Kālyāṇavagga: Phần Nghiệp Đặng Kế

Kālyāṇavagga: Phần Nghiệp Đặng Kế

    PHẬT GIÁO NGUYÊN THUỶ - THERAVĀDA
    ABHIDHAMMAPIṬAKA - TẠNG VÔ TỶ PHÁP

    KATHĀVATTHU

    BỘ NGỮ TÔNG

    Dịch giả:

    Đại Trưởng lão Hòa Thượng Tịnh Sự

    ĐẠI PHẨM THỨ NHẤT

    PHẦN NGHIỆP ĐẶNG KẾ

    (KĀLYĀṆAVAGGA)

    122.

    • Phản ngữ: Ngài nhận thấy nghiệp tốt, nghiệp xấu phải chăng? Tự ngôn: Phải rồi.
    • Phản ngữ: Ngài nhận thấy người làm, người tạo nghiệp tốt, nghiệp xấu phải chăng? Tự ngôn: Không nên nói thế đó...

    123.

    • Tự ngôn: Do nhận thấy nghiệp tốt, nghiệp xấu như thế mới nhận thấy người làm, người tạo nghiệp tốt, nghiệp xấu phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.
    • Tự ngôn: Ngài nhận thấy người làm, kẻ sáng tạo người đó phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...
    • Tự ngôn: Ngài nhận thấy người làm, kẻ sáng tạo người đó phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.
    • Tự ngôn: Cách làm tột nơi khổ, không có sự dứt nơi luân hồi, cũng không có sự viên tịch, cũng không có với các người ấy phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

    124.

    • Tự ngôn: Do nhận thấy nghiệp tốt, nghiệp xấu như thế mới nhận thấy người làm, người tạo nghiệp tốt, nghiệp xấu phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.
    • Tự ngôn: Do nhận thấy người như thế mới nhận thấy kẻ làm, kẻ sáng tạo người phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

    125.

    • Tự ngôn: Do nhận thấy nghiệp tốt xấu như thế mới nhận thấy kẻ làm, kẻ sáng tạo nghiệp tốt, nghiệp xấu phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.
    • Tự ngôn: Do nhận thấy Níp-bàn như thế mới nhận thấy kẻ làm, kẻ sáng tạo Níp-bàn phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

    126.

    • Tự ngôn: Do nhận thấy nghiệp tốt, nghiệp xấu như thế mới nhận thấy kẻ làm, kẻ sáng tạo nghiệp tốt, nghiệp xấu phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.
    • Tự ngôn: Do nhận thấy Đại địa như thế mới nhận thấy kẻ làm, người tạo Đại địa phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

    127.

    • Tự ngôn: Do nhận thấy nghiệp tốt, nghiệp xấu như thế mới nhận thấy kẻ làm, người sáng tạo nghiệp tốt, nghiệp xấu phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.
    • Tự ngôn: Do nhận thấy biển cả như thế mới nhận thấy kẻ làm, kẻ sáng tạo biển cả phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

    128.

    • Tự ngôn: Do nhận thấy nghiệp tốt, nghiệp xấu như thế mới nhận thấy kẻ làm, người sáng tạo nghiệp tốt, nghiệp xấu phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.
    • Tự ngôn: Do nhận thấy núi Tu Di như thế mới nhận thấy kẻ làm, người sáng tạo núi Tu Di phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

    129.

    • Tự ngôn: Do nhận thấy nghiệp tốt, nghiệp xấu như thế mới nhận thấy kẻ làm, người sáng tạo nghiệp tốt, nghiệp xấu phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.
    • Tự ngôn: Do nhận thấy nước như thế mới nhận thấy kẻ làm, người sáng tạo nước phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

    130.

    • Tự ngôn: Do nhận thấy nghiệp tốt, nghiệp xấu như thế mới nhận thấy kẻ làm, người sáng tạo nghiệp tốt, nghiệp xấu phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi. 
    • Tự ngôn: Do nhận thấy lửa như thế mới nhận thấy kẻ làm, người sáng tạo lửa phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

    131.

    • Tự ngôn: Do nhận thấy nghiệp tốt, nghiệp xấu như thế mới nhận thấy kẻ làm, người sáng tạo nghiệp tốt, nghiệp xấu phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.
    • Tự ngôn: Do nhận thấy gió, như thế mới nhận thấy kẻ làm, người sáng tạo gió phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

    132.

    • Tự ngôn: Do nhận thấy nghiệp tốt, nghiệp xấu, như thế mới nhận thấy kẻ làm, người sáng tạo nghiệp tốt, nghiệp xấu phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.
    • Tự ngôn: Do nhận thấy cỏ cây và rừng bụi như thế mới nhận thấy kẻ làm người sáng tạo cỏ cây rừng bụi phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

    133.

    • Tự ngôn: Do nhận thấy nghiệp tốt, nghiệp xấu như thế mới nhận thấy kẻ làm, người sáng tạo nghiệp tốt, nghiệp xấu phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.
    • Tự ngôn: Nghiệp tốt, nghiệp xấu là khác, kẻ làm người tạo nghiệp tốt, nghiệp xấu cũng là khác chớ gì? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

    134.

    • Phản ngữ: Ngài nhận thấy quả của nghiệp tốt, nghiệp xấu phải chăng? Tự ngôn: Phải rồi.
    • Phản ngữ: Ngài nhận thấy người hưởng quả của nghiệp tốt, nghiệp xấu phải chăng? Tự ngôn: Không nên nói thế đó...
    • Tự ngôn: Do nhận thấy quả của nghiệp tốt, nghiệp xấu thế đó mới nhận thấy kẻ hưởng quả của nghiệp tốt, nghiệp xấu phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.
    • Tự ngôn: Ngài nhận thấy kẻ hưởng, người là kẻ hưởng quả đó phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...
    • Tự ngôn: Ngài nhận thấy kẻ hưởng, người là kẻ hưởng quả đó phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.
    • Tự ngôn: Cách làm cho tận khổ không có, sự dứt luân hồi cũng không có, sự viên tịch cũng không có với những người đó phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...
    • Tự ngôn: Do nhận thấy quả của nghiệp tốt, nghiệp xấu, thế đó mới nhận thấy người là kẻ hưởng quả của nghiệp tốt, nghiệp xấu phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.
    • Tự ngôn: Do nhận thấy người, thế đó mới nhận thấy kẻ hưởng là người phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...
    • Tự ngôn: Do nhận thấy quả của nghiệp tốt, nghiệp xấu, thế đó mới nhận thấy người là kẻ hưởng quả của nghiệp tốt, nghiệp xấu phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.
    • Tự ngôn: Do nhận thấy Níp-bàn, như vậy mới nhận thấy người hưởng Níp-bàn phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...
    • Tự ngôn: Do nhận thấy quả của nghiệp tốt, nghiệp xấu, như thế mới nhận thấy người là kẻ hưởng quả của nghiệp tốt, nghiệp xấu phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.
    • Tự ngôn: Do nhận thấy Đại địa, do nhận thấy Đại Hải, do nhận thấy núi Tu Di, do nhận thấy nước, do nhận thấy lửa, do nhận thấy gió, do nhận thấy cỏ, cây, rừng, bụi như thế mới nhận thấy người là kẻ hưởng cỏ cây rừng bụi chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...
    • Tự ngôn: Do nhận thấy quả của nghiệp tốt, nghiệp xấu, thế đó mới nhận thấy người là kẻ hưởng quả của nghiệp tốt, nghiệp xấu phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.
    • Tự ngôn: Quả của nghiệp tốt, nghiệp xấu là khác, người là kẻ hưởng quả của nghiệp tốt, nghiệp xấu cũng là khác phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

    135.

    • Phản ngữ: Ngài nhận thấy vui là tiên[1] phải chăng? Tự ngôn: Phải rồi.
    • Phản ngữ: Ngài nhận thấy người là kẻ hưởng vui, đó là tiên phải chăng? Tự ngôn: Không nên nói thế đó...

    136.

    • Tự ngôn: Do nhận thấy vui là tiên, như thế mới nhận thấy người thuộc kẻ hưởng vui là tiên phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.
    • Tự ngôn: Ngài nhận thấy kẻ hưởng, người thuộc kẻ hưởng vui là tiên đó phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...
    • Tự ngôn: Ngài nhận thấy kẻ hưởng, Ngài thuộc kẻ hưởng vui là tiên đó phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.
    • Tự ngôn: Cách làm cho tột hết khổ không có, sự dứt đứt của luân hồi không có, sự viên tịch cũng không có với những người đó phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

    137.

    • Tự ngôn: Do nhận thấy người vui là tiên, bởi thế nhận thấy người thuộc kẻ hưởng vui là tiên phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.
    • Tự ngôn: Do nhận thấy người như thế mới thấy kẻ hưởng là người phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

    138.

    • Tự ngôn: Do nhận thấy vui là tiên, như thế mới nhận thấy người thuộc kẻ hưởng vui là tiên phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.
    • Tự ngôn: Do nhận thấy Níp-bàn, như thế mới nhận thấy người là kẻ hưởng Níp-bàn phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

    139.

    • Tự ngôn: Do nhận thấy vui sướng là tiên, như thế mới nhận thấy người thuộc kẻ hưởng vui là tiên phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.
    • Tự ngôn: Do nhận thấy Đại địa ... do nhận thấy Đại Hải, do nhận thấy núi Tu Di, do nhận thấy nước, do nhận thấy lửa, do nhận thấy gió ... do nhận thấy cỏ cây rừng bụi như thế mới nhận thấy người là kẻ hưởng cỏ cây rừng bụi phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

    140.

    • Tự ngôn: Do nhận thấy an vui là tiên, như thế mới nhận thấy người thuộc kẻ hưởng an vui là tiên phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.
    • Tự ngôn: An vui là tiên là khác, người thuộc kẻ hưởng an vui là tiên thì khác phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

    141.

    • Phản ngữ: Ngài nhận thấy an vui của nhân loại phải chăng? Tự ngôn: Phải rồi.
    • Phản ngữ: Ngài nhận thấy người thuộc kẻ hưởng an vui của nhân loại phải chăng? Tự ngôn: Không nên nói thế đó...

    142.

    • Tự ngôn: Do nhận thấy an vui của nhân loại, như thế mới nhận thấy người thuộc kẻ hưởng an vui của nhân loại phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.
    • Tự ngôn: Ngài nhận thấy người thuộc kẻ hưởng an vui của nhân loại đó phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...
    • Tự ngôn: Ngài nhận thấy kẻ hưởng, người thuộc kẻ hưởng an vui của nhân loại đó phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.
    • Tự ngôn: Cách làm cho tận nơi khổ không có, sự đoạn luân hồi cũng không có, sự viên tịch cũng không có với những người đó phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

    143.

    • Tự ngôn: Do nhận thấy an vui của nhân loại, thế đó mới nhận thấy người thuộc kẻ hưởng an vui của nhân loại phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.
    • Tự ngôn: Do nhận thấy người, thế đó mới nhận thấy kẻ hưởng là người phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

    144.

    • Tự ngôn: Do nhận thấy an vui của nhân loại, thế đó mới nhận thấy người là kẻ hưởng an vui của nhân loại phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.
    • Tự ngôn: Nhận thấy Níp-bàn thế đó mới nhận thấy người là kẻ hưởng phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

    145.

    • Tự ngôn: Do nhận thấy an vui của nhân loại, thế đó mới nhận thấy người là kẻ hưởng an vui của nhân loại phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.
    • Tự ngôn: Do nhận thấy Đại địa ... do nhận thấy Đại Hải ... do nhận thấy núi Tu Di ... do nhận thấy nước ... do nhận thấy lửa ... do nhận thấy gió ... do nhận thấy cỏ cây rừng bụi, thế đó mới nhận thấy người là kẻ hưởng cỏ cây rừng bụi phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

    146.

    • Tự ngôn: Do nhận thấy an vui của nhân loại thế đó mới nhận thấy người là kẻ hưởng an vui của nhân loại phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.
    • Tự ngôn: An vui của nhân loại là khác, người thuộc kẻ hưởng an vui của nhân loại cũng là khác phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

    147.

    • Phản ngữ: Ngài nhận thấy khổ, có trong khổ thú phải chăng? Tự ngôn: Phải rồi.
    • Phản ngữ: Ngài nhận thấy người là kẻ hưởng trong cõi khổ thú phải chăng? Tự ngôn: Không nên nói thế đó...

    148.

    • Tự ngôn: Do nhận thấy khổ tại trong cõi khổ thú thế đó mới nhận thấy người thuộc kẻ hưởng trong cõi khổ thú phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.
    • Tự ngôn: Ngài nhận thấy kẻ hưởng, người là kẻ hưởng khổ trong khổ thú đó phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...
    • Tự ngôn: Ngài nhận thấy kẻ hưởng, người là kẻ hưởng khổ trong cõi khổ thú đó phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.
    • Tự ngôn: Cách làm tận khổ không có, sự dứt luân hồi cũng không có, đến sự viên tịch cũng không có với những người đó phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

    149.

    • Tự ngôn: Do nhận thấy khổ ở trong cõi khổ thú, thế đó mới nhận thấy người là kẻ hưởng khổ trong cõi khổ thú phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.
    • Tự ngôn: Bởi nhận thấy người thế đó mới nhận thấy kẻ hưởng là người phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

    150.

    • Tự ngôn: Do nhận thấy khổ trong khổ thú thế đó mới nhận thấy người là kẻ hưởng khổ trong cõi khổ thú phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.
    • Tự ngôn: Do nhận thấy Níp-bàn thế đó mới nhận thấy người là kẻ hưởng Níp-bàn phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

    151.

    • Tự ngôn: Do nhận thấy khổ trong cõi khổ thú, thế đó mới nhận thấy người là kẻ hưởng khổ trong cõi khổ thú phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.
    • Tự ngôn: Do nhận thấy Đại địa ... do nhận thấy Đại Hải ... do nhận thấy núi Tu Di ... do nhận thấy nước ... do nhận thấy lửa ... do nhận thấy gió ... do nhận thấy cỏ cây rừng bụi thế đó mới nhận thấy người là kẻ sử dụng cỏ cây và rừng bụi phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

    152.

    • Tự ngôn: Do nhận thấy khổ trong cõi khổ thú, thế đó mới nhận thấy người chịu khổ trong cõi khổ thú phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.
    • Tự ngôn: Khổ trong cõi khổ thú là khác, người là kẻ chịu khổ trong cõi khổ thú cũng là khác phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

    153.

    • Tự ngôn: Ngài nhận thấy khổ trong cõi Địa ngục phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.
    • Phản ngữ: Ngài nhận thấy người là kẻ chịu khổ trong Địa ngục phải chăng? Tự ngôn: Không nên nói thế đó...

    154.

    • Tự ngôn: Do nhận thấy khổ trong Địa ngục thế đó mới nhận thấy người là kẻ chịu khổ trong Địa ngục phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.
    • Tự ngôn: Ngài nhận thấy kẻ chịu là người thuộc kẻ chịu khổ trong Địa ngục đó phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...
    • Tự ngôn: Ngài nhận thấy kẻ chịu, người là kẻ chịu khổ trong Địa ngục đó phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.
    • Tự ngôn: Cách làm cho tận khổ không có, sự dứt luân hồi cũng không có, sự viên tịch cũng không có với những người đó phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

    155.

    • Tự ngôn: Do nhận thấy khổ trong Địa ngục, như thế mới nhận thấy người là kẻ chịu khổ trong Địa ngục phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.
    • Tự ngôn: Do nhận thấy người, thế đó mới nhận thấy kẻ hưởng là người phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

    156.

    • Tự ngôn: Do nhận thấy khổ trong Địa ngục, thế đó mới nhận thấy người là kẻ chịu khổ trong Địa ngục phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.
    • Tự ngôn: Do nhận thấy Níp-bàn, thế đó mới nhận thấy người là kẻ hưởng Níp-bàn phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

    157.

    • Tự ngôn: Do nhận thấy khổ trong Địa ngục, thế đó mới nhận thấy người là kẻ chịu khổ trong Địa ngục phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.
    • Tự ngôn: Do nhận thấy Đại địa. ... do nhận thấy Đại Hải, do nhận thấy núi Tu Di, do nhận thấy nước, do nhận thấy lửa, do nhận thấy gió, do nhận thấy cỏ cây rừng bụi, thế đó mới nhận thấy người là kẻ sử dụng cỏ cây rừng bụi phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

    158.

    • Tự ngôn: Do nhận thấy khổ trong Địa ngục, thế đó mới nhận thấy người là kẻ chịu khổ trong Địa ngục phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.
    • Tự ngôn: Khổ trong Địa ngục là khác, người thuộc kẻ chịu khổ trong Địa ngục cũng là khác phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

    159.

    • Tự ngôn: Do nhận thấy nghiệp tốt, nghiệp xấu; thế đó mới nhận thấy người làm kẻ tạo người hưởng quả nghiệp tốt, nghiệp xấu phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.
    • Tự ngôn: Người đó làm, tự người đó hưởng phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...
    • Tự ngôn: Người đó làm, tự người đó hưởng phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.
    • Tự ngôn: An vui và khổ sở tự mình làm phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

    160.

    • Tự ngôn: Do nhận thấy nghiệp tốt, nghiệp xấu, thế đó mới nhận thấy kẻ làm người tạo, kẻ hưởng quả nghiệp tốt, nghiệp xấu phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.
    • Tự ngôn: Người khác làm người khác hưởng phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...
    • Tự ngôn: Người khác làm người khác hưởng phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.
    • Tự ngôn: Vui và khổ người khác làm cho phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

    161.

    • Tự ngôn: Do nhận thấy nghiệp tốt, nghiệp xấu, thế đó mới nhận thấy kẻ làm người sáng tạo, kẻ hưởng quả nghiệp tốt, nghiệp xấu phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.
    • Tự ngôn: Người đó và người khác làm, người đó và người khác hưởng phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...
    • Tự ngôn: Người đó và người khác làm, người đó và người khác hưởng phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.
    • Tự ngôn: Vui và khổ cũng có tự mình làm, cũng có người khác làm cho phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

    162.

    • Tự ngôn: Do nhận thấy nghiệp tốt, nghiệp xấu, thế đó mới nhận thấy người là kẻ sáng tạo kẻ hưởng quả nghiệp tốt, nghiệp xấu phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.
    • Tự ngôn: Người đó làm cũng chẳng phải, tự người đó hưởng cũng chẳng phải, người khác làm cũng chẳng phải, người khác hưởng cũng chẳng phải ư? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...
    • Tự ngôn: Người đó làm cũng chẳng phải, người đó tự hưởng cũng chẳng phải, người khác làm cũng chẳng phải, người khác hưởng cũng chẳng phải ư? Phản ngữ: Phải rồi.
    • Tự ngôn: Vui và khổ nương thật tướng chẳng phải cách làm của tự mình, chẳng phải cách làm của người khác sanh ra phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

    163.

    • Tự ngôn: Do nhận thấy nghiệp tốt, nghiệp xấu thế đó mới nhận thấy người là kẻ làm, kẻ tạo, kẻ hưởng quả của nghiệp tốt, nghiệp xấu phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.
    • Tự ngôn: Người đó làm, tự người đó hưởng; người khác làm thời người khác hưởng; người đó và người khác làm thời người đó và người khác hưởng. Người đó làm cũng chẳng phải, chính người đó hưởng cũng chẳng phải. Người khác làm cũng chẳng phải, người khác hưởng cũng chẳng phải ư? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...
    • Tự ngôn: Người đó làm, chính người đó hưởng. Người khác làm thì người khác hưởng. Người đó và người khác làm thời người đó và người khác hưởng. Người đó làm cũng chẳng phải, người đó tự hưởng cũng chẳng phải. Người khác làm cũng chẳng phải, người khác hưởng cũng chẳng phải ư? Phản ngữ: Phải rồi.
    • Tự ngôn: Vui và khổ tự mình làm, vui và khổ người khác làm cho; vui và khổ tự mình làm và cũng có người làm cho; vui và khổ nương thật tướng chớ chẳng phải cách làm của tự mình, chẳng phải cách làm của người khác mới sanh ra phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

    164.

    • Phản ngữ: Nghiệp vẫn có phải chăng? Tự ngôn: Phải rồi.
    • Phản ngữ: Người là kẻ làm nghiệp cũng vẫn có phải chăng? Tự ngôn: Không nên nói thế đó...
    • Tự ngôn: Do nghiệp vẫn có, thế đó người là kẻ làm nghiệp mới vẫn có phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.
    • Tự ngôn: Kẻ sáng tạo, người là kẻ làm nghiệp đó cũng vẫn có phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...
    • Tự ngôn: Kẻ sáng tạo, người là kẻ làm nghiệp đó cũng vẫn có phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.
    • Tự ngôn: Cách làm cho tận khổ không có, sự dứt biệt luân hồi cũng không có, sự viên tịch cũng không có với những người đó phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...
    • Tự ngôn: Do nghiệp vẫn có, thế đó người là kẻ làm nghiệp mới vẫn có phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.
    • Tự ngôn: Do người vẫn có, thế đó kẻ tạo nghiệp mới vẫn có phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...
    • Tự ngôn: Do nghiệp cũng có, thế đó người là kẻ tạo nghiệp mới vẫn có phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.
    • Tự ngôn: Do Níp-bàn vẫn có, thế đó người tạo Níp-bàn cũng vẫn có phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...
    • Tự ngôn: Do nghiệp vẫn có, thế đó người là kẻ làm nghiệp quả vẫn có phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.
    • Tự ngôn: Do Đại địa vẫn có ... do Đại Hải vẫn có ... do núi Tu Di vẫn có ... do nước vẫn có ... do lửa vẫn có ... do gió vẫn có ... do cỏ cây rừng bụi vẫn có, thế đó người tạo cỏ cây và rừng bụi mới vẫn có phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...
    • Tự ngôn: Do nghiệp vẫn có, người là kẻ làm nghiệp mới vẫn có phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.
    • Tự ngôn: Nghiệp là khác, người thuộc kẻ làm nghiệp cũng là khác phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...
    • Phản ngữ: Dị thục quả vẫn có phải chăng? Tự ngôn: Phải rồi.
    • Tự ngôn: Người là kẻ hưởng quả vẫn có phải chăng? Tự ngôn: Không nên nói thế đó...
    • Tự ngôn: Do quả vẫn có, thế đó người là kẻ hưởng quả mới vẫn có phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.
    • Tự ngôn: Kẻ hưởng, người là kẻ hưởng quả đó vẫn có phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...
    • Tự ngôn: Kẻ hưởng, người là kẻ hưởng quả đó vẫn có phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.
    • Tự ngôn: Cách làm tận khổ không có, sự dứt luân hồi cũng không có, viên tịch cũng không có với những người đó phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...
    • Tự ngôn: Do quả vẫn có, thế đó người là kẻ hưởng quả mới vẫn có phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.
    • Tự ngôn: Do người vẫn có, thế đó kẻ hưởng là người mới vẫn có phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...
    • Tự ngôn: Do quả vẫn có, thế đó người là kẻ hưởng quả mới vẫn có phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.
    • Tự ngôn: Do Níp-bàn vẫn có, thế đó người là kẻ hưởng Níp-bàn vẫn có phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó..
    • Tự ngôn: Do quả vẫn có, thế đó người là kẻ hưởng quả mới vẫn có phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.
    • Tự ngôn: Do Đại địa vẫn có ... do đại hải vẫn có ... do núi Tu Di vẫn có ... do nước vẫn có ... do lửa vẫn có ... do gió vẫn có ... do cây rừng bụi vẫn có, thế đó kẻ sử dụng cỏ cây và rừng bụi vẫn có phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...
    • Tự ngôn: Do quả vẫn có, thế đó người là kẻ hưởng quả mới vẫn có phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.
    • Tự ngôn: Quả là khác, người thuộc kẻ hưởng quả cũng là khác phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó... rút gọn (Saṅkhitta).

    Dứt Phần nghiệp đáng kể.

     

    CHÚ THÍCH

    [1] Chư thiên

    Trang Website được thành lập và quản lý bởi các cận sự nam, cận sự nữ trong Phật Giáo. Mục đích nhằm lưu trữ, số hoá kinh sách và tài liệu Phật Giáo Nguyên Thuỷ - Theravāda.