Gatianuyoga: Thú Hướng Cật Vấn
PHẬT GIÁO NGUYÊN THUỶ - THERAVĀDA
ABHIDHAMMAPIṬAKA - TẠNG VÔ TỶ PHÁP
KATHĀVATTHU
BỘ NGỮ TÔNG
Dịch giả:
Đại Trưởng lão Hòa Thượng Tịnh Sự
ĐẠI PHẨM THỨ NHẤT
THÚ HƯỚNG CẬT VẤN
(GATIANUYOGA)
76.
- Tự ngôn: Người luân chuyển đi khỏi thế giới này đến thế giới khác, khỏi thế giới khác đến thế giới này phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.
- Tự ngôn: Chính người đó luôn chuyển đi khỏi thế giới này đến thế giới khác, khỏi thế giới khác đến thế giới này phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...
77.
- Tự ngôn: Người luân chuyển đi khỏi thế giới này đến thế giới khác, khỏi thế giới khác đến thế giới này phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.
- Tự ngôn: Người khác luân chuyển đi khỏi thế giới này đến thế giới khác, khỏi thế giới khác đến thế giới này phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...
78.
- Tự ngôn: Người luân chuyển đi khỏi thế giới này đến thế giới khác, khỏi thế giới khác đến thế giới này phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.
- Tự ngôn: Chính tự người đó luôn tự người khác luân chuyển đi khỏi thế giới này đến thế giới khác, khỏi thế giới khác đến thế giới này phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...
79.
- Tự ngôn: Người luân chuyển đi khỏi thế giới này đến thế giới khác, khỏi thế giới khác đến thế giới này phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.
- Tự ngôn: Chính người đó cũng không đặng luân chuyển đi, người khác cũng không đặng luân chuyển đi khỏi thế giới này đến thế giới khác, khỏi thế giới khác đến thế giới này phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...
80.
- Tự ngôn: Người luân chuyển đi khỏi thế giới này đến thế giới khác, khỏi thế giới khác đến thế giới này phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.
- Tự ngôn: Chính người đó luân chuyển đi, người khác luân chuyển đi cũng chính người đó luôn người khác luân chuyển đi. Người đó không đặng luân chuyển đi, người khác cũng không đặng luân chuyển đi khỏi thế giới này đến thế giới khác, khỏi thế giới khác đến thế giới này phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó.
81.
- Phản ngữ: Chớ nên nói rằng người luân chuyển đi khỏi thế giới này đến thế giới khác, khỏi thế giới khác đến thế giới này phải chăng? Tự ngôn: Phải rồi.
- Phản ngữ: Đức Thế Tôn Ngài có phán rằng: “Người đó luân chuyển đi 7 lần là quá rồi sẽ thành người làm cho tận khổ đặng, bởi hết tất cả triền”, như thế vẫn có nghe thật phải chăng? Tự ngôn: Phải rồi.
- Phản ngữ: Nếu cách đó thì người cũng luân chuyển đi khỏi thế giới này đến thế giới khác; khỏi thế giới khác đến thế giới này chớ gì?
82.
- Phản ngữ: Không nên nói rằng người luân chuyển đi khỏi thế giới này đến thế giới khác, khỏi thế giới khác đến thế giới này phải chăng? Tự ngôn: Phải rồi.
- Phản ngữ: Đức Thế Tôn Ngài có phán rằng: "Này Chư Phíc-khú[1], cách luân chuyển đi của tất cả chúng sanh kẻ có vô minh là đồ phòng ngại, có Ái là đồ ràng rịch, luân chuyển luân hồi vô thủy vô chung”, như thế là vẫn có nghe chắc thật phải không? Tự ngôn: Phải rồi.
- Phản ngữ: Nếu cách đó người cũng luân chuyển đi khỏi thế giới này đến thế giới khác, khỏi thế giới khác đến thế giới này chớ gì?
83.
- Tự ngôn: Người luân chuyển đi khỏi thế giới này đến thế giới khác, khỏi thế giới khác đến thế giới này phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.
- Tự ngôn: Chính người đó luân chuyển đi khỏi thế giới này đến thế giới khác, khỏi thế giới khác đến thế giới này phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó.
- Tự ngôn: Chính người đó luân chuyển đi khỏi thế giới này đến thế giới khác, khỏi thế giới khác đến thế giới này phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.
- Tự ngôn: Có người thành nhân loại rồi thành Chư thiên cũng có phải chăng? Tự ngôn: Phải rồi.
- Tự ngôn: Nhân loại cũng chính người đó, Chư thiên cũng chính người đó phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...
- Tự ngôn: Nhân loại cũng chính người đó, Chư thiên cũng chính người đó phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.
- Tự ngôn: Người thành nhân loại rồi thành Chư thiên, thành Chư thiên rồi thành nhân loại. Nhân loại sanh lên Chư thiên thành người khác, rồi sanh về nhân loại cũng là người khác (thành người riêng người). Còn nói chính người đó luân chuyển đi như thế là sai; còn nếu nói người luân chuyển đi chính người đó vượt khỏi thế giới này đi đến thế giới khác chẳng phải người khác, nếu như vậy thì sự chết sẽ không có, dĩ nhiên sát sanh cũng sẽ nhận thấy không đặng, nghiệp vẫn có, quả của nghiệp vẫn có, quả tất cả của nghiệp đã làm vẫn có, thiện và bất thiện vẫn cho quả. Nói rằng: “Chính người đó luân chuyển đi vậy là sai”...
- Tự ngôn: Chính người đó luân chuyển đi khỏi thế giới này đến thế giới khác, khỏi thế giới khác đến thế giới này phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.
- Tự ngôn: Có người thành nhân loại rồi thành dạ xoa ... thành ngạ quỉ ... thành địa ngục ... thành bàng sanh ... thành lừa ... thành lạc đà ... thành bò ... thành heo ... thành trâu cũng có phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.
- Tự ngôn: Nhân loại chính là người đó, trâu cũng chính là người đó phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...
- Tự ngôn: Nhân loại cũng chính là người đó, trâu cũng chính là người đó phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.
- Tự ngôn: Người thành nhân loại rồi thành con trâu, thành con trâu rồi thành nhân loại, là người sanh làm nhân loại thì con trâu là khác, người sanh làm nhân loại cũng là khác. Nói rằng chính người đó luân chuyển đi thế vậy là sai ... Nếu nói người luân chuyển đi, chính người đó vượt khỏi thế giới này đi đến thế giới khác, chẳng phải người khác; nếu như vậy sự chết sẽ không có. Tuy nhiên sát sanh cũng sẽ nhận thấy không đặng, nghiệp vẫn có, quả của nghiệp vẫn có, quả của tất cả nghiệp đã làm vẫn có, thì thiện và bất thiện vẫn cho quả. Còn nói rằng: “Chính người đó luân chuyển đi, thế vậy là sai”...
- Tự ngôn: Chính người đó luân chuyển đi khỏi thế giới này đến thế giới khác, khỏi thế giới khác đến thế giới này phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.
- Tự ngôn: Có người đã làm vua rồi làm phạm chí cũng có phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.
- Tự ngôn: Làm vua cũng chính là người đó, làm phạm chí cũng chính là người đó chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...
- Tự ngôn: Có người làm vua rồi làm thương gia ... làm cận thắng tiện dân cũng có phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.
- Tự ngôn: Làm vua cũng chính là người đó, làm cận thắng tiện dân cũng chính là người đó phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...
- Tự ngôn: Có người làm phạm chí rồi làm thương gia, làm cận thắng tiện dân ... làm vua cũng có phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.
- Tự ngôn: Phạm chí cũng chính là người đó, vua cũng chính là người đó phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...
- Tự ngôn: Có người làm thương gia rồi làm cận thắng tiện dân ... làm vua ... rồi làm phạm chí cũng có phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.
- Tự ngôn: Thương gia chính cũng là người đó, phạm chí chính cũng là người đó phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...
- Tự ngôn: Có người làm cận thắng tiện dân rồi làm vua ... làm thương gia cũng có phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.
- Tự ngôn: Cận thắng tiện dân cũng là người đó, thương gia chính cũng người đó phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...
- Tự ngôn: Tự người đó luân chuyển đi khỏi thế giới này đến thế giới khác, khỏi thế giới khác đến thế giới này phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.
- Tự ngôn: Người cụt tay thì thành người cụt tay phải chăng? Người cụt chân thì thành người cụt chân phải chăng? Người cụt tay và chân thì thành người cụt tay và chân phải chăng? Người lỗ tai vảnh ... người lỗ mũi hỉnh lên ... người có tai vảnh và mủi hỉnh lên ... người cụt ngón tay ngón chân ... người cụt ngón tay cái, ngón chân cái ... người đứt gân to ... người tay quấu ... người tay xòe ... người bệnh suyển ... người lé ... người bệnh lác ... người có trái rạ, ... người có lác voi, ... người ho lao ... người phong xù ... con lạc đà ... con bò ... con lừa ... con heo ... con trâu cũng chỉ thành con trâu phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...
84.
- Phản ngữ: Không nên nói rằng: “Tự người đó luân chuyển đi khỏi thế giới này đến thế giới khác, khỏi thế giới khác đến thế giới này phải chăng”? Tự ngôn: Phải rồi.
- Phản ngữ: Người thành Dự Lưu vượt khỏi thế giới nhân loại vào đến thế giới Chư thiên, rồi chỉ vẫn thành Dự Lưu dĩ nhiên trong thế giới Chư thiên đó chẳng phải hay sao? Tự ngôn: Phải rồi.
- Phản ngữ: Dầu rằng bực người thành tựu Dự Lưu vượt khỏi thế giới nhân loại vào đến thế giới Chư thiên rồi chỉ vẫn là Dựu Lưu dĩ nhiên trong thế giới Chư thiên đó. Chính do nhân đó, Ngài mới nói rằng tự người đó luân chuyển ra khỏi thế giới này đến thế giới khác, khỏi thế giới khác đến thế giới này.
85.
- Tự ngôn: Ngài đã nhứt định rằng bực người thành tựu Dự Lưu lướt khỏi thế giới nhân loại vào đến thế giới Chư thiên rồi hẳn là chỉ nhập lưu dĩ nhiên trong thế giới Chư thiên đó, và do nhân đó chính người đó luân chuyển đi khỏi thế giới này đến thế giới khác, khỏi thế giới khác đến thế giới này phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.
- Tự ngôn: Ngài nhứt định rằng bực thành tựu Dựu Lưu vượt khỏi thế giới nhân loại vào đến thế giới Chư thiên rồi còn thành nhân loại ở tại thế giới Chư thiên đó phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó.
86.
- Tự ngôn: Tự người đó luân chuyển đi khỏi thế giới này đến thế giới khác, khỏi thế giới khác đến thế giới này phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.
- Tự ngôn: Không thành khác, không thay đổi mà luân chuyển đi phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó.
87.
- Tự ngôn: Không thành ra khác, không thay đổi mà luân chuyển đi phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.
- Tự ngôn: Người cụt tay thì thành người cụt tay phải chăng? Người cụt chân thì thành người cụt chân phải chăng? ... người có lỗ tai vảnh ... người có lỗ mũi hỉnh lên ... Người có tai vảnh, lỗ mũi hỉnh lên ... người cụt ngón tay và ngón chân ... người cụt ngón chân và ngón tay cái ... người đứt gân to ... người tay quấu ... người tay xòe ... người bệnh suyễn ... người lé ... người bịnh lác ... người có trái rạ ... người có lác voi ... người ho lao ... người phong xù ... con lạc đà ... con lừa ... con bò ... con heo ... con trâu cũng chỉ thành con trâu phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...
88.
- Tự ngôn: Tự người đó luân chuyển đi khỏi thế giới này đến thế giới khác, khỏi thế giới khác đến thế giới này phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.
- Tự ngôn: Thành người có hình sắc luân chuyển đi phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...
- Tự ngôn: Thành người có hình sắc luân chuyển đi phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.
- Tự ngôn: Linh hồn cũng cái đó, thể xác cũng cái đó phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó.
- Tự ngôn: Thành người có Thọ ... thành người có Tưởng ... thành người có Hành ... thành người có Thức luân chuyển đi phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...
- Tự ngôn: Thành người có thức luân chuyển đi phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.
- Tự ngôn: Linh hồn cũng là cái đó, thể xác cũng là cái đó phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...
89.
- Tự ngôn: Tự người đó luân chuyển đi khỏi thế giới này đến thế giới khác, khỏi thế giới khác đến thế giới này phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.
- Tự ngôn: Thành người vô Sắc luân chuyển đi phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...
- Tự ngôn: Thành người vô Sắc luân chuyển đi phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.
- Tự ngôn: Hồn là khác, xác cũng là khác phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...
- Tự ngôn: Thành người vô Thọ ... thành người vô Tưởng ... thành người vô Hành ... thành người vô Thức luân chuyển đi phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...
- Tự ngôn: Thành người vô Thức luân chuyển đi phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.
- Tự ngôn: Hồn là khác, xác cũng là khác phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...
90.
- Tự ngôn: Chính người đó luân chuyển đi khỏi thế giới này đến thế giới khác, khỏi thế giới khác đến thế giới này phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.
- Tự ngôn: Sắc luân chuyển đi phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...
- Tự ngôn: Sắc luân chuyển đi phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.
- Tự ngôn: Hồn cũng là cái đó, xác cũng là cái đó phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...
- Tự ngôn: Thọ ... Tưởng ... Hành ... Thức luân chuyển đi phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...
- Tự ngôn: Thức luân chuyển đi phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.
- Tự ngôn: Hồn cũng cái đó, xác cũng cái đó phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...
91.
- Tự ngôn: Chính người đó luân chuyển đi khỏi thế giới này đến thế giới khác, khỏi thế giới khác đến thế giới này phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.
- Tự ngôn: Sắc không luân chuyển đi phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...
- Tự ngôn: Sắc không luân chuyển đi phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.
- Tự ngôn: Hồn là khác, xác cũng là khác phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...
- Tự ngôn: Thọ ... Tưởng ... Hành ... Thức không luân chuyển đi phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...
- Tự ngôn: Thức không luân chuyển đi phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.
- Tự ngôn: Hồn là khác, xác cũng là khác phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó... dón gọn (saṅkhitta).
- Tự ngôn: Dả như người chết đi trong khi tất cả uẩn diệt mất đi cũng là đoạn kiến mà Đức Phật Ngài đã chưa hẳn. Dù cho người không diệt mất trong khi các uẩn diệt mất. Nếu mà người không chết mất trong khi các uẩn diệt đi thì người cũng sẽ trường tồn (nếu vậy) sẽ đồng như Níp-bàn.
Dứt thú hướng cật vấn
CHÚ THÍCH
[1] Phíc – Khú: Tỷ Kheo, Tỳ Khưu hay Sa Môn.
Trang Website được thành lập và quản lý bởi các cận sự nam, cận sự nữ trong Phật Giáo. Mục đích nhằm lưu trữ, số hoá kinh sách và tài liệu Phật Giáo Nguyên Thuỷ - Theravāda.