NỀN-TẢNG-PHẬT-GIÁO (MŪLABUDDHASĀSANA)
QUYỂN III
PHÁP-HÀNH GIỚI (SĪLĀCĀRA)
Soạn giả: Tỳ-khưu Hộ-Pháp (Dhammarakkhita Bhikkhu) (Aggamahāpaṇḍita)
ĐIỀU-GIỚI THỨ 6: ĐIỀU-GIỚI NÓI LỜI THÔ TỤC
Pharusavācā veramaṇisikkhāpadaṃ samādiyāmi.
Nghĩa từng chữ:
* Pharusavācā: Pharusa + vācā
- Pharusa: Thô tục, phát sinh từ tâm sân.
- Vācā: Lời nói.
- Pharusavācā: Lời nói thô tục (chửi rủa, mắng nhiếc), phát sinh từ tâm sân.
* Veramaṇisikkhāpadaṃ: Veramaṇī + sikkhāpadaṃ.
- Veramaṇī: Tác-ý tránh xa.
- Sikkhāpadaṃ: Điều-giới, giới.
* Samādiyāmi: Con xin thọ trì.
Nghĩa toàn câu:
Con xin thọ trì điều-giới, có tác-ý tránh xa sự nói lời thô tục.
CHI-PHÁP PHẠM ĐIỀU-GIỚI NÓI LỜI THÔ TỤC
Người nào phạm điều-giới nói lời thô tục phải hợp đủ 3 chi-pháp:
1- Tâm sân tức giận.
2- Có người bị chửi rủa, mắng nhiếc.
3- Đã nói lời chửi rủa, mắng nhiếc.
Nếu người nào hội đủ 3 chi-pháp này thì người ấy đã phạm điều-giới nói lời thô tục (chửi rủa, mắng nhiếc). Nếu không đủ 3 chi-pháp thì không phạm điều-giới nói lời thô tục (chửi rủa, mắng nhiếc).
GIẢNG GIẢI VỀ SỰ NÓI LỜI THÔ TỤC
Sự nói lời thô tục (chửi rủa, mắng nhiếc) này có tác-ý trong ác-tâm phát sinh từ sân-tâm. Vì vậy, lời nói thô tục (chửi rủa, mắng nhiếc) chua chát hoặc ngọt ngào, nghe êm tai thì cũng gọi là pharusavācā: lời nói thô tục.
Người nào nói lời thô tục (chửi rủa, mắng nhiếc) thậm tệ với sân-tâm làm khổ người khác thì người ấy phạm điều-giới pharusavācā: nói lời thô tục.
Trường hợp nói lời ngọt ngào nghe êm tai với tác-ý trong ác-tâm phát sinh từ sân-tâm muốn tiêu diệt người khác cũng gọi là pharusavācā: nói lời thô tục.
Ví dụ: Một người có sân-tâm muốn giết người khác, nhưng nói bằng lời lẽ ngọt ngào rằng:
“Tôi sẽ giúp anh được yên giấc nghìn thu; hoặc tôi sẽ đưa anh về nơi chín suối; hoặc tôi sẽ gửi anh đi chầu trời, v.v...”
Như vậy, người ấy vẫn phạm điều-giới pharusavācā: nói lời thô tục (chửi rủa, mắng nhiếc).
Trong Chú-giải Aṭṭhasālinī giảng giải về sự nói lời thô tục rằng:
Nếu cha mẹ rầy la, chửi mắng con, hoặc thầy rầy la, chửi mắng học trò, ... là cốt để dạy dỗ, khuyên răn, hăm dọa muốn cho con cái, học trò trở nên người tốt, người thiện. Cho nên, những lời rầy la, chửi mắng ấy hoàn toàn không có tác-ý trong ác-tâm làm hại con cái, làm hại học trò, v.v..., thì không gọi là nói lời thô tục.
Như vậy, khi cha mẹ, thầy rầy la, chửi mắng không hợp đủ chi-pháp của điều-giới nói lời thô tục. Cho nên, cha mẹ, thầy không phạm điều-giới nói lời thô tục.
Thật vậy, trong Phụ-chú-giải Ṭikā của Trường-bộ- kinh và Trung-bộ-kinh, giảng giải về sự nói lời thô tục (chửi rủa, mắng nhiếc) rằng:
“Người nào nói lời thô tục (chửi rủa, mắng nhiếc) với sân-tâm, dù không có người thù, người ghét, hoặc người thù ghét đã chết, người ấy vẫn phạm điều-giới nói lời thô tục (chửi rủa, mắng nhiếc).”
LỜI THÔ TỤC CHỬI RỦA, MẮNG NHIẾC
Lời chửi rủa, mắng nhiếc là 1 trong 3 chi-pháp của điều-giới nói lời thô tục.
Nói lời thô tục chửi rủa, mắng nhiếc như thế nào?
Lời chửi rủa, mắng nhiếc có 10 cách
1- Hạng người (jāti): Lời mắng nhiếc gọi người thấp hèn hay người cao quý.
- Hạng người thấp hèn như: Đồ tôi tớ! Đồ kẻ ăn mày! Tên trộm cướp! v.v...
- Hạng người cao quý như: Thôi, ông chủ! Thôi, ông tướng! Thôi, ông hoàng! bà chúa! v.v...
2- Tên người (nāma): Lời mắng nhiếc gọi tên xấu hay tên đẹp.
- Tên xấu như: Đồ thằng quỷ! Đồ con ma! ...
- Tên đẹp như: Ông hoàng! Bà chúa! ...
3- Dòng dõi (gotta): Lời mắng nhiếc gọi dòng dõi thấp hèn hay cao quý.
- Dòng dõi thấp hèn như: Con nhà ăn trộm! Con nhà lừa đảo! ...
- Dòng dõi cao quý như: Con ông hoàng! Công nương! Tiểu thư! ...
4- Nghề nghiệp (kamma): Lời mắng nhiếc gọi nghề nghiệp thấp hèn hay cao quý.
- Nghề nghiệp thấp hèn như: Đồ sát-sinh! Đồ trộm-cắp! Đồ tà-dâm, ...
- Nghề nghiệp cao quý như: Thầy dạy học! Ông làm quan lớn! ...
5- Nghệ thuật (sippa): Lời mắng nhiếc gọi nghệ thuật thấp hay cao.
- Nghệ thuật thấp như: Đồ tài lừa đảo!...
- Nghệ thuật cao như: Anh làm thơ hay rồi! Anh giỏi nói chữ! ...
6- Bệnh (ābādha): Lời mắng nhiếc gọi bệnh người hèn, bệnh người sang.
- Bệnh người hèn như: Thằng bệnh lậu! Thằng bệnh nghiện ma túy! ...
- Bệnh người sang như: Ông bệnh đau đầu! Bà bệnh đau tim! ...
7- Hình dáng (liṅgika): Lời mắng nhiếc gọi hình dáng xấu hay hình dáng đẹp.
- Hình dáng xấu như: Thằng lùn! Con mụ mập! ...
309 Hình dáng đẹp như: Thôi, cậu công tử! Thôi, cô tiên nữ!
8- Phiền-não (kilesa): Lời mắng nhiếc gọi phiền-não...
- Đồ tham lam! Đồ ngu ngốc! ...
9- Tội-lỗi (āpatti): Lời mắng nhiếc gọi tội ...
- Ông đã phạm tội bất công trụ! ...
10- Lời thô tục (akkosa): Lời mắng nhiếc nói lời thô tục.
- Mẹ mày! Cha mày! Đồ loài súc sinh! ...
Đó là 10 cách chửi rủa, mắng nhiếc thô tục.
Chửi rủa, mắng nhiếc bằng 2 môn
- Chửi rủa mắng nhiếc bằng khẩu.
- Chửi rủa mắng nhiếc bằng thân.
Lời chửi rủa, mắng nhiếc phần nhiều bằng khẩu, nhưng cũng có trường hợp bằng thân như hành vi cử chỉ thô tục hoặc viết thư, viết báo, viết sách, ... bằng những lời lẽ thô tục (chửi rủa, mắng nhiếc).
PHẠM ĐIỀU-GIỚI NÓI LỜI THÔ TỤC TẠO ÁC-NGHIỆP
Người nào phạm điều-giới nói lời thô tục (chửi rủa, mắng nhiếc) đến cha mẹ, thầy tổ, những bậc Trưởng- Lão, chư tỳ-khưu, sa-di có giới hạnh trong sạch, đến Đức-Phật Độc-Giác, Đức-Phật Chánh-Đẳng-Giác, thì người ấy tạo ác-nghiệp nặng.
Người nào phạm điều-giới nói lời thô tục (chửi rủa mắng nhiếc) đến người không có giới đức trong sạch, thì người ấy tạo ác-nghiệp nhẹ.
QUẢ XẤU CỦA ÁC-NGHIỆP NÓI LỜI THÔ TỤC
* Người nào phạm điều-giới nói lời thô tục, tạo ác- nghiệp nói lời thô tục nặng, sau khi người ấy chết, nếu ác-nghiệp nói lời thô tục nặng ấy trong ác-tâm có cơ hội cho quả trong thời-kỳ tái-sinh kiếp sau (paṭisandhikāla) thì có suy-xét-tâm đồng sinh với thọ xả là quả của ác- nghiệp gọi là tái-sinh-tâm (paṭisandhicitta) làm phận sự tái-sinh kiếp sau trong cõi ác-giới, chịu quả khổ của ác- nghiệp ấy cho đến khi mãn quả của ác-nghiệp ấy mới thoát khỏi được cõi ác-giới.
Sau khi thoát khỏi cõi ác-giới, trường hợp nếu có đại- thiện-nghiệp nào khác trong đại-thiện-tâm có cơ hội cho quả trong thời-kỳ tái-sinh kiếp sau (paṭisandhikāla) có đại-quả-tâm gọi là tái-sinh-tâm (paṭisandhicitta) làm phận sự tái-sinh kiếp sau trở lại làm người.
* Và trường hợp, nếu người nào phạm điều-giới nói lời thô tục, tạo ác-nghiệp nói lời thô tục nhẹ, sau khi người ấy chết, ác-nghiệp nói lời thô tục nhẹ ấy không có cơ hội cho quả tái-sinh, mà đại-thiện-nghiệp nào khác trong đại-thiện-tâm có cơ hội cho quả trong thời-kỳ tái- sinh kiếp sau (paṭisandhikāla) có đại-quả-tâm gọi là tái- sinh-tâm (paṭisandhicitta) làm phận sự tái-sinh kiếp sau trở lại làm người.
Thì cả hai trường hợp này, người ấy còn phải chịu quả xấu của ác-nghiệp nói lời thô tục trong kiếp quá-khứ của người ấy như sau:
Kiếp hiện-tại của người ấy:
1- Là người thường nghe những lời không hài lòng như lời chửi rủa, mắng nhiếc, v.v...
2- Là người có nhiều người ghét.
3- Là người thường bị chê trách, bị vu oan giá họa.
4- Là người ít được nghe những lời ngon ngọt thân thiết.
5- Là người sống nghèo nàn khổ cực.
6- Là người bị tàn tật câm điếc, đui mù.
QUẢ CỦA ĐẠI-THIỆN-NGHIỆP TRÁNH XA SỰ NÓI LỜI THÔ TỤC
Người nào đã thọ trì bát-giới ājivaṭṭhamakasīla, giữ gìn điều-giới tránh xa sự nói lời thô tục, tạo đại-thiện- nghiệp tránh xa sự nói lời thô tục, sau khi người ấy chết, nếu đại-thiện-nghiệp tránh xa sự nói lời thô tục ấy trong đại-thiện-tâm có cơ hội cho quả trong thời-kỳ tái-sinh kiếp sau (paṭisandhikāla) thì có đại-quả-tâm gọi là tái-sinh-tâm (paṭisandhicitta) làm phận sự tái-sinh kiếp sau trở lại làm người trong cõi người này.
Hoặc sau khi người ấy chết, nếu đại-thiện-nghiệp tránh xa sự nói lời thô tục ấy trong đại-thiện-tâm có cơ hội cho quả trong thời-kỳ tái-sinh kiếp sau (paṭisandhi- kāla) thì có đại-quả-tâm gọi là tái-sinh-tâm (paṭisandhi- citta) làm phận sự tái-sinh kiếp sau làm vị thiên-nam hoặc thiên-nữ trong cõi trời dục-giới, hưởng mọi sự an- lạc trong cõi trời ấy cho đến hết tuổi thọ.
Sau khi vị thiên-nam, vị thiên-nữ chết tại cõi trời ấy, trường hợp nếu đại-thiện-nghiệp khác trong đại-thiện-tâm có cơ hội cho quả trong thời-kỳ tái-sinh kiếp sau (paṭisandhikāla) thì có đại-quả-tâm gọi là tái-sinh-tâm (paṭisandhicitta) làm phận sự tái-sinh kiếp sau trở lại làm người trong cõi người này.
Thì cả hai trường hợp này, người ấy sẽ có được quả- tốt của đại-thiện-nghiệp tránh xa sự nói lời thô tục trong kiếp quá-khứ của người ấy, đáng hài lòng.
Quả tốt của đại-thiện-nghiệp tránh xa sự nói lời thô tục là hoàn toàn trái ngược với quả xấu của ác-nghiệp nói lời thô tục như sau:
Kiếp hiện-tại của người ấy:
1- Là người thường được nghe những lời đáng hài lòng.
2- Là người được nhiều người thương yêu quý mến.
3- Là người thường được nghe những lời tán dương ca tụng, không bị vu oan giá họa.
4- Là người thường được nghe những lời ngọt ngào thân thiết.
5- Là người sống được an-lạc hạnh-phúc.
6- Là người có giọng nói thanh tao rất hay.
Trang Website được thành lập và quản lý bởi các cận sự nam, cận sự nữ trong Phật Giáo. Mục đích nhằm lưu trữ, số hoá kinh sách và tài liệu Phật Giáo Nguyên Thuỷ - Theravāda.