Giải Về Cách Thức Các Thứ Y Ca-sa

Giải Về Cách Thức Các Thứ Y Ca-sa

    PHẬT GIÁO NGUYÊN THỦY- THERAVĀDA
    -----
    LUẬT XUẤT GIA
    Quyển hạ
    TỨ THANH TỊNH GIỚI (CATUPĀRISUDDHISĪLA)
    ---
    Soạn giả
    Trưởng Lão Hòa Thượng Hộ Tông
    (Vaṅsarakkhita Mahāthera)

     

    GIẢI VỀ CÁCH THỨC CÁC THỨ Y CA-SA

    1) Kusi: dịch là miếng vải dài ở ngay chỗ anuvāta dài chung quanh là ngay chỗ khoảng dài.

    2) Addhakusi: dịch là miếng vải nửa phần kusi, tức là miếng vải vắn ở ngay chỗ khoảng vắn.

    3) Mandala: dịch là miếng vải lớn ở ngay chỗ khoảng lớn (nếu y ngũ điều, điều lớn này có 5 khoảng).

    4) Addhamandala: dịch là miếng vải nửa phần miếng vải lớn, tức là miếng vải nhỏ (nếu y ngũ điều, điều nhỏ này có 5 khoảng).

    5) Vivatta: dịch là miếng vải mở ra (khi nào trùm thấy rõ ngay cho phía trên lưng), chi này ở ngay khoảng lớn chính giữa.

    6) Anuvivatta: đây là miếng vải mở tiếp theo (khi nào trùm chỉ thấy phân nửa), chi này ở ngay chỗ 2 bên khoảng anuvivatta.

    7) Gīveyyaka: dịch là miếng vải quấn (khi nào trùm thì trùm ngay cổ), chi này ở ngay chỗ khoảng vivatta về phía trên.

    8) Jangheyyaka: dịch là miếng vải phải đậy trên xương chả vai, chi này ở chỗ 2 khoảng anuvivatta về phía dưới.

    9) Bahanta: dịch là miếng vải phải đắp bắp tay, khi trùm phải ở ngay phía trên bắp tay, chi này ở ngay chỗ adhamandala nơi 2 khoảng phía ngoài cuối cùng.

    Tóm lại, y có 9 chi như thế mới hiệp theo lời của đức Phật chế định. Cả 3 y (y 2 lớp, y vai trái, y nội) phải làm theo 9 chi ấy (trừ ra thiếu vải cắt may không đủ).

    PHÉP DÂNG Y KAṬHINA ĐẾN TĂNG (SAṄGHA)

    Vấn: thí chủ dâng cúng y kaṭhina dāna như thế nào mới gọi là tăng thí (saṅghadāna)? Đáp: y để thọ kaṭhina là vật kể vào trong saṅghadāna thì dâng theo Pāli như vầy:

    Cách dâng thứ nhất: “Imaṃ dussaṃ kaṭhina civaraṃ bhikkhusaṅghassa demā dutiyampi, ... tatiyampi, ...” (đọc 3 lần). Nghĩa: chúng tôi xin dâng y này để làm lễ Kaṭhina đến tỳ khưu tăng (bhikkhusaṅgha), lần thứ nhì, lần thứ ba.

    Về vật phụ tùng (parikkhāra) đã dâng theo thói quen như vầy:

    Yenamhākaṃ kaṭhinaṃ kahitvā kathināni sansāni tasseva.

    Nghĩa: vị tỳ khưu nào lãnh Kaṭhina của chúng tôi, chúng tôi xin dâng các vật phụ tùng này đến vị đó.

    Trong chú giải (atthakathā) có thuyết minh rằng; nếu thí chủ dâng mà đọc Yenamhākaṃ ... như vầy, thì tăng không có quyền làm chủ các vật parikkhāra đó được. Cho nên nếu cần muốn dâng vật nào đến tăng, phải dâng bằng cách khác, tóm tắt (không cần để tên các vật dâng theo Pāli) như vậy.

    Cách dâng thứ nhì:

    “Imaṃ mayam(73) bhante vatthūni bhikkhusaṅghassa niyyādema”.

    Nghĩa: Bạch các ngài, chúng tôi xin dâng những vật này đến tỳ khưu tăng.

    Lại nữa, cũng có 1 cách dâng kaṭhina chung với vật phụ tùng 1 lần rất tiện lợi theo Pāli như vầy.

    Cách dâng thứ ba:

    “Imaṃ bhante saparivāraṃ kaṭhina civaradussaṃ bhikkhusaṅghassa onojayāma sādhu no bhante bhikkhusaṅgho imaṃ saparivāraṃ kaṭhina civaradussaṃ patigganhātu patiggahetvā ca iminā dussena kaṭhinaṃ attharatu amhākaṃ dīgharattaṃ hitāya sukhāya”.

    Nghĩa: bạch chư Đại đức, chúng tôi xin nghiêng mình dâng y kaṭhina cùng với vật phụ tùng này đến tỳ khưu tăng. Bạch chư Đại đức cầu xin tỳ khưu tăng lãnh y kaṭhina cùng với những vật phụ tùng của chúng tôi đây, khi đã nhận rồi, xin thọ dụng y này, cho chúng tôi được sự lợi ích và yên vui lâu dài.

    Y ngũ điều

    Coi theo số:  1: Kusi. 2: Aḍḍhakusi. 3: Maṇdala. 4: Aḍḍhamaṇḍala. 5: Vivaṭṭa. 6: Anuvivaṭṭa. 7: Gīveyyaka. 8: Janjheyyaka. 9: Bāhanta.

    Y thất điều

    Coi theo số: 1: Kusi. 2: Aḍḍhakusi. 3: Maṇdala. 4: Aḍḍhamaṇḍala. 5: Vivaṭṭa. 6: Anuvivaṭṭa. 7: Gīveyyaka. 8: Janjheyyaka. 9: Bāhanta.

    Y cửu điều

    Coi theo số: 1: Kusi. 2: Aḍḍhakusi. 3: Maṇdala.  4: Aḍḍhamaṇḍala.  5: Vivaṭṭa. 6: Anuvivaṭṭa. 7: Gīveyyaka. 8: Janjheyyaka. 9: Bāhanta.

    Y thập nhứt điều

    Coi theo số: 1: Kusi. 2: Aḍḍhakusi. 3: Maṇdala. 4: Aḍḍhamaṇḍala. 5: Vivaṭṭa. 6: Anuvivaṭṭa. 7: Gīveyyaka. 8: Janjheyyaka. 9: Bāhanta.

     

    -oo0oo-

    (73) Nếu mộ người dâng thì đọc ahaṃ thế mayaṃ, niyyādemi thế niyyādema.

    Trang Website được thành lập và quản lý bởi các cận sự nam, cận sự nữ trong Phật Giáo. Mục đích nhằm lưu trữ, số hoá kinh sách và tài liệu Phật Giáo Nguyên Thuỷ - Theravāda.