Phần tụ nhân (hetugocchakaṃ)
- Chư pháp nhân, chư pháp phi nhân.
- Chư pháp hữu nhân, chư pháp vô nhân.
- Chư pháp tương ưng nhân, chư pháp bất tương ưng nhân.
- Chư pháp nhân và hữu nhân, chư pháp hữu nhân mà phi nhân.
- Chư pháp nhân và tương ưng nhân, chư pháp tương ưng nhân mà phi nhân.
- Chư pháp phi nhân mà hữu nhân, chư pháp phi nhân và vô nhân.
– Dứt phần tụ nhân-
Phần nhị đề đỉnh (cūḷantaraduka)
- Chư pháp hữu duyên, chư pháp vô duyên.
- Chư pháp hữu vi, chư pháp vô vi.
- Chư pháp hữu kiến, chư pháp vô kiến.
- Chư pháp hữu đối chiếu, chư pháp vô đối chiếu.
- Chư pháp sắc, chư pháp phi sắc.
- Chư pháp hiệp thế, chư pháp siêu thế.
- Chư pháp cũng có tâm biết đặng, chư pháp cũng có tâm không biết đặng.
– Dứt phần nhị đề đỉnh –
Phần chùm lậu (āsavagocchaka)
- Chư pháp lậu, chư pháp phi lậu.
- Chư pháp cảnh lậu, chư pháp phi cảnh lậu.
- Chư pháp tương ưng lậu, chư pháp bất tương ưng lậu.
- Chư pháp lậu và cảnh lậu, chư pháp cảnh lậu mà phi lậu.
- Chư pháp lậu và tương ưng lậu, chư pháp tương ưng lậu mà phi lậu.
- Chư pháp bất tương ưng lậu mà cảnh lậu, chư pháp bất tương ưng lậu mà phi cảnh lậu.
– Dứt phần chùm lậu –
Phần tụ triền (saṅyojanagocchaka)
- Chư pháp triền, chư pháp phi triền.
- Chư pháp cảnh triền, chư pháp phi cảnh triền.
- Chư pháp tương ưng triền, chư pháp bất tương ưng triền.
- Chư pháp triền và cảnh triền, chư pháp cảnh triền mà phi triền.
- Chư pháp triền và tương ưng triền, chư pháp tương ưng triền mà phi triền.
- Chư pháp bất tương ưng triền và cảnh triền, chư pháp bất tương ưng triền mà phi cảnh triền.
– Dứt phần tụ triền –
Phần tụ (chùm) phược (ganthagocchaka)
- Chư pháp phược, chư pháp phi phược.
- Chư pháp cảnh phược, chư pháp phi cảnh phược.
- Chư pháp tương ưng phược, chư pháp bất tương ưng phược.
- Chư pháp phược và cảnh phược, chư pháp cảnh phược mà phi phược.
- Chư pháp phược và tương ưng phược, chư pháp tương ưng phược mà phi phược.
- Chư pháp bất tương ưng phược và cảnh phược, chư pháp bất tương ưng phược mà phi cảnh phược.
– Dứt phần tụ phược –
Phần tụ (chùm) bộc (oghagocchaka)
- Chư pháp bộc, chư pháp phi bộc.
- Chư pháp cảnh bộc, chư pháp phi cảnh bộc.
- Chư pháp tương ưng bộc, chư pháp bất tương ưng bộc.
- Chư pháp bộc và cảnh bộc, chư pháp cảnh bộc mà phi bộc.
- Chư pháp bộc và tương ưng bộc, chư pháp tương ưng bộc mà phi bộc.
- Chư pháp bất tương ưng bộc và cảnh bộc, chư pháp bất tương ưng bộc mà phi cảnh bộc.
– Dứt phần tụ bộc –
Phần tụ (chùm) phối (yogagocchaka)
- Chư pháp phối, chư pháp phi phối.
- Chư pháp cảnh phối, chư pháp phi cảnh phối.
- Chư pháp tương ưng phối, chư pháp bất tương ưng phối.
- Chư pháp phối và cảnh phối, chư pháp cảnh phối mà phi phối.
- Chư pháp phối tương ưng phối, chư pháp tương ưng phối mà phi phối.
- Chư pháp bất tương ưng phối mà cảnh phối, chư pháp bất tương ưng phối mà phi cảnh phối.
– Dứt phần tụ phối –
Phần tụ (chùm) cái (nīvaraṇagocchaka)
- Chư pháp cái, chư pháp phi cái.
- Chư pháp cảnh cái, chư pháp phi cảnh cái.
- Chư pháp tương ưng cái, chư pháp bất tương ưng cái.
- Chư pháp cái và cảnh cái, chư pháp cảnh cái mà phi cái.
- Chư pháp cái tương ưng cái, chư pháp tương ưng cái mà phi cái.
- Chư pháp bất tương ưng cái mà cảnh cái, chư pháp bất tương ưng cái mà phi cảnh cái.
– Dứt phần tụ cái –
Phần tụ (chùm) khinh thị (parāmāsagocchaka)
- Chư pháp khinh thị, chư pháp phi khinh thị.
- Chư pháp cảnh khinh thị, chư pháp phi cảnh khinh thị.
- Chư pháp tương ưng khinh thị, chư pháp bất tương ưng khinh thị.
- Chư pháp khinh thị và cảnh khinh thị, chư pháp cảnh khinh thị mà phi khinh thị.
- Chư pháp bất tương ưng khinh thị và cảnh khinh thị, chư pháp bất tương ưng khinh thị mà phi cảnh khinh thị.
– Dứt phần tụ khinh thị –
Phần nhị đề đại (mahantaraduka)
- Chư pháp hữu (tri) cảnh, chư pháp vô (tri) cảnh.
- Chư pháp tâm, chư pháp phi tâm.
- Chư pháp sở hữu tâm, chư pháp phi sở hữu tâm.
- Chư pháp tương ưng tâm, chư pháp bất tương ưng (phi hòa với) tâm.
- Chư pháp hòa với tâm, chư pháp phi hòa với tâm.
- Chư pháp có tâm làm sở sanh (nền tảng), chư pháp không có tâm làm sở sanh (nền tảng).
- Chư pháp đồng sanh tồn với tâm, chư pháp phi sanh tồn với tâm.
- Chư pháp tùng tâm thông lưu, chư pháp phi tùng tâm thông lưu.
- Chư pháp hòa với tâm và có tâm làm sở sanh (nền tảng), chư pháp phi hòa với tâm và không có tâm làm sở sanh.
- Chư pháp hòa sanh tồn và nương tâm làm sở sanh, chư pháp phi hòa phi đồng sanh tồn và phi nương tâm làm sở sanh (nền tảng).
- Chư pháp có tâm làm sở sanh, thông lưu và hòa với tâm, chư pháp phi tâm làm sở sanh và không hòa không tùng hành không thông lưu với tâm.
- Pháp tự nội, chư pháp ngoại.
- Chư pháp y sinh, chư pháp phi y sinh.
- Chư pháp thành do thủ, chư pháp phi thành do thủ.
– Dứt phần nhị đề đại –
Phần tụ thủ (upādānagocchaka)
- Chư pháp thủ, chư pháp phi thủ.
- Chư pháp cảnh thủ, chư pháp phi cảnh thủ.
- Chư pháp tương ưng thủ, chư pháp bất tương ưng thủ.
- Chư pháp thủ và cảnh thủ, chư pháp cảnh thủ mà phi thủ.
- Chư pháp thủ và tương ưng thủ, chư pháp tương ưng thủ mà phi thủ.
- Chư pháp bất tương ưng thủ mà cảnh thủ, chư pháp bất tương ưng thủ và phi cảnh thủ.
– Dứt phần tụ thủ –
Phần tụ (chùm) phiền não (kilesagocchaka)
- Chư pháp phiền não, chư pháp phi phiền não.
- Chư pháp cảnh phiền não, chư pháp phi cảnh phiền não.
- Chư pháp phiền toái, chư pháp phi phiền toái.
- Chư pháp tương ưng phiền não, chư pháp bất tương ưng phiền não.
- Chư pháp phiền não và cảnh phiền não, chư pháp phi phiền não mà cảnh phiền não.
- Chư pháp phiền não và phiền toái, chư pháp phiền toái mà phi phiền não.
- Chư pháp phiền não và tương ưng phiền não, chư pháp tương ưng phiền não mà phi phiền não.
- Chư pháp bất tương ưng phiền não mà cảnh phiền não, chư pháp bất tương ưng phiền não mà phi cảnh phiền não.
– Dứt phần tụ phiền não –
Phần yêu bối (piṭṭhiduka)
- Chư pháp sơ đạo đoạn (tuyệt) trừ, chư pháp phi sơ đạo đoạn (tuyệt) trừ.
- Chư pháp ba đạo cao đoạn (tuyệt) trừ, chư pháp phi ba đạo cao đoạn (tuyệt) trừ.
- Chư pháp hữu nhân sơ đạo đoạn (tuyệt) trừ, chư pháp phi hữu nhân sơ đạo đoạn (tuyệt) trừ.
- Chư pháp hữu nhân ba đạo cao đoạn (tuyệt) trừ, chư pháp phi hữu nhân phi ba đạo cao đoạn (tuyệt) trừ.
- Chư pháp hữu tầm, chư pháp vô tầm.
- Chư pháp hữu tứ, chư pháp vô tứ.
- Chư pháp hữu hỷ, chư pháp vô hỷ.
- Chư pháp đồng sanh pháp hỷ, chư pháp phi đồng sanh pháp hỷ.
- Chư pháp đồng sanh lạc, chư pháp phi đồng sanh lạc.
- Chư pháp đồng sanh xả, chư pháp phi đồng sanh xả.
- Chư pháp Dục giới, chư pháp phi Dục giới.
- Chư pháp Sắc giới, chư pháp phi Sắc giới.
- Chư pháp Vô sắc giới, chư pháp phi Vô sắc giới.
- Chư pháp liên quan luân hồi, chư pháp bất liên quan luân hồi.
- Chư pháp nhân xuất luân hồi, chư pháp phi nhân xuất luân hồi.
- Chư pháp (cho quả) nhất định, chư pháp phi (cho quả) nhất định.
- Chư pháp hữu thượng, chư pháp vô thượng.
- Chư pháp hữu y, chư pháp vô y.
– Dứt phần yêu bối –