PHẬT GIÁO NGUYÊN THUỶ - THERAVĀDA
ABHIDHAMMAPIṬAKA - TẠNG DIỆU PHÁP
VIBHAṄGA
BỘ PHÂN TÍCH
Dịch giả:
Ðại Trưởng Lão Tịnh Sự
Santakicca Mahā Thera
PHÂN THEO VI DIỆU PHÁP (ABHIDHAMMABHĀJANĪYAṂ)
[124] MƯỜI TÁM GIỚI là nhãn giới, sắc giới, nhãn thức giới, nhĩ giới, thinh giới, nhĩ thức giới, tỷ giới, khí giới, tỷ thức giới, thiệt giới, vị giới, thiệt thức giới, thân giới, xúc giới, thân thức giới, ý giới, pháp giới, ý thức giới.
[125] Ở ÐÂY, THẾ NÀO LÀ NHÃN GIỚI[30]?
Con mắt là tinh chất nương bốn đại hiển... (trùng)... đó làng trống không. Ðây là nhãn giới.
Ở ÐÂY, THẾ NÀO LÀ SẮC GIỚI[31]?
Sắc nào là ánh sáng nương bốn đại hiển... (trùng)... Ðó là sắc giới. Ðây gọi là sắc giới.
Ở ÐÂY, THẾ NÀO LÀ NHÃN THỨC GIỚI[32]?
Tâm, ý, tâm địa[33], tâm trạng[34], bạch tịnh[35], ý, ý xứ, ý quyền, thức, thức uẩn sanh khởi y cứ vào mắt và cảnh sắc, nhãn thức giới sanh từ đó. Ðây gọi là nhãn thức giới.
[126] Ở ÐÂY, THẾ NÀO LÀ NHĨ GIỚI[36]?
Lỗ tai là tinh chất nương bốn đại hiển... (trùng)... đó là làng trống không. Ðây gọi là nhĩ giới.
Ở ÐÂY, THẾ NÀO LÀ THINH GIỚI[37]?
Tiếng nào nương theo bốn đại hiển, vô kiến hữu đối chiếu... (trùng)... đó là thinh giới. Ðây gọi là thinh giới.
Ở ÐÂY, THẾ NÀO LÀ NHĨ THỨC GIỚI[38]?
Tâm, ý, tâm địa, tâm tạng, bạch tịnh, ý, ý xứ, ý quyền, thức, thức uẩn sanh khởi y cứ vào tai và cảnh thinh, nhĩ thức giới sanh từ đó. Ðây gọi là nhĩ thức giới.
[127] Ở ÐÂY, THẾ NÀO LÀ TỶ GIỚI[39]?
Mũi là tinh chất nương bốn đại hiển... (trùng)... đó là làng trống không. Ðây gọi là tỷ giới.
Ở ÐÂY, THẾ NÀO LÀ KHÍ GIỚI[40]?
Mùi hơi nào nương theo bốn đại hiển, vô kiến hữu đối chiếu... (trùng)... đó là khí giới. Ðây gọi là khí giới.
Ở ÐÂY, THẾ NÀO LÀ TỶ THỨC GIỚI[41]?
Tâm, ý, tâm địa, tâm tạng, bạch tịnh, ý, ý xứ, ý quyền, thức, thức uẩn sanh khởi y cứ vào mũi và cảnh khí, tỷ thức giới sanh từ đó. Ðây gọi là tỷ thức giới.
[128] Ở ÐÂY, THẾ NÀO LÀ THIỆT GIỚI[42]?
Lưỡi là tinh chất nương bốn đại hiển... (trùng)... đó là làng trống không. Ðây gọi là thiệt giới.
Ở ÐÂY, THẾ NÀO LÀ VỊ GIỚI[43]?
Vị chất nào nương theo bốn đại hiển, vô kiến hữu đối chiếu... (trùng)... đó là vị giới. Ðây gọi là vị giới.
Ở ÐÂY, THẾ NÀO LÀ THIỆT THỨC GIỚI[44]?
Tâm, ý, tâm địa, tâm tạng, bạch tịnh, ý, ý xứ, ý quyền, thức, thức uẩn sanh khởi y cứ vào lưỡi và cảnh vị, thiệt thức giới sanh từ đó. Ðây gọi là thiệt thức giới.
[129] Ở ÐÂY, THẾ NÀO LÀ THÂN GIỚI[45]?
Thân là tinh chất nương bốn đại hiển... (trùng)... đó là làng trống không. Ðây gọi là thân giới.
Ở ÐÂY, THẾ NÀO LÀ XÚC GIỚI[46]?
Ðịa giới... (trùng)... đó là xúc giới. Ðây gọi là xúc giới.
Ở ÐÂY, THẾ NÀO LÀ THÂN THỨC GIỚI[47]?
Tâm, ý, tâm địa, tâm tạng, bạch tịnh, ý, ý xứ, ý quyền, thức, thức uẩn sanh khởi y cứ vào thân và cảnh xúc, thân thức giới sanh từ đó. Ðây gọi là thân thức giới.
[130] Ở ÐÂY, THẾ NÀO LÀ Ý GIỚI[48]?
Tâm, ý, tâm địa, tâm tạng, bạch tịnh, ý, ý xứ, ý quyền, thức, thức uẩn, ý giới sanh tiếp nối sát na diệt của nhãn thức giới đã sanh ra rồi... (trùng)... của nhĩ thức giới đã sanh ra rồi... (trùng)... của tỷ thức giới đã sanh ra rồi... (trùng)... của thiệt thức giới đã sanh ra rồi. Tâm, ý, tâm địa, tâm tạng, bạch tịnh, ý, ý xứ, ý quyền, thức, thức uẩn, ý giới sanh tiếp nối sát na diệt của thân thức giới đã sanh ra rồi. Hay là sự sơ khởi[49] thu cảnh đối với các pháp. Ðây gọi là ý giới.
Ở ÐÂY, THẾ NÀO LÀ PHÁP GIỚI[50]?
Thọ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn cùng sắc mà vô kiến vô đối chiếu liên quan pháp xứ và vô vi giới. Ở đây thọ uẩn là thế nào? Thọ uẩn phân theo một loại là thọ tương ưng xúc. Thọ uẩn phân theo hai loại là có thọ hữu nhân, có thọ vô nhân. Thọ uẩn phân theo ba loại là có thọ thiện, có thọ bất thiện, có thọ vô ký... (trùng)... thọ uẩn phân theo nhiều loại là như vậy. Ðây gọi là thọ uẩn.
Ở đây tưởng uẩn là thế nào? Tưởng uẩn phân theo một loại là tưởng tương ưng xúc. Tưởng uẩn phân theo hai loại là có tưởng hữu nhân, có tưởng vô nhân. Tưởng uẩn phân theo ba loại là có tưởng thiện, có tưởng bất thiện, có tưởng vô ký... (trùng)... tưởng uẩn phân theo nhiều loại là như vậy. Ðây gọi là tưởng uẩn.
Ở đây hành uẩn là thế nào? Hành uẩn phân theo một loại là hành tương ưng tâm. Hành uẩn phân theo hai loại là có hành nhân, có hành phi nhân. Hành uẩn phân theo ba loại là có hành thiện, có hành bất thiện, có hành vô ký... (trùng)... hành uẩn phân theo nhiều loại là như vậy. Ðây gọi là hành uẩn.
Ở đây sắc vô kiến vô đối chiếu liên quan pháp xứ là thế nào? Tức là nữ quyền... (trùng)... đoàn thực. Ðây gọi là sắc vô kiến vô đối chiếu liên quan pháp xứ.
Ở đây vô vi giới là thế nào? Tức là sự đoạn tận tham, đoạn tận sân, đoạn tận si. Ðây gọi là vô vi giới. Ðây gọi là pháp giới.
Ở ÐÂY, THẾ NÀO LÀ Ý THỨC GIỚI[51]?
Ý giới sanh tiếp nối sát na diệt của nhãn thức giới đã sanh rồi; tâm, ý, tâm tạng... (trùng)... ý thức giới sanh tiếp nối sát na diệt của ý giới... (trùng)... của nhĩ thức giới... (trùng)... của tỷ thức giới... (trùng)... của thiệt thức giới... (trùng)... ý giới sanh tiếp nối sát na diệt của thân thức giới đã sanh rồi; tâm, ý, tâm địa... (trùng)... ý thức giới sanh tiếp nối sát na diệt của ý giới, hay là tâm, ý, tâm địa, tâm tạng, bạch tịnh, ý, ý xứ, ý quyền, thức, thức uẩn sanh ý cứ vào ý và cảnh pháp, ý thức giới sanh từ đó. Ðây gọi là ý thứ giới.
DỨT PHẦN PHÂN THEO VI DIỆU PHÁP
-oo0oo-
[30] Cakkhudhātu.
[31] Rūpadhātu.
[32] Cakkhuviññānadhātu.
[33] Mānasa: Một tên gọi cho tâm.
[34] Hadaya: Một tên gọi cho tâm, không phải chỉ cho sắc trái tim.
[35] Paṇdara: Một tên gọi cho tâm. Vì tâm không có màu sắc như xanh, vàng hay trắng... nên gọi là bạch tịnh.
[36] Sotadhātu.
[37] Saddadhātu.
[38] Sotāviññaṇadhātu.
[39] Ghānadhātu.
[40] Gandhadhātu.
[41] Ghānaviññāṇadhātu
[42] Jivhādhātu.
[43] Rasadhātu.
[44] Jivhāviññāṇadhātu
[45] Kāyadhātu.
[46] Phoṭṭhabbadhātu.
[47] Kāyaviññāṇadhātu.
[48] Manodhātu.
[49] Pathamasamannāhāra, sự thu cảnh sơ khởi, là chỉ cho tâm khai ngũ môn (pañcadvārāvajjanacitta), tâm nầy sanh trước tiên của lộ tâm ngũ môn, thuộc tâm ý giới.
[50] Dhammadhātu.
[51] Manoviññāṇadhātu.
Trang Website được thành lập và quản lý bởi các cận sự nam, cận sự nữ trong Phật Giáo. Mục đích nhằm lưu trữ, số hoá kinh sách và tài liệu Phật Giáo Nguyên Thuỷ - Theravāda.