Làm phước hời hợt, không có quan tâm thì có nhiều phước không?

Làm phước hời hợt, không có quan tâm thì có nhiều phước không?

    Người hành động bất thiện mà không chủ tâm nhắm đến, chỉ làm bằng cách ngẫu nhiên hoặc thấy người khác làm cũng làm theo đôi chút… Do đó loại bất thiện này mới không đủ sức mạnh thực sự diễn tiến trong cơ tánh, cuối cùng nếu không có cơ hội cho quả trong thời bình nhật thì trở thành vô hiệu nghiệp, cũng là điều không đáng quan tâm. Nhưng mà người làm việc thiện mà không chủ tâm nhắm đến mà chỉ làm bằng cách qua loa hời hợt, thì việc thiện này cũng không có sức mạnh như việc làm bất thiện thông thường. Do đó khi không có cơ hội cho quả trong thời bình nhật thì trở thành vô hiệu nghiệp, đó là điều đáng tiếc. Và nên thẩm xét bởi nguyên cớ nào? Điều này khi thẩm xét rồi, thì sẽ hiểu được rằng: Sự kiện diễn tiến như vậy cũng do nhân người đó có ngũ quyền yếu, lại có ái dục, ngã mạn, tà kiến dẫn đầu nương sanh từ nhân si mê. Vì vậy, thiện đó mới trở thành thiện thông thường sẽ đưa đến tình trạng vô hiệu nghiệp.

    Thích giải: "Người có ngũ quyền yếu như không thông hiểu tỏ tường Giáo Pháp trong Phật Giáo cùng sự sanh tồn của tất cả chúng sanh. Do đó, nhóm người này mới không tin tưởng Tam Bảo, không tin vấn đề sanh, tử, tội, phước…"

    Vì thiếu đức tin và có sự hiểu sai nên người đó không hoan hỷ, chịu khó, kiên trì đến phận sự trong Phật Giáo. Khi thiếu nhẫn nại và tinh cần thì người đó thường dể duôi, khi đã dể duôi thì tâm không định tỉnh trong việc bố thí, trì giới, tu tiến mà chỉ có sự mê muội ngự trị. Lúc này ái, mạn, kiến có cơ hội dẫn đầu, làm cho người đó thiếu quan tâm, và thiếu cung kính đối với việc làm phước của mình. Ngay cả trong lúc đang làm cũng không có sự chủ tâm thực sự, chỉ làm như để duy trì truyền thống, đừng cho mất phong tục hoặc chỉ để xã giao, còn có khi làm chỉ do hoàn cảnh bắt buộc mà thôi. Do đó, việc làm phước của loại người này đi đến tình trạng vô hiệu nghiệp, nên không gọi là việc làm cao quí. Vì vậy, mới gọi là người có ngũ quyền yếu lại có ái, mạn, kiến dẫn đầu nương sanh từ nhân si mê. Nếu muốn hoán chuyển cho thiện của mình không trở thành vô hiệu nghiệp thì phải hoán chuyển tuệ quyền cho có sức mạnh mãnh liệt lên. Tức phải chuyên cần nổ lực trau dồi học tập cho thông hiểu tỏ tường về Giáo Pháp trong Phật Giáo cho đến việc sanh tồn của tất cả chúng sanh. Khi đã hoán chuyển làm cho tuệ quyền già mạnh hoàn chỉnh rồi, thì 4 quyền còn lại như tín quyền… cũng già mạnh tháp tùng theo tuần tự. Khi cả bốn quyền già mạnh hoàn chỉnh rồi thì si mê cũng không thể che đậy làm cho hôn ám được. Lúc này ái, mạn, kiến là hiện thân trọng yếu cũng không có cơ hội dẫn đầu được. Nếu không có ái, mạn, kiến hiện diện trong việc làm thiện thì thiện pháp sai biệt mà ta tạo trữ cũng tránh khỏi sự kiện sẽ trở thành vô hiệu nghiệp.

    Trích: Việc Hành Thiện Của Nhóm Người Nào Phần Nhiều Trở Thành Vô Hiệu Nghiệp Và Hoán Chuyển Tâm Lộ, Thắng Pháp Tập Yếu Luận - Hậu Sớ Giải, Soạn giải Tỳ Khưu Khải Minh

    Trang Website được thành lập và quản lý bởi các cận sự nam, cận sự nữ trong Phật Giáo. Mục đích nhằm lưu trữ, số hoá kinh sách và tài liệu Phật Giáo Nguyên Thuỷ - Theravāda.