thế Tôn quy định cho các tỳ khưu như thế.
[879] Vào lúc bấy giờ, các tỳ khưu bị bệnh ngần ngại đại tiện, tiểu tiện, khạc nhổ vào trong nước. Các vị đã trình sự việc ấy lên đức Thế Tôn. Khi ấy, đức Thế Tôn nhân lý do ấy nhân sự kiện ấy đã thuyết Pháp thoại rồi bảo các tỳ khưu rằng:
- Này các tỳ khưu, ta cho phép vị tỳ khưu bị bệnh được đại tiện, tiểu tiện, khạc nhổ vào trong nước. Và này các tỳ khưu, các ngươi nên phổ biến điều học này như vầy: “Khi không bị bệnh, ta sẽ không đại tiện hoặc tiểu tiện hoặc khạc nhổ vào trong nước” là việc học tập nên được thực hành.
Khi không bị bệnh, không nên đại tiện hoặc tiểu tiện hoặc khạc nhổ vào trong nước. Vị nào không bị bệnh đại tiện hoặc tiểu tiện hoặc khạc nhổ vào trong nước do không có sự tôn trọng thì phạm tội dukkaṭa (tác ác).
Không cố ý, khi thất niệm, vị không biết, vị bị bệnh, sau khi thực hiện trên đất rồi xối nước, trong những lúc có sự cố, vị bị điên, vị vi phạm đầu tiên thì vô tội.
Phần Giày Dép là phần thứ bảy.
*******
Bạch chư đại đức, các sekhiyā dhammā (ưng học pháp) đã được đọc tụng xong. Trong các điều ấy, tôi hỏi các đại đức rằng: Chắc hẳn các vị được thanh tịnh trong vấn đề này?
Đến lần thứ nhì, tôi hỏi rằng: Chắc hẳn các vị được thanh tịnh trong vấn đề này?
Đến lần thứ ba, tôi hỏi rằng: Chắc hẳn các vị được thanh tịnh trong vấn đề này?
Các đại đức được thanh tịnh nên mới im lặng. Tôi ghi nhận sự việc này là như vậy.
Dứt Chương Sekhiya (Ưng Học).
*******
Trang Website được thành lập và quản lý bởi các cận sự nam, cận sự nữ trong Phật Giáo. Mục đích nhằm lưu trữ, số hoá kinh sách và tài liệu Phật Giáo Nguyên Thuỷ - Theravāda.