21. Đối Tượng Tứ Niệm Xứ        

21. Đối Tượng Tứ Niệm Xứ        

    PHẬT GIÁO NGUYÊN THỦY - THERAVĀDA

    NỀN TẢNG PHẬT GIÁO (MŪLABUDDHASĀSANA)

    QUYỂN X

     Pháp-Hành Thiền-Tuệ

    Tỳ khưu Hộ Pháp (Dhammarakkhita Bhikkhu)

    ĐỐI-TƯỢNG TỨ-NIỆM-XỨ 

    - Thân niệm-xứ có 14 đối-tượng.

    - Thọ-niệm-xứ có 1 đối-tượng chia ra làm 9 loại thọ.

    - Tâm niệm-xứ có 1 đối-tượng chia ra làm 16 loại tâm.

    - Pháp niệm-xứ có 5 đối-tượng.

    Như vậy, tứ-niệm-xứ gồm có 21 đối-tượng của pháp-hành tứ-niệm-xứ hoặc đối-tượng của pháp-hành thiền-tuệ, mà mỗi đối-tượng có đọan kết đều tương tự chỉ có khác danh từ gọi của mỗi phần mà thôi.

    * Thân niệm-xứ có đọan kết như sau:

    “Iti - ajjhattaṃ vā kāye kāyānupassī viharati,

    - Bahiddhā vā kāye kāyānupassī viharati,

    - Ajjhattabahiddhā vā kāye kāyānupassī viharati.

    - Samudayadhammānupassī vā kāyasmiṃ viharati,

    - Vayadhammānupassī vā kāyasmiṃ viharati,

    - Samudayavayadhammānupassī vā kāyasmiṃ viharati,

    - Atthi kāyo’ti vā panassa sati paccupaṭṭhitā hoti,

    - Yāvadeva ñāṇamattāya paṭissatimattāya,

    - Anissito ca viharati, na ca kiñci loke upādiyati.

    - Evaṃpi kho bhikkhave, bhikkhu kāye kāyānupassī Viharati.”

    * Thọ niệm-xứ có đọan kết như sau:

    “Iti - ajjhattaṃ vā vedanāsu vedanānupassī viharati,

    - Bahiddhā vā vedanāsu vedanānupassī viharati,

    - Ajjhattabahiddhā vā vedanāsu vedanānupassī viharati.

    - Samudayadhammānupassī vā vedanāsu viharati,

    - Vayadhammānupassī vā vedanāsu viharati,

    - Samudayavayadhammānupassī vā vedanāsu viharati,

    - Atthi vedanā’ti vā panassa sati paccupaṭṭhitā hoti

    - Yāvadeva ñāṇamattāya paṭissatimattāya.

    - Anissito ca viharati, na ca kiñci loke upādiyati.

    - Evaṃpi kho bhikkhave, bhikkhu vedanāsu vedanānupassī viharati.”

    * Tâm niệm-xứ có đọan kết như sau:

    “Iti - ajjhattaṃ vā citte cittānupassī viharati,

    - Bahiddhā vā citte cittānupassī viharati,

    - Ajjhattabahiddhā vā citte cittānupassī viharati.

    - Samudayadhammānupassī vā cittasmiṃ viharati,

    - Vayadhammānupassī vā cittasmiṃ viharati,

    - Samudayavayadhammānupassī vā cittasmiṃ viharati,

    - Atthi cittan’ti vā panassa sati paccupaṭṭhitā hoti yāvadeva ñāṇamattāya paṭissatimattāya.

    - Anissito ca viharati, na ca kiñci loke upādiyati.

    - Evaṃ pi kho bhikkhave, bhikkhu citte cittānupassī Viharati.”

    * Pháp niệm-xứ có đọan kết như sau:

    “Iti - ajjhattaṃ vā dhammesu dhammānupassī viharati,

    - Bahiddhā vā dhammesu dhammānupassī viharati,

    - Ajjhattabahiddhā vā dhammesu dhammānupassī viharati.

    - Samudayadhammānupassī vā dhammesu viharati,

    - Vayadhammānupassī vā dhammesu viharati,

    - Samudayavayadhammānupassī vā dhammesu viharati

    - Atthi dhammā’ti vā panassa sati paccupaṭṭhitā hoti yāvadeva ñāṇamattāya paṭissatimattāya.

    - Anissito ca viharati, na ca kiñci loke upādiyati.

    Evaṃ pi kho bhikkhave, bhikkhu dhammesu dhammānupassī viharati.”

    Ý NGHĨA

    * Thân niệm-xứ có đọan kết như sau:

    - Như vậy, hành-giả có chánh-niệm, trí-tuệ tỉnh-giác thường dõi theo thấy rõ, biết rõ toàn thân trong thân niệm-xứ bên trong của mình.

    - Hoặc hành-giả có chánh-niệm, trí-tuệ tỉnh-giác thường dõi theo thấy rõ, biết rõ toàn thân trong thân niệm-xứ bên ngoài mình, của người khác.

    - Hoặc hành-giả có chánh-niệm, trí-tuệ tỉnh-giác thường dõi theo thấy rõ, biết rõ toàn thân trong thân niệm-xứ khi thì bên trong của mình, khi thì bên ngoài mình, của người khác.

    - Hoặc hành-giả có chánh-niệm, trí-tuệ tỉnh-giác thường dõi theo thấy rõ, biết rõ trạng-thái-sinh do nhân-duyên nào sinh trong thân. 

    - Hoặc hành-giả có chánh-niệm, trí-tuệ tỉnh-giác thường dõi theo thấy rõ, biết rõ trạng-thái-diệt do nhân-duyên ấy diệt trong thân.

    - Hoặc hành-giả có chánh-niệm, trí-tuệ tỉnh-giác thường dõi theo thấy rõ, biết rõ trạng-thái-sinh do nhân-duyên nào sinh, trạng-thái-diệt do nhân-duyên ấy diệt trong thân.

    - Chánh-niệm của hành-giả trực nhận rằng: “Chỉ là thân mà thôi”. Đối-tượng hiện-tại chỉ để phát triển chánh-niệm, chỉ để phát triển trí-tuệ tỉnh-giác mà thôi.

    - Hành-giả không có tham-ái và tà-kiến nương nhờ (nơi đối-tượng và chủ thể), không có chấp-thủ nào (ta và của ta) trong ngũ-uẩn này.

    - Này chư tỳ-khưu! Như vậy, gọi là tỳ-khưu hoặc hành-giả có chánh-niệm trực nhận, trí-tuệ tỉnh-giác trực giác thường dõi theo thấy rõ, biết rõ toàn thân trong thân niệm-xứ.

    * Thọ niệm-xứ có đọan kết như sau:

    - Như vậy, hành-giả có chánh-niệm, trí-tuệ tỉnh-giác thường dõi theo thấy rõ, biết rõ các thọ trong thọ niệm-xứ bên trong của mình.

    - Hoặc hành-giả có chánh-niệm, trí-tuệ tỉnh-giác thường dõi theo thấy rõ, biết rõ các thọ trong thọ niệm-xứ bên ngoài mình, của người khác.

    - Hoặc hành-giả có chánh-niệm, trí-tuệ tỉnh-giác thường dõi theo thấy rõ, biết rõ các thọ trong thọ niệm-xứ khi thì bên trong của mình, khi thì bên ngoài mình, của người khác.

    - Hoặc hành-giả có chánh-niệm, trí-tuệ tỉnh-giác thường dõi theo thấy rõ, biết rõ trạng-thái sinh do nhân-duyên nào sinh trong các thọ.

    - Hoặc hành-giả có chánh-niệm, trí-tuệ tỉnh-giác thường dõi theo thấy rõ, biết rõ trạng-thái-diệt do nhân-duyên ấy diệt trong các thọ.

    - Hoặc hành-giả có chánh-niệm, trí-tuệ tỉnh-giác thường dõi theo thấy rõ, biết rõ trạng-thái-sinh do nhân-duyên nào sinh, trạng-thái-diệt do nhân-duyên ấy diệt trong các thọ.

    - Chánh-niệm của hành-giả trực nhận rằng: “Chỉ là thọ mà thôi”. Đối-tượng hiện-tại chỉ để phát triển chánh-niệm, chỉ để phát triển trí-tuệ tỉnh-giác mà thôi.

    - Hành-giả không có tham-ái và tà-kiến nương nhờ (nơi đối-tượng và chủ thể), không có chấp-thủ nào (ta và của ta) trong ngũ-uẩn này.

    - Này chư tỳ-khưu! Như vậy, gọi là tỳ-khưu hoặc hành-giả có chánh-niệm trực nhận, trí-tuệ tỉnh-giác trực giác thường dõi theo thấy rõ, biết rõ các thọ trong thọ niệm-xứ.

    * Tâm niệm-xứ có đọan kết như sau:

    - Như vậy, hành-giả có chánh-niệm, trí-tuệ tỉnh-giác thường dõi theo thấy rõ, biết rõ tâm trong tâm niệm-xứ bên trong của mình.

    - Hoặc hành-giả có chánh-niệm, trí-tuệ tỉnh-giác thường dõi theo thấy rõ, biết rõ tâm trong tâm niệm-xứ bên ngoài mình, của người khác.

    - Hoặc hành-giả có chánh-niệm, trí-tuệ tỉnh-giác thường dõi theo thấy rõ, biết rõ tâm trong tâm niệm-xứ khi thì bên trong của mình, khi thì bên ngoài mình, của người khác.

    - Hoặc hành-giả có chánh-niệm, trí-tuệ tỉnh-giác thường dõi theo thấy rõ, biết rõ trạng-thái-sinh do nhân-duyên nào sinh trong tâm.

    - Hoặc hành-giả có chánh-niệm, trí-tuệ tỉnh-giác thường dõi theo thấy rõ, biết rõ trạng-thái-diệt do nhân-duyên ấy diệt trong tâm.

    - Hoặc hành-giả có chánh-niệm, trí-tuệ tỉnh-giác thường dõi theo thấy rõ, biết rõ trạng-thái sinh do nhân-duyên nào sinh, trạng-thái-diệt do nhân-duyên ấy diệt trong tâm.

    - Chánh-niệm của hành-giả trực nhận rằng: “Chỉ là tâm mà thôi”. Đối-tượng hiện-tại chỉ để phát triển chánh-niệm, chỉ để phát triển trí-tuệ tỉnh-giác mà thôi.

    - Hành-giả không có tham-ái và tà-kiến nương nhờ (nơi đối-tượng và chủ thể), không có chấp-thủ nào (ta và của ta) trong ngũ-uẩn này.

    - Này chư tỳ-khưu! Như vậy, gọi là tỳ-khưu hoặc hành-giả có chánh-niệm trực nhận, trí-tuệ tỉnh-giác trực giác thường dõi theo thấy rõ, biết rõ tâm trong tâm niệm-xứ.

    * Pháp niệm-xứ có đọan kết như sau:

    - Như vậy, hành-giả có chánh-niệm, trí-tuệ tỉnh-giác thường dõi theo thấy rõ, biết rõ các pháp trong pháp niệm-xứ bên trong của mình.

    - Hoặc hành-giả có chánh-niệm, trí-tuệ tỉnh-giác thường dõi theo thấy rõ, biết rõ các pháp trong pháp niệm-xứ bên ngoài mình, của người khác.

    - Hoặc hành-giả có chánh-niệm, trí-tuệ tỉnh-giác thường dõi theo thấy rõ, biết rõ các pháp trong pháp niệm-xứ khi thì bên trong của mình, khi thì bên ngoài mình, của người khác.

    - Hoặc hành-giả có chánh-niệm, trí-tuệ tỉnh-giác thường dõi theo thấy rõ, biết rõ trạng-thái-sinh do nhân-duyên nào sinh trong các pháp.

    - Hoặc hành-giả có chánh-niệm, trí-tuệ tỉnh-giác thường dõi theo thấy rõ, biết rõ trạng-thái-diệt do nhân-duyên ấy diệt trong các pháp.

    - Hoặc hành-giả có chánh-niệm, trí-tuệ tỉnh-giác thường dõi theo thấy rõ, biết rõ trạng-thái-sinh do nhân-duyên nào sinh, trạng-thái-diệt do nhân-duyên ấy diệt trong các pháp.

    - Chánh-niệm của hành-giả trực nhận rằng: “Chỉ là pháp mà thôi”. Đối-tượng hiện-tại chỉ để phát triển chánh-niệm, chỉ để phát triển trí-tuệ tỉnh-giác mà thôi.

    - Hành-giả không có tham-ái và tà-kiến nương nhờ (nơi đối-tượng và chủ thể), không có chấp-thủ nào (ta và của ta) trong ngũ-uẩn này.

    - Này chư tỳ-khưu! Như vậy, gọi là tỳ-khưu hoặc hành-giả có chánh-niệm trực nhận, trí-tuệ tỉnh-giác trực giác thường dõi theo thấy rõ, biết rõ các pháp trong pháp niệm-xứ.

    NHẬN XÉT VỀ ĐỐI-TƯỢNG HƠI THỞ VÀO, HƠI THỞ RA TRONG THÂN- NIỆM-XỨ

    Ānāpānapabba: Đối-tượng hơi thở vào, hơi thở ra vốn là đề-mục thiền-định gọi là ānāpānassati, còn gọi là assāsapassāsa: Hơi thở vào, hơi thở ra.

    Theo bộ Chú-giải Pāḷi[1], kinh Mahāsatipaṭṭhānasuttavaṇṇanā giảng giải về ānāpānapabba: Đối-tượng hơi thở vào, hơi thở ra có trong thân-niệm-xứ, bởi vì hơi thở vào, hơi thở ra luôn luôn nương nhờ nơi thân.

    Hành-giả thực-hành ānāpānapabba: Đối-tượng hơi thở vào, hơi thở ra có 2 giai đọan:

    1- Giai đọan đầu: Hành-giả thực-hành pháp-hành thiền-định với đề-mục thiền-định ānāpānassati: Niệm hơi thở vào, hơi thở ra cho đến khi chứng đắc 5 bậc thiền sắc-giới thiện-tâm[2] trước.

    2- Giai đọan chót: Sau khi xả thiền sắc-giới với đề- mục thiền-định ānāpānassati ra, lấy bậc thiền ấy làm nền tảng, làm đối-tượng của pháp-hành tứ-niệm-xứ (thuộc về phần niệm tâm) hoặc làm đối-tượng của pháp-hành- thiền-tuệ (danh-pháp).

    Hành-giả tiếp tục thực-hành pháp-hành tứ-niệm-xứ (niệm tâm) hoặc thực-hành pháp-hành thiền-tuệ bằng các cách như sau:

    * Hơi thở vào, hơi thở ra[3] tiếp xúc nơi thân (kāya), là đối-tượng xúc (phong-đại) (vāyophoṭṭhabbārammaṇa) thuộc về sắc-pháp làm đối-tượng thiền-tuệ, và dục-giới đại-thiện-tâm hợp với trí-tuệ biết đối-tượng xúc ấy thuộc về danh-pháp.

    - Hành-giả thực-hành pháp-hành thiền-tuệ có chánh- niệm trực nhận, trí-tuệ tỉnh-giác trực giác với đối-tượng xúc (phong-đại) (hơi thở vào, hơi thở ra) thuộc về sắc-pháp ấy, khi trí-tuệ thiền-tuệ phát sinh thấy rõ, biết rõ sự sinh, sự diệt của sắc-pháp hiện-tại ấy, nên hiện rõ 3 trạng-thái-chung: Trạng-thái vô-thường, trạng-thái khổ, trạng-thái vô-ngã của sắc-pháp, của danh-pháp ấy, dẫn đến chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế, chứng đắc 4 Thánh-đạo, 4 Thánh-quả và Niết-bàn, trở thành bậc Thánh A-ra-hán.

    * Cách niệm-thọ: Chi thiền lạc (sukha) (hoặc chi-thiền xả upekkhā) trong bậc thiền sắc-giới thiện-tâm của đề- mục thiền-định ānāpānassati.

    Thọ lạc thuộc về danh-pháp làm đối-tượng thiền-tuệ, và bậc thiền sắc-giới thiện-tâm nương nhờ hadayavatthurūpa là nơi sinh của ý-thức-tâm thuộc về sắc-pháp.

    - Hành-giả thực-hành pháp-hành thiền-tuệ có chánh- niệm trực nhận, trí-tuệ tỉnh-giác trực giác với đối-tượng thọ lạc thuộc về danh-pháp, khi trí-tuệ thiền-tuệ phát sinh thấy rõ, biết rõ sự sinh, sự diệt của danh-pháp hiện-tại ấy, nên hiện rõ 3 trạng-thái-chung: Trạng-thái vô-thường, trạng-thái khổ, trạng-thái vô-ngã của danh- pháp, sắc-pháp ấy, dẫn đến chứng ngộ chân-lý tứ Thánh- đế, chứng đắc 4 Thánh-đạo, 4 Thánh-quả và Niết-bàn, trở thành bậc Thánh A-ra-hán.

    * Cách niệm-tâm: Bậc thiền sắc-giới thiện-tâm của đề-mục thiền-định ānāpānassati.

    Sắc-giới thiện-tâm thuộc về danh-pháp làm đối-tượng thiền-tuệ, và sắc-giới thiện-tâm nương nhờ hadayavatthurūpa là nơi sinh của ý-thức-tâm thuộc về sắc-pháp.

    - Hành-giả thực-hành pháp-hành thiền-tuệ có chánh-niệm trực nhận, trí-tuệ tỉnh-giác trực giác với đối-tượng sắc-giới thiện-tâm thuộc về danh-pháp, khi trí-tuệ thiền-tuệ phát sinh thấy rõ, biết rõ sự sinh, sự diệt của danh-pháp hiện-tại ấy, nên hiện rõ 3 trạng-thái-chung: Trạng-thái vô-thường, trạng-thái khổ, trạng-thái vô-ngã của danh-pháp, sắc-pháp ấy, dẫn đến chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế, chứng đắc 4 Thánh-đạo, 4 Thánh-quả và Niết-bàn, trở thành bậc Thánh A-ra-hán.

    GIẢNG GIẢI

    Đọan kết của ānāpānapabbavaṇṇanā theo Chú-giải Pāḷi bài kinh Mahāsatipaṭṭhānasuttavaṇṇanā như sau:

    - Iti ajjhataṃ vā’ti evaṃ attano vā assāsapassāsa- kāye kāyānupassī viharati.

    - Bahiddhā vā’ti parassa assāsapassāsakāye …

    - Ajjhattabahiddhā vā’ ti kālena attano, kālena parassa assāsapassāsakāye…

    - Atthi kāyo’ti vā panassā’ ti kāyo atthi, na satto, na puggalo, na itthī, na puriso, na attā, na attaniyaṃ, nā’haṃ, na mama, na koci, na kassacīti evamassa sati paccupaṭṭhitā hoti.

    Ý NGHĨA

    - Iti ajjhataṃ vā: Tỳ-khưu, hành-giả có chánh-niệm trực nhận, trí-tuệ tỉnh-giác trực giác dõi theo thấy rõ, biết rõ toàn thân trong phần hơi thở vào, hơi thở ra bên trong của mình.

    - Bahiddhā vā: Hoặc tỳ-khưu, hành-giả có chánh-niệm trực nhận, trí-tuệ tỉnh-giác trực giác dõi theo thấy rõ, biết rõ toàn thân trong phần hơi thở vào, hơi thở ra bên ngoài mình, của người khác, của chúng-sinh khác.

    - Ajjhattabahiddhā vā: Hoặc tỳ-khưu, hành-giả có chánh-niệm trực nhận, trí-tuệ tỉnh-giác trực giác dõi theo thấy rõ, biết rõ toàn thân trong phần hơi thở vào, hơi thở ra khi thì bên trong của mình, khi thì bên ngoài mình, của người khác, của chúng-sinh khác, v.v…

    - Atthi kāyo: Chỉ là thân mà thôi, trong phần này là hơi thở vào, hơi thở ra thuộc về sắc-pháp phát sinh do tâm (cittajarūpa) là pháp vô-ngã, không phải chúng-sinh (na satto), không phải người (na puggalo), không phải người nữ (na itthī), không phải người nam (na puriso), không phải ngã (na attā), không phải thuộc về ngã (na attaniyaṃ), không phải ta (nā’haṃ), không phải của ta (na mama), không phải ai (na koci), không phải của ai (na kassaci), v.v…

    - Anissito ca viharati: Hành-giả có chánh-niệm, trí-tuệ tỉnh-giác hoàn toàn trong sạch thanh-tịnh, không có tà-kiến tham-ái nương nhờ nơi hơi thở vào, hơi thở ra ấy.

    - Na ca kiñci loke upādīyati: Tâm không còn chấp-thủ do tà-kiến tham-ái cho rằng: “Ta, của ta” nào trong ngũ-uẩn này nữa (đó là tâm của bậc Thánh A-ra-hán).

    Như vậy, đối-tượng hơi thở vào, hơi thở ra trong phần thân niệm-xứ này có khả năng dẫn đến chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế, chứng đắc Nhập-lưu Thánh-đạo, Nhập-lưu Thánh-quả; Nhất-lai Thánh-đạo, Nhất-lai Thánh-quả; Bất-lai Thánh-đạo, Bất-lai Thánh-quả, đến A-ra-hán Thánh-đạo, A-ra-hán Thánh-quả, trở thành bậc Thánh A-ra-hán cao thượng.

    Còn lại 20 đối-tượng của tứ-niệm-xứ cũng có ý nghĩa tương tự như phần hơi thở vào, hơi thở ra, song mỗi phần chỉ có khác đối-tượng riêng biệt mà thôi.

    Như vậy, 21 đối-tượng của pháp-hành tứ-niệm-xứ mà hành-giả thực-hành pháp-hành tứ-niệm-xứ hoặc thực-hành pháp-hành thiền-tuệ với đối-tượng nào trong 21 đối-tượng ấy cũng đều có khả năng dẫn đến chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế, chứng đắc 4 Thánh-đạo, 4 Thánh-quả và Niết-bàn, trở thành bậc Thánh A-ra-hán như nhau cả thảy.

    NHÂN-DUYÊN SINH-DIỆT CỦA SẮC-PHÁP, CỦA DANH-PHÁP

    * Sắc-pháp sinh do 5 nhân-duyên-sinh

    - Sắc-pháp sinh do vô-minh sinh.

    - Sắc-pháp sinh do tham-ái sinh.

    - Sắc-pháp sinh do nghiệp sinh.

    - Sắc-pháp sinh do vật-thực sinh.

    - Trạng-thái-sinh của sắc-pháp.

    * Sắc-pháp diệt do 5 nhân-duyên-diệt

    - Sắc-pháp diệt do vô-minh diệt.

    - Sắc-pháp diệt do tham-ái diệt.

    - Sắc-pháp diệt do nghiệp diệt.

    - Sắc-pháp diệt do vật-thực diệt.

    - Trạng-thái-diệt của sắc-pháp.

    * Danh-pháp sinh do 5 nhân-duyên-sinh

    - Danh-pháp sinh do vô-minh sinh.

    - Danh-pháp sinh do tham-ái sinh.

    - Danh-pháp sinh do nghiệp sinh.

    - Danh-pháp sinh do sắc-pháp, danh-pháp sinh.

    - Trạng-thái-sinh của danh-pháp.

    * Danh-pháp diệt do 5 nhân-duyên-diệt

    - Danh-pháp diệt do vô-minh diệt.

    - Danh-pháp diệt do tham-ái diệt.

    - Danh-pháp diệt do nghiệp diệt.

    - Danh-pháp diệt do sắc-pháp, danh-pháp diệt.

    - Trạng-thái-diệt của danh-pháp. 

    CHÚ THÍCH

    [1] Dī. Mahāvaggaṭṭhakathā. Kinh Mahāsatipaṭṭhānasuttavaṇṇanā.

    [2] Chứng đắc đến bậc thiền sắc-giới thiện-tâm nào cũng được.

    [3] Hơi thở vào, hơi thở ra tiếp xúc với thân làm đối-tượng thiền-tuệ là đối-tượng xúc (phong-đại), không phải là hơi thở vào, hơi thở ra dài hoặc ngắn như pháp-hành thiền-định.

     

     

     

    Trang Website được thành lập và quản lý bởi các cận sự nam, cận sự nữ trong Phật Giáo. Mục đích nhằm lưu trữ, số hoá kinh sách và tài liệu Phật Giáo Nguyên Thuỷ - Theravāda.