Lý do, tại sao chết là tâm lại tái sinh ngay lập tức mà không có trạng thái thân trung ấm (trung gian giữ sống và chết)?

Lý do, tại sao chết là tâm lại tái sinh ngay lập tức mà không có trạng thái thân trung ấm (trung gian giữ sống và chết)?

    Cuticitta: tử-tâm (chết) là quả-tâm cuối cùng kết thúc kiếp hiện-tại diệt và liền theo paṭi-sandhicitta: tái-sinh-tâm sinh là quả-tâm bắt đầu sinh kiếp sau cùng trong cận-tử-lộ-trình-tâm (maraṇāsannavīthicitta) đối với các hạng phàm- nhân và 3 bậc Thánh-nhân là bậc Thánh Nhập- lưu, bậc Thánh Nhất-lai, bậc Thánh Bất-lai. (Ngoại trừ bậc Thánh A-ra-hán).

    Đồ biểu ý-môn-cận-tử-lộ-trình-tâm (Kāmajavanamanodvāramaraṇāsannavīthi)

    Ý-môn-cận-tử-lộ-trình-tâm

    Dục-giới tác-hành-tâm trong ý-môn-cận-tử-lộ-trình- tâm (Kāmajavanamanodvāramaraṇāsannavīthi) có các tâm sinh rồi diệt liên tục như sau:

    1- Bhavaṅgacitta: hộ-kiếp-tâm viết tắt bha

    2- Bhavaṅgacalana: hộ-kiếp-tâm rung động vt na

    3- Bhavaṅgupaccheda: hộ-kiếp-tâm bị ngưng vt da

    4- Manodvāravajjanacitta: ý-môn-hướng-tâm vt ma

    5-9- Javanacitta: tác-hành-tâm vt ja

    10- Tadālambanacitta: tiếp-đối-tượng-tâm vt ta

    11- Cuticitta: tử-tâm vt cu

    12- Paṭisandhicitta: tái-sinh-tâm vt paṭ

    13- Bhavaṅgacitta: hộ-kiếp-tâm vt bha

    Giải thích:

    1- Bhavaṅgacitta: hộ-kiếp-tâm là quả-tâm có đối-tượng cũ quá-khứ, theo hộ trì, giữ gìn kiếp hiện-tại này, sinh rồi diệt, làm duyên cho tâm tiếp theo. (viết tắt bha)

    2- Bhavaṅgacalana: hộ-kiếp-tâm rung động do 1 trong 3 đối-tượng mới là kamma, hoặc kamma-nimitta, hoặc gatinimitta, nhưng vẫn còn giữ đối-tượng cũ quá-khứ, phát sinh 1 sát-na-tâm rồi diệt, làm duyên cho tâm tiếp theo. (viết tắt na)

    3- Bhavaṅgupaccheda: hộ-kiếp-tâm bị ngưng đối-tượng cũ quá-khứ, bởi vì 1 trong 3 đối- tượng mới là kamma, hoặc kammanimitta, hoặc gatinimitta phát sinh 1 sát-na-tâm rồi diệt, làm duyên cho tâm tiếp theo. (viết tắt da)

    4- Manodvāravajjanacitta:ý-môn-hướng-tâm tiếp nhận 1 trong 3 đối-tượng mới là kamma: thiện-nghiệp hoặc ác-nghiệp, hoặc kamma- nimitta: hiện tượng của thiện-nghiệp hoặc ác- nghiệp, hoặc gatinimitta: cõi ác-giới hoặc cõi thiện-giới, phát sinh 1 sát-na-tâm rồi diệt, làm duyên cho tâm tiếp theo. (viết tắt ma)

    5- Javanacitta: tác-hành-tâm là tâm làm phận sự tạo nghiệp (đại-thiện-nghiệp hoặc ác-nghiệp) có 1 trong 3 đối-tượng giống như ý-môn-hướng- tâm trước, phát sinh chỉ có 5 sát-na-tâm yếu ớt rồi diệt, làm duyên cho tâm tiếp theo. (viết tắt ja)

    6- Tadārammaṇacitta: tiếp-đối-tượng-tâm là tâm tiếp đối-tượng sót lại của tác-hành-tâm, phát sinh 2 sát-na tâm rồi diệt, làm duyên cho tâm tiếp theo. (viết tắt ta)

    7- Cuticitta: tử-tâm là quả-tâm cuối cùng kết thúc kiếp hiện-tại có đối-tượng cũ quá-khứ, làm phận sự chuyển kiếp (chết), kết thúc kiếp hiện- tại, phát sinh 1 sát-na tâm rồi diệt, làm duyên cho tâm tiếp theo. (viết tắt cu)

    8- Paṭisandhicitta: tái-sinh-tâm là quả-tâm làm phận sự tái-sinh bắt đầu của kiếp sau kế tiếp, có 1 trong 3 đối-tượng là kamma hoặc kammanimitta hoặc gatinimitta giống như ý- môn-hướng-tâm, phát sinh 1 sát-na-tâm rồi diệt, làm duyên cho tâm tiếp theo. (viết tắt pat)

    9- Bhavaṅgacitta: hộ-kiếp-tâm là quả-tâm có đối-tượng giống như tái-sinh-tâm (kiếp-hiện- tại), theo hộ trì, giữ gìn kiếp hiện-tại này, sinh rồi diệt, chấm dứt ý-môn cận-tử-lộ-trình-tâm. (viết tắt bha)

    Theo dục-giới tác-hành-tâm ý-môn-cận-tử lộ- trình-tâm thì cuticitta: tử-tâm cuối cùng kết thúc kiếp hiện-tại diệt và tiếp theo paṭisandhicitta: tái-sinh-tâm sinh bắt đầu của kiếp sau kế-tiếp chỉ có cách nhau 1 sát-na-tâm sinh rồi diệt mà thôi, không có thời gian khoảng cách chờ đợi.

    Như vậy, cuticitta: tử-tâm (chết) là quả-tâm cuối cùng kết thúc kiếp hiện-tại và paṭisandhi- citta: tái-sinh-tâm là quả-tâm bắt đầu của kiếp sau không có thời gian khoảng cách, nghĩa là cuticitta: tử-tâm diệt liền tiếp theo paṭisandhi- citta: tái-sinh-tâm sinh, trong cùng cận-tử-lộ- trình-tâm (maraṇāsannavīthi).

    Nói nôm na là kiếp hiện-tại chết và kiếp sau sinh chỉ có cách 1 sát-na-tâm sinh rồi diệt mà thôi, không có khoảng cách thời gian chờ đợi.

    * Sau khi hạng phàm-nhân chết, nếu ác- nghiệp trong 11 bất-thiện-tâm (trừ si-tâm hợp với phóng-tâm) có cơ hội cho quả trong thời-kỳ tái-sinh kiếp sau (paṭisandhikāla) có 1 quả-tâm là suy-xét-tâm đồng sinh với thọ xả là quả của ác-nghiệp gọi là tái-sinh-tâm (paṭisandhicitta) làm phận sự tái-sinh kiếp sau 1 trong 4 cõi ác- giới (địa-ngục, a-su-ra, ngạ-quỷ, súc-sinh), chịu quả khổ của ác-nghiệp trong cõi ác-giới ấy.

    Trích Cõi Giới Chúng sinh (Bhūmi), Quyển Vi Diệu Pháp Hiện Thực Trong Cuộc Sống, Soạn giả Tỳ Khưu Hộ Pháp

    Trang Website được thành lập và quản lý bởi các cận sự nam, cận sự nữ trong Phật Giáo. Mục đích nhằm lưu trữ, số hoá kinh sách và tài liệu Phật Giáo Nguyên Thuỷ - Theravāda.