Bài Kinh Chuyển Pháp Luân (Dhammacakkappavattanasutta)

Bài Kinh Chuyển Pháp Luân (Dhammacakkappavattanasutta)

    PHẬT GIÁO NGUYÊN THỦY
    THERAVĀDA

    NỀN TẢNG PHẬT GIÁO
    (MŪLABUDDHASĀSANA)

    QUYỂN I

    TAM BẢO
    (RATANATTAYA)

    Tỳ khưu Hộ Pháp
    (Dhammarakkhita Bhikkhu)

     

    ĐỨC-PHÁP (DHAMMA) 

    Đức-Pháp dịch từ danh từ Pāḷi Dhamma, trong phần này nghĩa là Chánh-pháp (Saddhamma) mà Đức-Phật Gotama đã thuyết giảng hoàn hảo phần đầu, hoàn hảo phần giữa, hoàn hảo phần cuối, đầy đủ ý nghĩa, văn chương trong sáng thanh-tịnh. Chánh-pháp có 10 pháp là: 

    - Pháp-học Chánh-pháp (Pariyattidhamma). 

    - 9 pháp siêu-tam-giới (Navalokuttaradhamma). 

    Pháp-Học Chánh-Pháp 

    Pháp-học Chánh-pháp là lời giáo huấn của Đức-Phật Gotama gồm có Tam-Tạng Pāḷi và Chú-giải Pāḷi. 

    Chuyển-Pháp-Luân đầu tiên 

    Đức-Phật Gotama xuất hiện trên thế gian vào canh chót đêm rằm tháng tư, đồng thời Đức-Pháp cũng xuất hiện cùng một lúc ấy, còn Đức-Tăng chưa xuất hiện. 

    Vào ngày rằm tháng 6, sau khi Đức-Phật Gotama xuất hiện trên thế gian tròn đúng 2 tháng, lần đầu tiên Đức-Phật Gotama thuyết giảng bài kinh Dhammacak- kappavattanasutta: Kinh Chuyển-Pháp-Luân tế độ nhóm 5 tỳ-khưu: Ngài Trưởng-lão Koṇḍañña trưởng nhóm, Ngài Vappa, Ngài Bhaddiya, Ngài Mahānāma và Ngài Assaji tại vườn phóng sinh nai tên gọi Isipatana  gần kinh-thành Bārāṇasī. 

    Khi ấy, mặt trời sắp lặn hướng Tây, mặt trăng vừa ló dạng hướng Đông, Đức-Phật Gotama thuyết giảng bài kinh Dhammacakkappavattanasutta: Kinh Chuyển-Pháp- Luân này. 

    BÀI KINH CHUYỂN-PHÁP-LUÂN

    Bài Kinh Chuyển-Pháp-Luân (Dhammacakkappavattanasutta) (1) 

    PHẦN I: Ý NGHĨA KỆ KHAI KINH CHUYỂN-PHÁP-LUÂN 

    “Bhikkhūnaṃ pañcavaggīnaṃ ...”

    Vị Đại-Phạm-thiên Sa-ham-pa-ti, 

    Thỉnh cầu Đức-Phật, thuyết pháp độ sinh, 

    Đức-Phật đại bi nhận lời thỉnh cầu.

    Thuyết pháp giảng giải pháp tứ Thánh-đế, 

    Chánh-pháp cao thượng chứng ngộ Niết-bàn

    Tế độ chúng-sinh, nhóm năm tỳ-khưu 

    Tại khu rừng rậm, nơi phóng sinh nai

    Tên gọi là I-si-pa-ta-na, 

    Mong sự lợi ích cho toàn chúng-sinh, 

    Lắng nghe bài kinh Chuyển-Pháp-Luân này,

    Thành tựu kết quả cõi người, cõi trời, 

    Niết-bàn tịch tịnh an-lạc tuyệt đối. 

    Nay chúng tôi tụng kinh Chuyển-Pháp-Luân. 

    PHẦN II: Ý NGHĨA BÀI KINH CHUYỂN-PHÁP-LUÂN 

    Lời Ngài Trưởng-lão Ānanda bạch với Ngài Đại- Trưởng-lão Mahākassapa rằng: 

    - “Evaṃ me sutaṃ …” 

    - Kính bạch Ngài Đại-Trưởng-lão Mahākassapa khả kính, con là Ānanda được nghe bài kinh Chuyển-pháp-luân từ Đức-Thế-Tôn như vầy: Một thuở nọ, Đức-Thế-Tôn ngự tại khu rừng phóng sinh nai, tên là Isipatana, trước kia Đức-Phật Chánh- Đẳng-Giác, chư Phật Độc-Giác đã từng ngự xuống đây. Tại nơi ấy, Đức-Thế-Tôn gọi nhóm 5 tỳ-khưu là Ngài Trưởng-lão Koṇḍañña, Ngài Trưởng-lão Vappa, Ngài Trưởng lão Bhaddiya, Ngài Trưởng-lão Mahānāma và Ngài Trưởng-lão Assaji mà truyền dạy rằng: 

    HAI PHÁP THẤP HÈN (DVE ANTĀ) 

    - Này chư tỳ-khưu! Có 2 pháp thấp hèn cực đoan thuộc về hai biên kiến mà người xuất gia không nên hành. Hai pháp ấy như thế nào? 

    - Một là việc thường thụ hưởng dục lạc trong ngũ-dục do tâm tham-ái hợp với thường-kiến, là pháp thấp hèn của hạng phàm-nhân trong đời, không phải là pháp- hành của bậc Thánh-nhân, không đem lại lợi ích an-lạc. 

    - Hai là việc thường tự ép xác hành khổ mình do tâm sân và có đoạn-kiến, thuộc pháp-hành khổ-hạnh của ngoại đạo, không phải là pháp-hành của bậc Thánh- nhân, không đem lại lợi ích an-lạc. 

    PHÁP-HÀNH TRUNG-ĐẠO (MAJJHIMAPAṬIPADĀ) 

    - Này chư tỳ-khưu! Không thiên về 2 pháp thấp hèn thuộc về thường-kiến và đoạn-kiến ấy, Như-Lai đã thực- hành theo pháp-hành trung-đạo nên đã chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế bằng trí-tuệ-thiền-tuệ siêu-tam- giới, làm cho tuệ-nhãn (cakkhu) đã phát sinh thấy rõ, biết rõ tứ Thánh-đế, làm cho trí-tuệ-thiền-tuệ siêu-tam- giới (ñāṇa) đã phát sinh thấy rõ, biết rõ tứ Thánh-đế, để chứng ngộ Niết-bàn làm vắng lặng mọi phiền-não, để phát sinh trí-tuệ-thiền-tuệ siêu-tam-giới đặc biệt chứng đắc 4 Thánh-đạo, 4 Thánh-quả, để tịch diệt Niết-bàn, giải thoát khổ tử sinh luân-hồi trong tam-giới. 

    - Này chư tỳ-khưu! Như-Lai đã thực-hành theo pháp- hành trung-đạo nên đã chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế bằng trí-tuệ-thiền-tuệ siêu-tam-giới, làm cho tuệ-nhãn (cakkhu) đã phát sinh thấy rõ, biết rõ tứ Thánh-đế, làm cho trí-tuệ-thiền-tuệ siêu-tam-giới (ñāṇa) đã phát sinh thấy rõ, biết rõ tứ Thánh-đế, để chứng ngộ Niết-bàn làm vắng lặng mọi phiền não, để phát sinh trí-tuệ-thiền-tuệ siêu-tam-giới đặc biệt chứng đắc 4 Thánh-đạo, 4 Thánh- quả, để tịch diệt Niết-bàn, giải thoát khổ tử sinh luân-hồi trong tam-giới. 

    Pháp-hành trung-đạo như thế nào? 

    - Này chư tỳ-khưu! Pháp-hành trung-đạo đó chính là Thánh-đạo hợp đủ 8 chánh cao thượng là chánh-kiến, chánh-tư-duy, chánh-ngữ, chánh-nghiệp, chánh-mạng, chánh-tinh-tấn, chánh-niệm, chánh-định. Thánh-đạo hợp đủ 8 chánh cao thượng này gọi là pháp-hành trung-đạo. 

    - Này chư tỳ-khưu! Như-Lai đã thực-hành theo pháp- hành trung-đạo này, đã chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế bằng trí-tuệ-thiền-tuệ siêu-tam-giới, làm cho tuệ-nhãn (cakkhu) đã phát sinh thấy rõ, biết rõ tứ Thánh-đế, làm cho trí-tuệ-thiền-tuệ siêu-tam-giới (ñāṇa) đã phát sinh thấy rõ, biết rõ tứ Thánh-đế, để chứng ngộ Niết-bàn làm vắng lặng mọi phiền não, để phát sinh trí-tuê-thiền-tuệ siêu-tam-giới đặc biệt chứng đắc 4 Thánh-đạo, 4 Thánh- quả, để tịch diệt Niết-bàn, giải thoát khổ tử sinh luân-hồi trong tam-giới. 

    TỨ THÁNH-ĐẾ 

    KHỔ-THÁNH-ĐẾ (DUKKHA ARIYASACCA) 

    - Này chư tỳ-khưu! Khổ-Thánh-đế là chân-lý mà bậc Thánh-nhân đã chứng ngộ, đó là: 

    - Tái-sinh là khổ, già là khổ, bệnh là khổ, chết là khổ. 

    - Phải gần gũi, thân cận với người không thương yêu là khổ. 

    - Phải xa lìa người thương yêu là khổ. 

    - Mong muốn đừng có sinh, đừng có già, đừng có bệnh, đừng có chết … mà điều ấy không thể nào được như ý là khổ. 

    - Tóm lại, chấp trong ngũ-uẩn chấp-thủ do tâm tham-ái và tà-kiến là khổ. 

    - Những thật-tánh khổ ấy gọi là khổ-Thánh-đế. 

    NHÂN SINH KHỔ-THÁNH-ĐẾ (DUKKHASAMUDAYA ARIYASACCA) 

    - Này chư tỳ-khưu! Nhân sinh khổ-Thánh-đế là chân-lý mà bậc Thánh-nhân đã chứng ngộ, đó là tham-ái là nhân dắt dẫn tái-sinh kiếp sau, hợp với tham muốn, ái-dục say mê trong mỗi kiếp ấy, say mê trong các đối-tượng, đắm say trong kiếp sống. Nhân sinh khổ-Thánh-đế ấy là: 

    - Dục-ái (kāmataṇhā): tham-ái trong 6 đối-tượng ái (sắc-ái, thanh-ái, hương-ái, vị-ái, xúc-ái, pháp-ái). 

    - Hữu-ái (bhavataṇhā): tham-ái trong 6 đối-tượng ái hợp với thường-kiến, hoặc tham-ái trong các bậc thiền sắc-giới, vô-sắc-giới, trong cõi sắc-giới, cõi vô-sắc-giới. 

    - Phi-hữu-ái (vibhavataṇhā): tham-ái trong 6 đối- tượng ái hợp với đoạn-kiến. 

    - Những thật-tánh tham-ái ấy gọi là nhân sinh khổ- Thánh-đế. 

    DIỆT KHỔ-THÁNH-ĐẾ (DUKKHANIRODHA ARIYASACCA) 

    - Này chư tỳ-khưu! Diệt khổ-Thánh-đế là chân-lý mà bậc Thánh-nhân đã chứng ngộ, đó là Niết-bàn, là pháp diệt tận được mọi tham-ái ấy không còn dư sót bằng 4 Thánh-đạo-tuệ, Niết-bàn xả ly tất cả, Niết-bàn từ bỏ. chấp trong ngũ-uẩn chấp-thủ, Niết-bàn giải thoát khổ, Niết-bàn không còn luyến ái, không còn dính mắc. Những thật-tánh Niết-bàn ấy gọi là diệt khổ-Thánh-đế. 

    PHÁP-HÀNH DẪN ĐẾN DIỆT KHỔ-THÁNH-ĐẾ (DUKKHANIRODHAGAMINĪ PAṬIPADĀ ARIYASACCA) 

    - Này chư tỳ-khưu! Pháp-hành dẫn đến chứng ngộ Niết-bàn, diệt khổ-Thánh-đế là chân-lý mà bậc Thánh- nhân đã chứng ngộ, đó là Thánh-đạo hợp đủ 8 chánh là chánh-kiến, chánh-tư-duy, chánh-ngữ, chánh-nghiệp, chánh-mạng, chánh-tinh-tấn, chánh-niệm, chánh-định. Những thật-tánh pháp-hành bát-chánh-đạo ấy gọi là pháp-hành dẫn đến diệt khổ-Thánh-đế. 

    TAM-TUỆ-LUÂN TRONG TỨ THÁNH-ĐẾ 

    TAM-TUỆ-LUÂN TRONG KHỔ-THÁNH-ĐẾ 

    1.1- Trí-tuệ-học biết khổ-Thánh-đế (Saccañāṇa) 

    - Này chư tỳ-khưu! Tuệ-nhãn (cakkhu) biết rõ khổ- Thánh-đế đã phát sinh, trí-tuệ (ñāṇa) biết rõ thật-tánh khổ-Thánh-đế đã phát sinh, trí-tuệ sáng suốt (paññā) biết rõ tái-sinh là khổ, sinh, già là khổ,… tóm lại ngũ- uẩn chấp-thủ là khổ đã phát sinh, tuệ-minh (vijjā) biết rõ thấu suốt hoàn toàn khổ-Thánh-đế đã phát sinh, ánh sáng trí-tuệ (āloko) diệt màn vô-minh che phủ khổ- Thánh-đế đã phát sinh đến với Như-Lai trong mọi pháp khổ-Thánh-đế, mà trước đây, khi chưa trở thành Đức- Phật, Như-Lai chưa từng nghe, chưa từng biết rằng: “Thật-tánh của ngũ-uẩn chấp-thủ là khổ-Thánh-đế là pháp mà trí-tuệ-học có phận sự học hỏi, hiểu biết rõ ngũ-uẩn chấp-thủ là khổ-Thánh-đế.” 

    1.2- Trí-tuệ-hành phận sự biết khổ-Thánh-đế (Kiccañāṇa) 

    - Này chư tỳ-khưu! Tuệ-nhãn (cakkhu) thấy rõ, biết rõ khổ-Thánh-đế đã phát sinh, trí-tuệ-thiền-tuệ (ñāṇa) thấy rõ, biết rõ thật-tánh khổ-Thánh-đế đã phát sinh, trí-tuệ- thiền-tuệ sáng suốt (paññā) thấy rõ, biết rõ tái-sinh là khổ, sinh, già là khổ,… tóm lại ngũ-uẩn chấp-thủ là khổ đã phát sinh, tuệ-minh (vijjā) thấy rõ, biết rõ thấu suốt hoàn toàn khổ-Thánh-đế đã phát sinh, ánh sáng trí-tuệ- thiền-tuệ (āloko) diệt màn vô-minh che phủ khổ-Thánh- đế đã phát sinh đến với Như-Lai trong mọi pháp khổ- Thánh-đế, mà trước đây, khi chưa trở thành Đức-Phật, Như-Lai chưa từng nghe, chưa từng biết rằng: “Thật-tánh của ngũ-uẩn chấp-thủ là khổ-Thánh-đế, là pháp mà trí-tuệ-hành có phận sự nên biết rõ ngũ-uẩn chấp-thủ bằng trí-tuệ-thiền-tuệ tam-giới.” 

    1.3- Trí-tuệ-thành hoàn thành xong phận sự biết khổ-Thánh-đế (Katañāṇa) 

    - Này chư tỳ-khưu! Tuệ-nhãn (cakkhu) thấy rõ, biết rõ khổ-Thánh-đế đã phát sinh, trí-tuệ-thiền-tuệ (ñāṇa) thấy rõ, biết rõ thật-tánh khổ-Thánh-đế đã phát sinh, trí- tuệ-thiền-tuệ sáng suốt (paññā) thấy rõ, biết rõ tái-sinh là khổ, sinh, già là khổ,… tóm lại ngũ-uẩn chấp-thủ là khổ đã phát sinh, tuệ-minh (vijjā) thấy rõ, biết rõ thấu suốt hoàn toàn khổ-Thánh-đế đã phát sinh, ánh sáng trí- tuệ-thiền-tuệ (āloko) diệt màn vô-minh che phủ khổ- Thánh-đế đã phát sinh đến với Như-Lai trong mọi pháp khổ-Thánh-đế, mà trước đây, khi chưa trở thành Đức- Phật, Như-Lai chưa từng nghe, chưa từng biết rằng: “Thật-tánh của ngũ-uẩn chấp-thủ là khổ-Thánh-đế là pháp mà trí-tuệ-hành có phận sự nên biết rõ, thì trí-tuệ- thành đã biết rõ ngũ-uẩn chấp-thủ bằng 4 Thánh-đạo- tuệ rồi.” 

    TAM-TUỆ-LUÂN TRONG NHÂN SINH KHỔ-THÁNH-ĐẾ

    2.1- Trí-tuệ-học biết nhân sinh khổ-Thánh-đế (Saccañāṇa) 

    - Này chư tỳ-khưu! Tuệ-nhãn (cakkhu) biết rõ nhân sinh khổ-Thánh-đế đã phát sinh, trí-tuệ (ñāṇa) biết rõ thật-tánh nhân sinh khổ-Thánh-đế đã phát sinh, trí-tuệ sáng suốt (paññā) thấy rõ 108 loại tham-ái đó là 3 loại taṇhā là kāmataṇhā, bhavataṇhā, vibhavataṇhā nhân với 6 loại đối-tượng là sắc-ái, thanh-ái, hương-ái, vị-ái, xúc-ái, pháp-ái thành 18 loại tham-ái, rồi nhân với 2  bên là bên trong của mình và bên ngoài mình của người khác thành 36 loại, rồi nhân với 3 thời là thời quá-khứ, thời hiện-tại, thời vị-lai gồm có 108 loại tham-ái là nhân sinh khổ-Thánh-đế ấy đã phát sinh, tuệ-minh (vijjā) biết rõ thấu suốt hoàn toàn nhân sinh khổ-Thánh-đế đã phát sinh, ánh sáng trí-tuệ (āloko) diệt màn vô-minh che phủ nhân sinh khổ-Thánh-đế đã phát sinh đến với Như-Lai trong mọi pháp nhân sinh khổ-Thánh-đế, mà trước đây, khi chưa trở thành Đức-Phật, Như-Lai chưa từng nghe, chưa từng biết rằng: “Thật-tánh của tham-ái là nhân sinh khổ-Thánh-đế, là pháp mà trí-tuệ-học có phận sự học hỏi, hiểu biết rõ tham-ái là nhân sinh khổ-Thánh-đế.” 

    2.2- Trí-tuệ-hành phận sự diệt nhân sinh khổ- Thánh-đế (Kiccañāṇa) 

    - Này chư tỳ-khưu! Tuệ-nhãn (cakkhu) thấy rõ, biết rõ nhân sinh khổ-Thánh-đế đã phát sinh, trí-tuệ-thiền-tuệ (ñāṇa) thấy rõ, biết rõ thật-tánh nhân sinh khổ-Thánh-đế đã phát sinh, trí-tuệ-thiền-tuệ sáng suốt (paññā) thấy rõ, biết rõ 108 loại tham-ái đó là 3 loại taṇhā là kāmataṇhā, bhavataṇhā, vibhavataṇhā … gồm có 108 loại tham-ái là nhân sinh khổ-Thánh-đế ấy đã phát sinh, tuệ-minh (vijjā) thấy rõ, biết rõ thấu suốt hoàn toàn nhân sinh khổ-Thánh-đế đã phát sinh, ánh sáng trí-tuệ-thiền-tuệ (āloko) diệt màn vô-minh che phủ nhân sinh khổ-Thánh- đế đã phát sinh đến với Như-Lai trong mọi pháp nhân sinh khổ-Thánh-đế, mà trước đây, khi chưa trở thành Đức-Phật, Như-Lai chưa từng nghe, chưa từng biết rằng: “Thật-tánh của tham-ái là nhân sinh khổ-Thánh-đế, là pháp mà trí-tuệ-hành có phận sự nên diệt tham-ái bằng trí-tuệ-thiền-tuệ tam-giới.” 

    2.3- Trí-tuệ-thành hoàn thành xong phận sự diệt tận nhân sinh khổ-Thánh-đế (Katañāṇa) 

    - Này chư tỳ-khưu! Tuệ-nhãn (cakkhu) thấy rõ, biết rõ nhân sinh khổ-Thánh-đế đã phát sinh, trí-tuệ-thiền-tuệ (ñāṇa) thấy rõ, biết rõ thật-tánh nhân sinh khổ-Thánh-đế đã phát sinh, trí-tuệ-thiền-tuệ sáng suốt (paññā) thấy rõ, biết rõ 108 loại tham-ái đó là 3 loại taṇhā là kāmataṇhā, bhavataṇhā, vibhavataṇhā … gồm có 108 loại tham-ái là nhân sinh khổ-Thánh-đế ấy đã phát sinh, tuệ-minh (vijjā) thấy rõ, biết rõ thấu suốt hoàn toàn nhân sinh khổ- Thánh-đế đã phát sinh, ánh sáng trí-tuệ-thiền-tuệ (āloko) diệt màn vô-minh che phủ nhân sinh khổ-Thánh-đế đã phát sinh đến với Như-Lai trong mọi pháp nhân sinh khổ-Thánh-đế, mà trước đây, khi chưa trở thành Đức- Phật, Như-Lai chưa từng nghe, chưa từng biết rằng: “Thật-tánh của tham-ái là nhân sinh khổ-Thánh-đế, là pháp mà trí-tuệ-hành có phận sự nên diệt, thì trí- tuệ-thành đã diệt tận được tham-ái bằng 4 Thánh- đạo-tuệ rồi.” 

    TAM-TUỆ-LUÂN TRONG DIỆT KHỔ-THÁNH-ĐẾ 

    3.1- Trí-tuệ-học biết diệt khổ-Thánh-đế (Saccañāṇa) 

    - Này chư tỳ-khưu! Tuệ-nhãn (cakkhu) biết rõ diệt khổ-Thánh-đế đã phát sinh, trí-tuệ (ñāṇa) biết rõ thật- tánh diệt khổ-Thánh-đế đã phát sinh, trí-tuệ sáng suốt (paññā) biết rõ 2 loại Niết-bàn là sa-upādisesanibbāna, anupādisesanibbāna, biết rõ 3 loại Niết-bàn là animita- nibbāna, appaṇihitanibbāna, suññatanibbāna đã phát sinh, tuệ-minh (vijjā) biết rõ thấu suốt hoàn toàn diệt khổ-Thánh-đế đã phát sinh, ánh sáng trí-tuệ (āloko) diệt màn vô-minh che phủ diệt khổ-Thánh-đế đã phát sinh đến với Như-Lai trong mọi pháp diệt khổ-Thánh-đế, mà trước đây, khi chưa trở thành Đức-Phật, Như-Lai chưa từng nghe, chưa từng biết rằng: “Thật-tánh của Niết-bàn là diệt khổ-Thánh-đế, là pháp mà trí-tuệ-học có phận sự học hỏi, hiểu biết rõ Niết-bàn là diệt khổ-Thánh-đế.” 

    3.2- Trí-tuệ-hành phận sự chứng ngộ diệt khổ-Thánh-đế (Kiccañāṇa) 

    - Này chư tỳ-khưu! Tuệ-nhãn (cakkhu) thấy rõ, biết rõ diệt khổ-Thánh-đế đã phát sinh, trí-tuệ-thiền-tuệ (ñāṇa) thấy rõ, biết rõ thật-tánh diệt khổ-Thánh-đế đã phát sinh, trí-tuệ-thiền-tuệ sáng suốt (paññā) biết rõ 2 loại Niết-bàn là sa-upādisesanibbāna, anupādisesanibbāna, biết rõ 3 loại Niết-bàn là animitanibbāna, appaṇihita- nibbāna, suññatanibbāna đã phát sinh, tuệ-minh (vijjā) thấy rõ, biết rõ thấu suốt hoàn toàn diệt khổ-Thánh-đế đã phát sinh, ánh sáng trí-tuệ- thiền-tuệ (āloko) diệt màn vô-minh che phủ diệt khổ-Thánh-đế đã phát sinh đến với Như-Lai trong mọi pháp diệt khổ-Thánh-đế, mà trước đây, khi chưa trở thành Đức-Phật, Như-Lai chưa từng nghe, chưa từng biết rằng: “Thật-tánh của Niết-bàn là diệt khổ-Thánh-đế, là pháp mà trí-tuệ-hành có phận sự nên chứng ngộ Niết- bàn bằng trí-tuệ-thiền-tuệ tam-giới.” 

    3.3- Trí-tuệ-thành hoàn thành xong phận sự chứng ngộ Niết-bàn diệt khổ-Thánh-đế (Katañāṇa) 

    - Này chư tỳ-khưu! Tuệ-nhãn (cakkhu) thấy rõ, biết rõ diệt khổ-Thánh-đế đã phát sinh, trí-tuệ-thiền-tuệ (ñāṇa) thấy rõ, biết rõ thật-tánh diệt khổ-Thánh-đế đã phát sinh, trí-tuệ-thiền-tuệ sáng suốt (paññā) biết rõ 2 loại Niết-bàn là sa-upādisesanibbāna, anupādisesanibbāna, biết rõ 3 loại Niết-bàn là animitanibbāna, appaṇihita- nibbāna, suññatanibbāna đã phát sinh, tuệ-minh (vijjā) thấy rõ, biết rõ thấu suốt hoàn toàn diệt khổ-Thánh-đế đã phát sinh, ánh sáng trí-tuệ- thiền-tuệ (āloko) diệt màn vô-minh che phủ diệt khổ-Thánh-đế đã phát sinh đến với Như-Lai trong mọi pháp diệt khổ-Thánh-đế, mà trước đây, khi chưa trở thành Đức-Phật, Như-Lai chưa từng nghe, chưa từng biết rằng: “Thật-tánh của Niết-bàn là diệt khổ-Thánh-đế, là pháp mà trí-tuệ-hành có phận sự nên chứng ngộ, thì trí- tuệ-thành đã chứng ngộ Niết-bàn bằng 4 Thánh-đạo- tuệ rồi.” 

    TAM-TUỆ-LUÂN TRONG PHÁP-HÀNH DẪN ĐẾN DIỆT KHỔ-THÁNH-ĐẾ 

    4.1- Trí-tuệ-học biết pháp-hành dẫn đến diệt khổ-Thánh-đế (Saccañāṇa) 

    - Này chư tỳ-khưu! Tuệ-nhãn (cakkhu) biết rõ pháp- hành dẫn đến diệt khổ-Thánh-đế đã phát sinh, trí-tuệ (ñāṇa) biết rõ thật-tánh pháp-hành dẫn đến diệt khổ-  Thánh-đế đã phát sinh, trí-tuệ sáng suốt (paññā) biết rõ pháp-hành bát-chánh-đạo có 8 chánh là chánh-kiến, chánh-tư-duy, chánh-ngữ, chánh-nghiệp, chánh-mạng, chánh-tinh-tấn, chánh-niệm, chánh-định đã phát sinh, tuệ-minh (vijjā) biết rõ thấu suốt hoàn toàn pháp-hành dẫn đến diệt khổ-Thánh-đế đã phát sinh, ánh sáng trí-tuệ (āloko) diệt màn vô-minh che phủ pháp-hành dẫn đến diệt khổ-Thánh-đế đã phát sinh đến với Như-Lai trong mọi pháp-hành dẫn đến diệt khổ-Thánh-đế, mà trước đây, khi chưa trở thành Đức-Phật, Như-Lai chưa từng nghe, chưa từng biết rằng: “Thật-tánh của pháp-hành bát-chánh-đạo có 8 chánh là chánh-kiến, chánh-tư-duy, chánh-ngữ, chánh-nghiệp, chánh-mạng, chánh-tinh-tấn, chánh-niệm, chánh-định, là pháp mà trí-tuệ-học có phận sự học hỏi, hiểu biết rõ pháp-hành bát-chánh-đạo có 8 chánh là chánh-kiến, … là pháp-hành dẫn đến diệt khổ-Thánh-đế.” 

    4.2- Trí-tuệ-hành phận sự tiến hành pháp-hành dẫn đến diệt khổ-Thánh-đế (Kiccañāṇa) 

    - Này chư tỳ-khưu! Tuệ-nhãn (cakkhu) thấy rõ, biết rõ pháp-hành dẫn đến diệt khổ-Thánh-đế đã phát sinh, trí- tuệ-thiền-tuệ (ñāṇa) thấy rõ, biết rõ thật-tánh pháp-hành dẫn đến diệt khổ-Thánh-đế đã phát sinh, trí-tuệ-thiền-tuệ sáng suốt (paññā) thấy rõ, biết rõ pháp-hành bát-chánh- đạo có 8 chánh là chánh-kiến, … đã phát sinh, tuệ-minh (vijjā) thấy rõ, biết rõ thấu suốt hoàn toàn pháp-hành dẫn đến diệt khổ-Thánh-đế đã phát sinh, ánh sáng trí- tuệ-thiền-tuệ (āloko) diệt màn vô-minh che phủ pháp- hành dẫn đến diệt khổ-Thánh-đế đã phát sinh đến với Như-Lai trong mọi pháp-hành dẫn đến diệt khổ-Thánh- đế, mà trước đây, khi chưa trở thành Đức-Phật, Như-Lai chưa từng nghe, chưa từng biết rằng: “Thật-tánh của pháp-hành bát-chánh-đạo có 8 chánh là chánh-kiến, … là pháp mà trí-tuệ-hành có phận sự nên tiến hành pháp-hành bát-chánh-đạo bằng trí-tuệ- thiền-tuệ tam-giới.” 

    4.3- Trí-tuệ-thành hoàn thành xong phận sự tiến hành pháp-hành dẫn đến diệt khổ- Thánh-đế (Katañāṇa) 

    - Này chư tỳ-khưu! Tuệ-nhãn (cakkhu) thấy rõ, biết rõ pháp-hành dẫn đến diệt khổ-Thánh-đế đã phát sinh, trí-tuệ-thiền-tuệ (ñāṇa) thấy rõ, biết rõ thật-tánh pháp- hành dẫn đến diệt khổ-Thánh-đế đã phát sinh, trí-tuệ- thiền-tuệ sáng suốt (paññā) biết rõ pháp-hành bát- chánh-đạo có 8 chánh là chánh-kiến, … đã phát sinh, tuệ-minh (vijjā) thấy rõ, biết rõ thấu suốt hoàn toàn pháp-hành dẫn đến diệt khổ-Thánh-đế đã phát sinh, ánh sáng trí-tuệ-thiền-tuệ (āloko) diệt màn vô-minh che phủ pháp-hành dẫn đến diệt khổ-Thánh-đế đã phát sinh đến với Như-Lai trong mọi pháp-hành dẫn đến diệt khổ- Thánh-đế, mà trước đây, khi chưa trở thành Đức-Phật, Như-Lai chưa từng nghe, chưa từng biết rằng: “Thật-tánh của pháp-hành bát-chánh-đạo có 8 chánh là chánh-kiến, … là pháp-hành dẫn đến diệt khổ-Thánh- đế, là pháp mà trí-tuệ-hành có phận sự nên tiến hành,  thì trí-tuệ-thành đã tiến hành pháp-hành bát-chánh- đạo hợp đủ 8 chánh bằng 4 Thánh-đạo-tuệ rồi.” 

    VAI TRÒ QUAN TRỌNG CỦA TAM-TUỆ-LUÂN 

    - Này chư tỳ-khưu! Khi nào trí-tuệ-thiền-tuệ thấy rõ, biết rõ thật-tánh của tứ Thánh-đế theo tam-tuệ-luân (trí-tuệ-học, trí-tuệ-hành, trí-tuệ-thành), thành 12 loại trí-tuệ hoàn toàn trong sáng, thanh-tịnh chưa phát sinh đến với Như-Lai. 

    - Này chư tỳ-khưu! Khi ấy Như-Lai chưa truyền dạy rằng: “Như-Lai chứng đắc thành Đức-Phật Chánh- Đẳng-Giác vô thượng trong toàn cõi-giới chúng-sinh: nhân-loại, vua chúa, sa-môn, bà-la-môn, chư-thiên, ma- vương và phạm-thiên cả thảy.” 

    - Này chư tỳ-khưu! Khi nào trí-tuệ-thiền-tuệ thấy rõ, biết rõ thật-tánh của tứ Thánh-đế theo tam-tuệ-luân (trí-tuệ-học, trí-tuệ-hành, trí-tuệ-thành), thành 12 loại trí-tuệ hoàn toàn trong sáng, thanh-tịnh đã phát sinh đến với Như-Lai. 

    - Này chư tỳ-khưu! Khi ấy, Như-Lai dõng dạc khẳng định truyền dạy rằng: “Như-Lai đã chứng đắc thành Đức-Phật Chánh-Đẳng-Giác vô thượng trong toàn cõi- giới chúng-sinh: nhân-loại, vua chúa, sa-môn, bà-la- môn, chư-thiên, ma-vương và phạm-thiên cả thảy.” 

    Trí-tuệ quán-triệt (Paccavekkhaṇañāṇa) 

    Trí-tuệ quán-triệt đã phát sinh đến với Như-Lai, biết rõ rằng: “A-ra-hán Thánh-quả-tuệ giải thoát của Như- Lai không bao giờ bị hư hoại, kiếp này là kiếp chót, sau kiếp này, chắc chắn không còn tái-sinh kiếp nào nữa.” 

    NGÀI TRƯỞNG-LÃO KOṆḌAÑÑA CHỨNG NGỘ CHÂN-LÝ TỨ THÁNH-ĐẾ

    Đức-Thế-Tôn thuyết giảng bài kinh Chuyển-pháp- luân này xong, nhóm 5 tỳ-khưu phát sinh đại-thiện-tâm vô cùng hoan-hỷ với lời giáo huấn của Đức-Phật. 

    Trong khi Đức-Thế-Tôn thuyết bài kinh Chuyển-Pháp-luân toàn văn xuôi này xong, thì Ngài Trưởng-lão Koṇḍañña đã phát sinh dhammacakkhu: pháp-nhãn chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế đầu tiên, chứng đắc Nhập-lưu Thánh-đạo, Nhập-lưu Thánh-quả, Niết-bàn, diệt  tận  được  2  loại  phiền-não  là  tà-kiến  (diṭṭhi)  và hoài-nghi (vicikicchā) không còn dư sót, trở thành bậc 

    Thánh Nhập-lưu đầu tiên trong giáo-pháp của Đức- Phật Gotama, nên Ngài thấy rõ, biết rõ chắc chắn rằng: 

    “Tất cả các pháp-hữu-vi nào trong tam-giới có trạng- thái-sinh, thì tất cả pháp-hữu-vi ấy đều có trạng-thái-diệt.” 

    TOÀN THỂ CHƯ-THIÊN, PHẠM-THIÊN ĐỒNG TÁN DƯƠNG CA TỤNG 

    Khi Đức-Phật thuyết giảng kinh Chuyển-pháp-luân vừa xong, toàn thể chư-thiên trên mặt đất (bhummaṭṭha- devatā) đồng thanh tán dương ca tụng rằng: 

    - “Đức-Phật thuyết giảng bài kinh Chuyển-pháp-luân vô thượng tại khu rừng phóng sinh nai gọi là Isipatana, gần kinh-thành Bārāṇasī, chưa từng có sa-môn nào, bà- la-môn nào, vị chư-thiên nào, ma-vương nào, vị phạm- thiên nào hoặc bất cứ một ai nào trong đời này có thể thuyết giảng như vậy được.” 

    Toàn thể chư-thiên cõi Tứ-Đại-thiên-vương nghe lời tán dương ca tụng của chư-thiên trên mặt đất, cũng đồng thanh tán dương ca tụng như chư-thiên trên mặt đất rằng: 

    - “Đức-Phật thuyết giảng bài kinh Chuyển-pháp-luân vô thượng tại khu rừng phóng sinh nai gọi là Isipatana, gần kinh-thành Bārāṇasī, …” 

    Toàn thể chư-thiên cõi Tam-thập-Tam-thiên nghe lời tán dương ca tụng của chư-thiên cõi Tứ-Đại-thiên- vương, cũng đồng thanh tán dương ca tụng rằng: 

    - “Đức-Phật thuyết giảng bài kinh Chuyển-pháp-luân vô thượng tại khu rừng phóng sinh nai gọi là Isipatana, gần kinh-thành Bārāṇasī, …” 

    Toàn thể chư-thiên cõi Dạ-Ma-thiên nghe lời tán dương ca tụng của chư-thiên cõi Tam-thập-Tam-thiên, cũng đồng thanh tán dương ca tụng rằng: 

    - “Đức-Phật thuyết giảng bài kinh Chuyển-pháp-luân vô thượng tại khu rừng phóng sinh nai gọi là Isipatana, gần kinh-thành Bārāṇasī, …” 

    Toàn thể chư-thiên cõi Đâu-suất-đà-thiên nghe lời tán dương ca tụng của chư-thiên cõi Dạ-ma-thiên, cũng đồng thanh tán dương ca tụng rằng: 

    - “Đức-Phật thuyết giảng bài kinh Chuyển-pháp-luân vô thượng tại khu rừng phóng sinh nai gọi là Isipatana, gần kinh-thành Bārāṇasī, …” 

    Toàn thể chư-thiên cõi Hóa-lạc-thiên nghe lời tán dương ca tụng của chư-thiên cõi Đâu-suất-đà-thiên, cũng đồng thanh tán dương ca tụng rằng: 

    - “Đức-Phật thuyết giảng bài kinh Chuyển-pháp-luân vô thượng tại khu rừng phóng sinh nai gọi là Isipatana, gần kinh-thành Bārāṇasī, …” 

    Chư-thiên cõi Tha-hóa-tự-tại-thiên nghe lời tán dương ca tụng của chư-thiên cõi Hóa-lạc-thiên, cũng đồng thanh tán dương ca tụng rằng: 

    - “Đức-Phật thuyết giảng bài kinh Chuyển-pháp-luân vô thượng tại khu rừng phóng sinh nai gọi là Isipatana, gần kinh-thành Bārāṇasī, …” 

    Toàn thể chư phạm-thiên cõi trời sắc-giới nghe lời tán dương ca tụng của chư-thiên cõi Tha-hóa-tự-tại- thiên, cũng đồng thanh tán dương ca tụng rằng: 

    - “Đức-Phật thuyết giảng bài kinh Chuyển-pháp-luân vô thượng tại khu rừng phóng sinh nai gọi là Isipatana, gần kinh-thành Bārāṇasī, chưa từng có sa-môn nào, bà- la-môn nào, vị chư-thiên nào, ma-vương nào, vị phạm- thiên nào hoặc bất cứ một ai nào trong đời này có thể thuyết giảng như vậy được.” 

    Ngay thời khắc ấy, ngay lúc ấy, ngay tích tắc ấy, lời tán dương ca tụng vang dội lên đến cõi sắc-giới phạm- thiên tột đỉnh là “Sắc-cứu-cánh-thiên” (Akaniṭṭhā). 

    Mười ngàn thế giới này đều chuyển động lên xuống, chuyển động nhấc lên nhấc xuống, chuyển động bên này sang bên kia. 

    Ánh sáng hào quang của Đức-Phật Chánh-Đẳng- Giác lan tỏa rộng vô biên khắp cùng toàn cõi-giới chúng-sinh, gấp bội lần ánh sáng hào quang do oai lực chư-thiên, phạm-thiên cả thảy. 

    NGÀI TRƯỞNG-LÃO KOṆḌAÑNA CÓ TÊN GỌI LÀ AÑÑĀSIKOṆḌAÑÑA 

    Khi Ngài Trưởng-Lão Koṇḍañña chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế, chứng đắc Nhập-lưu Thánh-đạo, Nhập-lưu Thánh-quả, trở thành bậc Thánh Nhập-lưu, Đức-Thế- Tôn hoan-hỷ tự thốt lên cho toàn thế giới biết rằng: 

    “Aññāsi vata bho Koṇḍañño Aññāsi vata bho Koṇḍañño” ti. 

    Iti hidaṃ āyasmato Koṇḍaññassa “Aññāsikoṇḍañño” tveva nāmaṃ ahosī’ti. 

    - Này chư vị! Quả thật Koṇḍañña đã chứng ngộ chân- lý tứ Thánh-đế rồi! 

    - Này chư vị! Quả thật Koṇḍañña đã chứng ngộ chân- lý tứ Thánh-đế rồi! 

    Cho nên, Ngài Trưởng-lão Koṇḍañña có tên gọi là Aññāsikoṇḍañña (Ngài Trưởng-lão Koṇḍañña đã chứng ngộ). 

    NGÀI TRƯỞNG-LÃO AÑÑĀSIKOṆḌAÑÑA XIN THỌ TỲ-KHƯU 

    Khi ấy, Ngài Trưởng-lão Aññāsikoṇḍañña thấy đúng chân-lý tứ Thánh-đế, chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế, đã biết rõ thật-tánh đúng theo chân-lý tứ Thánh-đế, đã thấu suốt chân-lý tứ Thánh-đế bằng trí-tuệ-thiền-tuệ siêu- tam-giới, đã thoát ra khỏi mọi hoài-nghi, không còn nghi ngờ thế này thế kia nữa, đạt đến tâm dũng mãnh vững chắc, do nhân-duyên tự mình chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế y theo Đức-Phật, nên không còn tin nơi người khác nữa, có đức-tin vững chắc trong lời giáo huấn của Đức-Phật. 

    Ngài Trưởng-lão Aññāsikoṇḍañña thành kính đảnh lễ Đức-Thế-Tôn rồi bạch rằng: 

    - Kính bạch Đức-Thế-Tôn cao thượng! Con xin nương nhờ nơi Đức-Thế-Tôn, kính xin Ngài cho phép con được thọ sa-di và tỳ-khưu. 

    Đức-Thế-Tôn đưa bàn tay phải ra, chỉ bằng ngón tay trỏ truyền dạy rằng: 

    - “Ehi bhikkhu Svākkhāto dhammo cara brahma- cariyaṃ sammā dukkhassa antakiriyāya.” 

    - Này Aññāsikoṇḍañña! Con hãy đến với Như-Lai. Con trở thành tỳ-khưu theo ý nguyện. Chánh-pháp mà Như-Lai đã thuyết giảng, hoàn hảo ở phần đầu, phần giữa, phần cuối. Con hãy nên cố gắng tinh-tấn hành phạm-hạnh cao thượng để chứng đắc A-ra-hán Thánh- đạo, A-ra-hán Thánh-quả, Niết-bàn, cuối cùng giải thoát khổ tử sinh luân-hồi. 

    Đức-Phật truyền dạy như vậy, Ngài Trưởng-lão Aññāsikoṇḍañña đã trở thành vị tỳ-khưu. 

    (Xong bài kinh Chuyển-Pháp-Luân.) 

    Khi lắng nghe Đức-Phật Gotama thuyết giảng bài kinh Chuyển-Pháp-Luân này, trong nhóm 5 tỳ-khưu chỉ có Ngài Trưởng-lão Aññāsikoṇḍañña chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế đầu tiên y theo Đức-Phật, chứng đắc Nhập- lưu Thánh-đạo, Nhập-lưu Thánh-quả, Niết-bàn, trở thành bậc Thánh Nhập-lưu đầu tiên trong giáo pháp của Đức-Phật Gotama (1), cùng với 180 triệu chư-thiên, phạm-thiên cũng chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế y theo Đức-Phật, chứng đắc Thánh-đạo, Thánh-quả, Niết-bàn tùy theo năng lực của các pháp-hạnh ba-la-mật và 5 pháp-chủ (indriya): tín pháp-chủ, tấn pháp-chủ, niệm- pháp-chủ, định pháp-chủ, tuệ pháp-chủ của mỗi vị. 

    Sau khi đã trở thành bậc Thánh Nhập-lưu, Ngài Đại- Trưởng-lão Aññāsikoṇḍañña được Đức-Phật cho phép thọ tỳ-khưu theo cách Ehi bhikkhūpasampadā. Đức-Phật đưa bàn tay phải, chỉ bằng ngón trỏ về phía Ngài Đại-Trưởng-lão Aññāsikoṇḍañña truyền dạy rằng: 

    “Ehi Bhikkhu! Svākkhāto dhammo cara brahma- cariyaṃ sammā dukkhassa antakiriyāya.” 

    Thật kỳ diệu thay! Khi Đức-Phật vừa chấm dứt câu, ngay khi ấy, hình tướng cũ đạo-sĩ của Ngài Đại-Trưởng- lão Aññāsikoṇḍañña biến mất, thay vào tăng tướng mới, đạo mạo một tỳ-khưu có đầy đủ 8 thứ vật dụng của tỳ- khưu thành tựu do quả của phước-thiện như thần-thông. Vị tỳ-khưu có tăng tướng trang nghiêm, thân, khẩu thanh-tịnh như một vị tỳ-khưu có 60 hạ. 

    TAM-BẢO TRỌN VẸN XUẤT HIỆN TRÊN THẾ GIAN 

    Đức-Phật Gotama thuyết giảng bài kinh Chuyển- Pháp-Luân lần đầu tiên vào ngày rằm tháng sáu. Ngài Đại-Trưởng-lão Aññāsikoṇḍañña trở thành bậc Thánh Nhập-lưu đầu tiên trong giáo-pháp của Đức-Phật Gotama, và trở thành vị tỳ-khưu đầu tiên trong giáo- pháp của Đức-Phật Gotama. Ngay khi ấy, Tam-bảo: Đức-Phật-bảo, Đức-Pháp-bảo, Đức-Tăng-bảo trọn vẹn đầu tiên xuất hiện trên thế gian. 

    Còn lại 4 vị tỳ-khưu khác, Đức-Phật tiếp tục chỉ dạy. 

    * Sáng ngày 16 tháng 6, Đức-Phật không ngự đi khất thực, ở lại tại khu rừng Uruvelā để chỉ dạy Ngài Vappa và Ngài Bhaddiya, còn 3 vị tỳ-khưu: Ngài Đại-Trưởng- lão Aññāsikoṇḍañña, Ngài Mahānāma và Ngài Assaji đi khất thực đem vật thực về dâng đến Đức-Phật, phần vật thực còn lại phân chia đều cho 5 tỳ-khưu độ trong ngày. 

    * Ngày 16 tháng 6, Ngài Vappa chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế, chứng đắc Nhập-lưu Thánh-đạo, Nhập-lưu Thánh-quả, Niết-bàn, trở thành bậc Thánh Nhập-lưu và được Đức-Phật cho phép thọ tỳ-khưu cũng theo cách Ehibhikkhūpasampadā. 

    * Ngày 17 tháng 6, Đức-Phật chỉ dạy Ngài Bhaddiya và Ngài Mahānāma, còn Ngài Đại-Trưởng-lão Aññāsi- koṇḍañña, Ngài Vappa và Ngài Assaji đi khất thực đem vật thực về dâng đến Đức-Phật, phần vật thực còn lại chia đều cho 5 tỳ-khưu. 

    * Ngày 17 tháng 6, Ngài Bhaddiya chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế, chứng đắc Nhập-lưu Thánh-đạo, Nhập-lưu Thánh-quả, Niết-bàn, trở thành bậc Thánh Nhập-lưu và được Đức-Phật cho phép thọ tỳ-khưu theo cách Ehibhikkhūpasampadā. 

    * Ngày 18 tháng 6, Đức-Phật chỉ dạy Ngài Mahānāma và Ngài Assaji, còn Ngài Đại-Trưởng-lão Aññāsikoṇḍañña, Ngài Vappa và Ngài Bhaddiya đi khất thực đem vật thực về dâng đến Đức-Phật, phần vật thực còn lại chia đều cho 5 vị tỳ-khưu. 

    * Ngày 18 tháng 6, Ngài Mahānāma chứng ngộ chân- lý tứ Thánh-đế, chứng đắc Nhập-lưu Thánh-đạo, Nhập- lưu Thánh-quả, Niết-bàn, trở thành bậc Thánh Nhập-lưu và được Đức-Phật cho phép thọ tỳ-khưu theo cách Ehibhikkhūpasampadā. 

    * Ngày 19 tháng 6, Đức-Phật chỉ dạy Ngài Assaji, còn 4 vị tỳ-khưu đi khất thực đem vật thực về dâng đến Đức- Phật, phần còn lại chia đều đến 5 vị tỳ-khưu. 

    * Ngày 19 tháng 6, Ngài Assaji chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế, chứng đắc Nhập-lưu Thánh-đạo, Nhập-lưu Thánh-quả, Niết-bàn, trở thành bậc Thánh Nhập-lưu và được Đức-Phật cho phép thọ tỳ-khưu theo cách Ehibhikkhūpasampadā. 

    Như vậy nhóm 5 tỳ-khưu đều trở thành 5 bậc Thánh Nhập-lưu và cũng trở thành 5 tỳ-khưu trong giáo-pháp của Đức-Phật Gotama. 

    Để nâng đỡ nhóm 5 tỳ-khưu Thánh Nhập-lưu lên bậc Thánh A-ra-hán. 

    * Ngày 20 tháng 6, Đức-Phật thuyết giảng bài kinh Anattalakkhaṇasutta: Kinh Trạng-Thái-Vô-Ngã. 

    Thật vậy, sau khi nghe Đức-Phật thuyết bài kinh Trạng-Thái-Vô-Ngã xong, nhóm 5 tỳ-khưu đều chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế, chứng đắc từ Nhất-lai Thánh- đạo, Nhất-lai Thánh-quả, Niết-bàn, Bất-lai Thánh-đạo, Bất-lai Thánh-quả, Niết-bàn, A-ra-hán Thánh-đạo, A-ra- hán Thánh-quả, Niết-bàn diệt tận được mọi tham-ái, mọi phiền-não, mọi ác-pháp không còn dư sót, trở thành bậc Thánh A-ra-hán cao thượng trong giáo-pháp của Đức- Phật Gotama. 

    Như vậy, ngoài Đức-Phật ra, còn có 5 vị Thánh A-ra- hán thanh-văn đệ-tử của Đức-Phật Gotama đã xuất hiện trên thế gian này. 

    -oo0oo-

    (1) Bộ Saṃ, Mahāvagga, kinh Dhammacakkappavattanasutta. 

    ---

    (1) Tìm hiểu bộ Nền-Tảng-Phật-Giáo, quyển VI, VII, VIII: Pháp-Hạnh Ba- La-Mật, cùng soạn-giả. 

    Trang Website được thành lập và quản lý bởi các cận sự nam, cận sự nữ trong Phật Giáo. Mục đích nhằm lưu trữ, số hoá kinh sách và tài liệu Phật Giáo Nguyên Thuỷ - Theravāda.