Đây giải về 38 điều Hạnh Phúc mà Đức Thế Tôn là đấng thượng sư tự thuyết ra có ý nghĩa như vầy:
Một hôm nọ, Đức Thế Tôn an ngự tại Kỳ Viên Tự JETAVANᾹRᾹMA, là chùa của ông bá hộ Cấp Cô Độc tạo dâng, gần thành Xá Vệ. Khi ấy, có vị Trời ở dục giới hoài nghi về Hạnh Phúc thuyết, bèn lìa cõi trời bay xuống, vào đảnh lễ đấng Đại Từ, và làm cho hào quang sáng ngời rực rỡ, đi hữu nhiễu 3 vòng, rồi đứng tại chỗ phải lẽ, kính lễ hỏi về ý nghĩa hạnh phúc rằng:
KIṂ MAṄGALAṂ BHANTE BHAGAVᾹ = Ngưỡng bạch Đức Thế Tôn! Cái gì gọi là hạnh phúc sự tiến triển của tất cả chúng sanh? Khi ấy, Đức Phật giải đáp về hạnh phúc bằng những kệ ngôn như vầy:
Điều hạnh phúc thứ 37
VIRAJJAṂ: Sự thoát ly bụi dơ tức phiền não, gọi là hạnh phúc cao thượng.
VẤN: Cái gì gọi là bụi dơ?
ĐÁP: Tham ái, sân hận, si mê, cả 3 ác pháp nầy gọi là bụi dơ, và 7 pháp thùy miên phiền não, cũng là bụi dơ.
Bảy pháp thùy miên ấy như vầy:
- KĀMARĀGĀNUSAYA: Ái dục thùy miên, là sự ưa đắm trong ngũ dục: sắc tốt, tiếng hay, mùi thơm, vị ngon, nơi đụng chạm êm dịu.
- PHAVARĀGĀNUSAYA: Hữu dục thùy miên, là tâm ưa đắm trong cõi sanh, như là dục giới, sắc giới, vô sắc giới.
- PAṬIGHĀNUSAYA: Sân hận thùy miên, là sự nóng nảy nhiễu hại chúng sanh và vật.
- MĀNĀNUSAYA: Ngã mạn thùy miên, là sự cố chấp ngã nhơn, nhứt là dòng dõi cao sang v.v….
- DIṬṬHĀNUSAYA: Tà kiến thùy miên, là sự hiểu hoặc thấy theo lối thường kiến, đoạn kiến, nghĩa là hiểu rằng: tất cả chúng sanh thường như vậy không thay đổi, hay thấy chúng sanh chết rồi là mất, không còn tái sanh và thọ quả của sự hành vi thiện, ác.
- VICIKICCHĀNUSAYA: Hoài nghi thùy miên, là sự nghi ngờ bất nhất trong những thiện ác pháp.
- AVIJJĀNUSAYA: Vô minh thùy miên, là tối mê không biết rõ pháp hữu vi, nơi những đời quá khứ, hiện tại, vị lai.
Giải rằng: Vô minh có 8 cách:
- PUPPANTA KHANDHA AÑĀṆAṂ: Không rõ kiếp trước ta đã sanh làm những gì?
- PARANTA KHANDHA AÑĀṆAṂ: Không rõ kiếp sau ta sẽ sanh làm những gì?
- APARĀ PARANTA KHANDHA AÑĀṆAṂ: Không rõ cả kiếp trước, kiếp nầy và kiếp sau.
- DUKKHE AÑĀṆAṂ: Không rõ khổ đế, không hiểu sự khổ, của sanh, già, đau, chết, v.v….
- DUKKHASA MUDAYE AÑĀṆAṂ: Không rõ nhân sanh sự khổ là tâm ái dục.
- DUKKHANIRO DHE AÑĀṆAṂ: Không rõ sự dứt tất cả thống khổ là Niết Bàn.
- DUKKHANIRO DHAGĀMINĪPAṬIPADĀ AÑĀṆAṂ: Không rõ sự thiệt hành theo giới, định, huệ đặng đi đến chỗ diệt khổ.
- PATICCASAMUPĀDA AÑĀṆAṂ: Không rõ nhân duyên phát sanh, nghĩa là do nhân vô minh, duyên sanh ra hành; do nhân hành, duyên sanh thức; do nhân thức, duyên sanh danh, sắc; do nhân danh, sắc, duyên sanh lục nhập; do nhân lục nhập, duyên sanh xúc; do nhân xúc, duyên sanh thọ; do nhân thọ, duyên sanh ái; do nhân ái, duyên sanh thủ; do nhân thủ, duyên sanh hữu; do nhân hữu, duyên sanh sanh; do nhân sanh, duyên sanh lão tử; cùng các sự uất ức than tiếc, v.v….
Lại nữa, người còn bụi dơ tức phiền não, cho nên cứ sanh tử luân hồi chịu khổ, như sự tích dưới đây:
Sự tích hai người anh em: Thuở nọ, có hai anh em, người anh có vợ, người em đến gần gũi gian dâm với chị dâu, nàng ấy xúi giục em giết anh, người em bị dưới quyền hạn của phụ nữ, nên giết anh chết. Người anh khi sắp chết có tâm thương mến vợ, nên sau khi chết tái sanh làm con rắn lục ở trong nhà ấy, người vợ ngồi nơi nào, con rắn lục rớt xuống gần chỗ ấy, do sự thương yêu trìu mến, người vợ giết chết con rắn đi, con rắn lục ấy chết vẫn chưa dứt sự thương mến, nên sanh lại làm con chó ở trong nhà ấy. Khi con chó ấy lớn lên cũng thương người vợ, vợ đi đâu vẫn cứ theo đến đấy, làm cho phần đông nhạo bán rằng: người thợ săn chồn.
Người đàn bà ấy có sự hỗ thẹn, nên giết con chó ấy cho chết đi, chó chết vẫn còn có tâm thương nhớ vợ, khi chết kiếp chó lại sanh làm con bò ở tại nhà ấy, lúc con bò lớn lên có tâm thương mến vợ đi đâu cũng dính theo, người đàn bà ấy tức giận giết chết, con bò ấy chưa dứt sự thương, chết kiếp bò tái sanh vào trong bụng của nàng, nàng ấy sanh đứa con trai, bà nội bà ngoại đều hội họp lại, ngay trong khi ấy, hài nhi mới sanh, liền nhớ việc trong kiếp quá khứ rằng: người đàn bà nầy là bạn nghịch giết ta đã lắm kiếp rồi, trong khi được nhớ như thế ấy, thì chẳng cho người mẹ rờ đụng tới, nếu bà mẹ đụng tới thì khóc la vùn vẫy. Ông bà đem về nuôi khi cháu nhỏ lớn lên tập nói được, ông bà hỏi thì nó nói rằng: Nàng ấy không phải mẹ, mà là bạn nghịch đã từng giết hại nó cho chết nhiều kiếp rồi.
Các ông bà được nghe cháu kể chuyện thì cũng biết rõ nguyên nhân, nên có sự cảm động, rồi cũng nuôi cho đến khi cháu khôn lớn, bèn dẫn đi vào một ngôi chùa, cả 2 ông cháu đều xuất gia tu trong Phật Pháp, thực hành pháp minh sát, cũng đều đắc quả A La Hán, diệt tận phiền não ra khỏi tâm.
SAURÃTAN ngũ uẩn thì nhập Niết Bàn thoát ly thống khổ.
Tích nầy tôi dẫn ra để cho thấy rõ rằng: Tất cả chúng sanh chết với sự tham trong ngũ dục, cho nên sanh lòng luyến ái (RĀGA) và là khó tắt lâu tắt lửa luyến ái (DANDHA VIRĀYĪ), nhưng có tội ít do hai nhân là:
- LOKAVAJJA: Tội do hành động trong đời.
- VIPĀKAVAJJA: Tội sẽ trả quả trong kiếp sau.
Giải rằng: Những người có vợ chồng chung sống với nhau, theo phong tục đời, gọi là có tội theo đời, nghĩa là sanh già đau chết, luân hồi trong thế gian mãi.
Người nam hoặc nữ phạm tà dâm là ngoài bụng vợ, chồng, đi thân cận với người nữ hoặc nam khác gọi là tội sẽ trả quả trong kiếp sau, bị sanh vào 4 đường ác do lửa luyến ái:
Tâm nầy hằng thiêu đốt chúng sanh, cho bị cháy trong kiếp hiện tại, như tôi dẫn tích nầy lại chỉ cho thấy rõ vậy.
Trích: Hạnh Phúc Kinh – Tỳ Khưu Giới Nghiêm