NỀN-TẢNG-PHẬT-GIÁO (MŪLABUDDHASĀSANA)
QUYỂN III
PHÁP-HÀNH GIỚI (SĪLĀCĀRA)
Soạn giả: Tỳ-khưu Hộ-Pháp (Dhammarakkhita Bhikkhu) (Aggamahāpaṇḍita)
BA PHÁP-HÀNH TRONG PHẬT-GIÁO
Trong Phật-giáo có 3 pháp-hành chính là:
1- Pháp-hành giới.
2- Pháp-hành thiền-định.
3- Pháp-hành thiền-tuệ
Ba pháp-hành này có 2 loại:
1- Pháp-hành giới, pháp-hành thiền-định, pháp-hành thiền-tuệ trong tam-giới.
2- Pháp-hành giới, pháp-hành thiền-định, pháp-hành thiền-tuệ trong siêu-tam-giới.
BA PHÁP-HÀNH TRONG TAM-GIỚI
Trong tam-giới có 3 pháp-hành là pháp-hành giới, pháp-hành thiền-định, pháp-hành thiền-tuệ, hành-giả cần phải thực-hành theo tuần tự trước sau pháp-hành giới, pháp-hành thiền-định, pháp-hành thiền-tuệ, bởi vì pháp-hành trước làm nền tảng, làm nơi nương nhờ cho pháp-hành sau theo tuần tự.
Pháp-hành giới thuộc về phần đầu mà hành-giả cần phải thực-hành trong giai đoạn đầu trước tiên, hành-giả có tác-ý trong đại-thiện-tâm giữ gìn giới của mình cho được trong sạch và trọn vẹn nghĩa là tránh xa 3 thân ác-nghiệp và tránh xa 4 khẩu ác-nghiệp, để thành-tựu 3 thân thiện-nghiệp và 4 khẩu thiện-nghiệp.
Hành-giả biết hổ-thẹn tội-lỗi, biết ghê-sợ tội-lỗi, thực-hành pháp-hành giới đầu tiên, giữ gìn thân và khẩu trong sạch, thanh-tịnh để làm nền tảng, làm nơi nương nhờ cho pháp-hành thiền-định và pháp-hành thiền-tuệ được phát triển tốt.
Pháp-hành thiền-định là pháp-hành mà hành-giả là hạng người tam-nhân (tihetukapuggala) nương nhờ nơi pháp-hành giới giữ gìn thân và khẩu trong sạch, thanh-tịnh làm nền tảng, làm nơi nương nhờ, để thực- hành pháp-hành thiền-định có đề-mục thiền-định dẫn đến chứng đắc 5 bậc thiền sắc-giới, và tiếp theo chứng đắc 4 bậc thiền vô-sắc-giới.(1)
5 Bậc thiền sắc-giới thiện-tâm
- Đệ-nhất-thiền sắc-giới thiện-tâm có 5 chi-thiền là hướng-tâm (vitakka), quan-sát (vicāra), hỷ (pīti), lạc (sukha), nhất-tâm (ekaggatā) do chế ngự được 5 pháp- chướng-ngại (nīvaraṇa) là tham-dục, sân-hận, buồn- chán buồn-ngủ, phóng-tâm hối-hận, hoài-nghi.
- Đệ-nhị-thiền sắc-giới thiện-tâm có 4 chi-thiền là quan-sát (vicāra), hỷ (pīti), lạc (sukha), nhất-tâm (ekaggatā) do chế ngự được chi-thiền hướng-tâm (vitakka).
- Đệ-tam-thiền sắc-giới thiện-tâm có 3 chi-thiền là hỷ (pīti), lạc (sukha), nhất-tâm (ekaggatā) do chế ngự được chi-thiền quan-sát (vicāra).
- Đệ-tứ-thiền sắc-giới thiện-tâm có 2 chi-thiền là lạc (sukha), nhất-tâm (ekaggatā) do chế ngự được chi-thiền hỷ (pīti).
- Đệ-Ngài-thiền sắc-giới thiện-tâm có 2 chi-thiền là xả (upekkhā), nhất-tâm (ekaggatā) do thay thế chi-thiền lạc (sukha) bằng chi-thiền xả (upekkhā).
Sau khi đã chứng đắc được 5 bậc thiền sắc-giới thiện- tâm xong, hành-giả muốn tiếp tục thực-hành pháp-hành thiền-định để chứng đắc 4 bậc thiền vô-sắc-giới thiện- tâm, mà mỗi bậc thiền vô-sắc-giới thiện-tâm có mỗi đề- mục thiền-định riêng biệt dẫn đến chứng đắc mỗi bậc thiền vô-sắc-giới thiện-tâm như sau:
4 Bậc thiền vô-sắc-giới thiện-tâm
- Đệ-nhất-thiền vô-sắc-giới thiện-tâm gọi là không- vô-biên-xứ-thiền thiện-tâm, có 2 chi-thiền là xả (upekkhā), nhất-tâm (ekaggatā).
- Đệ-nhị-thiền vô-sắc-giới thiện-tâm gọi là thức-vô- biên-xứ-thiền thiện-tâm, có 2 chi-thiền là xả (upekkhā), nhất-tâm (ekaggatā).
- Đệ-tam-thiền vô-sắc-giới thiện-tâm gọi là vô-sở- hữu-xứ-thiền thiện-tâm, có 2 chi-thiền là xả (upekkhā), nhất-tâm (ekaggatā).
- Đệ-tứ-thiền vô-sắc-giới thiện-tâm gọi là phi-tưởng- phi-phi-tưởng-xứ-thiền thiện-tâm, có 2 chi-thiền là xả (upekkhā), nhất-tâm (ekaggatā).
Pháp-hành thiền-tuệ là pháp-hành mà hành-giả là hạng người tam-nhân (tihetukapuggala) nương nhờ nơi pháp-hành giới giữ gìn thân và khẩu trong sạch, thanh- tịnh, nương nhờ bậc thiền của pháp-hành thiền-định làm nền tảng, làm nơi nương nhờ để thực-hành pháp-hành thiền-tuệ dẫn đến phát sinh 16 loại trí-tuệ-thiền-tuệ (1) từ trí-tuệ-thiền-tuệ tam-giới (lokiyavipassanāñāṇa) cho đến trí-tuệ-thiền-tuệ siêu-tam-giới (lokuttaravipassanā) trải qua 16 loại trí-tuệ-thiền-tuệ theo tuần tự.
1- Trí-tuệ thứ nhất gọi là nāmarūpaparicchedañāṇa là trí-tuệ thấy rõ, biết rõ, phân tích rõ chỉ có sắc-pháp, danh-pháp mà thôi, không phải là ta, không phải là người, không phải là đàn ông, không phải là đàn bà, không phải là chúng-sinh nào cả, mà chỉ có thật-tánh của sắc- pháp, danh-pháp là pháp-vô-ngã (anattā) mà thôi.
2- Trí-tuệ thứ nhì gọi là nāmarūpapaccayaparigga-hañāṇa là trí-tuệ thấy rõ, biết rõ nhân-duyên phát sinh mỗi sắc-pháp, mỗi danh-pháp.
3- Trí-tuệ-thiền-tuệ thứ 3 gọi là sammasanañāṇa là trí-tuệ-thiền-tuệ thấy rõ, biết rõ sự diệt của mỗi sắc-pháp, mỗi danh-pháp do nhân-duyên-diệt nên thấy rõ biết rõ trạng-thái vô-thường, trạng-thái khổ, trạng-thái vô-ngã của mỗi sắc-pháp, mỗi danh-pháp.
4- Trí-tuệ-thiền-tuệ thứ 4 udayabbayānupassanāñāṇa là trí-tuệ-thiền-tuệ thấy rõ, biết rõ sự sinh, sự diệt của mỗi sắc-pháp, mỗi danh-pháp hiện tại do nhân-duyên- sinh, do nhân-duyên-diệt nên thấy rõ, biết rõ 3 trạng- thái chung: trạng-thái vô-thường, trạng-thái khổ, trạng- thái vô-ngã của mỗi sắc-pháp, mỗi danh-pháp hiện-tại trong tam-giới, v.v... cho đến,
12- Trí-tuệ-thiền-tuệ thứ 12 saccānulomañāṇa là trí- tuệ-thiền-tuệ thuận dòng theo 8 loại trí-tuệ-thiền-tuệ phần trước và thuận dòng theo 37 pháp bodhi- pakkhiyadhamma phần sau thuộc về trí-tuệ-thiền-tuệ tam-giới (lokiyavipassanā) có đại-thiện-tâm hợp với trí- tuệ với đối-tượng sắc-pháp, danh-pháp tam-giới, tiếp theo,
13- Trí-tuệ-thiền-tuệ thứ 13 gọi là gotrabhuñāṇa: trí- tuệ-thiền-tuệ có đại-thiện-tâm hợp với trí-tuệ, nhưng có đối-tượng Niết-bàn thuộc về siêu-tam-giới, làm phận sự chuyển dòng từ bậc thiện-trí phàm-nhân lên bậc Thánh Nhập-lưu, v.v... trải qua 13 loại trí-tuệ-thiền-tuệ này vẫn còn là trí-tuệ-thiền-tuệ tam-giới (lokiyavipassanā).
BA PHÁP-HÀNH TRONG SIÊU-TAM-GIỚI
* Trí-tuệ-thiền-tuệ siêu-tam-giới (lokuttaravipassanā có 2 loại trí-tuệ-thiền-tuệ là:
14- Trí-tuệ-thiền-tuệ siêu-tam-giới thứ 14 gọi là maggañāṇa: Thánh-đạo-tuệ trong 4 Thánh-đạo-tâm có đối-tượng Niết-bàn.
15- Trí-tuệ-thiền-tuệ siêu-tam-giới thứ 15 gọi là phalañāṇa: Thánh-quả-tuệ trong 4 Thánh-quả-tâm có đối-tượng Niết-bàn.
Khi ấy, 3 pháp-hành: pháp-hành giới, pháp-hành thiền-định, pháp-hành thiền-tuệ thuộc về 3 phần: phần giới, phần định, phần tuệ được thành-tựu đồng thời cùng một lúc không trước không sau trong pháp-hành bát-chánh-đạo trong 4 Thánh-đạo-tâm và 4 Thánh-quả- tâm chỉ có Niết-bàn làm đối-tượng mà thôi.
Thật vậy, trong pháp-hành bát-chánh-đạo có 8 chánh là chánh-kiến, chánh-tư-duy, chánh-ngữ, chánh-nghiệp, chánh-mạng, chánh-tinh-tấn, chánh-niệm, chánh-định đó là 8 tâm-sở đồng sinh với 4 Thánh-đạo-tâm và 4 Thánh-quả-tâm.
- Chánh-kiến đó là trí-tuệ tâm-sở.
- Chánh-tư-duy đó là hướng-tâm tâm-sở.
- Chánh-ngữ đó là chánh-ngữ tâm-sở.
- Chánh-nghiệp đó là chánh-nghiệp tâm-sở.
- Chánh-mạng đó là chánh-mạng tâm-sở.
- Chánh-tinh-tấn đó là tinh-tấn tâm-sở.
- Chánh-niệm đó là niệm tâm-sở.
- Chánh-định đó là nhất-tâm tâm-sở.
Trong bát-chánh-đạo gồm có 3 phần:
* Chánh-kiến, chánh-tư-duy thuộc về phần tuệ trong 8 siêu-tam-giới-tâm.
* Chánh-ngữ, chánh-nghiệp, chánh-mạng thuộc về phần giới trong 8 siêu-tam-giới-tâm.
* Chánh-tinh-tấn, chánh-niệm, chánh-định thuộc về phần định trong 8 siêu-tam-giới-tâm.
Phần giới đó là chánh-ngữ, chánh-nghiệp, chánh- mạng, là 3 tâm-sở đồng sinh với 8 siêu-tam-giới-tâm cùng có chung đối-tượng Niết-bàn, bởi vì 3 tâm-sở này thuộc về niyata-ekatocetasika: 3 loại tâm-sở này chắc chắn đồng sinh với 8 siêu-tam-giới-tâm có chung đối- tượng Niết-bàn.
Ngoài 8 siêu-tam-giới-tâm ra, 3 tâm-sở là chánh-ngữ tâm-sở, chánh-nghiệp tâm-sở, chánh-mạng tâm-sở thuộc về aniyatayogīcetasika: bất-định tâm-sở còn thuộc loại nānākadācicetasika mỗi bất-định tâm-sở này riêng rẽ đồng sinh với 8 đại-thiện-tâm; bởi vì, mỗi chánh-ngữ tâm-sở, chánh-nghiệp tâm-sở, chánh-mạng tâm-sở này đồng sinh với đại-thiện-tâm có mỗi đối-tượng khác nhau, nên 3 tâm-sở này không thể đồng sinh với đại- thiện-tâm được.
-oo0oo-
(1) Tìm hiểu rõ trong bộ Nền-Tảng-Phật-Giáo, quyển IX: Pháp-Hành Thiền-Định, cùng soạn giả.
Trang Website được thành lập và quản lý bởi các cận sự nam, cận sự nữ trong Phật Giáo. Mục đích nhằm lưu trữ, số hoá kinh sách và tài liệu Phật Giáo Nguyên Thuỷ - Theravāda.