Cớ sao người hiền lại khổ còn người ác lại được sung sướng?

Cớ sao người hiền lại khổ còn người ác lại được sung sướng?

    Có kẻ hỏi: nhiều người hoài nghi hay hiểu lầm rằng, cớ sao kẻ làm lành không gặp vui mà người dữ lại được hạnh phúc, thạnh vượng như thế, lời dạy của Đức Phật có sai chăng?

    Theo lời hỏi đây, có giải rằng: Nói làm lành ấy họ làm ra sao? Vì có người lầm rằng, dù họ làm lành cũng có điều sơ sót, không để ý nhớ, cố gắng lưu tâm đến phận sự chân chánh ngay thật. Họ có ý kiến độc đoán, cang ngạnh, khoe mình thái quá, phỉ báng kẻ khác. Cho đến bậu bạn cùng làm việc chung và kẻ phục dịch, họ lại còn làm cho người ngờ vực nữa. Nhân đó điều nói là làm lành ấy là phải có đủ hành vi tốt đẹp biểu hiện (bày ra) cùng một lúc nghĩa là làm lành theo sự hiểu biết? Thực hành bằng sự sáng trí đồng thời với thân, khẩu, ý chính đáng không khuyết điểm, không tỳ vết nào nghĩa là phải ngay thật, liêm khiết cả các cái lành và lòng ngay thật nữa, như vậy thì phúc phận (phần phước được hưởng) không hư hỏng.

    Về người làm dữ mà được vui, có thể nhờ nghiệp lành của họ trong kiếp này hoặc kiếp trước theo báo ứng cho quả vui trong lúc ấy. Những nghiệp dữ của họ sẽ phải cho quả khổ, theo báo trả lại không sai.

    Điều căn bản quan trọng không nên quên là: Dù người làm dữ nhưng còn gặp quả vui vì quả dữ chưa tới, phước báu trong quá khứ còn cho quả trong hiện tại, nhưng khi quả khổ đến, người làm dữ hằng chịu khổ chẳng sai. Dù người làm lành, nhưng còn chịu quả khổ vì nghiệp lành chưa cho quả, do tội ác trong quá khứ còn lại trong hiện tại. Song khi quả lành đến, họ hằng thấy vui, thật vậy.

    Trích phần Nghiệp Theo Báo Ứng, Quyển Triết Lý Về Nghiệp, Soạn giả Tỳ Khưu Hộ Tông

    Trang Website được thành lập và quản lý bởi các cận sự nam, cận sự nữ trong Phật Giáo. Mục đích nhằm lưu trữ, số hoá kinh sách và tài liệu Phật Giáo Nguyên Thuỷ - Theravāda.