Địa vị cận sự nam, cận sự nữ trong Phật giáo

Địa vị cận sự nam, cận sự nữ trong Phật giáo

    NỀN-TẢNG-PHẬT-GIÁO (MŪLABUDDHASĀSANA)

    QUYỂN II

    QUY-Y TAM-BẢO (TISARAṆA)

    Soạn giả: Tỳ-khưu Hộ-Pháp (Dhammarakkhita Bhikkhu) (Aggamahāpaṇḍita)

     

    - Người cận-sự-nam dịch nghĩa từ danh từ upāsaka.

    - Người cận-sự-nữ dịch nghĩa từ danh từ upāsikā.

    Người cận-sự-nam, người cận-sự-nữ là những người gần gũi thân cận với Tam-bảo: Đức-Phật-bảo, Đức- Pháp-bảo, Đức-Tăng-bảo.

    Thanh-văn đệ-tử của Đức-Phật có 4 chúng: Bhikkhu (Tỳ-khưu), Bhikkhunī (Tỳ-khưu-ni), Upāsaka (cận-sự- nam), Upāsikā (cận-sự-nữ).

    Như vậy, người cận-sự-nam (upāsaka), người cận-sự- nữ (upāsikā) thuộc trong hàng tứ chúng. Cho nên, địa vị người cận-sự-nam, cận-sự-nữ cũng rất cao quý.

    Một số người có quan niệm rằng: “Trong gia đình có tôn thờ tượng Đức-Phật, hằng ngày dâng lễ cúng dường lễ bái Đức-Phật, họ đi đến chùa dâng lễ cúng dường lễ bái Đức-Phật, làm phước bố-thí cúng dường đến chư tỳ-khưu Tăng, v.v... Như vậy, họ đã là người cận-sự-nam hoặc cận-sự-nữ rồi.”

    Nhưng thực ra, mọi việc phước-thiện ấy, chưa đủ tiêu chuẩn để được chính thức gọi là người cận-sự- nam, người cận-sự-nữ trong giáo-pháp của Đức-Phật Gotama, mà chỉ có thể gọi họ là người có đức-tin nơi Tam-bảo hoặc là người có đại-thiện-tâm tín ngưỡng Phật-giáo mà thôi.

    Thật ra, một người nào có ý nguyện muốn trở thành người cận-sự-nam, hoặc người cận-sự-nữ trong giáo- pháp của Đức-Phật Gotama, người ấy cần phải có đức- tin trong sạch nơi Tam-bảo, đến gần gũi thân cận với bậc thiện-trí hiểu biết giáo-pháp của Đức-Phật, lắng nghe chánh-pháp, nhất là phải học hỏi, ghi nhớ hiểu rõ ý nghĩa 9 ân-đức Phật-bảo, 6 ân-đức Pháp-bảo, 9 ân-đức Tăng-bảo, có nhận thức đúng đắn rằng: Đức-Phật-bảo cao thượng, Đức-Pháp-bảo cao thượng, Đức-Tăng-bảo thỉnh Ngài hướng dẫn làm lễ thọ phép quy-y Tam-bảo.

    * Nếu không có Ngài Đại-Trưởng-lão thì Ngài Trưởng-lão.

    * Nếu không có Ngài Trưởng-lão thì vị tỳ-khưu.

    * Nếu không có vị tỳ-khưu thì vị sa-di.

    * Nếu không có vị sa-di thì thậm chí người cận-sự- nam hoặc cận-sự-nữ là bậc thiện-trí hiểu biết giáo-pháp của Đức-Phật, nhất là hiểu biết cách hướng dẫn làm lễ thọ phép quy-y Tam-bảo.

    Sau khi đã thành tựu thọ phép quy-y Tam-bảo xong rồi, thì người ấy mới chính thức được gọi là người cận- sự-nam (upāsaka) hoặc cận-sự-nữ (upāsikā) đã quy-y Tam-bảo kể từ đó cho đến trọn đời.

    Cho nên, phép quy-y Tam-bảo này không chỉ đối với các hàng phàm-nhân, mà còn đối với chư bậc Thánh- nhân nữa.

    Mặc dù chư bậc Thánh-nhân đã thành tựu phép quy-y Tam-bảo theo pháp siêu-tam-giới, ngay khi sát-na Thánh- đạo-tâm phát sinh có đối-tượng Niết-bàn, diệt tận được phiền-não.

    Thế mà, chư bậc Thánh-nhân còn phải xin thọ phép quy-y Tam-bảo, trước sự hiện diện chứng minh của Đức- Phật, hoặc bậc Thánh thanh-văn đệ-tử của Đức-Phật. Kính xin Ngài công nhận họ là người cận-sự-nam, hoặc cận-sự-nữ đã quy-y Tam-bảo, kể từ đó cho đến trọn đời, huống hồ các hàng phàm-nhân.

    Đối với các hàng phàm-nhân, người nào có ý nguyện muốn trở thành người cận-sự-nam hoặc người cận-sự-nữ trong giáo-pháp của Đức-Phật Gotama, người ấy cần phải học hỏi, ghi nhớ hiểu rõ ý nghĩa 9 ân-đức Phật-bảo, 6 

    ân-đức Pháp-bảo, 9 ân-đức Tăng-bảo, rồi đến hầu Ngài Trưởng-lão, đảnh lễ kính xin Ngài hướng dẫn làm lễ thọ phép quy-y Tam-bảo nếu không có Ngài Trưởng-lão thì vị tỳ-khưu hoặc vị sa-di hoặc thậm chí người cận-sự-nam hoặc cận-sự-nữ hiểu biết về Phật-giáo hướng dẫn.

    Sau khi được thành-tựu phép quy-y Tam-bảo rồi, người ấy mới chính thức trở thành người cận-sự-nam (upāsaka) hoặc cận-sự-nữ (upāsikā) trong hàng tứ- chúng của Đức-Phật Gotama.

    Trang Website được thành lập và quản lý bởi các cận sự nam, cận sự nữ trong Phật Giáo. Mục đích nhằm lưu trữ, số hoá kinh sách và tài liệu Phật Giáo Nguyên Thuỷ - Theravāda.