Miến Điện là một trong những nơi gìn giữ truyền thống Phật Giáo gần như là khá nguyên vẹn. Những con người nơi đây đã thấm nhuần giáo lý của Đức Phật, họ tự hào vì dân tộc họ đi theo đúng chánh pháp, họ tự hào vì dân tộc họ có Hai người cận sự nam trong Phật Giáo quy y Nhị Bảo (Trapusa và Bahalika). Có lẽ vì vậy, mà nơi đây giáo lý Phật Đà đã trở thành di sản cao thượng nhất mà hiếm dân tộc nào có được trên Thế Giới. Hình ảnh phía dưới là một trong những hình ảnh hy hữu mà cả gia đình người Myanmar Xuất Gia Gieo Duyên (Người Cha và hai người con xuất gia trở thành Chư Tăng, Người Mẹ xuất gia trở thành Tu Nữ trong Phật Giáo). Ngoài ra, Gia Đình hộ trì Pháp Bảo này còn hộ độ cho hơn 60 vị khác Xuất Gia Tỳ Khưu Nữa. Lành Thay! Lành Thay!
Hình ảnh xuất gia gieo duyên của Gia Đình người Myanmar
Tìm hiểu ngày Tết ở Miến Điện theo truyền thống Phật Giáo
Đêm giao thừa tết
Ngày giao thừa Thingyan, ngày đầu tiên của kỳ lễ, gọi là a-kyo nei, là thời điểm bắt đầu của nhiều hoạt động tôn giáo. Các Phật tử được khuyên là nên tuân theo Bát giới, hơn là Ngũ giới cơ bản, gồm có việc ăn một bữa trước chính ngọ. Thingyan là thời điểm của ngày Bố Tát (hay Trai Giới). Của bố thí và các mâm lễ vật được dâng lên các vị Sư trong các nơi thờ tự, và một loại lễ vật gồm dừa non và thân dừa còn nguyên vẹn được kết thành vòng tròn và bó trong lá chuối xanh (nga pyaw pwè oun pwè) và các nhánh tha byay hoặc jambul (Syzygium cumini) đặt trước các di ảnh của Đức Phật Gotama; di ảnh này sẽ được đổ nước thơm từ phía trên xuống trong nghi lễ tắm Phật. Thời xa xưa, các vua Miến Điện có tham dự một lễ gội đầu bằng nước tinh khiết lấy từ Gaungsay Kyun (nghĩa là đảo Gội Đầu), là phần đá nhỏ trồi lên mặt biển của một hòn đảo ở vịnh Martaban gần Mawlamyaing.
Ngày Tân Niên
Ngày tiếp theo là ngày Tân Niên (tiếng Miến: “hnit hsan ta yet nei”). Đây là thời điểm mọi người viếng thăm người lớn tuổi và quỳ lạy (tiếng Miến: gadaw hoặc shihko) để thể hiện lòng tôn kính cũng như là dâng nước đựng trong các nồi đất nung và xà phòng thơm. Người nhỏ tuổi sẽ gội đầu cho người lớn tuổi, theo cách thức truyền thống là với hạt và vỏ của cây keo Acacia rugata. Nhiều người soạn ra các kế hoạch, giải pháp cho năm mới, thường là những việc cần sửa chữa hay là các hành động đáng khen liên quan đến Nghiệp của mỗi người (Karma). Phóng sinh cá (nga hlut pwè) cũng là một truyền thống khác, những con cá bị mắc cạn nằm phơi mình dưới nắng nóng được cứu vớt, rồi được thả vào các nồi, các vại đất lớn trước khi được phóng sinh trở lại các sông hồ lớn với lời cầu nguyện và điều ước rằng “Ta giải thoát cho cá lần này, cá hãy giải thoát cho ta 10 lần sau nhé”. Thingyan (a-hka dwin) cũng là thời điểm cực kỳ thiêng liêng để tổ chức lễ xuất gia cho các bé trai (tiếng Miến: shinbyu) theo nghi thức của pháo Phật giáo nguyên thủy; các bé sẽ gia nhập giáo hội (sangha) trong một thời gian ngắn để thụ hưởng giáo lý nhà Phật- cụ thể là để học Pháp Học (Dharma) và Pháp Hành (Thiền Vipassana – Minh Sát Tuệ).
Vào ngày Tân Niên, mọi người quyên góp thức ăn (tiếng Miến: studitha) ở nhiều nơi, đặc biệt là phát thức ăn miễn phí cho những người tham gia lễ hội năm mới.
Nguồn: WikiMedia (Admin có chỉnh sửa một số ngôn từ cho phù hợp với Phật Giáo).
Nguồn hình: Thiền viện Panditarama