PHẬT GIÁO NGUYÊN THỦY - THERAVĀDA
NỀN TẢNG PHẬT GIÁO (MŪLABUDDHASĀSANA)
QUYỂN X
Pháp-Hành Thiền-Tuệ
Tỳ khưu Hộ Pháp (Dhammarakkhita Bhikkhu)
PHÂN BIỆT SẮC-PHÁP, DANH-PHÁP THEO VATTHURŪPA
Sắc-pháp và danh-pháp phát sinh do nương nhờ nơi mỗi vatthurūpa như sau:
1- Cakkhuvatthurūpa: Khi đối-tượng rūpārammaṇa (đối-tượng sắc) tiếp xúc với cakkhuvatthurūpa đó là cakkhupasāda, phát sinh tâm cakkhuviññāṇacitta: Nhãn-thức-tâm, có 2 tâm làm phận sự thấy đối-tượng sắc, hình dạng hiện-tại.
- Cakkhuvatthurūpa đó là cakkhupasādarūpa và rūpā-rammaṇa thuộc về sắc-pháp.
- Cakkhuviññāṇacitta thuộc về danh-pháp.
2- Sotavatthurūpa: Khi đối-tượng saddārammaṇa (đối-tượng thanh) tiếp xúc với sotavatthurūpa đó là sotapasāda, phát sinh tâm sotaviññāṇacitta: Nhĩ-thức-tâm, có 2 tâm làm phận sự nghe đối-tượng thanh, các âm thanh hiện-tại.
- Sotavatthurūpa đó là sotapasādarūpa và saddāram- maṇa thuộc về sắc-pháp.
- Sotaviññāṇacitta thuộc về danh-pháp.
3- Ghānavatthurūpa: Khi đối-tượng gandhārammaṇa (đối-tượng hương) tiếp xúc với ghānavatthurūpa đó là ghānapasāda, phát sinh tâm ghānaviññāṇacitta: Tỷ-thức-tâm, có 2 tâm làm phận sự ngửi đối-tượng hương, các thứ hương hiện-tại.
- Ghānavatthurūpa đó là ghānapasādarūpa và gandhā-rammaṇa thuộc về sắc-pháp.
- Ghānaviññāṇacitta thuộc về danh-pháp.
4- Jivhāvatthurūpa: Khi đối-tượng rasārammaṇa (đối-tượng vị) tiếp xúc với jivhāvatthurūpa đó là jivhā-pasāda, phát sinh tâm jivhāviññāṇacitta: Thiệt-thức-tâm, có 2 tâm làm phận sự nếm đối-tượng vị, các loại vị hiện-tại.
- Jivhāvatthurūpa đó là jivhāpasādarūpa và rasāram-maṇa thuộc về sắc-pháp.
- Jivhāviññāṇacitta thuộc về danh-pháp.
5- Kāyavatthurūpa: Khi đối-tượng phoṭṭhabbāram-maṇa (đối-tượng xúc) tiếp xúc với kāyavatthurūpa đó là kāyapasāda, phát sinh tâm kāyaviññāṇacitta: Thân-thức-tâm, có 2 tâm làm phận sự xúc giác đối-tượng xúc, cứng mềm, nóng lạnh, căng phồng hiện-tại.
- Kāyavatthurūpa đó là kāyapasādarūpa và phoṭṭhab-bārammaṇa thuộc về sắc-pháp.
- Kāyaviññāṇacitta thuộc về danh-pháp.
6- Hadayavatthurūpa: Khi đối-tượng dhammāram-maṇa (đối-tượng pháp) tiếp xúc với hadayavatthurūpa phát sinh các tâm manoviññāṇacitta: Ý-thức-tâm gồm có 75 tâm (trừ ra 10 thức-tâm và 4 vô-sắc-giới-quả-tâm) làm phận sự biết các đối-tượng pháp đó là tâm, tâm-sở, 5 tịnh-sắc, 16 sắc vi-tế trong 3 thời (quá-khứ, hiện-tại, vị-lai), Niết-bàn và chế-định-pháp ngoài 3 thời (quá-khứ, hiện-tại, vị-lai), bởi vì Niết-bàn, chế-định-pháp không có sự sinh, sự diệt.
- Hadayavatthurūpa và rūpadhammārammaṇa (đối-tượng sắc-pháp) thuộc về sắc-pháp.
- Nāmadhammārammaṇa (đối-tượng danh-pháp) đó là tâm, tâm-sở thuộc về danh-pháp.
- Niết-bàn thuộc về danh-pháp đặc biệt là đối-tượng siêu-tam-giới của 8 hoặc 40 siêu-tam-giới tâm.
- Chế-định-pháp không thuộc về sắc-pháp và danh-pháp nào cả.
- Manoviññāṇacitta có 75 tâm thuộc về danh-pháp.
NHÂN-DUYÊN PHÁT SINH SẮC-PHÁP, DANH-PHÁP
Mỗi sắc-pháp, mỗi danh-pháp phát sinh do hội đủ nhân-duyên, nếu thiếu nhân-duyên nào thì sắc-pháp, danh-pháp không thể phát sinh được.
NHÂN-DUYÊN PHÁT SINH DANH-PHÁP
Nhân-duyên phát sinh danh-pháp đối với các chúng-sinh trong tam-giới có sự khác nhau như sau:
* Danh-pháp đối với các chúng-sinh ở trong 11 cõi dục-giới (4 cõi ác-giới, cõi người, 6 cõi trời-dục-giới), những chúng-sinh có đầy đủ ngũ-uẩn, danh-pháp (tâm với tâm-sở) phát sinh cần phải nương nhờ nơi 3 pháp:
1- Atītakamma: Nghiệp quá-khứ, đó là ác-nghiệp hoặc dục-giới thiện-nghiệp quá-khứ.
2- Vatthurūpa: Nơi phát sinh tâm với tâm-sở, có 6 loại (Cakkhuvatthurūpa, Sotavatthurūpa, Ghānavatthurūpa, Jivhāvatthurūpa, Kāyavatthurūpa, Hadayavatthurūpa).
3- Ārammaṇa: Đối-tượng, đó là 6 đối-tượng (đối-tượng sắc, đối-tượng thanh, đối-tượng hương, đối-tượng vị, đối-tượng xúc, đối-tượng pháp).
* Danh-pháp đối với các chư phạm-thiên ở trong 15 tầng trời sắc-giới phạm-thiên (trừ tầng trời sắc-giới phạm-thiên Vô-tưởng-thiên), chư phạm-thiên có đủ ngũ-uẩn, danh-pháp (tâm với tâm-sở) phát sinh cần phải nương nhờ nơi 3 pháp:
1- Atītakamma: Nghiệp quá-khứ, đó là sắc-giới thiện- nghiệp quá-khứ.
2- Vatthurūpa: Nơi phát sinh tâm với tâm-sở, chỉ sử dụng 3 loại (Cakkhuvatthurūpa, Sotavatthurūpa, Hadaya-vatthurūpa)[1].
3- Ārammaṇa: Đối-tượng, chỉ có 3 đối-tượng (đối-tượng sắc, đối-tượng thanh, đối-tượng pháp) mà thôi.
* Danh-pháp đối với các chư phạm-thiên ở trong 4 tầng trời vô-sắc-giới, chư phạm-thiên này chỉ có 4 uẩn là thọ-uẩn, tưởng-uẩn, hành-uẩn, thức-uẩn mà thôi, không có sắc-uẩn, nên danh-pháp (tâm với tâm-sở) phát sinh chỉ cần phải nương nhờ nơi 2 pháp mà thôi:
1- Atītakamma: Nghiệp quá-khứ, đó là vô-sắc-giới thiện-nghiệp quá-khứ.
2- Ārammaṇa: Đối-tượng chỉ có 1 đối-tượng pháp.
DANH-PHÁP PHÁT SINH DO NƯƠNG NHỜ SẮC-PHÁP
Danh-pháp đó là tâm với tâm-sở phát sinh do nương nhờ nơi sắc-pháp đó là nương nhờ nơi ārammaṇa: Đối-tượng và vatthurūpa: Nơi phát sinh tâm với tâm-sở.
Ví dụ: Cakkhuviññāṇacitta: Nhãn-thức-tâm phát sinh do nương nhờ nơi rūpārammaṇa: Đối-tượng sắc tiếp xúc với mắt cakkhupasādarūpa: Nhãn-tịnh-sắc.
Khi đối-tượng sắc tiếp xúc với nhãn-tịnh-sắc, do sự tiếp xúc ấy, nên phát sinh nhãn-thức-tâm làm phận sự thấy đối-tượng sắc ấy.
Cũng ví như “tiếng chuông” phát sinh do cái dùi chuông đánh đụng vào cái chuông. Thật ra, trong dùi chuông không có tiếng chuông, và trong cái chuông cũng không có tiếng chuông. Sở dĩ, tiếng chuông phát sinh là do dùi chuông đụng vào cái chuông. Cũng như vậy, khi đối-tượng sắc, hình dạng tiếp xúc với nhãn-tịnh-sắc, do nhờ nhân-duyên tiếp xúc ấy, nên phát sinh nhãn-thức-tâm là tâm phát sinh do nương nhờ nhãn-tịnh-sắc, nên gọi là nhãn-thức-tâm làm phận sự thấy đối-tượng sắc ấy.
Nếu chỉ có riêng mắt (nhãn-tịnh-sắc) thì không thể nhìn thấy đối-tượng sắc được, và nếu chỉ có riêng tâm cũng không thể nhìn thấy đối-tượng sắc được.
Thật vậy, khi mở mắt mà tâm chăm chú đăm chiêu suy nghĩ sâu sắc về điều gì thuộc nội tâm, dù mở mắt vẫn không thấy rõ hình ảnh gì trước mắt; hoặc chỉ có tâm cũng không thể thấy được đối-tượng sắc, như khi nhắm mắt, bịt mắt, dù tâm muốn thấy hình ảnh gì cũng không thể thấy được, bởi vì, cả 2 trường hợp này không hội đủ nhân-duyên để phát sinh nhãn-thức-tâm, nên không thể thấy đối-tượng sắc được.
Để thấy đối-tượng sắc, hình dạng, thì chỉ có tâm phát sinh do nương nhờ nơi mắt (nhãn-tịnh-sắc) mà thôi, tâm ấy gọi là nhãn-thức-tâm làm phận sự thấy đối-tượng sắc ấy. Vì vậy, mắt không thể thấy đối-tượng sắc, và tâm cũng không thể thấy đối-tượng sắc được, mà chỉ có nhãn-thức-tâm là tâm phát sinh do nương nhờ nơi nhãn-tịnh-sắc, làm phận sự thấy đối-tượng sắc, hình dạng mà thôi.
Ngoài nhãn-thức-tâm ra, người nam, người nữ, chúng-sinh, v.v… không có khả năng thấy đối-tượng sắc, hình dạng được.
Nhãn-thức-tâm có 2 tâm, ngoài 2 tâm này ra, không có tâm nào khác có khả năng làm phận sự thấy đối-tượng sắc được.
Tương tự như vậy, nếu chỉ có riêng tai (nhĩ-tịnh-sắc) thì không thể nghe đối-tượng thanh, âm thanh được, và nếu chỉ có riêng tâm cũng không thể nghe đối-tượng thanh âm thanh được.
Thật vậy, khi nằm ngủ say, tai không nghe biết được âm thanh nào, hoặc chỉ có tâm cũng không thể nghe được âm thanh, như khi bịt kín 2 tai lại, dù tâm muốn nghe âm thanh gì cũng không thể nghe được, bởi vì, cả 2 trường hợp này không hội đủ nhân-duyên để phát sinh nhĩ-thức-tâm, nên không thể nghe đối-tượng thanh được.
Để nghe đối-tượng thanh, âm thanh thì chỉ có tâm phát sinh do nương nhờ nơi tai (nhĩ-tịnh-sắc) mà thôi, tâm ấy gọi là nhĩ-thức-tâm làm phận sự nghe đối-tượng thanh ấy. Vì vậy, tai không thể nghe đối-tượng thanh, và tâm cũng không thể nghe đối-tượng thanh được, mà chỉ có nhĩ-thức-tâm làm phận sự nghe đối-tượng thanh, âm thanh mà thôi.
Ngoài nhĩ-thức-tâm ra, người nam, người nữ, chúng-sinh,… không thể nghe đối-tượng thanh, âm thanh được.
Nhĩ-thức-tâm có 2 tâm, ngoài 2 tâm này ra, không có tâm nào khác có thể làm phận sự nghe đối-tượng thanh, âm thanh được.
Người ta nói “mắt thấy, tai nghe,…” nhưng sự thật, mắt không thể thấy, tai không thể nghe, hoặc ta không thể thấy, ta không thể nghe, người không thể thấy, người không thể nghe, v.v… mà nên hiểu biết đúng thật-tánh của chân-nghĩa-pháp, chỉ có nhãn-thức-tâm làm phận sự thấy đối-tượng sắc, hình dạng, nhĩ-thức-tâm làm phận sự nghe đối-tượng thanh, âm thanh mà thôi. Tương tự như vậy, 2 tỷ-thức-tâm, 2 thiệt-thức-tâm, 2 thân-thức-tâm, 75 ý-thức-tâm đều làm phận sự theo khả năng của mỗi tâm.
CHÚ THÍCH
[1] Mắt để nhìn Đức-Phật, tai để nghe chánh-pháp của Đức-Phật, tâm để hiểu biết, còn các vatthurūpa khác không sử dụng.
Trang Website được thành lập và quản lý bởi các cận sự nam, cận sự nữ trong Phật Giáo. Mục đích nhằm lưu trữ, số hoá kinh sách và tài liệu Phật Giáo Nguyên Thuỷ - Theravāda.