Pháp-hành-giới là pháp-hành mà hành-giả có tác-ý đại-thiện-tâm giữ gìn thân và khẩu tránh xa mọi hành-ác. Hành-giả thực-hành pháp-hành-giới có tác-ý đại-thiện- tâm tránh xa 3 thân hành điều ác và tránh xa 4 khẩu nói điều ác, giữ gìn giới của mình cho được trong sạch và trọn vẹn, để làm nền tảng cho pháp-hành thiền-định, pháp-hành thiền-tuệ được phát triển.
Giới của mỗi hàng thanh-văn đệ-tử khác nhau:
– Đối với hàng tại gia cư-sĩ là cận-sự-nam, cận-sự-nữ có ngũ-giới và bát-giới ājīvaṭṭhamakasīla là thường giới. Ngoài ra, cận-sự-nam, cận-sự-nữ còn có thể thọ trì bát- giới uposathasīla, cửu-giới uposathasīla, thập-giới, tùy theo khả năng của mỗi người cận-sự-nam, cận-sự-nữ.
– Đối với bậc xuất-gia:
* Vị sa-di có 10 sa-di-giới, 10 điều-giới hoại phẩm hạnh sa-di, 10 giới hành phạt, 75 điều-giới hành, … 14 pháp- hành như tỳ-khưu,…
* Vị tỳ-khưu có tứ thanh-tịnh-giới. Trong tứ thanh- tịnh-giới ấy, có Bhikkhupātimokkkasīla có 227 điều-giới, nếu tính đầy đủ trong Tạng Luật thì có 91.805.036.000 điều-giới.
Muốn giữ gìn giới được trong sạch trọn vẹn, thanh- tịnh, điều trước tiên, hành-giả cần phải học hỏi, hiểu rõ kỹ càng tất cả mọi điều-giới của mình, rồi mới có thể thực-hành pháp-hành-giới là tránh xa mọi hành ác do thân và khẩu, giữ gìn giới của mình cho được trong sạch và trọn vẹn, làm cho thân và khẩu được thanh-tịnh.
Do năng lực của giới có thể diệt được phiền-não loại thô ở thân và khẩu (vitikkamakilesa), để làm nền-tảng cho pháp-hành thiền-định, pháp-hành thiền-tuệ được phát triển.