Tuy nhiên, tác-ý tâm-sở đồng sinh với bất-thiện-tâm yếu, tạo ác-nghiệp không đủ chi-pháp, quá nhẹ hoặc tác-ý tâm-sở đồng sinh với đại-thiện-tâm yếu, tạo đại- thiện-nghiệp không đủ chi-pháp, quá nhẹ, nên ác- nghiệp quá nhẹ ấy, hoặc đại-thiện-nghiệp quá nhẹ ấy đều trở thành vô-hiệu-quả-nghiệp (ahosikamma) trong trường-hợp như sau:
* Ác-nghiệp quá nhẹ trở thành vô-hiệu-quả-nghiệp
Ví dụ: Trường hợp người cận-sự-nam gặp bạn thân mời vào quán uống rượu, bia, trò chuyện hàn huyên với nhau, vì cả nể bạn nên miễn cưỡng uống chút rượu, bia cho có, đã phạm điều-giới uống rượu, bia, tạo ác-nghiệp uống rượu, bia nhẹ. Sau đó, người cận-sự-nam biết hổ- thẹn tội-lỗi, biết ghê-sợ tội-lỗi, nên tự nguyện thọ-trì ngũ-giới trở lại, trở thành người cận-sự-nam có ngũ-giới.
Vì vậy, ác-nghiệp uống rượu, bia nhẹ ấy không có năng lực cho quả trong thời-kỳ tái-sinh kiếp sau (paṭi- sandhikāla), nếu có cơ hội cho quả trong thời-kỳ sau khi đã tái-sinh (pavattikāla), kiếp hiện-tại, thì quả của ác- nghiệp ấy không đáng kể, nên ác-nghiệp quá nhẹ ấy trở thành vô-hiệu-quả-nghiệp (ahosikamma).
* Đại-thiện-nghiệp nhẹ trở thành vô-hiệu-quả-nghiệp
Ví dụ: Trường hợp người cận-sự-nam gặp bạn thân tác-động tạo phước-thiện nhỏ giúp người ác không có giới, vì cả nể bạn nên miễn cưỡng làm cho có. Vì vậy, đại-thiện-nghiệp ấy quá nhẹ ấy không có năng lực cho quả trong thời-kỳ tái-sinh kiếp sau (paṭisandhikāla), nếu có cơ hội cho quả trong thời-kỳ sau khi đã tái-sinh kiếp sau (pavattikāla), kiếp hiện-tại, thì quả của đại-thiện- nghiệp quá nhẹ ấy không đáng kể, cho nên đại-thiện- nghiệp rất nhẹ ấy trở thành vô-hiệu-quả-nghiệp.
Trích: Giải Thích 4 Loại Nghiệp Cho Quả Theo Thời Gian, Quyển Nghiệp và Quả của Nghiệp, Soạn giả Tỳ Khưu Hộ Pháp
Trang Website được thành lập và quản lý bởi các cận sự nam, cận sự nữ trong Phật Giáo. Mục đích nhằm lưu trữ, số hoá kinh sách và tài liệu Phật Giáo Nguyên Thuỷ - Theravāda.