PHẬT GIÁO NGUYÊN THỦY - THERAVĀDA
-----
LUẬT XUẤT GIA TÓM TẮT
(PABBAJITA VINAYA SAṄKHEPA)
Quyển thượng
Soạn giả
Trưởng Lão Hòa Thượng Hộ Tông
(vaṅsarakkhita Mahāthera)
Pl.2510 – Dl.1966
GIỚI LUẬT SA DI
Những người học Phật trước khi muốn vào tu bậc sa di phải thông hiểu luật sa di, nghĩa là phải học luật y theo giáo pháp của đức Phật đã truyền dạy, không được canh cải. Giới luật ấy có 30 điều học chia ra làm 3 phần: sikkhāpada (phép học) có 10 điều học, daṇḍakamma (phép hành phạt) có 10 điều học, nāsanaṅga (phép trục xuất) có 10 điều học.
MƯỜI PHÉP HỌC (SIKKHĀPADA)
1. Pānātipātā veramaṇi sikkhāpadaṃ samādiyāmi.
2. Adinnādānā veramaṇi sikkhāpadaṃ samādiyāmi.
3. Abrahmacariyā veramaṇi sikkhāpadaṃ samādiyāmi.
4. Musāvādā veramaṇi sikkhāpadaṃ samādiyāmi.
5. Surāmeraya majjapamādaṭṭhānā veramaṇi sikkhāpadaṃ samādiyāmi.
6. Vikāla bhojānā veramaṇi sikkhāpadaṃ samādiyāmi.
7. Naccagīta vāditavisukadassanā veramaṇi sikkhāpadaṃ samādiyāmi.
8. Mālāgandha vilepanadhāraṇa maṇḍana vibhūsanaṭṭhāna veramaṇi sikkhāpadaṃ samādiyāmi.
9. Uccāsayanamahāsayanā veramaṇi sikkhāpadaṃ samādiyāmi.
10. Jātarūparajatapatiggahanā veramaṇi sikkhāpadaṃ samādiyāmi.
1. Sát sanh. Tôi xin vâng giữ điều học, là cố ý tránh xa sự giết hại loài sanh mạng.
2. Trộm cắp. Tôi xin vâng giữ điều học là cố ý tránh xa sự trộm cắp.
3. Thông dâm. Tôi xin vâng giữ điều học là cố ý tránh xa sự thông dâm
4. Vọng ngữ. Tôi xin vâng giữ điều học là cố ý tránh xa sự nói dối.
5. Ẩm tửu. Tôi xin vâng giữ điều học là cố ý tránh xa sự dể duôi uống rượu.
6. Ăn sái giờ: Tôi xin vâng giữ điều học là cố ý tránh xa sự ăn sái giờ (từ đúng ngọ cho đến mặt trời mọc chẳng được phép ăn vật chi).
7. Múa, hát, đờn kèn. Tôi xin vâng giữ điều học là cố ý tránh xa sự hát múa, đờn kèn và đi xem hát múa, nghe đờn kèn.
8. Trang điểm, thoa vật thơm, dồi phấn và đeo tràng hoa. Tôi xin vâng giữ điều học là cố ý tránh xa sự trang điểm, thoa vật thơm, dồi phấn và đeo tràng hoa.
9. Nằm ngồi nơi quá cao và xinh đẹp. Tôi xin vâng giữ điều học là cố ý tránh xa chỗ nằm và ngồi nơi quá cao và xinh đẹp.
10. Thọ lãnh và cất giữ vàng, bạc châu báu. Tôi xin vâng giữ điều học là cố ý tránh xa sự thọ lãnh, cất giữ hoặc bảo kẻ khác thọ lãnh, cất giữ vàng bạc châu báu hoặc cảm xúc đến các vật ấy.
MƯỜI PHÉP HÀNH PHẠT (DAṆḌAKAMMA)
1. Vikālabhogi hoti.
2. Naccādivisūkadassiko hoti.
3. Mālādidhāranādiko hoti.
4. Uccāsayanāyiko hoti.
5. Jātarūparaja tapatigganhako hoti.
6. Bhikkhūnaṃ alābhāya parisakkati.
7. Bhikkhūnaṃ anatthāya parisakkhati.
8. Bhikkhūnaṃ anavāsāya parisakkhati.
9. Bhikkhu akkosati paribbāsati.
10. Bhikkhu bhikkhūhi bhedeti.
1. Ăn sái giờ.
2. Múa hát đờn kèn và xem múa hát nghe đờn kèn.
3. Trang điểm, đeo tràng hoa hoặc thoa vật thơm.
4. Nằm và ngồi nơi quá cao và xinh đẹp
5. Thọ lãnh và cất giữ hoặc bảo kẻ khác thọ lãnh, cất giữ và cảm xúc đến vàng bạc châu báu.
6. Cố ý làm cho tỳ khưu không có đồ dùng.
7. Cố ý làm cho tỳ khưu mất sự hữu ích.
8. Cố ý làm cho tỳ khưu không có chỗ ở.
9. Mắng chửi tỳ khưu.
10. Làm cho tỳ khưu bất hoà cùng nhau.
Sa-di phạm 1 trong 10 điều kể trên, thì bị tỳ khưu hành phạt, nhất là bị bắt gánh nước.
MƯỜI PHÉP TRỤC XUẤT (NĀSANAṄGA)
1. Pānātipāti hoti.
2. Adinnādāyi hoti.
3. Abrahmacāri hoti.
4. Musāvādi hoti.
5. Majjapāyi hoti.
6. Buddhassa avaṇṇaṃ bhāsati.
7. Dhammassa avaṇṇaṃ bhāsati.
8. Saṅghassa avaṇṇaṃ bhāsati.
9. Micchādiṭṭhiko hoti.
10. Bhikkhuni dūsako hoti.
1. Giết loài động vật.
2. Trộm cắp.
3. Thông dâm.
4. Nói dối.
5. Uống rượu.
6. Hủy báng Phật.
7. Hủy báng Pháp.
8. Hủy báng Tăng.
9. Hiểu lầm (quấy cho là phải, phải cho là quấy).
10. Dâm vải tỳ khưu ni.
Sa di phạm 1 trong 10 điều kể trên, thì bị trục xuất.
Bổn phận sa di phải học thông thuộc 30 phép đã nói trên và cũng phải thọ trì thêm 75 điều ưng học pháp[1].
[1] Xem trong giới bổn tỳ khưu chỗ “Ưng học pháp”. Ngoài ra, sa di còn phải học thêm những điều học trong Pātimokkha: phạm tội vì đời khiển trách (lokavajja). Như trong 13 điều Tăng tàn, trừ khi Điều 5, 6, 7...
Trang Website được thành lập và quản lý bởi các cận sự nam, cận sự nữ trong Phật Giáo. Mục đích nhằm lưu trữ, số hoá kinh sách và tài liệu Phật Giáo Nguyên Thuỷ - Theravāda.