Bài 1: Sự biến thể của danh từ và động từ

Bài 1: Sự biến thể của danh từ và động từ

    PHẬT GIÁO NGUYÊN THỦY THERAVĀDA
    -----

    VĂN PHẠM PĀLĪ

    (ELEMENTARY PALI COURSE)

    Soạn giả: Bhikkhu Nāga Mahā Thera (TK Bửu Chơn)

    ---
    Xuất bản năm

    Dl. 1967 – Pl.2510

     

    BÀI HỌC THỨ 1

    A. SỰ BIẾN THỂ NHỮNG DANH TỪ CUỐI CÙNG BẰNG CHỮ A1 

    Như nara: người (thuộc về nam tính2 nt.)

     

    Số ít

    Số nhiều

    Chủ từ 

    naro3: một người 

    narā: nhiều người

     

    Bổ túc từ 

    naraṃ: một người

    nare: nhiều người

     

                             

    Những danh từ nam tính:

     

    Buddha: Đức Phật.

    Putta: con trai. 

    Janaka: người cha.

    Gāma: xóm làng.

    Dāraka: trẻ con.

    Sūda: người bếp.              

    Odana: cơm, gạo.

    Ghaṭa: chậu, lu mái

    Dhamma: giáo lý, chân lý, định luật.

    Yācaka: người xin ăn (ăn mày).

     

    B. SỰ BIẾN THỂ CỦA ĐỘNG TỪ (VERB.) THỜI HIỆN TẠI – CÁCH CHỦ ĐỘNG NGÔI THỨ 3

     

    Động từ pacca: nấu.

     

    Cuối cùng

    của ngôi thứ 3

    Động từ pacca: nấu

    Số ít

    Số nhiều

    Số ít

    Số nhiều

     

     

    ti

     

     

    anti4

    So hoặc sā pacati5

    (nó nấu,

    hoặc nó đang nấu)

     

     

    Te pacanti 

    (chúng nó nấu,

    hoặc đang nấu)


    Những động từ đồng biến thể:

    Dhāvati (dhāva) chạy.                                               

     

    Vandati (vanda) vái chào, làm lễ.

     

    Vadati (vada) nói, tuyên bố ra.

     

    Rakkhati (rakkha) bảo vệ, hộ trì.

     

    Dhovati (dhova) giặt, rửa.

     

    Thí dụ:

    1) Sūdo pacati: người bếp đang nấu (đồ ăn).

    2) Sūdā pacanti: những người bếp đang nấu (đồ ăn).

    3) Sūdo odanaṃ pacati: người bếp đang nấu ăn.

    4) Sūdā ghate dhovanti: những người bếp đang rửa nồi (chậu).

     

    TẬP LÀM BÀI SỐ 1

    Dịch ra việt ngữ: 1) Buddho vadati. 2) Dhammo rakkhati. 3) Sā dhovati. 4) Yācako dhāvati. 5) Sūdā pacanti. 6) Janakā vadanti. 7) Te vandanti. 8) Narā rakkhanti. 9) Puttā dhavanti. 10) Dārako vandati. 11) Buddho dhammaṃ rakkhati. 12) Dārakā buddhaṃ vandanti. 13) Sūdo ghaṭe dhovati. 14) Narā gāmaṃ rakkhanti(6). 15) Sā odanaṃ pacati. 16) Buddhā dhammaṃ vadanti. 17) Puttā janake vandanti. 18) Yācakā ghāṭe dhovanti. 19) Te gāme rakkhanti. 20) Janako buddhaṃ vandati. 21) Dārako janakaṃ rākkhati.

    Tập làm bài dịch lại Pāli: 1) Nó hộ trì hay bảo vệ. 2) Người ta làm lễ hay vái chào. 3)  Đứa trẻ nhỏ đang rửa giặt. 4) Người con trai nói chuyện. 5) Người ăn xin đang nấu ăn. 6) Chúng nó đang chạy. 7) Những trẻ con đang nói chuyện. 8) Những người cha đang bảo vệ. 9) Những người con trai đang làm lễ. 10) Những người nấu ăn đang giặt rửa. 11) Những người đang làm lễ đức Phật. 12) Những người cha bảo vệ những người. 13) Người bếp đang vo gạo (rửa gạo). 14) Pháp bảo hộ trì cho những người. 15) Cô gái đang vái chào cha. 16) Đức Phật đang thuyết pháp. 17) Những trẻ con đang rửa những nồi chậu. 18) Những người đang bảo vệ những xóm làng. 19) Những người xin ăn đang nấu cơm. 20) Người bếp đang rửa nồi.


    -oo0oo-

    (1) Danh từ Pāli biến thể tuỳ theo mẫu âm cuối cùng của nó, như a, ā, i, ī, u, ū, và o. Không có một danh từ nào cuối cùng bằng e cả.

    (2) Những danh từ cuối cùng bằng “a” đều nam tính hoặc trung tính (giống đực, trung tính) viết tắt nt., tr.t. Trong văn phạm Pāli có 3 giống là:

    1) Người nam, thú và vật có đặc tính về nam là thuộc giống đực (nam tính: nt.) như: nara: người, suriya: mặt trời, gāma: xóm làng.

    2) Người nữ, thú và vật có đặc tính về nữ là thuộc giống cái (nữ tính: nữ, l.) như: itthi: phụ nữ, gangā: sông rạch.

    3) Những danh từ trung tính có tánh cách không cử động là thuộc về giống (trung tính: tr.t.) như: phala: trái cây, citta: tâm, trí.

    (3) Nara + o = naro, nara + ā = narā. Khi 2 mẫu âm đứng kế nhau thì phải bỏ một chữ trước hoặc sau; trường hợp nầy bỏ mẫu âm phía trước.

    (4) Sự biến thể động từ Pāli có 3 ngôi, khởi sự ngôi thứ 3, ngôi thứ 2, ngôi thứ 1. Có 2 số: số ít = s.i. và số nhiều = s.n.

    (5) Những động từ thường khi ít dùng đến “đại danh từ” khi biến thể vì nó được nhận biết do nơi sự áp dụng của cuối chữ, còn những chữ trong dấu ngoặc là nguồn gốc của động từ.

    (6) Trong câu văn Pāli, thường chủ từ - đứng trước kế là bổ túc từ và sau cùng hết là động từ.

    Trang Website được thành lập và quản lý bởi các cận sự nam, cận sự nữ trong Phật Giáo. Mục đích nhằm lưu trữ, số hoá kinh sách và tài liệu Phật Giáo Nguyên Thuỷ - Theravāda.