Abhidhammabhājanīyaṃ: Phân theo vi diệu pháp

Abhidhammabhājanīyaṃ: Phân theo vi diệu pháp

    PHẬT GIÁO NGUYÊN THUỶ - THERAVĀDA
    ABHIDHAMMAPIṬAKA - TẠNG DIỆU PHÁP

    VIBHAṄGA
    BỘ PHÂN TÍCH

    Dịch giả:
    Ðại Trưởng Lão Tịnh Sự
    Santakicca Mahā Thera

     

    PHÂN THEO VI DIỆU PHÁP (ABHIDHAMMABHĀJANĪYAṂ)

    [580] ÐẠO TÁM CHI là chánh kiến... (trùng)... chánh định.

    Ở ÐÂY, THẾ NÀO LÀ ÐẠO TÁM CHI?

    Nơi đây, khi nào vị tỳ khưu tu tập thiền Siêu Thế, pháp dẫn xuất, nhân tịch diệt, để đoạn trừ thiên kiến, đạt đến đệ nhất địa vức, ly các dục... (trùng)... chứng và trú Sơ thiền, hành nan đắc trì; trong khi ấy có đạo tám chi, tức là chánh kiến... (trùng)... chánh định.

    [581] Ở ÐÂY, CHÁNH KIẾN LÀ THẾ NÀO?

    Cái chi là sự hiểu biết, hiểu rõ... (trùng)... vô si, trạch pháp, chánh kiến, trạch pháp giác chi, chi đạo, liên quan đạo. Ðây gọi là chánh kiến.

    [582] Ở ÐÂY, CHÁNH TƯ DUY LÀ THẾ NÀO?

    Cái chi là sự tình cảm, sự nghĩ ngợi, sự suy xét, sự chuyên chú, sự hướng tâm, sự đem tâm khắn khít cảnh, chánh tư duy, chi đạo, liên quan đạo. đây gọi là chánh tư duy.

    [583] Ở ÐÂY, CHÁNH NGỮ LÀ THẾ NÀO?

    Cái chi là sự chừa bỏ bốn điều khẩu ác hạnh, kiêng tránh ngăn ngừa, chừa cãi, không làm, không hợp tác, không vi phạm, không vượt quá giới hạn, trừ khữ, là chánh ngữ, chi đạo, liên quan đạo. Ðây gọi là chánh ngữ.

    [584] Ở ÐÂY, CHÁNH NGHIỆP LÀ THẾ NÀO?

    Cái chi là sự chừa bỏ ba điều thân ác hạnh, kiêng tránh, ngăn ngừa, chừa cãi, không làm, không hợp tác, không vi phạm, không vượt quá giới hạn, trừ khữ, là chánh nghiệp, chi đạo, liên quan đạo. Ðây gọi là chánh nghiệp.

    [585] Ở ÐÂY, CHÁNH MẠNG LÀ THẾ NÀO?

    Cái chi là sự chừa bỏ tà mạng, kiêng tránh, ngăn ngừa, chừa cãi, không làm, không hợp tác, không vi phạm, không vượt quá giới hạn, trừ khữ, là chánh mạng, chi đạo, liên quan đạo. Ðây gọi là chánh mạng.

    [586] Ở ÐÂY, CHÁNH TINH TẤN LÀ THẾ NÀO?

    Cái chi là sự cần cố thuộc về tâm... (trùng)... chánh tinh tấn, cần giác chi, chi đạo, liên quan đạo. Ðây gọi là chánh tinh tấn.

    [587] Ở ÐÂY, CHÁNH NIỆM LÀ THẾ NÀO?

    Cái chi là sự ức niệm, tùy niệm... (trùng)... chánh niệm, niệm giác chi, chi đạo, liên quan đạo. Ðây gọi là chánh niệm.

    [588] Ở ÐÂY, CHÁNH ÐỊNH LÀ THẾ NÀO?

    Cái chi là sự đình trụ của tâm... (trùng)... chánh định, định giác chi, chi đạo, liên quan đạo. Ðây gọi là chánh định.

    Pháp nầy được gọi là đạo tám chi, các pháp còn lại là tương ưng với đạo tám chi.

    [589] ÐẠO NĂM CHI là chánh kiến, chánh tư duy, chánh tinh tấn, chánh niệm, chánh định.

    Ở ÐÂY, ÐẠO NĂM CHI LÀ THẾ NÀO?

    Nơi đây, khi nào vị tỳ khưu tu tập thiền Siêu Thế, pháp dẫn xuất, nhân tịch diệt, để đoạn trừ thiên kiến, đạt đến đệ nhất địa vức, ly các dục... (trùng)... chứng và trú Sơ thiền, hành nan đắc trì; trong khi ấy có đạo năm chi là chánh kiến, chánh tư duy, chánh tinh tấn, chánh niệm, chánh định.

    Ở ÐÂY, CHÁNH KIẾN LÀ THẾ NÀO?

    Cái chi là sự hiểu biết, sự hiểu rộng... (trùng)... vô si, trạch pháp, chánh kiến, trạch pháp chi, giác chi đạo, liên quan đạo. Ðây gọi là chánh kiến.

    Ở ÐÂY, CHÁNH TƯ DUY LÀ THẾ NÀO?

    Cái chi là sự tìm cảnh, sự nghĩ ngợi, sự suy xét... (trùng)... chi đạo, liên quan đạo. đây gọi là chánh tư duy.

    Ở ÐÂY, CHÁNH TINH TẤN LÀ THẾ NÀO?

    Cái chi là sự cần cố thuộc về tâm... (trùng)... chánh tinh tấn, cần giác chi, chi đạo, liên quan đạo. Ðây gọi là chánh tinh tấn.

    Ở ÐÂY, CHÁNH NIỆM LÀ THẾ NÀO?

    Cái chi là sự ức niệm, tùy niệm... (trùng)... chánh niệm, niệm giác chi, chi đạo, liên quan đạo. Ðây gọi là chánh niệm.

    Ở ÐÂY, CHÁNH ÐỊNH LÀ THẾ NÀO?

    Cái chi là sự đình trụ của tâm... (trùng)... chánh định, định giác chi, chi đạo, liên quan đạo. Ðây gọi là chánh định.

    Pháp nầy được gọi là đạo năm chi, các pháp còn lại là tương ưng với đạo năm chi.

    [590] ÐẠO NĂM CHI là chánh kiến, chánh tư duy, chánh tinh tấn, chánh niệm, chánh định. Ở đây chánh kiến là thế nào?

    Nơi đây, khi nào vị tỳ khưu tu tập thiền Siêu thế, pháp dẫn xuất, nhân tịch diệt, để đoạn trừ thiên kiến đạt đến đệ nhất địa vức, ly các dục... (trùng)... chứng và trú Sơ thiền, hành nan đắc trì; trong khi ấy có chi là sự hiểu biết, hiểu rõ... (trùng)... vô si, trạch pháp, chánh kiến, trạch pháp giác chi, chi đạo, liên quan đạo. Ðây gọi là chánh kiến, các pháp còn lại là tương ưng với chánh kiến.

    ... (trùng)... các pháp còn lại là tương ưng với chánh tư duy.

    ... (trùng)... các pháp còn lại là tương ưng với chánh tinh tấn.

    ... (trùng)... các pháp còn lại là tương ưng với chánh niệm.

    Ở ÐÂY, CHÁNH ÐỊNH LÀ THẾ NÀO?

    Nơi đây, khi nào vị tỳ khưu tu tập thiền Siêu Thế, pháp dẫn xuất, nhân tịch diệt, để đoạn trừ thiên kiến, đạt đến đệ nhất địa vức, ly các dục... (trùng)... chứng và trú Sơ thiền, hành nan đắc trì; trong khi ấy có chi là sự đình trụ của tâm... (trùng)... chánh định, định giác chi, chi đạo, liên quan đạo. Ðây gọi là chánh định, các pháp còn lại là tương ưng với chánh định.

    [591] ÐẠO TÁM CHI là chánh kiến... (trùng)... chánh định.

    Ở ÐÂY, ÐẠO TÁM CHI LÀ THẾ NÀO?

    Khi nào, vị tỳ khưu tu tập thiền Siêu Thế, pháp dẫn xuất, nhân tịch diệt, để đoạn trừ thiên kiến, đạt đến đệ nhất địa vức, ly các dục... (trùng)... chứng và trú sơ thiền, hành nan đắc trì; trong khi ấy có xúc... (trùng)... có bất phóng dật. Ðây là các pháp thiện. Do sự tạo tác tu tập thiền thiện Siêu thế đó nên vị ly các dục... (trùng)... chứng và trú Sơ thiền Không tánh, hành nan đắc trì, thành tựu quả; trong khi ấy có đạo tám chi là chánh kiến... (trùng)... chánh định. Ðây gọi là đạo tám chi, các pháp còn lại là tương ưng với đạo tám chi.

    [592] ÐẠO NĂM CHI là chánh kiến, chánh tư duy, chánh tinh tấn, chánh niệm, chánh định.

    Ở ÐÂY, ÐẠO NĂM CHI LÀ THẾ NÀO?

    Nơi đây, khi nào, khi nào vị tỳ khưu tu tập thiền Siêu Thế, pháp dẫn xuất, nhân tịch diệt, để đoạn trừ thiên kiến, đạt đến đệ nhất địa vức, ly các dục... (trùng)... chứng và trú sơ thiền, hành nan đắc trì; trong khi ấy có xúc... (trùng)... có bất phóng dật. Ðây là các pháp thiện. Do sự tạo tác tu tập thiền thiện Siêu thế đó nên vị ly các dục... (trùng)... chứng và trú Sơ thiền Không tánh, hành nan đắc trì, thành tựu quả; trong khi ấy có đạo năm chi là chánh kiến, chánh tư duy, chánh tinh tấn, chánh niệm, chánh định. Ðây gọi là đạo năm chi, các pháp còn lại là tương ưng với đạo năm chi.

    [593] ÐẠO NĂM CHI là chánh kiến, chánh tư duy, chánh tinh tấn, chánh niệm, chánh định.

    Ở ÐÂY, CHÁNH KIẾN LÀ THẾ NÀO?

    Nơi đây, khi nào vị tỳ khưu tu tập thiền Siêu Thế, pháp dẫn xuất, nhân tịch diệt, để đoạn trừ thiên kiến, đạt đến đệ nhất địa vức, ly các dục... (trùng)... chứng và trú sơ thiền, hành nan đắc trì; trong khi ấy có xúc... (trùng)... có bất phóng dật. Ðây là các pháp thiện. Do sự tạo tác tu tập thiền thiện Siêu thế đó nên vị ly các dục... (trùng)... chứng và trú Sơ thiền Không tánh, hành nan đắc trì, thành tựu quả; trong khi ấy có chi là sự hiểu biết, hiểu rõ... (trùng)... vô si, trạch pháp, chánh kiến, trạch pháp giác chi, chi đạo, liên quan đạo. Ðây gọi là chánh kiến, các pháp còn lại là tương ưng với chánh kiến.

    ... (trùng)... các pháp còn lại là tương ưng với chánh tư duy.

    ... (trùng)... các pháp còn lại là tương ưng với chánh tinh tấn.

    ... (trùng)... các pháp còn lại là tương ưng với chánh niệm.

    Ở ÐÂY, CHÁNH ÐỊNH LÀ THẾ NÀO?

    Nơi đây, khi nào vị tỳ khưu tu tập thiền Siêu Thế, pháp dẫn xuất, nhân tịch diệt, để đoạn trừ thiên kiến, đạt đến đệ nhất địa vức, ly các dục... (trùng)... chứng và trú sơ thiền, hành nan đắc trì; trong khi ấy có xúc... (trùng)... có bất phóng dật. Ðây là các pháp thiện. Do sự tạo tác tu tập thiền thiện Siêu thế đó nên vị ly các dục... (trùng)... chứng và trú Sơ thiền Không tánh, hành nan đắc trì, thành tựu quả; trong khi ấy có chi là sự đình trụ của tâm, sự vững trú, vững vàng, không tán loạn, không lao chao, tính cách tâm không xao xuyến, chỉ tịnh định quyền, định lực, chánh định, định giác chi, chi đạo, liên quan đạo. Ðây gọi là chánh định, các pháp còn lại là tương ưng với chánh định.

    DỨT PHẦN PHÂN THEO VI DIỆU PHÁP

    Trang Website được thành lập và quản lý bởi các cận sự nam, cận sự nữ trong Phật Giáo. Mục đích nhằm lưu trữ, số hoá kinh sách và tài liệu Phật Giáo Nguyên Thuỷ - Theravāda.