Kinh Tụng Trong Đám Cúng Vong Nhân

Kinh Tụng Trong Đám Cúng Vong Nhân

    PHẬT GIÁO NGUYÊN THỦY - THERAVĀDA
    -
    KINH TỤNG
    Soạn giả
    Trưởng Lão Hòa Thượng Hộ Tông
    (Vaṅsarakkhita Mahāthera)

     

    KINH TỤNG TRONG ĐÁM CÚNG VONG NHÂN

    VI DIỆU TẠNG (PHÁP TỤ)

    Kusalā dhammā, akusalā dhammā, abyākatā dhammā, sukhāya vedanāya sampayuttā dhammā, dukkhāya vedanāya sampayuttā dhammā, adukkhamasukhāya vedanāya sampayuttā dhammā.
    Vipākā dhammā, vipāka dhamma dhammā, nevavipāka navipākadhamma dhammā.
    Upādiṇṇupādā niyā dhammā, anupādiṇṇupādā niyā dhammā, anupādiṇṇānupādāniyā dhammā.
    Saṅkiliṭṭha saṅkilesikā dhammā, asaṅkiliṭṭha saṅkilesikā dhammā, asaṅkiliṭṭhā saṅkilesikā dhammā.
    Savitakka savicārā dhammā, avitakka vicāramattā dhammā, avitakkā vicārā dhammā.
    Pītisahagatā dhammā, sukhasahagatā dhammā, upekkhāsahagatā dhammā.
    Dassanena pahātabbā dhammā, bhāvanāya pahātabbā dhammā, neva dassanena nabhāvanāya pahātabbā dhammā.
    Dassanena pahātabba hetukā dhammā, bhāvanāya pahātabba hetukā dhammā, nevadassa nena nabhāvanāya pahātabba hetukā dhammā.
    Ācayagāmino dhammā, apacayagāmino dhammā, neva cayagāmino napacayagāmino dhammā.
    Sekkhā dhammā, asekkhā dhammā, neva sekkhā nāsekkhā dhammā.
    Parittā dhammā, mahaggatā dhammā, appamāṇā dhammā, parittārammaṇā dhammā, mahaggatārammaṇā dhammā, appamāṇārammaṇā dhammā.
    Hīnā dhammā, majjhimā dhammā, paṇītā dhammā, micchattaniyatā dhammā, sammattaniyatā dhammā, aniyatā dhammā.
    Maggārammaṇā dhammā, maggahetukā dhammā, maggādhipatino dhammā.
    Uppannā dhammā, anuppannā dhammā, uppādino dhammā.
    Atītā dhammā, anāgatā dhammā, paccuppanā dhammā, atītārammaṇā dhammā, anāgatārammaṇā dhammā, paccuppannārammaṇā dhammā.
    Ajjhattā dhammā, bahiddhā dhammā, ajjhattabahiddhā dhammā, ajjattārammaṇā dhammā, bahiddhārammaṇā dhammā, ajjhattbahiddhārammaṇā dhammā.
    Sanidassanasappaṭighā dhammā, anidassanasappaṭighā dhammā, anidassanappaṭighā dhammā.
    Bāvīsatitikamātikā dhammā saṅgaṇīpakaraṇaṃ nāma samattaṃ.

    PAṬICCASAMUPPĀDA ‒ THẬP NHỊ DUYÊN KHỞI

    Kinh tụng trong khi có tang lễ, đám táng hoặc hỏa táng.

    Avijjā paccayā saṅkhārā.
    Saṅkhāra paccayā viññāṇaṃ.
    Viññāṇa paccayā nāmarūpaṃ
    Nāmarūpa paccayā saḷāyatanaṃ.
    Salāyatana paccayā phasso.
    Phassa paccayā vedana.
    Vedanā paccayā taṇhā.
    Taṇhāpaccayā upādānaṃ.
    Upādāna paccayā bhavo.
    Bhava paccayā jāti.
    Jātipaccayā jarāmaraṇaṃ.
    Sokaparidevadukkha domanassupāyāsā sambhavanti.
    Evame tassa kevalassa dukkhakkhandhassa samudayo hoti.
    Avijjāya tveva asesa virāganirodhā saṅkhāra nirodho.
    Saṅkhāranirodhā viññānanirodho.
    Viññānanirodhā nāmarūpanirodho
    Nāmarūpanirodhā salāyatananirodho.
    Salāyatananirodhā phassanirodho.
    Phassanirodhā vedanānirodho.
    Vedanānirodhā taṇhānirodho.
    Taṇhānirodhā upādānanirodho.
    Upādānanirodhā bhavanirodho.
    Bhavanirodhā jātinirodho.
    Jātinirodhā jarāmaraṇaṃ.
    Sokaparidevadukkha domanassupāyāsā nirujjhanti.
    Evame tassa kevalassa dukkhakkhandhassa nirodho hoti.

    Các Pháp hành phát khởi vì duyên vô minh.
    Thức phát khởi vì duyên hành.
    Danh sắc phát khởi vì duyên thức.
    Lục nhập phát khởi vì duyên danh sắc.
    Tiếp xúc phát khởi vì duyên lục nhập.
    Thọ phát khởi vì duyên tiếp xúc.
    Ái phát khởi vì duyên thọ.
    Thủ phát khởi vì duyên ái.
    Hữu phát khởi vì duyên thủ.
    Sanh phát khởi vì duyên hữu.
    Lão tử phát khởi vì duyên sanh.
    Uất ức, sanh tử biệt ly khổ, trái ý, bực bội, hằng phát khởi (cũng vì duyên sanh).
    Tánh cách phát khởi những thống khổ ấy, lý do như thế.
    Tánh cách diệt hành hẳn thật vì diệt tận vô minh do theo Thánh đạo.
    Tánh cách diệt thức vì diệt hành.
    Tánh cách diệt danh sắc vì diệt thức.
    Tánh cách diệt lục nhập vì diệt danh sắc.
    Tánh cách diệt tiếp xúc vì diệt lục nhập.
    Tánh cách diệt thọ vì diệt tiếp xúc.
    Tánh cách diệt ái vì diệt thọ.
    Tánh cách diệt thủ vì diệt ái.
    Tánh cách diệt hữu vì diệt thủ.
    Tánh cách diệt sanh vì diệt hữu.
    Lão tử diệt vì tánh cách diệt sanh.
    Sự uất ức, sanh tử biệt ly khổ, sự trái ý và bực bội trong tâm cũng đều diệt, vì tánh cách diệt sự sanh.
    Tánh cách diệt những thống khổ ấy, lý do như thế.

    SAMVEJANĪYA GĀTHĀ ‒ CÁC KỆ ĐỘNG TÂM

    Tụng cho sanh động tâm hoặc khi bệnh, tang lễ đám ma.

    Nagāma dhammo nigamassa dhammo na cāpiyaṃ ekakulassa dhammo sabbassa lokassa sadevakassa eseva dhammo yadidaṃ aniccatā.
    Nagāma dhammo nigamassa dhammo na cāpiyaṃ ekakulassa dhammo sabbassa lokassa sadevakassa eseva dhammo yadidaṃ ca dukkhatā.
    Nagāma dhammo nigamassa dhammo na cāpiyaṃ ekakulassa dhammo sabbassa lokassa sadevakassa eseva dhammo yadidaṃ anattatā.
    Natattha hatthīnaṃ bhūmi na rathānaṃ na pattiyā na cāpi mantayuddhena sakkā jetuṃ dhanena vā tasmā hi paṇḍito poso sampassaṃ hatthamattano buddhe dhamme ca saṅghe ca dhīrosaddhaṃ nivesaye yo dhammacārī kāyena vācāya dacetasā iddhe vanaṃ pasaṃsanti pacca sagge pamodati.
    Sabbe sattā marisanti maranantaṃ hi jīvitaṃ yathākammaṃ gamissanti puññapāpabhalū pagā nirayaṃ pā pakammantā puññakammā ca sugatiṃ tasmā kareyya kalyāṇaṃ nicayaṃ samparāyikaṃ puññāni paralokasmiṃ pattiṭṭhā honti pāṇiṇaṃ.
    Upaniyati jīvitamappamāyuṃ jarūpanī tassa nasanti tāṇā etaṃ bhayaṃ maraṇe pekkhamāno puññāni kayirātha sukhāvahāni.
    Mattikañca yathākataṃ kumbhakārena bhājanaṃ pakkapakkaṃ mahankañca khuddakañca nirāvasaṃ sabbaṃ bhedapariyañtaṃ evaṃ maccāna jīvitaṃ.
    Yathāpi selā vipulā sabhaṃ āhacca pabbatā samantā anupariyeyyuṃ nippothentā catuddisā khattiye brāhmaṇe vesse sudde caṇḍālapukkuse na kiñci parivajjeti sabbame vā bhimaddati.
    Ye ca vuddhā ca daharā ye ca bālā ca paṇḍitā aḍḍhā ceva daliddā ca sabbe maccū parāyanā.
    Accenti kātā tarayanti rattiyo vayoguṇā anupubbaṃ jahanti etaṃ bhayaṃ maraṇe pekkhamāno puññāni kayirātha sukhāvahāni.
    Aciraṃ vatayaṃ kāyo paṭhaviṃ adhisessati chuddho apetaviññāṇo niratthaṃ va kalingaraṃ.
    Āyu usmā ca viññāṇaṃ yadā kāyaṃ jahantimaṃ apavittho tadā seti niratthaṃva kalingaraṃ.
    Upanīyati loko adhuvo atāṇo loko anabhissaro assako loko sabbaṃ pahāya gamanīyaṃ ūno loko atitto taṇhādāso.
    Ajjeva kiccaṃ ātappaṃ kojaññā maraṇaṃ suve na hi no sangarantena mahāsenena maccunā.
    Sabbe sattā maranti ca mariṃsu ca marissare tathevāhaṃ marassāmi natthi me ettha saṃsayo.
    Animitta manaññātaṃ maccānaṃ idha jīvitaṃ kasirañca parittañca tañca dukkhena saṃyutaṃ.
    Na hi so upakkamo atthi yena jātā na miyyare jarampi patvā maraṇaṃ evaṃ dhamma hi pāṇino.
    Yathāpi kumbhakarassa katā mattikabhājanā sabbe bhedaparīyanti evaṃ maccāna jīvitaṃ.
    Daharā ca mahantā ca ye bālā ye ca paṇḍitā sabbe maccuvasaṃ yanti sabbe maccuparāyanā.
    Jīvitaṃ byādhi kālo ca dehanikkhe panaṃgati pañcete jīvalokasmiṃ animittā na nāyare.
    Uragova ca taṃ jiṇṇaṃ hitvā gacchati santanuṃ evaṃ sarīre nibbhoge pete katākate satiḍayhamāno najānāti ñātīnaṃ paride vitaṃ tasmā etaṃ na socāmi gato sotassa yāgati.
    Nassanti puttā tāṇāya, na pitā napi bandhavā, antakenā thipannassa, natthi ñātīsutāṇatā, etamatthavasaṃ ñatvā, paṇḍito sīla saṃvuto, nibbāna gamanaṃ maggaṃ, khippameva visodhaye.
    Taṃ vinā nāññāto dukkhaṃ, na hoti na ca tantato, dukkha hetuniyāmena, iti saccaṃ visattikā.
    Nāññā nibbānato santi, santaṃ na ca na taṃ yato, santabhāvaniyā mena, tato saccamidaṃ mataṃ.
    Maggā aññaṃ na niyyānaṃ, aniyyāno na cāpisa, acchaniyyāna bhāvattā, itiso sacca sammato.
    Sabbe saṅkhārā aniccāti,
    Yadā paññāya passati,
    Atha nibbindati dukkhe,
    Esa maggo visuddhiyā.
    Sabbe saṅkhārā dukkhāti, yadā paññāya passati, atha nibbindati dukkhe, esa maggo visuddhiyā.
    Sabbe dhammā anattāti, yadā paññāya passati, atha nibbindati dukkhe, esa maggo visuddhiyā.
    Aniccā vata saṅkhārā, uppādavaya dhammino, uppajjitvā nirujjhanti, tesaṃ vūpasamo sukho.

    Pháp nào có tên gọi là “vô thường”, là pháp có trạng thái thay đổi không thường, pháp ấy chẳng phải chỉ để riêng cho những người trong một xứ, chẳng phải chỉ để riêng cho những người trong một xóm, chẳng phải chỉ để riêng cho những người trong một gia tộc đâu.
    Pháp ấy để chung cho nhơn loại, súc sanh, luôn đến Chư thiên, Ma vương và Phạm thiên cả thảy.
    Pháp nào có tên gọi là “khổ não”, là pháp có trạng thái đau đớn buồn rầu, pháp ấy chẳng phải chỉ để riêng cho những người trong một xứ, chẳng phải chỉ để riêng cho những người trong một xóm, chẳng phải chỉ để riêng cho những người trong một gia tộc đâu.
    Pháp ấy để chung cho nhơn loại, súc sanh, luôn đến Chư thiên, Ma vương và Phạm thiên cả thảy.
    Pháp nào có tên gọi là “vô ngã”, là pháp có trạng thái “không phải là của ta”, pháp ấy chẳng phải chỉ để riêng cho những người trong một xứ, chẳng phải chỉ để riêng cho những người trong một xóm, chẳng phải chỉ để riêng cho những người trong một gia tộc đâu.
    Pháp ấy để chung cho nhơn loại, súc sanh, luôn đến Chư thiên, Ma vương và Phạm thiên cả thảy.
    Tất cả chúng sanh không có thể chiến đấu với tử thần được, vì sự chiến đấu ấy chẳng phải là dùng sức của voi binh, chẳng phải là dùng sức của xa binh, chẳng phải là dùng sức của bộ binh, hoặc dùng bùa chú hay của cải để chiến đấu cũng chẳng hơn được.
    Cho nên bậc trí tuệ, khi thấy điều lợi ích của mình, hằng làm cho phát sanh tín ngưỡng kiên cố nơi Đức Phật, Đức Pháp và Đức Tăng, vì người làm cho thân khẩu và ý được trong sạch, người ấy trong thế gian này, hằng được bậc trí tuệ ngợi khen, đến khi mạng chung, thường được an vui trong cõi Thiên đàng chẳng sai.
    Tất cả chúng sanh chỉ sẵn dành để chịu chết đều nhau cả, vì sanh mạng của tất cả chúng sanh chỉ có sự chết là nơi cuối cùng.
    Tất cả chúng sanh đều phải chịu quả phước cùng quả tội vừa theo của nghiệp của mình đã tạo, rồi đi thọ sanh trong kiếp sau.
    Chúng sanh nào làm nghiệp dữ phải chịu khổ trong cảnh địa ngục, chúng sanh nào làm việc lành được thọ vui trong cõi Thiên đàng, cho nên người đời cần phải hối hả làm việc phước đức, mà bậc trí tuệ hằng tha thiết làm cho đặng để dành dính theo trong đời vị lai.
    Vì các việc phước đức là nơi nương nhờ của tất cả chúng sanh trong ngày vị lai.
    Tuổi thọ của tất cả chúng sanh rất ít, sự già hằng dắt dẫn tìm sự chết, chúng sanh đã bị sự già dắt dẫn đi tìm sự chết rồi, chẳng có chi là nơi nương nhờ được. Nếu người đời đã thấy điều lo sợ trong sự chết như thế, chỉ nên chuyên cần làm việc phước đức, nó sẽ đem sự an vui đến cho.
    Nồi đất mà thợ gốm đã làm bằng đất, dầu cũ hay mới, lớn hay nhỏ, đến khi cuối cùng, cũng đều phải bị lủng bể như nhau, chẳng còn dư sót thế nào; thì sanh mạng của tất cả chúng sanh, đến ngày cuối cùng, cũng đều phải bị tiêu diệt như thế ấy.
    Tất cả núi bằng tảng đá liền lạc to lớn, cao thấu thinh không, đến khi nứt bể rớt xuống, hằng đè ép tất cả chúng sanh và vật gần bên, đều đủ bốn phương chẳng còn dư sót thế nào; thì sự già và sự chết hằng đè ép tất cả chúng sanh, dầu là Vua chúa, Bà-la-môn thương nhân, hoặc kẻ đói khó hèn hạ, cũng đều bị sự già và sự chết phá hoại, chúng sanh nào, cũng như thế ấy.
    Chúng sanh nào dầu già hay trẻ, chúng sanh nào dầu ngu hay trí, là người giàu hoặc nghèo, chúng sanh ấy hằng có sự chết đón chờ phía trước cả thảy.
    Thì giờ thoáng qua, ngày và đêm khi qua khỏi, thời gian của các niên cấp(48) chỉ hao mòn dần dần. Nếu người đời được xem thấy niên cấp trong sự chết như thế, chỉ nên cố gắng làm các việc phước đức, nó hằng đem sự an vui đến cho.
    Thân này chẳng tồn tại bao lâu đâu, khi tâm thức lìa bỏ rồi, thì nằm trên mặt đất như khúc gỗ, không còn lợi ích nào nữa.
    Tuổi thọ chất lửa, hoặc tâm thức khi lìa bỏ thân này trong giờ nào, thì thân này không nên quàn để trong nhà, người đời họ đem liệng bỏ nằm trên mặt đất trong giờ ấy, như khúc gỗ, không còn lợi ích nào nữa.
    Chúng sanh không bền vững được bao lâu, già hằng dẫn tìm bịnh, bịnh hằng dẫn tìm chết. Chúng sanh không ai ngăn đón cản trở được.
    Chúng sanh hằng thấy thiếu thốn, không biết no đủ, đều là nô lệ của lòng ham muốn.
    Sự tinh tấn là khí cụ để thiêu hủy phiền não, mà người phải hành cho xong trong ngày nay.
    Ai biết rằng: “Sự chết chắc sẽ đến trong ngày mai”; vì sự kỳ hẹn cho khỏi chết, không thể được, bởi sự chết có rất nhiều quân binh.
    Tất cả chúng sanh mới chết hiện tại hoặc đã chết rồi, hoặc sẽ chết trong ngày vị lai (thế nào) thì ta đây chắc sẽ chết như thế ấy, không sai.
    Tâm ta không nghi ngờ đâu.
    Sanh mạng của tất cả chúng sanh, trong thế gian này, tìm người phân biện cho biết rằng: Ta phải sống hết thời gian này, thời gian kia, chẳng được đâu, và sự sống ấy càng cực nhọc, càng vắn vỏi, càng có nhiều sự khổ nữa.
    Tất cả chúng sanh đã sanh ra rồi, ngăn ngừa không cho chết do sự tinh tấn nào, sự tinh tấn ấy chẳng có đâu (dầu chúng sanh cầu khẩn rằng: Đừng cho chết, hoặc chờ già sẽ chết cũng chẳng đặng đâu).
    Vì tất cả chúng sanh hằng chịu sự già và sự chết như thế là thường sự.
    Các thứ đồ đựng mà thợ gốm đã làm rồi, đến lúc cuối cùng đều phải lủng bể, thế nào; sự sống của tất cả chúng sanh, đều có sự chết đón chờ phía trước, cũng như thế ấy.
    Tất cả chúng sanh dầu trẻ hay già, ngu hay trí, tất cả chúng sanh ấy đều mắc trong quyền lực của sự chết cả thảy.
    Sanh mạng là sự sống của chúng sanh, bịnh hoạn là sự đau ốm của chúng sanh, thì giờ nhất định chắc sẽ chết của chúng sanh, nơi mà chúng sanh phải chết, cõi mà chúng sanh phải đi đầu thai trong ngày vị lai, cả 5 điều ấy chẳng có một ai trong thế gian biết chắc được cả thảy.
    Loài rắn hằng lột da cũ của nó, rồi bỏ đi thế nào, thì chúng sanh khi thân hình dùng làm việc chi chẳng được, hằng chịu sự chết, đi thọ sanh kiếp khác, theo duyên nghiệp của mình, cũng như thế ấy; tử thi còn lại thiêu cũng chẳng biết, không cần nói đến sự than khóc, rên la của tất cả thân nhân.
    Bởi cớ ấy, ta chẳng nên thương tiếc thân hình này đâu.
    Người bị sự chết đè nén rồi, con cái đến ngừa đón chẳng đặng, cha mẹ ngăn cấm cũng chẳng đặng, sự ngăn ngừa của tất cả thân bằng cũng chẳng được đâu, (cho nên) người có trí tuệ, khi đã được biết thế lực của điều lợi ích là sự trì giới rồi, cần phải thu thúc thọ trì giới luật, cần phải trau giồi con đường đi đến Niết-bàn cho mau chóng, không nên trì huỡn nữa.
    Khổ chẳng phát sanh do nguyên nhân nào khác, ngoài lòng ham muốn; khổ ấy thật chỉ phát sanh do lòng ham muốn thật.
    Cho nên đức Thế Tôn giảng rằng: “Lòng ham muốn thật là nguyên nhân sanh khổ”.
    Các đức ngoài Niết-bàn chẳng phải là pháp diệt khổ; chỉ có Niết-bàn là pháp diệt khổ.
    Bởi cớ ấy, đức Thế Tôn dạy rằng: “Niết-bàn là một pháp đúng theo trạng thái diệt khổ được”.
    Ngoài đức khác ngoài đạo (Bát Chánh) chẳng phải là phương tiện tiếp dẫn chúng sanh thoát ly thống khổ được.
    Chỉ có (Bát Chánh đạo) là phương pháp cho chúng sanh ra khỏi khổ được.
    Bởi cớ ấy, đức Thế Tôn dạy rằng: Đạo Bát Chánh chỉ danh là một điều thiệt vì là pháp cứu khổ chúng sanh được.
    (Nếu người đời) được quán tưởng thấy rõ bằng trí tuệ rằng: “Tất cả tập hợp là vật không thường”, như thế trong giờ nào, thì chắc sẽ chán nản, lánh khỏi khổ trong giờ ấy; đó là con đường của sự trong sạch cao thượng.
    (Nếu người đời) được quán tưởng thấy rõ bằng trí tuệ rằng: “Tất cả tập họp đều là khổ não”, như thế trong giờ nào, thì chắc sẽ chán nản, lánh khỏi khổ trong giờ ấy; đó là con đường trong sạch cao thượng.
    (Nếu người đời) được quán tưởng thấy rõ bằng trí tuệ rằng: “Tất cả các pháp chẳng phải là của ta”, như thế trong giờ nào, thì chắc sẽ chán nản, lánh khỏi khổ trong giờ ấy; đó là con đường trong sạch cao thượng.
    Tất cả tập hợp không thường tồn đâu, đều có tánh cách sanh ra rồi diệt là lẽ thường.
    Vì tất cả tập hợp chỉ sanh ra rồi diệt, (mới đem gần sự khổ não thông thường).
    Chỉ có Niết-bàn là pháp yên lặng tất cả tập hợp ấy được, mới có sự an vui.

    -oo0oo-

    (48)Niên cấp là: ấu niên, trung niên, lão niên.

    Trang Website được thành lập và quản lý bởi các cận sự nam, cận sự nữ trong Phật Giáo. Mục đích nhằm lưu trữ, số hoá kinh sách và tài liệu Phật Giáo Nguyên Thuỷ - Theravāda.