Giải thích Ân-đức Phật-Bảo thứ ba: Vijjācaraṇasampanno

Giải thích Ân-đức Phật-Bảo thứ ba: Vijjācaraṇasampanno

    NỀN-TẢNG-PHẬT-GIÁO (MŪLABUDDHASĀSANA)

    QUYỂN II

    QUY-Y TAM-BẢO (TISARAṆA)

    Soạn giả: Tỳ-khưu Hộ-Pháp (Dhammarakkhita Bhikkhu) (Aggamahāpaṇḍita)

     

    ÂN-ĐỨC PHẬT-BẢO THỨ BA: VIJJĀCARAṆASAMPANNO

    Itipi so Bhagavā Vijjācaraṇasampanno.

    (Cách đọc: Í-tí-pí xô Phá-gá-voa Vít-chà-chá-rá-ná-xăm-păn-nô)

    Nghĩa:

    - So Bhagavā: Đức-Thế-Tôn.

    - Itipi: Do Ngài là Bậc có đầy đủ tam-minh, bát-minh và 15 đức-hạnh cao thượng.

    - Vijjācaraṇasampanno: Do đó, Đức-Thế-Tôn có ân- đức Minh-Hạnh-Túc.

    TAM-MINH

    1- Tiền-kiếp-minh (Pubbenivāsānussatiñāṇa) là trí- tuệ thấy rõ, biết rõ, nhớ rõ trở lại tiền-kiếp từ một kiếp, hằng trăm kiếp, hằng ngàn kiếp, hằng vạn kiếp, hằng triệu kiếp, hằng triệu triệu kiếp. Đức-Phật Chánh-Đẳng- Giác có khả năng ghi nhớ lại vô số kiếp không có giới hạn (còn tiền-kiếp-minh của Đức-Phật Độc-Giác, bậc Thánh thanh-văn-giác có giới hạn).

    Tiền-kiếp-minh là trí-tuệ biết rõ tiền-kiếp thuộc loại chúng-sinh nào, tên gì, thuộc dòng dõi nào, tạo thiện- nghiệp, bất-thiện-nghiệp, thực-hành pháp-hạnh ba-la- mật, ... tuổi thọ, ... đều ghi nhớ rõ ràng mọi chi tiết.

    2- Thiên-nhãn-minh (Dibbacakkhuñāṇa) là trí-tuệ thấy rõ, biết rõ kiếp quá-khứ, kiếp vị-lai của tất cả chúng-sinh như mắt của chư-thiên, phạm-thiên. Thiên- nhãn-minh có 2 loại:

    - Tử-sinh-minh (Cutūpapātañāṇa) là trí-tuệ biết rõ sự tử, sự tái-sinh của tất cả chúng-sinh. Đức-Phật Chánh- Đẳng-Giác có tử-sinh-minh này biết rõ chúng-sinh sau khi chết rồi, nghiệp nào cho quả tái-sinh trong cảnh giới nào.

    - Vị-lai-kiến-minh (Anāgataṃsañāṇa) là trí-tuệ thấy rõ những kiếp vị-lai của chúng-sinh. Đức-Phật Chánh- Đẳng-Giác dùng vị-lai-kiến-minh này để thọ ký chúng- sinh trong những kiếp vị-lai xa xăm, còn thời gian bao nhiêu đại-kiếp trái-đất nữa, sẽ trở thành Đức-Phật Chánh-Đẳng-Giác, Đức-Phật Độc-Giác, bậc Thánh thanh-văn-giác, ...

    3- Trầm-luân-tận-minh (Āsavakkhayañāṇa) là trí- tuệ-thiền-tuệ siêu-tam-giới, đó là 4 Thánh-đạo-tuệ diệt tận được bốn pháp phiền-não trầm-luân (āsava) không còn dư sót, đồng thời Đức-Thế-Tôn tận diệt được tất cả mọi tiền-khiên-tật (vāsanā) do tích lũy từ vô lượng kiếp trong quá-khứ.

    BÁT-MINH

    1- Tiền-kiếp-minh (Pubbenivāsānussatiñāṇa).

    2- Thiên-nhãn-minh (Dibbacakkhuñāṇa).

    3- Trầm-luân-tận-minh (Āsavakkhayañāṇa).

    4- Thiền-tuệ-minh (Vipassanāñāṇa) là trí-tuệ-thiền- tuệ tam-giới thấy rõ, biết rõ sự sinh, sự diệt của sắc- pháp, danh-pháp tam-giới, và trí-tuệ-thiền-tuệ siêu-tam- giới chứng đắc 4 Thánh-đạo-tuệ, 4 Thánh-quả-tuệ và Niết-bàn.

    5- Tha-tâm-minh (Cetopariyañāṇa) là trí-tuệ có khả năng biết được tâm của người khác, chúng-sinh khác đang nghĩ gì, thiện-tâm hoặc bất-thiện-tâm, ...

    6- Hóa-tâm-minh (Manomayiddhiñāṇa) là trí-tuệ có khả năng hóa thân khác theo mong muốn của mình, do năng lực của thiền-định.

    Như trường hợp Đức-Phật Gotama thuyết tạng Vi- Diệu-Pháp vào hạ thứ bảy tại cung trời Tam-thập-tam-thiên suốt ba tháng hạ. Mỗi ngày đến giờ đi khất thực, Đức-Phật hóa thân khác như Đức-Phật tiếp tục thuyết pháp, còn chính Đức-Phật thật đi khất thực ở Bắc-câu- lưu-châu. Khi độ ngọ xong, Đức-Phật trở lại cung trời thay thế Đức-Phật hóa thân ấy.

    7- Thiên-nhĩ-minh (Dibbasotañāṇa) là trí-tuệ có khả năng nghe được mọi thứ tiếng người, tiếng súc-sinh, tiếng chư-thiên gần xa, do năng lực thiền-định, như tai của chư-thiên, phạm-thiên.

    8- Đa-dạng-minh (Iddhividhañāṇa) là trí-tuệ có khả năng biến hóa nhiều phép-thần-thông khác nhau, do năng lực thiền-định, như một người hóa thành nhiều người, tàng hình không ai thấy, hiện hình nơi khác, đi xuyên qua núi, đi trên hư không, ...

    15 ĐỨC HẠNH CAO THƯỢNG

    1- Giới đức: Hoàn toàn trong sạch và thanh-tịnh.

    2- Giữ gìn lục-căn thanh-tịnh: Giữ gìn thận trọng khi mắt thấy, khi tai nghe, khi mũi ngửi, khi lưỡi nếm, khi thân tiếp xúc, khi tâm suy nghĩ hoàn toàn thanh-tịnh.

    3- Biết tri-túc trong vật thực: Nhận vật thực vừa đủ, khi thọ thực đàng hoàng, còn 4 - 5 miếng nữa đủ no, biết ngừng lại để dành uống nước, không dùng quá no.

    4- Tinh-tấn tỉnh-thức: Ngày, đêm tinh-tấn hành phận- sự, nghĩa là suốt ngày không ngủ, ban đêm có 3 canh; canh đầu (18 đến 22 giờ): ngồi hành đạo, đi kinh hành; canh giữa (22 đến 2 giờ khuya): nằm nghỉ ngủ trong tư thế nằm nghiêng bên phải, có trí-nhớ, trí-tuệ trước khi ngủ, sẽ thức dậy lúc cuối canh giữa; canh chót (2 giờ đến 6 giờ sáng): hành đạo, đi kinh hành, ... gọi là tinh- tấn luôn luôn tỉnh thức.

    5- Đức-tin: Có đức-tin không lay chuyển.

    6- Trí nhớ: Thường có trí nhớ.

    7- Hổ-thẹn: Biết hổ-thẹn tội-lỗi, không làm mọi ác-nghiệp.

    8- Ghê-sợ: Biết ghê-sợ tội-lỗi, không làm mọi ác-nghiệp.

    9- Đa-văn túc-trí: Học nhiều hiểu rộng tất cả các pháp.

    10- Tinh-tấn: Có tâm tinh-tấn không ngừng nghỉ.

    11- Trí-tuệ: Có trí-tuệ hiểu biết rõ tất cả các pháp.

    12- Đệ nhất thiền: Có đệ nhất thiền sắc-giới và vô-sắc-giới.

    13- Đệ nhị thiền: Có đệ nhị thiền sắc-giới và vô-sắc-giới.

    14- Đệ tam thiền: Có đệ tam thiền sắc-giới và vô- sắc-giới.

    15- Đệ tứ thiền: Có đệ tứ thiền sắc-giới và vô-sắc-giới.

    Đó là 15 Đức hạnh cao thượng.

    Đức-Thế-Tôn có đầy đủ trọn vẹn tam-minh, bát-minh và 15 đức-hạnh cao thượng hợp với đại-bi-tâm, tế độ chúng-sinh có hữu duyên nên tế độ để chúng-sinh ấy giải thoát khổ tử sinh luân-hồi trong ba giới bốn loài.

    Cho nên, Đức-Thế-Tôn có ân-đức Vijjācaraṇa- sampanno: Ân-đức Minh-Hạnh-Túc.

    NIỆM ÂN-ĐỨC VIJJĀCARAṆASAMPANNO

    Các hàng thanh-văn đệ-tử thường niệm tưởng đến ân- đức Phật-bảo, niệm“ân-đức Vijjācaraṇasampanno” này, sẽ phát sinh đức-tin trong sạch nơi Đức-Thế-Tôn, có trí- tuệ sáng suốt, phát sinh hỷ lạc, tăng trưởng lòng tôn kính nơi Đức-Thế-Tôn, có lòng dũng cảm, tránh khỏi mọi điều tai họa, phước-thiện được tăng trưởng.

    Hành-giả thực-hành đề-mục niệm-niệm ân-đức Phật- bảo, niệm ân-đức Vijjācaraṇasampanno như sau:

    Câu ân-đức Vijjācaraṇasampanno rằng: “Itipi so Bhagavā Vijjācaraṇasampanno, ... Itipi so Bhagavā Vijjācaraṇasampanno, ... Itipi so Bhagavā Vijjācaraṇa- sampanno, ...” làm đối-tượng thiền-định.

    Hoặc danh từ ân-đức Vijjācaraṇasampanno rằng: “Vijjācaraṇasampanno, ... Vijjācaraṇasampanno, ... Vijjācaraṇasampanno, ...” làm đối-tượng thiền-định.

    Đề-mục thiền-định niệm ân-đức Phật-bảo, niệm ân- đức Vijjācaraṇasampanno này có ý nghĩa vô cùng sâu sắc, vi-tế, rộng lớn vô lượng vô biên. Vì vậy, định-tâm không thể an-định vào một pháp nào nhất định làm đối- tượng được, nên chỉ có khả năng dẫn đến chứng đạt cận định (upacārasamādhi) mà thôi, không có khả năng chứng đạt đến an-định (appanāsamādhi), nên không thể chứng đắc được bậc thiền sắc-giới nào.

    Như vậy, tâm cận-định này vẫn còn trong dục-giới thiện-tâm.

    (Phần còn lại giống như ân-đức Arahaṃ.)

    Trang Website được thành lập và quản lý bởi các cận sự nam, cận sự nữ trong Phật Giáo. Mục đích nhằm lưu trữ, số hoá kinh sách và tài liệu Phật Giáo Nguyên Thuỷ - Theravāda.