42 Nhị Đề Kinh (Suttamātikā)
- Chư pháp thành phần minh, chư pháp thành phần vô minh.
- Chư pháp như thiểm lôi, chư pháp như lôi cực.
- Chư pháp làm thành (ra) tiểu nhân, chư pháp làm thành (ra) quân tử.
- Chư pháp hắc, chư pháp bạch.
- Chư pháp viêm, chư pháp phi viêm.
- Chư pháp thành ra danh ngôn, chư pháp nguyên nhân danh ngôn.
- Chư pháp thành ra ngữ ngôn, chư pháp nguyên nhân ngữ ngôn.
- Chư pháp thành ra chủ yếu chế định, chư pháp nguyên nhân chế định.
- Chư pháp danh, chư pháp sắc.
- Chư pháp vô minh, chư pháp ái hữu.
- Chư pháp kiến hữu, chư pháp kiến ly hữu.
- Chư pháp thường kiến, chư pháp đoạn kiến.
- Chư pháp hữu tận kiến, chư pháp vô tận kiến.
- Chư pháp hữu tiền kiến, chư pháp hữu hậu kiến.
- Chư pháp vô tàm, chư pháp vô úy.
- Chư pháp tàm, chư pháp úy.
- Chư pháp thành người nan giáo (khó dạy), chư pháp thành người có ác hữu (bạn xấu).
- Chư pháp thành người dị giáo (dễ dạy), chư pháp thành người có bạn tốt.
- Chư pháp thành người biết rành phạm luật (rành lỗi), chư pháp thành người biết khỏi phạm luật (biết rành xuất quá).
- Chư pháp thành người rành nhập thiền, chư pháp thành người rành xuất thiền.
- Chư pháp thành người rành thập bát giới, chư pháp thành người rành tác ý.
- Chư pháp thành người rành thập nhị xứ, chư pháp thành người rành liên quan tương sanh.
- Chư pháp thành người rành cơ bản thích hợp (rành sở sanh), chư pháp thành người không rành cơ bản thích hợp.
- Chư pháp thành người chánh trực, chư pháp thành người nhu mì.
- Chư pháp thành người nhẫn nại, chư pháp thành người nghiêm tịnh.
- Chư pháp thành người cam ngôn, chư pháp thành người đáng tiếp đãi.
- Chư pháp thành người bất thu thúc môn quyền, chư pháp thành người bất tri độ thực.
- Chư pháp thành người thu thúc môn quyền, chư pháp thành người tri độ thực.
- Chư pháp thành người thất niệm, chư pháp thành người vô lương tri.
- Chư pháp thực tính thành người chánh niệm, chư pháp thực tính thành người có lương tri.
- Chư pháp thành người quán tưởng hữu lực, chư pháp thành người tu tiến hữu lực.
- Chư pháp thành chỉ quán, chư pháp thành pháp quán.
- Chư pháp có ấn chứng chỉ thành nhân dữ chỉ sanh hậu, chư pháp do cần tiền sanh thành nhân dữ chỉ sanh hậu.
- Chư pháp thực tính thành ra chiếu cố, chư pháp thực tính thành vô phóng dật (điệu cử).
- Chư pháp thực tính thành giới điêu tàn, chư pháp thực tính thành kiến điêu tàn.
- Chư pháp thực tính làm cho mãn túc giới, chư pháp thực tính làm cho mãn túc kiến.
- Chư pháp thực tính làm cho giới tịnh, chư pháp thực tính làm cho kiến tịnh.
- Chư pháp thực tính thành người kiến tịnh, chư pháp thực tính thích hợp với kiến tịnh.
- Chư pháp thực tính làm căn bản giúp cho tâm thê thảm, chư pháp thực tính siêngn ăng suy xét bát thê thảm.
- Chư pháp thực tính thành người không biết no với pháp thiện, chư pháp thực tính thành người tinh tấn không lui sụt tu tiến.
- Chư pháp thực tính gọi là minh, chư pháp thực tính gọi là yểm.
- Chư pháp thực tính đoạn trừ phiền não, chư pháp thực tính làm tuệ hợp với Thánh quả (tuệ tùng sanh trong quả) đến tột bực đều không cho phiền não tái tục do bốn đạo đã đoạn trừ.