Trong các Phước Thiện mà Chúng Sanh có cơ hội làm trong đời này thì Phước Thiện Hành Thiền là một trong những Phước Thiện Cao Thượng Nhất mà Chính Đức Phật cũng đã từng Tán Dương. Ngài đã từng Tán Thán trong bộ Aṅguttaranikāya, phần Navakanipāta, kinh Velāmasutta rằng:
“Người nào thực-hành pháp-hành thiền-tuệ, có trí- tuệ-thiền-tuệ thấy rõ, biết rõ sự sinh, sự diệt của danh- pháp, sắc-pháp, thấy rõ, biết rõ 3 trạng-thái-chung: trạng-thái vô-thường, trạng-thái khổ, trạng-thái vô-ngã của danh-pháp, sắc-pháp, dù trong khoảng thời gian ngắn ngủi bằng búng đầu ngón tay, thì người ấy có phước-thiện, có quả báu nhiều hơn người thực-hành pháp-hành thiền-định với đề-mục rải tâm-từ đến tất cả chúng-sinh, …” – Quy Y Tam Bảo (Tỳ Khưu Hộ Pháp).
Chỉ với khoảng thời gian ngắn ngủi như “búng đầu ngón tay” mà đã tạo được biết bao nhiêu là Thiện Nghiệp tích luỹ trong Tâm của mỗi Chúng Sanh.
Nhận thấy được sự lợi lạc của Thực Hành Thiền Minh Sát Tuệ, các Ngài Thiền Sư tại Panditarama đã tổ chức các khoá Thiền đặc biệt dành cho các em học sinh tham gia để Phát Triển Thiền Tập và vun trồng hạt giống Bồ Đề của Chính Mình.
Các Thiền Sinh nhỏ này phải tham gia như Các Thiền Sinh lớn khác đều phải tuân thủ nghiêm chỉnh 14 Tiếng để hành thiền mỗi ngày và thọ đủ Bát Quan Trai Giới trong suốt thời khoá Thiền của Mình.
Với tính kỷ luật cao tại Thiền Viện trong thời gian hai tuần, các Thiền Sinh “nhỏ” sẽ rèn luyện được tính tự giác và trách nhiệm với bản thân hơn.
Sau mỗi thời khoá thiền, thực hành rãi Tâm Từ đến tất cả mọi chúng sanh là điều cần thiết tại Thiền Viện. Tâm từ chính là nguồn năng lượng cho lòng bát ái, nâng cao tấm lòng vị tha trong mỗi người. Đây chắc hẳn là nhân tố để đẩy Đạo Đức con người lên cao hơn.
Với xã hội, những thiền sinh nhỏ này sẽ trở thành những công dân có ích, có đạo đức và có trách nhiệm đối với chính mình và mọi người.
Với sự phát triển Tinh Thần, Thiền Tập sẽ là nguồn cung cấp dồi dào Phước Thiện để vun đắp các Pháp Hạnh Ba La Mật cho hạnh phúc Vĩnh Cửu (Nibbāna) mai sau.