Ahetukacitta: Vô Nhân Tâm

Ahetukacitta: Vô Nhân Tâm

    VI DIỆU PHÁP HIỆN THỰC TRONG CUỘC SỐNG
    Soạn-giả Tỳ-khưu Hộ-Pháp Dhammarakkhita Bhikkhu (Aggamahāpaṇḍita)

     

    AHETUKACITTA: VÔ-NHÂN-TÂM

    Ahetukacitta: vô-nhân-tâm là tâm không hợp với nhân.

    Hetu: nhân có 6 nhân chia ra 2 loại:

    - Akusalahetu: bất-thiện-nhân có 3 nhân là lobhahetu: nhân tham, dosahetu: nhân sân, mohahetu: nhân si.

    - Kusalahetu: thiện-nhân có 3 nhân là alobhahetu: nhân vô-tham, adosahetu: nhân vô- sân, amohahetu: nhân vô-si (trí-tuệ).

    - Những tâm nào hợp với bất-thiện-nhân hoặc thiện-nhân thì những tâm ấy gọi là sahetukacitta: hữu-nhân-tâm.

    - Những tâm nào không hợp với nhân nào trong 6 nhân thì những tâm ấy gọi là ahetukacitta: vô-nhân-tâm.

    Ahetukacitta: vô-nhân-tâm có 18 tâm chia ra làm 3 loại:

    1- Akusalavipākacitta: bất-thiện-quả vô-nhân- tâm có 7 tâm là quả của bất-thiện-nghiệp (ác- nghiệp) trong 12 bất-thiện-tâm (12 ác-tâm).

    2- Ahetukakusalavipākacitta: thiện-quả vô- nhân-tâm có 8 tâm, là quả của đại-thiện-nghiệp trong 8 đại-thiện-tâm.

    3- Ahetukakriyacitta: vô-nhân duy-tác-tâm có 3 tâm là tâm làm phận sự, không có quả.

    AKUSALAVIPĀKACITTA: BẤT-THIỆN-QUẢ VÔ-NHÂN-TÂM

    Akusalavipākacitta:bất-thiện-quả vô-nhân-tâm là quả của bất-thiện-nghiệp (ác-nghiệp) trong 12 bất-thiện-tâm (12 ác-tâm) đã tạo trong thời quá- khứ, cho quả có 7 bất-thiện-quả vô-nhân-tâm.

    Akusalavipākacitta: Bất-thiện-quả vô-nhân-tâm có 7 tâm:

    1- Upekkhāsahagataṃ akusalavipākāṃ cakkhuviññāṇaṃ.

    Nhãn-thức-tâm đồng sinh với thọ xả là quả của bất-thiện-nghiệp thấy đối-tượng sắc xấu.

    2- Upekkhāsahagataṃ akusalavipākāṃ sotaviññāṇaṃ.

    Nhĩ-thức-tâm đồng sinh với thọ xả là quả của bất-thiện-nghiệp nghe đối-tượng âm-thanh dở.

    3- Upekkhāsahagataṃ akusalavipākāṃ ghānaviññāṇaṃ.

    Tỷ-thức-tâm đồng sinh với thọ xả là quả của bất-thiện-nghiệp ngửi đối-tượng hương hôi.

    4- Upekkhāsahagataṃ akusalavipākāṃ jivhāviññāṇaṃ.

    Thiệt-thức-tâm đồng sinh với thọ xả là quả của bất-thiện-nghiệp nếm đối-tượng vị dở.

    5- Dukkhasahagataṃ akusalavipākāṃ kāyaviññāṇaṃ.

    Thân-thức-tâm đồng sinh với thọ khổ là quả của bất-thiện-nghiệp xúc giác đối-tượng xúc thô.

    6- Upekkhāsahagataṃ akusalavipākāṃ sampaṭicchanacittaṃ.

    Tiếp-nhận-tâm đồng sinh với thọ xả là quả của bất-thiện-nghiệp tiếp nhận 5 đối-tượng (sắc, thanh, hương, vị, xúc) xấu.

    7- Upekkhāsahagataṃ akusalavipākāṃ santīraṇacittaṃ.

    Suy-xét-tâm đồng sinh với thọ xả là quả của bất-thiện-nghiệp suy xét 5 đối-tượng (sắc, thanh, hương, vị, xúc) xấu.

    AHETUKAKUSALAVIPĀKACITTA: THIỆN-QUẢ VÔ-NHÂN-TÂM

    Ahetukakusalavipākacitta: thiện-quả vô-nhân- tâm là quả của đại-thiện-nghiệp trong 8 đại- thiện-tâm đã tạo trong thời quá-khứ, cho quả có 8 thiện-quả vô-nhân-tâm.

    Ahetukakusalavipākacitta: Thiện-quả vô-nhân-tâm có 8 tâm:

    1- Upekkhāsahagataṃ kusalavipākāṃ cakkhuviññāṇaṃ.

    Nhãn-thức-tâm đồng sinh với thọ xả là quả của đại-thiện-nghiệp thấy đối-tượng sắc tốt.

    2- Upekkhāsahagataṃ kusalavipākāṃ sotaviññāṇaṃ.

    Nhĩ-thức-tâm đồng sinh với thọ xả là quả của đại-thiện-nghiệp nghe đối-tượng âm-thanh hay.

    3- Upekkhāsahagataṃ kusalavipākāṃ ghānaviññāṇaṃ.

    Tỷ-thức-tâm đồng sinh với thọ xả là quả của đại-thiện-nghiệp ngửi đối-tượng hương thơm.

    4- Upekkhāsahagataṃ kusalavipākāṃ jivhāviññāṇaṃ

    Thiệt-thức-tâm đồng sinh với thọ xả là quả của đại-thiện-nghiệp nếm đối-tượng vị ngon.

    5- Sukhasahagataṃ kusalavipākāṃ kāyaviññāṇaṃ.

    Thân-thức-tâm đồng sinh với thọ lạc là quả của đại-thiện-nghiệp xúc giác đối-tượng xúc tốt.

    6- Upekkhāsahagataṃ kusalavipākāṃ sampaṭicchanacittaṃ.

    Tiếp-nhận-tâm đồng sinh với thọ xả là quả của đại-thiện-nghiệp tiếp nhận 5 đối-tượng (sắc, thanh, hương, vị, xúc) tốt.

    7- Upekkhāsahagataṃ kusalavipākāṃ santīraṇacittaṃ.

    Suy-xét-tâm đồng sinh với thọ xả là quả của đại-thiện-nghiệp suy xét 5 đối-tượng (sắc, thanh, hương, vị, xúc) tốt.

    8- Somanassasahagataṃ kusalavipākāṃ santīraṇacittaṃ.

    Suy-xét-tâm đồng sinh với thọ hỷ là quả của đại-thiện-nghiệp suy xét 5 đối-tượng (sắc, thanh, hương, vị, xúc) tốt.

    * Do nguyên-nhân nào quả-tâm của bất- thiện-nghiệp gọi là akusalavipākacitta: bất-thiện- quả vô-nhân-tâm và do nguyên-nhân nào quả- tâm của đại-thiện-nghiệp gọi là ahetukakusala- vipākacitta: thiện-quả vô-nhân-tâm?

    * Do nguyên-nhân bất-thiện-nghiệp trong 12 bất-thiện-tâm có năng lực yếu chỉ có khả năng cho quả bất-thiện-quả vô-nhân-tâm mà thôi, nên gọi là akusalavipākacitta: bất-thiện-quả vô- nhân-tâm, bởi vì bất-thiện-nghiệp trong 12 bất- thiện-tâm đều có phóng-tâm tâm-sở (uddhacca- cetasika) làm cho bất-thiện-nghiệp yếu, nên không có khả năng cho quả-tâm hữu nhân.

    * Do nguyên-nhân nếu đại-thiện-nghiệp trong 8 đại-thiện-tâm có năng lực yếu, bởi vì phiền-não phát sinh xen lẫn, thì cho quả có 8 thiện-quả vô- nhân-tâm, nên gọi là ahetukakusalavipākacitta: thiện-quả vô-nhân-tâm.

    Nếu đại-thiện-nghiệp trong 8 đại-thiện-tâm có nhiều năng lực do không có phiền-não nào xen lẫn, thì cho quả có 8 hữu-nhân thiện-quả-tâm (sahetukakusalavipākacitta) đó là 8 đại-quả-tâm hợp với vô-tham, vô-sân, vô-si.

    Như vậy, bất-thiện-nghiệp trong 12 bất-thiện- tâm chỉ có khả năng cho 1 loại quả-tâm là 7 bất- thiện-quả vô-nhân-tâm mà thôi, nên gọi là akusalavipākacitta.

    * Đại-thiện-nghiệp trong 8 đại-thiện-tâm có khả năng cho 2 loại quả-tâm là 8 thiện-quả vô- nhân-tâm và 8 đại-quả-tâm, nên gọi là ahetuka- kusalavipākacitta: thiện-quả vô-nhân-tâm để phân biệt 2 loại quả-tâm của đại-thiện-nghiệp.

    AHETUKAKRIYACITTA: VÔ-NHÂN DUY-TÁC-TÂM

    Ahetukakriyacitta: vô-nhân duy-tác-tâm là tâm phát sinh làm phận sự của mình, tâm này không hợp với bất-thiện-nhân (akusalahetu) (tham, sân, si) cũng không hợp với thiện-nhân (kusalahetu) (vô-tham, vô-sân, vô-si), nên không phải là bất-thiện-tâm cũng không phải là đại- thiện-tâm, cũng không phải là quả-tâm của tâm nào cả. Vì vậy, tâm này gọi là vô-nhân duy-tác- tâm chỉ có làm phận sự, mà không có quả.

    Ahetukakriyacitta: vô-nhân duy-tác-tâm có 3 tâm:

    1- Upekkhāsahagataṃ pañcadvāravajjanacittam:

    Ngũ-môn-hướng-tâm đồng sinh với thọ xả, tiếp xúc 5 đối-tượng (sắc, thanh, hương, vị, xúc) trong ngũ-môn, để ngũ-môn lộ-trình-tâm phát sinh.

    2- Upekkhāsahagataṃ manodvāravajjanacittam:

    Ý-môn-hướng-tâm đồng sinh với thọ xả, tiếp xúc 6 đối-tượng (sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp) trong ý môn để ý môn lộ-trình-tâm phát sinh, hoặc là tâm làm phận sự quyết định 5 đối- tượng trong ngũ môn, để ngũ môn lộ-trình-tâm phát sinh.

    3- Somanassasahagataṃ hasituppādacittaṃ:

    Tâm mỉm cười của bậc Thánh A-ra-hán đồng sinh với thọ hỷ.

    GIẢNG GIẢI 18 VÔ-NHÂN-TÂM

    BẤT-THIỆN-QUẢ VÔ-NHÂN-TÂM

    1- 7 bất-thiện-quả vô-nhân-tâm là quả của bất-thiện-nghiệp trong 12 bất-thiện-tâm (12 ác- tâm) có 2 tên gọi: viññāṇaṃ và cittaṃ.

    * Gọi viññāṇa có 5 tâm là:

    - Cakkhuviññāṇa: nhãn-thức-tâm là tâm phát sinh do nương nhờ nhãn-môn, làm phận sự thấy đối-tượng sắc xấu.

    - Sotaviññāṇa: nhĩ-thức-tâm là tâm phát sinh do nương nhờ nhĩ-môn, làm phận sự nghe đối- tượng âm-thanh không hay.

    - Ghānaviññāṇa: tỷ-thức-tâm là tâm phát sinh do nương nhờ tỷ-môn, làm phận sự ngửi đối-tượng hương mùi hôi.

    - Jivhāviññāṇa: thiệt-thức-tâm là tâm phát sinh do nương nhờ thiệt-môn, làm phận sự nếm đối-tượng vị không ngon.

    - Kāyaviññāṇa: thân-thức-tâm là tâm phát sinh do nương nhờ thân-môn, làm phận sự xúc-giác đối-tượng xúc thô...

    * 7 bất-thiện-quả vô-nhân-tâm tiếp nhận 5 đối-tượng sắc, thanh, hương, vị, xúc xấu, không đáng hài lòng.

    Danh từ chế định gọi 5 thức tâm này là cakkhuviññāṇa,... do nương nhờ nơi 5 môn (cakkhudvāra,...) và 5 nơi sinh (cakkhuvatthu)... của 5 thức-tâm đều là sắc-pháp (rūpadhamma) nên gọi là viññāṇa cho dễ hiểu.

    * Gọi cittaṃ có 2 tâm là:

    - Sampaṭicchanacitta: tiếp-nhận-tâm.

    - Santīraṇacitta: suy-xét-tâm.

    Danh từ chế định gọi 2 tâm này do nương nhờ phận sự của tâm (kicca) thuộc về danh-pháp (nāmadhamma) nên gọi là citta.

    * Vedanā: thọ đồng sinh với 7 bất-thiện-quả vô-nhân-tâm tiếp nhận 5 đối-tượng sắc, thanh, hương, vị, xúc xấu, không đáng hài lòng, có 2 loại thọ là thọ xả (upekkhāvedanā) và thọ khổ (dukkhavedanā).

    * Cakkhuviññāṇa, sotaviññāṇa, ghānaviññāṇa, jivhāviññāṇa, sampaṭicchanacitta, santīraṇacitta gồm có 6 tâm này đồng sinh với thọ xả (upekkhāsahagata) (không khổ không lạc), bởi

    vì 6 tâm này phát sinh do nương nhờ sắc-phụ- thuộc tiếp xúc với sắc-phụ-thuộc (upādāyarūpa) như đối-tượng sắc tiếp xúc với nhãn-tịnh-sắc, v.v... nên không có đủ cảm giác khổ hoặc lạc. Ví như bông gòn tiếp xúc với bông gòn rất nhẹ.

    * Kāyaviññāṇa là thức-tâm đồng sinh với thọ khổ (dukkhasahagata), bởi vì thân-thức-tâm phát sinh do nương nhờ đối-tượng xúc thô (3 đại: địa-đại, hoả-đại, phong-đại (trừ thuỷ-đại) tiếp xúc với thân-tịnh-sắc (kāyapasādarūpa), nên có cảm giác khổ. Ví như cái búa đập mạnh bông gòn đặt trên tấm đá.

    * Trong bộ Abhidhammatthasaṅgaha: Vi- diệu-pháp yếu-nghĩa giảng giải rằng:

    - Phoṭṭhabbārammaṇa: đối-tượng xúc chỉ có 3 sắc-pháp mà thôi là:

    - Paṭhavīphoṭṭhabbārammaṇa: đối-tượng xúc là địa-đại cứng hoặc mềm.

    - Tejophoṭṭhabbārammaṇa: đối-tượng xúc là hoả-đại nóng hoặc lạnh.

    - Vāyophoṭṭhabbārammaṇa: đối-tượng xúc là phong-đại phồng hoặc xẹp.

    Trong sắc tứ đại, chỉ có 3 đại là sắc địa-đại, sắc hoả-đại, sắc phong-đại có thể tiếp xúc với thân-tịnh-sắc (kāyapasādarūpa) để phát sinh thân-thức-tâm có phận sự biết đối-tượng xúc (sắc địa-đại cứng hoặc mềm, sắc hoả-đại nóng hoặc lạnh, và sắc phong-đại phồng hoặc xẹp) mà thôi.

    Còn sắc thủy-đại không phải là đối-tượng xúc, nên thân-thức-tâm không thể biết được sắc thuỷ-đại, bởi vì sắc thủy-đại thuộc về đối-tượng pháp rất vi-tế, nên chỉ có ý-thức-tâm biết sắc thủy-đại mà thôi.

    Thật vậy, trong bộ Abhidhammavibhāvinīṭīkā giảng giải rằng:

    “Āpodhātuyā sukhumabhāvena phusitaṃ askkuṇeyyattaṃ vuttaṃ”.

    Sắc thuỷ-đại có thật-tánh rất vi-tế, nên thân- tịnh-sắc không thể tiếp xúc với sắc thuỷ-đại được.

    Sắc tứ đại gồm có 4 sắc-pháp là sắc địa-đại, sắc thuỷ-đại, sắc hoả-đại, sắc phong-đại không thể tách rời nhau được. Trong sắc tứ-đại này, nếu sắc đại nào có số lượng nhiều hơn 3 đại kia, thì gọi tên sắc đại ấy.

    Ví dụ: Trong sắc tứ-đại, nếu sắc thủy-đại có số lượng nhiều hơn sắc địa-đại, sắc hoả-đại, sắc phong-đại thì gọi là sắc thủy-đại.

    Sắc thủy-đại đó là chất nước có thật-tánh rất vi-tế, nên thân-thức-tâm không phát sinh biết được chất nước.

    Thật vậy,* khi thân-thức-tâm tiếp xúc với chất nước nóng, nước lạnh đó là chất lửa gọi là hoả-đại.

    * Khi thân-thức-tâm tiếp xúc với chất nước đông đặc (nước đá) đó là chất đất cứng, mềm gọi là địa-đại.

    * Khi thân-thức-tâm tiếp xúc với chất nước lay động, phồng xẹp đó là chất gió gọi là phong- đại.

    Ví dụ: người uống nước như thế nào?

    Nếu người uống nước nóng, nước lạnh, thì nóng hoặc lạnh đó là chất lửa gọi là hoả-đại, người nuốt nước chuyển động chảy vào trong bụng phồng, xẹp đó là chất gió gọi là phong-đại, người ngậm nước đá cứng, mềm đó là chất đất gọi là địa-đại. Cho nên, thân-thức-tâm xúc-giác địa-đại cứng mềm, xúc-giác hoả-đại nóng lạnh, xúc-giác phong-đại phồng xẹp chuyển động.

    * Tuy nhiên các nhà khoa học khám phá nước là một hợp chất hoá học của oxy và hydro, có công thức hoá học là H2O (2 nguyên tử hydro và 1 nguyên tử oxy).

    THIỆN-QUẢ VÔ-NHÂN-TÂM

    2- 8 thiện-quả vô-nhân-tâm là quả của đại- thiện-nghiệp trong 8 đại-thiện-tâm, cũng có 2 tên gọi: viññānaṃ và cittaṃ, giải thích tương tự như 7 bất-thiện-quả vô-nhân-tâm.

    * Vedanā: thọ đồng sinh với 8 thiện-quả vô- nhân-tâm tiếp nhận 5 đối-tượng sắc, thanh, hương, vị, xúc tốt, đáng hài lòng, có 3 loại thọ là thọ xả (upekkhāvedanā), thọ lạc (sukhavedanā) và thọ hỷ (somanassavedanā).

    * Cakkhuviññāṇa, sotaviññāṇa, ghānaviññāṇa, jivhāviññāṇa, sampaṭicchanacitta, gồm có 5 tâm này đồng sinh với thọ xả (upekkhāsahagata) (không khổ không lạc) casch giải thích như bất- thiện-quả vô-nhân-tâm đồng sinh với thọ xả.

    * Kāyaviññāṇa là thức-tâm đồng sinh với thọ lạc (sukhasahagata), bởi vì thân-thức-tâm phát sinh do nương nhờ đối-tượng xúc mềm mại tiếp xúc với thân-tịnh-sắc (kāyapasādarūpa), nên có cảm giác an-lạc.

    * Thiện-quả vô-nhân-tâm có 8 quả-tâm nhiều hơn bất-thiện-quả vô-nhân-tâm 1 quả-tâm, bởi vì santīraṇacitta là thiện-quả vô-nhân suy-xét- tâm làm phận sự suy xét đối-tượng tốt, đáng hài lòng là quả của đại-thiện-nghiệp có 2 loại đối- tượng tốt:

    - Iṭṭhamajjhattārammaṇa: đối-tượng tốt trung bình.

    - Ati-iṭṭhārammaṇa: đối-tượng tốt đặc biệt.

    * Nếu khi thiện-quả vô-nhân suy-xét-tâm làm phận sự suy xét đối-tượng tốt trung bình thì tâm này không đủ để đồng sinh với thọ hỷ, chỉ đồng sinh với thọ xả, nên gọi là upekkhāsahagataṃ santīraṇakusalavipākacittaṃ: thiện-quả vô-nhân suy-xét-tâm đồng sinh với thọ xả.

    * Nếu khi thiện-quả vô-nhân suy-xét-tâm làm phận sự suy xét đối-tượng tốt đặc biệt thì tâm này đồng sinh với thọ hỷ, nên gọi là somanassa- sahagataṃ santīraṇakusalavipākacittaṃ: thiện- quả vô-nhân suy-xét-tâm đồng sinh với thọ hỷ.

    Nhưng bất-thiện-quả vô-nhân suy-xét-tâm làm phận sự suy xét dù đối-tượng xấu trung bình (aniṭṭhamajjhattārammaṇa) dù đối-tượng xấu thậm tệ (ati-aniṭṭhārammaṇa) thì tâm này cũng chỉ đồng sinh với thọ xả mà thôi, bởi vì bất- thiện-quả vô-nhân suy-xét-tâm làm phận sự suy xét dù đối-tượng xấu thậm tệ (ati-aniṭṭhā- rammaṇa) thì tâm này cũng không thể đồng sinh với thọ ưu (domassavedanā) được, bởi vì thọ ưu chỉ có đồng sinh với 2 sân-tâm mà thôi.

    Vì vậy, bất-thiện-quả vô-nhân-tâm chỉ có 7 quả-tâm mà thôi.

    Cách gọi chung cakkhuviññāṇa, sotaviññāṇa, ghānaviññāṇa, kāyaviññāṇa thuộc về 5 bất- thiện-quả vô-nhân-tâm và 5 thiện-quả vô-nhân- tâm gom lại gọi là dvipañcaviññāṇacitta: 10 thức-tâm phát sinh do nương nhờ nhãn-môn, nhĩ-môn, tỷ-môn, thiệt-môn, thân-môn.

    Nhận xét về bất-thiện-nghiệp và đại-thiện-nghiệp cho quả

    * Bất-thiện-nghiệp trong 12 bất-thiện-tâm cho quả chỉ có akusalavipākacitta: bất-thiện-quả vô-nhân-tâm có 7 quả-tâm thuộc về vô-nhân-tâm (ahetukacitta) mà thôi, bởi vì bất-thiện-nghiệp trong 12 bất-thiện-tâm đều có phóng-tâm tâm-sở (uddhaccacetasika) làm giảm năng lực cho quả của bất-thiện-nghiệp không có khả năng cho quả là hữu-nhân-tâm (sahetukacitta) được.

    Vì vậy, bất-thiện-nghiệp trong 12 bất-thiện- tâm chỉ cho quả có 7 bất-thiện-quả vô-nhân-tâm thuộc về vô-nhân-tâm (ahetukacitta) mà thôi.

    * Nếu đại-thiện-nghiệp trong 8 đại-thiện-tâm tạo 10 phước-thiện trải qua 3 thời-kỳ tác-ý:

    - Pubbacetanā: tác-ý tâm-sở đồng sinh với đại-thiện-tâm trước khi tạo phước-thiện ấy.

    - Muñcacetanā: tác-tâm-sở đồng sinh với đại-thiện-tâm khi đang tạo phước-thiện ấy.

    - Aparacetanā: tác-ý tâm-sở đồng sinh với đại- thiện-tâm sau khi đã tạo phước-thiện ấy xong rồi.

    - Người thiện tạo phước-thiện nào nếu trải qua 3 thời-kỳ tác-ý tâm-sở đồng sinh với đại- thiện-tâm không trong sạch, bởi vì tham-ái, ngã- mạn, tà-kiến phát sinh xen lẫn làm cho đại- thiện-tâm bị ô nhiễm, thì phước-thiện ấy trở thành đại-thiện-nghiệp có ít năng lực. Nếu đại-thiện-nghiệp ấy có cơ-hội thì cho quả có 8 thiện- quả vô-nhân-tâm.

    - Người thiện tạo phước-thiện nào nếu trải qua 3 thời-kỳ tác-ý tâm-sở đồng sinh với đại- thiện-tâm trong sạch, không có tham-ái, ngã- mạn, tà-kiến phát sinh xen lẫn, không làm cho đại-thiện-tâm bị ô nhiễm, thì phước-thiện ấy trở thành đại-thiện-nghiệp có nhiều năng lực. Nếu đại-thiện-nghiệp ấy có cơ-hội thì cho quả có 8 đại-quả-tâm.

    Cho nên, đại-thiện-nghiệp trong 8 đại-thiện- tâm cho quả có 16 quả-tâm là 8 thiện-quả vô- nhân-tâm và 8 đại-quả-tâm.

    Tất cả chúng-sinh nói chung, mỗi người nói riêng trong vòng tử sinh luân-hồi trong 3 giới 4 loài từ vô-thuỷ trải qua vô số kiếp cho đến kiếp hiện-tại này, phần thân (sắc-uẩn) thay đổi theo từng mỗi kiếp tuỳ theo quả của nghiệp của mỗi chúng-sinh, còn phần tâm (4 danh-uẩn) vẫn sinh rồi diệt liên tục từ kiếp này sang kiếp kia, từ vô-thuỷ trải qua vô số kiếp cho đến kiếp hiện-tại này, tất cả mọi đại-thiện-nghiệp và mọi bất- thiện-nghiệp (ác-nghiệp) dù nặng dù nhẹ cũng đều được tích-luỹ, lưu-trữ ở trong tâm, không hề bị mất mát, bị thất lạc một mảy may nào cả.

    * Trong kiếp hiện-tại, nếu đại-thiện-nghiệp nào có cơ hội cho quả thì nhãn-thức-tâm hợp với

    thọ xả nhìn thấy đối-tượng sắc tốt, đáng hài lòng, v.v... thân-thức-tâm hợp với thọ lạc xúc- giác đối-tượng xúc mềm mại đáng hài lòng, v.v...

    Hoặc nếu ác-nghiệp nào có cơ hội cho quả thì nhãn-thức-tâm nhìn thấy đối-tượng sắc xấu, không đáng hài lòng, v.v... thân-thức-tâm hợp với thọ khổ xúc-giác đối-tượng xúc thô cứng, không đáng hài lòng, v.v...

    VÔ-NHÂN DUY-TÁC-TÂM (AHETUKAKRIYACITTA)

    Vô-nhân duy-tác-tâm là tâm phát sinh làm phận sự không hợp với nhân.

    Vô-nhân duy-tác-tâm chỉ phát sinh làm phận sự, không phải là thiện-tâm, cũng không phải là bất-thiện-tâm, cũng không phải là quả-tâm của tâm nào cả.

    Ahetukakriyacitta: vô-nhân duy-tác-tâm có 3 tâm:

    1- Upekkhāsahagataṃpañcadvāravajjanacittam:

    Ngũ-môn-hướng-tâm đồng sinh với thọ xả, suy xét 5 đối-tượng trong ngũ môn.

    2- Upekkhāsahagataṃ manodvāravajjanacittam:

    Ý-môn-hướng-tâm đồng sinh với thọ xả, suy xét 6 đối-tượng trong ý môn, hoặc quyết định 5 đối-tượng trong ngũ-môn-lộ-trình-tâm.

    3- Somanassasahagataṃ hasituppādacittaṃ:

    Tâm mỉm cười của bậc Thánh A-ra-hán đồng sinh với thọ hỷ phát sinh trong 6 môn. (Không phát sinh đối với các chúng-sinh khác).

    Giảng giải 3 vô-nhân duy-tác-tâm

    1- Pañcadvārāvajjanacitta: ngũ-môn hướng- tâm đồng sinh với thọ xả làm phận sự tiếp nhận 5 đối-tượng mới (sắc, thanh, hương, vị, xúc) xấu hoặc tốt tiếp xúc tương xứng với môn (dvāra), mở cửa cho ngũ-môn-lộ-trình-tâm (pañcadvāravīthicitta) tương xứng phát sinh.

    Ví dụ: * Ngũ-môn hướng-tâm làm phận sự tiếp nhận đối-tượng sắc mới xấu hoặc tốt tiếp xúc tương xứng với nhãn-môn, mở cửa cho nhãn- môn-lộ-trình-tâm phát sinh.

    * Ngũ-môn-hướng-tâm làm phận sự tiếp nhận đối-tượng âm-thanh mới xấu hoặc tốt tiếp xúc tương xứng với nhĩ-môn, mở cửa cho nhĩ-môn- lộ-trình-tâm phát sinh.

    * Ngũ-môn hướng-tâm làm phận sự tiếp nhận đối-tượng hương mới xấu hoặc tốt tiếp xúc tương xứng với tỷ-môn, mở cửa cho tỷ-môn-lộ- trình-tâm phát sinh.

    * Ngũ-môn hướng-tâm làm phận sự tiếp nhận đối-tượng vị mới xấu hoặc tốt tiếp xúc tương xứng với thiệt-môn, mở cửa cho thiệt-môn-lộ- trình-tâm phát sinh.

    * Ngũ-môn hướng-tâm làm phận sự tiếp nhận đối-tượng xúc mới xấu hoặc tốt tiếp xúc tương xứng với thân-môn, mở cửa cho thân-môn-lộ- trình-tâm phát sinh.

    2- Manodvārāvajjanacitta: ý-môn hướng-tâm đồng sinh với thọ xả làm phận sự tiếp nhận 1 trong 6 đối-tượng mới (sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp) xấu hoặc tốt tiếp xúc với ý-môn (manodvāra) mở cửa cho ý-môn-lộ-trình-tâm phát sinh.

    * Ý-môn hướng-tâm đồng sinh với thọ xả còn làm phận sự quyết-định (voṭṭhabbanakicca) đối- tượng xấu hoặc tốt cho ngũ-môn-lộ-trình-tâm.

    3- Hasituppādacitta: tâm mỉm cười của bậc Thánh A-ra-hán đồng sinh với thọ hỷ phát sinh trong 6 môn. (Không phát sinh đối với các chúng-sinh khác).

    Bậc Thánh A-ra-hán có thiên-nhãn-thông (dibbacakkhu-abhiññā) nhìn thấy loài ngạ-quỷ có thân hình kỳ dị với duy-tác thần-thông-tâm 1 sát-na-tâm, tiếp theo suy xét với đại-duy-tác- tâm hợp với trí-tuệ rằng: “ta đã thoát khỏi kiếp loài ngạ-quỷ này rồi”.

    Sau khi suy xét như vậy, tâm mỉm cười của bậc Thánh A-ra-hán (hasituppādacitta) phát sinh.

    Bậc Thánh A-ra-hán đã chứng đắc tiền-kiếp- thông (pubbenivāsānusatiñāṇa), thiên-nhãn-thông

    dibbacakkhuñāṇa) dễ dàng có hasituppādacitta: tâm mỉm cười của bậc Thánh-A-ra-hán phát sinh.

    Mỉm cười và cười

    Mỉm cười và cười có 6 loại:

    1- Sita: tâm mỉm cười trên mặt không lộ hàm răng, đó là sự mỉm cười của Đức-Phật.

    2- Hasita: tâm mỉm cười lộ chút ít hàm răng, đó là sự mỉm cười của bậc Thánh-A-ra-hán.

    Ngoài bậc Thánh A-ra-hán ra, tâm mỉm cười của bậc Thánh Bất-lai, bậc Thánh Nhất-lai, bậc Thánh Nhập-lưu, hoặc hạng thiện-trí phàm-nhân đều hợp với thiện-nhân (vô-tham, vô-sân, vô-si).

    3- Vihasita: tâm cười ra tiếng nho-nhỏ phát sinh đối với 3 bậc Thánh-nhân: bậc Thánh Nhập-lưu, bậc Thánh Nhất-lai, bậc Thánh Bất- lai, hạng thiện-trí phàm-nhân, đó là đại-thiện- tâm đồng sinh với thọ hỷ hợp với thiện-nhân (vô-tham, vô-sân, vô-si).

    4- Atihasita: tâm cười ra tiếng lớn phát sinh đối với 2 bậc Thánh-nhân: bậc Thánh Nhập-lưu, bậc Thánh Nhất-lai, hạng thiện-trí phàm-nhân đó là đại-thiện-tâm đồng sinh với thọ hỷ hợp với thiện-nhân (vô-tham, vô-sân, vô-si).

    5- Apahasita: tâm cười làm cho thân mình nghiêng ngả chỉ phát sinh đối với hạng phàm- nhân mà thôi.

    6- Upahasita: tâm cười làm trào ra nước mắt chỉ phát sinh đối với hạng phàm-nhân mà thôi.

    Trong 6 loại cười này có 2 loại cười chỉ có đối với Đức-Phật và bậc Thánh A-ra-hán mà thôi.

    * Tâm mỉm cười trên mặt không lộ hàm răng gọi là sita, đối với Đức-Phật Chánh-Đẳng-Giác.

    * Tâm mỉm cười lộ chút ít hàm răng gọi là hasita, đối với chư bậc Thánh A-ra-hán.

    Hai loại tâm mỉm cười này phát sinh làm phận sự, mà không quan tâm nơi đối-tượng, nên tâm này có năng lực yếu đặc biệt phát sinh không hợp với nhân (hetu), gọi là hasituppādacitta, thuộc về loại vô-nhân-tâm.

    * Bốn loại tâm cười còn lại, tâm có năng lực mạnh, chấp-thủ nơi đối-tượng, nên tâm này phát sinh hợp với nhân gọi là sahetukacitta: tâm có nhân.

    Saṅkhāra trong ahetukacitta

    Trong bộ Abhidhammatthasaṅgaha, Ngài Đại- Trưởng-lão Anuruddha trình bày trong phần ahetukacitta: vô-nhân-tâm có 18 tâm, không trình bày thuộc về loại asaṅkhārikacitta: tâm cần tác- động hoặc sasaṅkhārikacitta: tâm không cần tác-động nào cả.

    Theo các bộ khác có ý kiến khác nhau về saṅkhārikacitta trong ahetukacitta được tóm lược theo 3 cách như sau:

    * Trong bộ Mūlaṭīkā và bộ Abhidhammattha- vibhāvinīṭīkā có ý kiến rằng:“ahetukacitta: vô-nhân- tâm có 18 tâm đều là saṅkhāravimutti, 18 vô-nhân- tâm đều là không có saṅkhāra nào cả”, bởi vì trong bộ Abhidhammatthasaṅgaha không trình bày asaṅkhārikacitta và sasaṅkhārikacitta nào cả.

    * Trong bộ Paramatthadīpanīṭīkā có ý kiến rằng: “ahetukacitta: vô-nhân-tâm có 18 tâm có asaṅkhārikacitta hoặc sasaṅkhārikacitta”.

    * Bậc Tiền-bối có ý kiến rằng:“ahetukacitta: vô-nhân-tâm có 18 tâm thuộc về asaṅkhārika- citta”, bởi vì nhãn-thức-tâm tự nhìn thấy đối- tượng sắc, nhĩ-thức-tâm tự nghe đối-tượng thanh, tỷ-thức-tâm tự ngửi đối-tượng hương, thiệt-thức- tâm tự nếm đối-tượng vị, thân-thức-tâm tự xúc- giác đối-tượng xúc, v.v... do nương nhờ upattihetu: nhân-duyên khiến cho tâm ấy phát sinh, cho nên 18 vô-nhân-tâm này thuộc về asaṅkhārikacitta: không cần tác-động.

    Ahetukacitta: vô-nhân-tâm là tâm không có 6 nhân (hetu): 3 bất-thiện-nhân: nhân tham, nhân sân, nhân si, và 3 thiện-nhân: nhân vô-tham, nhân vô-sân, nhân vô-si (trí-tuệ). 6 nhân này gọi là sampayuttahetu: nhân hợp với tâm.

    Nếu tâm nào có bất-thiện-nhân (akusalahetu) hoặc thiện-nhân (kusalahetu) hợp với tâm ấy thì tâm ấy gọi là sahetukacitta: hữu-nhân-tâm.

    Ahetukacitta: vô-nhân-tâm là tâm không hợp với sampayuttahetu: nhân hợp với tâm, nhưng tất cả các pháp đều phát sinh từ nhân (hetup- pabhava), nhân này không phải là sampayutta- hetu (6 nhân hợp với tâm), nhưng có nhân-duyên khiến cho tâm phát sinh gọi là upattihetu.

    Cho nên, 18 ahetukacitta: vô-nhân-tâm phát sinh đều do nương nhờ upattihetu: nhân-duyên khiến cho mỗi tâm phát sinh.

    Upattihetu của 18 ahetukacitta

    Mỗi vô-nhân-tâm phát sinh cần phải hội đủ nhân-duyên của mỗi tâm, nếu trường-hợp thiếu 1 nhân-duyên nào thì vô-nhân-tâm ấy không thể phát sinh được.

    Theo bộ Abhidhammatthasaṅgaha: Vi-diệu- pháp yếu-nghĩa giảng giải rằng:

    * Nhân duyên phát sinh 2 nhãn-thức-tâm

    - Cakkhuviññāṇa: nhãn-thức-tâm có 2 tâm phát sinh do hội đủ 4 nhân-duyên:

    1- Cakkhupasāda: nhãn-tịnh-sắc tốt (mắt không bị bệnh).

    2- Rūpārammaṇa: đối-tượng sắc rõ ràng tiếp xúc với nhãn-tịnh-sắc (mắt).

    3- Āloka: ánh sáng rõ ràng.

    4- Manasikāra: chú tâm đó là ngũ-môn hướng-tâm tiếp nhận đối-tượng sắc ấy.

    Nếu khi hội đủ 4 nhân-duyên này thì nhãn- thức-tâm hợp với 7 tâm-sở phát sinh làm phận sự nhìn thấy đối-tượng sắc ấy.

    * Nhãn-thức-tâm có 2 tâm:

    - Nhãn-thức-tâm là quả-tâm của bất-thiện-nghiệp nhìn thấy đối-tượng sắc xấu, không đáng hài lòng.

    - Nhãn-thức-tâm là quả-tâm của đại-thiện- nghiệp nhìn thấy đối-tượng sắc tốt, đáng hài lòng.

    * Nhân duyên phát sinh 2 nhĩ-thức-tâm

    - Sotaviññāṇa: nhĩ-thức-tâm có 2 tâm phát sinh do hội đủ 4 nhân-duyên:

    1- Sotapasāda: nhĩ-tịnh-sắc tốt (tai không bị điếc).

    2- Saddārammaṇa: đối-tượng âm-thanh rõ ràng tiếp xúc với nhĩ-tịnh-sắc (lỗ tai).

    3- Vivarākāsa: khoảng trống không gian không có vật cản.

    4- Manasikāra: chú tâm đó là ngũ-môn hướng-tâm đến đối-tượng âm-thanh ấy.

    Nếu khi hội đủ 4 nhân-duyên này thì nhĩ- thức-tâm hợp với 7 tâm-sở phát sinh làm phận sự nghe đối-tượng âm-thanh ấy.

    * Nhĩ-thức-tâm có 2 tâm:

    - Nhĩ-thức-tâm là quả-tâm của bất-thiện-nghiệp nghe đối-tượng âm-thanh dở, không đáng hài lòng.

    - Nhĩ-thức-tâm là quả-tâm của đại-thiện-nghiệp nghe đối-tượng âm-thanh hay, đáng hài lòng.

    * Nhân duyên phát sinh 2 tỷ-thức-tâm

    Ghānaviññāṇa: tỷ-thức-tâm có 2 tâm phát sinh do hội đủ 4 nhân-duyên:

    1- Ghānapasāda: tỷ-tịnh-sắc tốt (mũi không bị bệnh).

    2- Gandhārammaṇa: đối-tượng hương rõ ràng tiếp xúc với tỷ-tịnh-sắc (lỗ mũi).

    3- Vāyodhātu: phong-đại (gió) thổi đưa mùi hương đến mũi.

    4- Manasikāra: chú tâm đó là ngũ-môn hướng-tâm đến đối-tượng hương ấy.

    Nếu khi hội đủ 4 nhân-duyên này thì tỷ-thức- tâm hợp với 7 tâm-sở phát sinh làm phận sự ngửi đối-tượng hương ấy.

    * Tỷ-thức-tâm có 2 tâm:

    - Tỷ-thức-tâm là quả-tâm của bất-thiện-nghiệp ngửi đối-tượng mùi hôi, không đáng hài lòng.

    - Tỷ-thức-tâm là quả-tâm của đại-thiện-nghiệp ngửi đối-tượng hương thơm tốt, đáng hài lòng.

    * Nhân duyên phát sinh 2 thiệt-thức-tâm Jivhāviññāṇa: thiệt-thức-tâm có 2 tâm phát sinh do hội đủ 4 nhân-duyên:

    1- Jivhāpasāda: thiệt-tịnh-sắc tốt (lưỡi không bị bệnh).

    2- Rasārammaṇa: đối-tượng vị rõ ràng tiếp xúc với thiệt-tịnh-sắc (lưỡi).

    3- Āpodhātu: thuỷ-đại (nước miếng trong miệng).

    4- Manasikāra: chú tâm đó là ngũ-môn hướng- tâm đến đối-tượng vị ấy.

    Nếu khi hội đủ 4 nhân-duyên này thì thiệt-thức tâm hợp với 7 tâm-sở phát sinh làm phận sự nếm đối-tượng vị ấy.

    * Thiệt-thức-tâm có 2 tâm:

    - Thiệt-thức-tâm là quả-tâm của bất-thiện-nghiệp nếm đối-tượng vị dở, không đáng hài lòng.

    - Thiệt-thức-tâm là quả-tâm của đại-thiện- nghiệp nếm đối-tượng vị ngon, đáng hài lòng.

    * Nhân duyên phát sinh 2 thân-thức-tâm Kāyaviññāṇa: thân-thức-tâm có 2 tâm phát sinh do hội đủ 4 nhân-duyên:

    1- Kāyapasāda: thân-tịnh-sắc tốt (thân khoẻ mạnh không bị bại liệt).

    2- Phoṭṭhabbārammaṇa: đối-tượng xúc (cứng, mềm, nóng, lạnh, căng, phồng) rõ ràng tiếp xúc với thân-tịnh-sắc (thân).

    3- Thaddhapaṭhavīdhātu: địa-đại cứng,...

    4- Manasikāra: chú tâm đó là ngũ-môn hướng-tâm đến đối-tượng xúc ấy.

    Nếu khi hội đủ 4 nhân-duyên này thì thân- thức-tâm với 7 tâm-sở phát sinh làm phận sự xúc-giác đối-tượng xúc ấy.

    * Thân-thức-tâm có 2 tâm:

    - Thân-thức-tâm là quả-tâm của bất-thiện-nghiệp xúc-giác đối-tượng xúc xấu, không đáng hài lòng. - Thân-thức-tâm là quả-tâm của đại-thiện-nghiệp xúc-giác đối-tượng xúc tốt, đáng hài lòng.

    * Nhân duyên phát sinh 3 ý-tự-tánh

    Manodhātu: ý-tự-tánh-tâm gồm có 3 tâm:

    - Pañcadvārāvajjanacitta:ngũ-môn hướng-tâm.

    - Sampaṭicchanacitta: tiếp-nhận-tâm có 2 tâm.

    3 tâm này phát sinh do hội đủ 4 nhân-duyên:

    1- Pañcadvāra: 5 môn đó là nhãn-môn, nhĩ- môn, tỷ-môn, thiệt-môn, thân-môn tốt.

    2- Pañcārammaṇa: 5 đối-tượng (sắc, thanh, hương, vị, xúc).

    3- Hadayavatthu: ý-sắc-căn là nơi nương nhờ của tâm để phát sinh.

    4- Manasikāra: chú tâm đến đối-tượng ấy.

    Nếu hội đủ 4 nhân-duyên này thì manodhātu có 3 tâm, mỗi tâm phát sinh tuỳ theo nhân-duyên, làm phận sự của mình đối với đối-tượng ấy.

    * Manodhātu có 3 tâm:

    - Ngũ-môn hướng-tâm phát sinh làm phận sự tiếp nhận 1 trong 5 đối-tượng mới (sắc, thanh, hương, vị, xúc) xấu hoặc tốt tiếp xúc tương xứng với môn (dvāra), mở cửa cho ngũ-môn-lộ-trình- tâm (pañcadvāravīthicitta) tương xứng phát sinh.

    - Tiếp-nhận-tâm là quả-tâm của bất-thiện-nghiệp tiếp nhận đối-tượng xấu, không đáng hài lòng.

    - Tiếp-nhận-tâm là quả-tâm của đại-thiện- nghiệp tiếp nhận đối-tượng tốt, đáng hài lòng.

    * Nhân duyên phát sinh 5 ý-thức-tự-tánh

    Manoviññāṇadhātu:(1) ý-thức-tự-tánh gồm có 5 tâm trong 18 vô-nhân-tâm là:

    - Manodvāravajjanacitta: ý-môn hướng-tâm.

    - Santīraṇacitta: suy-xét-tâm gồm có 3 tâm.

    - Hasituppādacitta: tâm mỉm cười của bậc Thánh A-ra-hán.

    5 tâm này phát sinh do hội đủ 4 nhân-duyên:

    1- Dvāra: 6 môn đó là nhãn-môn, nhĩ-môn, tỷ-môn, thiệt-môn, thân-môn, ý-môn.

    2- Ārammaṇa: 6 đối-tượng (sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp).

    3- Hadayavatthu: ý-sắc-căn là nơi nương nhờ của tâm để phát sinh.

    4- Manasikāra: chú tâm đến đối-tượng ấy.

    Nếu khi hội đủ 4 nhân-duyên này thì mano- viññāṇadhātu có 5 tâm, mỗi tâm phát sinh tuỳ theo nhân-duyên làm phận sự của mình.

    Cho nên, 18 vô-nhân-tâm là tâm không hợp với sampayuttahetu (6 nhân hợp với tâm), nhưng mỗi vô-nhân-tâm phát sinh đều do nhân-duyên gọi là upattihetu: nhân-duyên phát sinh.

    Như vậy, cakkhuviññāṇa: nhãn-thức-tâm phát sinh làm phận sự nhìn thấy đối-tượng sắc, hình dáng là do hội đủ 4 nhân-duyên của nhãn- thức-tâm, nếu trường-hợp thiếu nhân-duyên nào thì nhãn-thức-tâm không thể phát sinh được.

    Cũng như vậy, mỗi tâm với tâm-sở phát sinh đều do hội đủ nhân-duyên của tâm ấy.

    Tất cả các pháp-hữu-vi phát sinh đều do từ nhân-duyên, cho nên, tất cả các pháp-hữu-vi đều là pháp-vô-ngã (anattā), không phải là ta, không phải là người, không phải là đàn ông, không phải là đàn bà, không phải là chúng-sinh nào cả, thật-tánh của tất cả các pháp-hữu-vi chỉ là sắc-pháp hoặc danh-pháp mà thôi.

    Sở dĩ các hàng phàm-nhân thấy sai chấp lầm nơi sắc-pháp hoặc nơi danh-pháp cho là ta, là người, là đàn ông, là đàn bà, là chúng-sinh, v.v... là vì do vô-minh (avijjā) che phủ thật-tánh của sắc-pháp hoặc danh-pháp, do tà-kiến (diṭṭhi) thấy sai chấp lầm nơi sắc-pháp hoặc nơi danh- pháp cho là ta, là người, là đàn ông, là đàn bà, là chúng-sinh, v.v...

    Như vậy, ta hoặc ngã không có thật, nên không có phương pháp diệt ngã.

    Tà-kiến (diṭṭhi) là một loại phiền-não có thật, nên có phương pháp diệt tà-kiến.

    Thật vậy, hành-giả là hạng người tam-nhân có giới-hạnh trong sạch trọn vẹn làm nơi nương nhờ thực-hành pháp-hành thiền-tuệ dẫn đến phát sinh trí-tuệ thấy rõ, biết rõ thật-tánh của sắc- pháp, danh-pháp, trí-tuệ thiền-tuệ thấy rõ, biết rõ sự sinh, sự diệt của sắc-pháp, danh-pháp tam-giới; trí-tuệ thiền-tuệ thấy rõ, biết rõ 3 trạng-thái-chung: trạng-thái vô-thường, trạng- thái khổ, trạng-thái vô-ngã của sắc-pháp, danh- pháp tam-giới, dẫn đến chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế y theo Đức-Phật, chứng đắc Nhập-lưu Thánh-đạo, Nhập-lưu Thánh-quả, Niết-bàn, diệt tận được 2 loại phiền-não là tà-kiến (diṭṭhi) và hoài-nghi (vicikicchā) không còn dư sót, trở thành bậc Thánh Nhập-lưu.

    Bậc Thánh Nhập-lưu vĩnh viễn không còn có tà-kiến thấy sai chấp lầm nơi sắc-pháp, nơi danh-pháp cho là ta, là ngã, là người, là đàn ông, là đàn bà, là chúng-sinh nào nữa.

    Bậc Thánh Nhập-lưu vĩnh viễn không còn tái- sinh kiếp sau trong 4 cõi ác-giới, mà chỉ còn tái- sinh kiếp sau trong cõi thiện-giới là cõi người và cõi trời dục-giới nhiều nhất 7 kiếp nữa mà thôi.

    Đến kiếp thứ 7, bậc Thánh Nhập-lưu chắc chắn sẽ trở thành bậc Thánh A-ra-hán sẽ tịch diệt Niết-bàn, giải thoát khổ tử sinh luân-hồi trong tam-giới.

    -oo0oo-

    (1) Manoviññāṇadhātu có 76 hoặc 108 tâm (trừ 10 thức-tâm và 3 ý- tự-tánh-tâm (manodhātu)).

    Trang Website được thành lập và quản lý bởi các cận sự nam, cận sự nữ trong Phật Giáo. Mục đích nhằm lưu trữ, số hoá kinh sách và tài liệu Phật Giáo Nguyên Thuỷ - Theravāda.