Giới Bậc Tỳ Khưu (Bhikkhu)

Giới Bậc Tỳ Khưu (Bhikkhu)

    NỀN-TẢNG-PHẬT-GIÁO (MŪLABUDDHASĀSANA)

    QUYỂN III

    PHÁP-HÀNH GIỚI (SĪLĀCĀRA)

    Soạn giả: Tỳ-khưu Hộ-Pháp (Dhammarakkhita Bhikkhu) (Aggamahāpaṇḍita)

     

    BẬC TỲ-KHƯU (BHIKKHU)

    Ý nghĩa danh từ Bhikkhu: Tỳ-khưu Bhikkhu có rất nhiều ý nghĩa:

    NGHĨA BHIKKHU THEO VĂN PHẠM PĀḶI

    Bhikkhati sīlenā’ti bhikkhu: Bậc có thói quen thường đi khất thực để nuôi mạng gọi là bhikkhu: tỳ-khưu.

    Saṃsāre bhayaṃ ikkhatī’ti bhikkhu: Bậc thấy rõ sự tai họa trong vòng tử sinh luân-hồi gọi là bhikkhu: tỳ-khưu.

    NGHĨA BHIKKHU THEO TẠNG KINH

    Trong Chú-giải kinh Đại-Tứ-niệm-xứ dạy:

    “Yo ca imaṃ paṭipattiṃ paṭipajjati, so bhikkhu nāma hotī’ti paṭipattiyā bhikkhubhāvadassanato pi “bhikkhu.”(1)

    Hành-giả nào thực-hành pháp-hành tứ-niệm-xứ này, hành-giả ấy được gọi là tỳ-khưu. Tỳ-khưu chính là hành- giả thực-hành pháp-hành tứ-niệm-xứ.

    “Paṭipannako hi devo vā hotu manusso vā bhikkhū’ti saṅkhyaṃ gacchatiyeva.” (2)

    Hành-giả thực-hành pháp-hành tứ-niệm-xứ, dù là chư-thiên hoặc nhân loại cũng đều được xem là tỳ-khưu cả thảy.

    Như vậy, tỳ-khưu theo ý nghĩa Tạng Kinh chính là hành-giả thực-hành pháp-hành tứ-niệm-xứ, hay thực- hành pháp-hành thiền-tuệ.

    NGHĨA BHIKKHU THEO TẠNG LUẬT

    Theo Tạng Luật, bhikkhu: tỳ-khưu được thành tựu do chư tỳ-khưu-Tăng ít nhất có đủ 5 vị tỳ-khưu thật hội họp tại nơi sīmā làm lễ upasampadā, Ngài Trưởng-lão luật sư tụng ñatticatutthakammavācāpāḷi tụng 1 lần ñatti (tuyên- ngôn) và tiếp theo tụng 3 lần kammavācā (thành-sự- ngôn), nâng đỡ vị giới tử sa-di lên trở thành bhikkhu: tỳ- khưu đúng theo luật của Đức-Phật đã ban hành đến chư tỳ-khưu.

    Trong Chú-giải bộ Cūḷavagga giảng giải về 5 chi- pháp để thành tựu bhikkhu: tỳ-khưu.

    1-Vatthusampatti: Người cận-sự-nam có đủ 20 tuổi trở lên, không phạm ác-nghiệp trọng-tội, không thuộc về 13 hạng người bị cấm xuất gia trở thành tỳ-khưu.

    2- Ñattisampatti: Ngài Trưởng-lão luật sư tụng 1 lần ñatti (tuyên ngôn) từng chữ, từng câu hoàn toàn đúng ṭhāna, karaṇa, payatana và 10 byañjanabuddhi theo văn phạm Pāḷi.

    3- Anusāsanasampatti: Ngài Trưởng-lão luật sư tụng 3 lần kammavācā (thành sự ngôn) từng chữ, từng câu hoàn toàn đúng ṭhāna, karaṇa, payatana và 10 byañjana- buddhi theo văn phạm Pāḷi.

    4- Sīmāsampatti: Chỗ ranh giới của sīmā hoàn toàn đúng theo Luật của Đức-Phật đã chế định.

    5- Purisasampatti: Chư tỳ-khưu-Tăng hội họp tại sīmā cần phải có đủ số lượng. Ngoài Trung xứ Ấn-Độ ra, các vùng biên địa hoặc đất nước khác (như nước Việt-Nam) chư tỳ-khưu-Tăng cần phải có ít nhất 5 vị tỳ- khưu thật trở lên.

    Khi chư tỳ-khưu-Tăng hành tăng sự, tụng ñatti- catutthakammavācāpāḷi: tụng 1 lần ñatti (tuyên-ngôn) và tiếp theo tụng 3 lần kammavācā (thành-sự-ngôn) vừa chấm dứt, đồng thời giới tử sa-di trở thành bhikkhu: tỳ- khưu trong giáo-pháp của Đức-Phật Gotama.(1)

    GIỚI CỦA TỲ-KHƯU

    Giới của tỳ-khưu có 4 loại giới là:

    1- Bhikkhupātimokkhasaṃvarasīla: Giới bổn của tỳ- khưu gồm có 227 điều-giới mà vị tỳ-khưu cần phải giữ gìn cẩn trọng trong sạch trọn vẹn suốt đời tỳ-khưu bằng đức-tin trong sạch nơi Tam-bảo: Đức-Phật-bảo, Đức- Pháp-bảo, Đức-Tăng-bảo, và tin nghiệp và quả của nghiệp của mình.

    2- Indriyasaṃvarasīla: Giới mà vị tỳ-khưu cần phải giữ gìn cẩn trọng 6 môn (mắt, tai, mũi, lưỡi, thân và ý) không cho mọi ác-tâm phát sinh bằng chánh-niệm.

    3- Ājīvaparisuddhisīla: Giới mà vị tỳ-khưu cần phải nuôi mạng chân chánh thanh-tịnh bằng pháp tinh-tấn.

    4- Paccayasannissitasīla: Giới mà vị tỳ-khưu nương nhờ 4 thứ vật dụng (y phục, vật thực, chỗ ở, thuốc trị bệnh). Vị tỳ-khưu khi thọ nhận, khi sử dụng mỗi thứ vật ấy bằng trí-tuệ sáng suốt suy xét thấy rõ, biết rõ thật- tánh và sự lợi ích của mỗi thứ vật dụng ấy.

    PHẦN GIẢNG GIẢI

    Trong bhikkhupātimokkha gồm có 227 điều-giới phân chia làm 7 loại giới:

    1- Giới pārājika: Giới bại hoại tỳ-khưu có 4 điều-giới.

    2- Giới Saṃghādisesa: Giới hành phạt vẫn còn phẩm-hạnh tỳ-khưu có 13 điều-giới.

    3- Giới Aniyata: Giới bất định có 2 điều-giới.

    4- Giới Nissaggiya pācittiya: Giới xả rồi sám hối có 30 điều-giới.

    5- Giới Suddha pācittiya: Giới sám hối được có 92 điều-giới.

    6- Giới Pāṭidesanīya: Giới sám hối riêng rẽ có 4 điều-giới.

    7- Giới Sekhiya: Giới hành có 75 điều-giới.

    8- Điều Adhikaraṇasamatha: Điều giảng hoà.

    PHẠM GIỚI (ĀPATTI)

    Tỳ-khưu phạm giới có 7 loại:

    1- Pārājika āpatti: Phạm giới pārājika bại hoại không còn phẩm-hạnh tỳ-khưu nữa.

    2- Saṃghādisesa āpatti: Phạm giới saṃghādisesa hành phạt vẫn còn phẩm-hạnh tỳ-khưu, nhưng không sám hối được.

    3- Thullaccaya āpatti: Phạm giới nặng kém thua 2 loại giới trên mà có thể sám hối được.

    4- Pācittiya āpatti: Phạm giới pācittiya sám hối được.

    5- Pāṭidesanīya āpatti: Phạm giới pāṭidesanīya sám hối riêng rẽ.

    6- Dukkaṭa āpatti: Phạm giới dukkaṭa làm bậy, sám hối được.

    7- Dubbhāsita āpatti: Phạm giới dubbhāsita nói bậy, sám hối được.

    Bảy loại phạm giới chia ra làm 2 loại:

    - Phạm điều-giới nặng có 2 loại 4 điều-giới pārājika āpatti và 13 điều-giới saṃghādisesa āpatti.

    - Phạm điều-giới nhẹ có 5 loại là thullaccaya āpatti, pācittiya āpatti, pāṭidesanīya āpatti, dukkaṭa āpatti, dubbhāsita āpatti.

    1- Tỳ-khưu phạm điều-giới nặng thì không thể làm lễ sám hối được.

    * Nếu vị tỳ-khưu nào phạm 1 trong 4 điều-giới pārājika āpatti thì vị tỳ-khưu ấy mất hẳn phẩm-hạnh tỳ- khưu trong kiếp hiện-tại này.

    * Nếu vị tỳ-khưu nào phạm 1 trong 13 điều-giới saṃghādisesa āpatti thì vị tỳ-khưu ấy vẫn còn là tỳ-khưu, nhưng là vị tỳ-khưu phạm giới, cần phải chịu hành phạt theo luật của Đức-Phật ban hành theo tuần tự, hành parivāsakamma, hành mānattakamma, hành abhāna- kamma như sau:

    - Nếu vị tỳ-khưu nào phạm điều-giới saṃghādisesa āpatti nào mà liền trình báo với vị tỳ-khưu khác, không giấu phạm điều-giới của mình, không cách đêm thì vị tỳ- khưu ấy không cần phải hành phạt parivāsakamma, mà chỉ cần xin chư tỳ-khưu-tăng hành tăng sự cho hành phạt mānattakamma suốt 6 đêm xong, rồi thỉnh chư tỳ-khưu- Tăng ít nhất 21 vị tỳ-khưu thật trở lên hội tại sīmā, để hành tăng sự abhānakamma. Ngài Trưởng-lão luật-sư tụng abhāna ñattikammavācā xong, vị tỳ-khưu ấy mới có giới trở lại như trước.

    - Nếu vị tỳ-khưu nào phạm điều-giới saṃghādisesa āpatti nào, rồi giấu phạm điều-giới của mình lâu bao nhiêu đêm thì vị tỳ-khưu ấy cần phải xin chư tỳ-khưu- tăng hành tăng sự cho hành phạt parivāsakamma trong thời gian lâu bấy nhiêu đêm. Sau khi chịu hành phạt parivāsakamma đúng theo luật của Đức-Phật ban hành xong, vị tỳ-khưu ấy tiếp tục xin chư tỳ-khưu tăng hành tăng sự cho hành phạt mānattakamma suốt 6 đêm xong, rồi thỉnh chư tỳ-khưu-Tăng ít nhất 21 vị tỳ-khưu thật trở lên hội tại sīmā để hành tăng sự abhānakamma. Ngài Trưởng-lão luật-sư tụng abhāna ñattikammavācā xong, vị tỳ-khưu ấy mới có giới trở lại như trước.

    2- Tỳ-khưu phạm điều-giới nhẹ thì có thể làm lễ sám hối được.

    - Nếu vị tỳ-khưu nào phạm điều-giới nhẹ trong 5 loại là thullaccaya āpatti, pācittiya āpatti, pāṭidesanīya āpatti, dukkaṭa āpatti, dubbhāsita āpatti thì vị tỳ-khưu ấy nên tìm đến vị tỳ-khưu khác không phạm cùng giới với mình, xin làm lễ sám hối āpatti với vị tỳ-khưu khác, sau khi làm lễ sám hối xong, vị tỳ-khưu ấy có giới trở lại như trước.

    Giới của tỳ-khưu trong Bhikkhupātimokkha có 227 điều-giới, nhưng trong Tạng Luật, giới của tỳ-khưu gồm có cả thảy 91.805.036.000 điều-giới (1) mà tỳ-khưu cần phải giữ gìn cho được trong sạch và trọn vẹn.

    * Indriyasaṃvarasīla: Giới mà vị tỳ-khưu cần phải giữ gìn cẩn trọng 6 môn:

    * 6 môn: nhãn-môn, nhĩ-môn, tỷ-môn, thiệt-môn, thân-môn, ý-môn là nơi tiếp xúc với 6 đối-tượng.

    * 6 đối-tượng: đối-tượng sắc, đối-tượng thanh, đối- tượng hương, đối-tượng vị, đối-tượng xúc, đối-tượng pháp.

    6 đối-tượng tiếp xúc với 6 môn phát sinh 6 loại tâm.

    * 6 loại tâm: nhãn-thức-tâm, nhĩ-thức-tâm, tỷ-thức- tâm, thiệt-thức-tâm, thân-thức-tâm, ý-thức-tâm trong 6 lộ-trình-tâm.

    * 6 lộ-trình-tâm: nhãn-môn lộ-trình-tâm, nhĩ-môn lộ- trình-tâm, tỷ-môn lộ-trình-tâm, thiệt-môn lộ-trình-tâm, thân-môn lộ-trình-tâm, ý-môn lộ-trình-tâm.

    Vị tỳ-khưu là hành-giả giữ gìn giới, có chánh-niệm và trí-tuệ-tỉnh-giác:

    - Khi đối-tượng sắc tiếp xúc với nhãn-môn (nhãn- tịnh-sắc) phát sinh nhãn-thức-tâm thấy đối-tượng sắc trong nhãn-môn lộ-trình-tâm, tỳ-khưu hành-giả có chánh-niệm và trí-tuệ-tỉnh-giác thấy rõ, biết rõ nhãn- thức-tâm thuộc về danh-pháp, và đối-tượng sắc với nhãn-tịnh-sắc thuộc về sắc-pháp thuộc về pháp-vô-ngã (anattā) không phải là ta thấy đối-tượng đàn ông, đàn bà, v.v... nên diệt được tà-kiến thấy sai chấp lầm, diệt phiền-não tham, sân, si không cho phát sinh.

    Tương tự như vậy,

    - Khi đối-tượng thanh (âm-thanh) tiếp xúc với nhĩ- môn (nhĩ-tịnh-sắc) phát sinh nhĩ-thức-tâm nghe đối- tượng âm-thanh trong nhĩ-môn lộ-trình-tâm, tỳ-khưu hành-giả có chánh-niệm và trí-tuệ-tỉnh-giác thấy rõ, biết rõ nhĩ-thức-tâm thuộc về danh-pháp, và đối-tượng âm- thanh với nhĩ-tịnh-sắc thuộc về sắc-pháp thuộc về pháp- vô-ngã (anattā) không phải là ta nghe đối-tượng tiếng người đàn ông, tiếng người đàn bà, v.v... nên diệt được tà-kiến thấy sai chấp lầm, diệt phiền-não tham, sân, si không cho phát sinh, v.v... (1)

    Như vậy, vị tỳ-khưu hành-giả giữ gìn giới cần phải giữ gìn cẩn trọng 6 môn như vậy.

    * Ājīvaparisuddhisīla: Giới mà vị tỳ-khưu cần phải nuôi mạng chân-chánh thanh-tịnh bằng pháp tinh-tấn.

    Vị tỳ-khưu từ bỏ cách sống tà-mạng do tâm tham muốn thấp hèn, vị tỳ-khưu giữ gìn giới nuôi mạng chân- chánh thanh-tịnh do nhờ pháp tinh-tấn tìm 4 thứ vật dụng theo nhu cầu cần thiết nuôi mạng chân-chánh trong sạch thanh-tịnh, 4 thứ vật dụng đó là:

    * Y phục: Vị tỳ-khưu đi tìm lượm vải dơ giặt sạch rồi may y để mặc. Nếu có thí-chủ dâng y thì được phép thọ nhận y để mặc.

    * Vật thực: Hằng ngày, vị tỳ-khưu đi khất thực từng nhà để nuôi mạng. Nếu có thí-chủ dâng cúng dường vật

    thực thì được phép thọ nhận vật thực để dùng buổi ngọ (không quá 12 giờ trưa).

    * Chỗ ở: Vị tỳ-khưu ở cội cây, trong động để thực- hành pháp-hành thiền-định, thực-hành pháp-hành thiền- tuệ hầu mong giải thoát khổ tử sinh luân-hồi trong ba giới bốn loài. Nếu có thí-chủ dâng chỗ ở (cốc) thì được phép thọ nhận để ở, che nắng, che mưa, ...

    * Thuốc trị bệnh: Khi vị tỳ-khưu bị lâm bệnh, nên dùng nước tiểu ngâm với 2 loại trái cây rừng gọi là agadāmalaka và agadaharītaka mà Đức-Phật cho phép để làm thuốc trị bệnh. Nếu có thí-chủ dâng cúng dường thuốc trị bệnh thì được phép thọ nhận thuốc ấy để dùng trị bệnh.

    * Paccayasannissitasīla: Giới mà vị tỳ-khưu nương nhờ 4 thứ vật dụng (y phục, vật thực, chỗ ở, thuốc trị bệnh), vị tỳ-khưu khi thọ nhận, khi sử dụng mỗi thứ vật ấy bằng trí-tuệ sáng suốt suy xét thấy rõ, biết rõ thật- tánh và sự lợi ích của mỗi thứ vật dụng ấy.

    4 thứ vật dụng: y phục, vật thực, chỗ ở, thuốc trị bệnh là những nhu cầu cần thiết cho đời sống của tỳ-khưu. Cho nên, mỗi khi vị tỳ-khưu dùng thứ vật dụng nào, nên có trí-tuệ sáng suốt suy xét rõ thật-tánh và sự lợi ích của thứ vật dụng ấy, để mọi phiền-não không nương nhờ nơi thứ vật dụng ấy mà phát sinh.

    - Khi thọ nhận thứ vật dụng nào, vị tỳ-khưu có trí-tuệ sáng suốt suy xét rõ thật-tánh của thứ vật dụng ấy chỉ là tứ-đại mà thôi và tính chất đáng nhờm của thứ vật dụng ấy khi tiếp xúc với sắc thân ô trọc (trược) này.

    - Khi đang dùng thứ vật dụng nào, vị tỳ-khưu có trí- tuệ sáng suốt suy xét biết rõ sự lợi ích của thứ vật dụng ấy, để ngăn ngừa không cho phiền-não nương nhờ nơi thứ vật dụng ấy mà phát sinh.

    Tóm lại, 4 giới của tỳ-khưu trong sạch thanh-tịnh.

    1- Bhikkhupātimokkhasaṃvarasīla: Giới bổn của tỳ- khưu có 227 điều-giới được giữ gìn cẩn trọng trong sạch trọn vẹn bằng đức-tin trong sạch nơi Tam-bảo: Đức- Phật-bảo, Đức-Pháp-bảo, Đức-Tăng-bảo, tin nghiệp và quả của nghiệp.

    2- Indriyasaṃvarasīla: Giới mà vị tỳ-khưu cần phải giữ gìn cẩn trọng 6 môn (mắt, tai, mũi, lưỡi, thân và ý) không cho mọi ác-tâm phát sinh bằng chánh-niệm.

    3- Ājīvaparisuddhisīla: Giới mà vị tỳ-khưu cần phải nuôi mạng thanh-tịnh bằng pháp tinh-tấn.

    4- Paccayasannissitasīla: Giới mà vị tỳ-khưu nương nhờ 4 thứ vật dụng được trong sạch thanh-tịnh bằng trí- tuệ suy xét mỗi thứ vật dụng.

    Quyển Pháp-hành giới này giảng giải về giới của người tại gia đầy đủ, còn giới của bậc xuất-gia sa-di, tỳ- khưu chỉ trình bày tóm tắt mà thôi, bởi vì giới của tỳ- khưu quá nhiều.

    (Xong phần giới của bậc xuất-gia.)

    -oo0oo-

    (1-2) Chú-giải bộ Mahāvagga, kinh Mahāsatipaṭṭhānasuttavaṇṇā.

    ---

    (1) Tìm hiểu lễ xuất-gia trở thành tỳ-khưu trong quyển Gương Bậc Xuất- Gia, cùng soạn-giả.

    ---

    (1) Bộ Visuddhimagga, phấn Sīlaniddesa, Paṭhamasīlapañcaka.

    ---

    (1) Tìm hiểu đầy đủ trong bộ Nền-Tảng-Phật-Giáo, quyển X: Pháp-Hành Thiền-Tuệ, cùng soạn giả.

    Trang Website được thành lập và quản lý bởi các cận sự nam, cận sự nữ trong Phật Giáo. Mục đích nhằm lưu trữ, số hoá kinh sách và tài liệu Phật Giáo Nguyên Thuỷ - Theravāda.