PHẬT GIÁO NGUYÊN THUỶ - THERAVĀDA
ABHIDHAMMAPIṬAKA - TẠNG DIỆU PHÁP
DHAMMASAṄGANI
BỘ PHÁP TỤ
Dịch giả:
Ðại Trưởng Lão Tịnh Sự
Santakicca Mahā Thera
Chương Sắc (Rūpakaṇḍaṃ) (1)
[501] - Thế nào là các pháp vô ký?
Quả của các pháp thiện và bất thiện, thuộc dục giới, sắc giới, vô sắc giới, siêu thế, tức thọ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn, thức uẩn, và những pháp nào là tố phi thiện phi bất thiện và phi quả của nghiệp cùng tất cả sắc và vô vi giới. Ðây là pháp vô ký.
[502] - Ở đây thế nào là tất cả sắc?
Bốn đại hiển và sắc y sinh nương bốn đại hiển. Ðây gọi là tất cả sắc.
Mẫu Ðề
Nhất Ðề (Ekakaṃ)
[503] Tất cả sắc là phi nhân, vô nhân bất tương ưng nhân, hữu duyên, hữu vi, hiệp thế, có cảnh lậu, cảnh triền, cảnh phược, cảnh bộc, cảnh phối cảnh cái, cảnh khinh thị, cảnh thủ, cảnh phiền não, vô ký, bất tri cảnh, phi sở hữu tâm, bất tương ưng tâm, pháp phi dị thục phi dị thục nhân, phi phiền toái cảnh phiền não, phi hữu tầm hữu tứ, phi vô tầm hữu tứ, phi vô tầm vô tứ, phi câu hành hỷ, phi câu hành lạc, phi câu hành xả, không đáng tri kiến đoạn trừ, không đáng tu tiến đoạn trừ, phi hữu nhân đáng do tri kiến đoạn trừ, phi hữu nhân đáng do tu tiến đoạn trừ, phi nhân đến tích tập, phi nhân đến tịch diệt, phi hữu học, phi vô học, hy thiểu, dục giới, phi sắc giới, phi vô sắc giới, hệ thuộc, phi bất hệ thuộc, phi cố định, phi dẫn xuất, sanh tồn, đáng cho sáu thức biết, vô thường, bị già chinh phục. Như vậy là yếu hiệp sắc một loại.
DỨT NHẤT ÐỀ
NHỊ ÐỀ (Dukaṃ)
[504] - Yếu hiệp sắc hai loại :
- Có sắc y sinh, có sắc phi y sinh.
- Có sắc thành do thủ, có sắc phi thành do thủ.
- Có sắc thành do thủ cảnh thủ, có sắc phi thành do thủ cảnh thủ.
- Có sắc hữu kiến, có sắc vô kiến.
- Có sắc hữu đối chiếu, có sắc vô đốùi chiếu.
- Có sắc quyền, có sắc phi quyền.
- Có sắc đại hiển, có sắc phi đại hiển.
- Có sắc biểu tri, có sắc phi biểu tri.
- Có sắc tâm sở sanh, có sắc phi tâm sở sanh.
- Có sắc đồng hiện hữu với tâm, có sắc phi đồng hiện hữu với tâm.
- Có sắc tùy chuyển với tâm, có sắc phi tùy chuyển với tâm.
- Có sắc nội phần, có sắc ngoại phần.
- Có sắc thô, có sắc tế.
- Có sắc viễn, có sắc cận.
- Có sắc vật của nhãn xúc, có sắc phi vật của nhãn xúc.
- Có sắc vật của thọ, sanh từ nhãn thức ... (trùng) ... của tưởng ... (trùng) ... của tư ... (trùng) ...
- Có sắc vật của nhãn thức, có sắc phi vật của nhãn thức.
- Có sắc vật của nhĩ xúc ... (trùng) ... của tỷ xúc ... (trùng) ... của thiệt xúc ... (trùng) ...
- Có sắc vật của thân xúc, có sắc phi vật của thân xúc.
- Có sắc của thọ, sanh từ thân xúc ... (trùng) ... của tưởng ... (trùng) ... của tư ... (trùng) ...
- Có sắc vật của thân thức, có sắc phi vật của thân thức.
- Có sắc cảnh nhãn xúc, có sắc phi cảnh nhãn xúc.
- Có sắc cảnh của thọ, sanh từ nhãn xúc ... (trùng) ... của tưởng ... (trùng) ... của tư ... (trùng) ...
- Có sắc cảnh nhãn thức, có sắc phi cảnh nhãn thức.
- Có sắc nhĩ xúc ... (trùng) ... tỷ xúc ... (trùng) ... thiệt xúc ... (trùng) ...
- Có sắc cảnh thân xúc, có sắc phi cảnh thân xúc.
- Có sắc cảnh của thọ, sanh từ thân xúc ... (trùng) ... của tưởng ... (trùng) ... của tư ... (trùng) ...
- Có sắc cảnh thân thức, có sắc phi cảnh thân thức.
- Có sắc cảnh nhãn xứ, có sắc phi nhãn xứ.
- Có sắc nhĩ xứ, có sắc phi nhĩ xứ.
- Có sắc tỷ xứ ... (trùng) ... thiệt xứ ... (trùng) ...
- Có sắc thân xứ, có sắc phi thân xứ.
- Có sắc sắc xứ, có sắc phi sắc xứ.
- Có sắc thinh xứ ... (trùng) ... khí, xứ ... (trùng) ... vị xứ ... (trùng) ...
- Có sắc xúc xứ, có sắc phi xúc xứ.
- Có sắc nhãn giới, có sắc phi nhãn giới.
- Có sắc nhĩ giới ... (trùng) ... tỷ giới ... (trùng) ... thiệt giới ... (trùng) ...
- Có sắc thân giới, có sắc phi thân giới.
- Có sắc sắc giới, có sắc phi sắc giới.
- Có sắc thinh giới ... (trùng) ... khí giới ... (trùng) ... vị giới ... (trùng) ... - Có sắc xúc giới, cí sắc phi xúc giới.
- Cósắc nhãn quyền, có sắc phi nhãn quyền.
- Có sắc nhĩ quyền ... (trùng) ... tỷ quyền ... (trùng) ... thiệt quyền ... (trùng) ...
- Có sắc thân quyền, có sắc phi thân quyền.
- Có sắc nữ quyền, có sắc phi nữ quyền.
- Có sắc nam quyền, có sắc phi nam quyền.
- Có sắc mạng quyền, có sắc phi mạng quyền.
- Có sắc thân biểu tri, có sắc phi thân biểu tri.
- Có sắc hư không giới, có sắc phi hư không giới.
- Có sắc thủy giới, có sắc phi thủy giới.
- Có sắc sắc khinh, có sắc phi sắc khinh.
- Có sắc sắc nhu, có sắc phi sắc nhu.
- Có sắc thích nghiệp, có sắc phi sắc thích nghiệp.
- Có sắc sắc tích tụ, có sắc phi sắc tích tụ.(1)
- Có sắc sắc thừa kế, có sắc phi sắc thừa kế.(2)
- Có sắc sắc lão mại, có sắc phi sắc lão mại. Aratà (lão dị).
- Có sắc sắc vô thường, có sắc phi sắc vô thường. Aniccatà (vô thường, diệt).
- Có sắc đoàn thực, có sắc phi đoàn thực.
- Như vậy là dứt phần yếu hiệp sắc hai loại.
Dứt Nhị Ðề
Tam Ðề (tikaṃ)
[505] Yếu hiệp sắc ba loại:
- Sắc nào thuộc nội phần ấy là y sinh; sắc nào thuộc ngoại phần sắc ấy có y sinh, có phi y sinh.
- Sắc nào thuộc nội phần ấy là thành do thủ; sắc nào thuộc ngoại phần sắc ấy có thành do thủ, có phi thành do thủ.
- Sắc nào thuộc nội phần sắc ấy là thành do thủ cảnh thủ, sắc nào thuộc ngoại phần sắc ấy có thành do thủ cảnh thủ, có phi thành do thủ cảnh thủ.
- Sắc nào thuộc nội phần sắc ấy là sắc vô kiến, sắc nào thuộc ngoại phần sắc ấy có vô kiến, có hữu kiến.
- Sắc nào thuộc nội phần sắc ấy là hữu đối chiếu, sắc nào thuộc ngoại phần sắc ấy có hữu đối chiếu, có vô đối chiếu.
- Sắc nào thuộc nội phần sắc ấy là quyền, sắc nào thuộc ngoại phần sắc ấy có quyền, có phi quyền
- Sắc nào thuộc nội phần sắc ấy là phi đại hiển, sắc nào thuộc ngoại phần sắc ấy có đại hiển, có phi đại hiển.
- Sắc nào thuộc nội phần sắc ấy là phi biểu tri, sắc nào thuộc ngoại phần sắc ấy có biểu tri, có phi biểu tri.
- Sắc nào thuộc nội phần sắc ấy là phi tâm sở sanh, sắc nào thuộc ngoại phần sắc ấy có tâm sở sanh, có phi tâm sở sanh.
- Sắc nào thuộc nội phần sắc ấy là phi đồng hiện hữu với tâm, sắc nào thuộc ngoại phần sắc ấy có đồng hiện hữu với tâm, có phi đồng hiện hữu với tâm.
- Sắc nào thuộc nội phần sắc ấy là phi tùy chuyển với tâm, sắc nào thuộc ngoại phần sắc ấy có tùy chuyển với tâm, có phi tùy chuyển với tâm.
- Sắc nào thuộc nội phần sắc ấy là thô, sắc nào thuộc ngoại phần sắc ấy có thô, có tế.
- Sắc nào thuộc nội phần sắc ấy là cận, sắc nào thuộc ngoại phần sắc ấy có viễn, có cận.
- Sắc nào thuộc ngoại phần sắc ấy là phi vật nhãn xúc, sắc nào thuộc nội phần sắc ấy có vật nhãn xúc, có phi vật nhãn xúc.
- Sắc nào thuộc ngoại phần sắc ấy là phi vật có thọ sanh từ nhãn xúc ... (trùng) ... của tưởng ... (trùng) ... của tư ... (trùng) ... của nhãn thức, sắc nào thuộc nội phần sắc ấy có vật nhãn thức, có phi vật nhãn thức.
- Sắc nào thuộc ngoại phần sắc ấy là phi vật nhĩ xúc ... (trùng) ... tỷ xúc ... (trùng) ... thiệt xúc ... (trùng) ... thân xúc ... (trùng) ... sắc nào thuộc ngoại phần sắc ấy có vật thân xúc, có phi vật thân xúc.
- Sắc nào thuộc ngoại phần sắc ấy là phi vật của thọ sanh từ thân xúc ... (trùng) ... của tưởng ... (trùng) ... của tư ... (trùng) ... thân thức, sắc nào thuộc nội phần sắc ấy có vật thức, có phi vật thân thức.
- Sắc nào thuộc nội phần sắc ấy là phi cảnh nhãn xúc, sắc nào thuộc ngoại phần sắc ấy có cảnh nhãn xúc, có phi cảnh nhãn xúc.
- Sắc nào thuộc nội phần sắc ấy là phi cảnh của thọ sanh từ nhãn xúc ... (trùng) ... của tưởng ... (trùng) ... thân thức, sắc nào thuộc ngoại phần sắc ấy có cảnh nhãn thức, có phi cảnh nhãn thức.
- Sắc nào thuộc nội phần sắc ấy là phi cảnh nhĩ xúc ... (trùng) ... tỷ xúc ... (trùng) ... thiệt xúc ... (trùng) ... thân xúc, sắc nào thuộc ngoại phần sắc ấy có cảnh thân xúc, có phi cảnh thân xúc.
- Sắc nào thuộc nội phần sắc ấy là phi cảnh của thọ sanh từ thân xúc ... (trùng) ... của tưởng ... (trùng) ... của tư ... (trùng) ... thân xúc, sắc nào thuộc ngoại phần sắc ấy có cảnh thân thức, có phi cảnh thân thức .
- Sắc nào thuộc ngoại phần sắc ấy là phi nhãn xứ, sắc nào thuộc nội phần sắc ấy có nhãn xứ, có phi nhãn xứ.
- Sắc nào thuộc ngoại phần sắc ấy là phi nhĩ xứ ... (trùng) ... phi tỷ xứ ... (trùng) ... phi thiệt xứ ... (trùng) ... phi thân xứ, sắc nào thuộc nội phần sắc ấy có thân xứ, có phi thân xứ.
- Sắc nào thuộc nội phần sắc ấy là phi sắc xứ, sắc nào thuộc ngoại phần sắc ấy có sắc xứ, có phi sắc xứ.
- Sắc nào thuộc nội phần sắc ấy là phi thinh xứ ... (trùng) ... phi khí xứ ... (trùng) ... phi vị xứ ... (trùng) ... phi xúc xứ, sắc nào thuộc ngoại phần sắc ấy có xúc xứ, có phi xúc xứ.
- Sắc nào thuộc ngoại phần sắc ấy là phi nhãn giới, sắc nào thuộc nội phần sắc ấy có nhãn giới, có phi nhãn giới.
- Sắc nào thuộc ngoại phần sắc ấy là phi nhĩ giới ... (trùng) ... phi tỷ giới... (trùng) ... phi thiệt giới ... (trùng) ... phi thân giới, sắc nào thuộc nội phần sắc ấy có thân giới, có phi thân giới.
- Sắc nào thuộc nội phần sắc ấy là phi sắc giới, sắc nào thuộc ngoại phần sắc ấy có sắc giới, có phi sắc giới.
- Sắc nào thuộc nội phần sắc ấy là phi thinh giới ... (trùng) ... phi khí giới ... (trùng) ... phi vị giới ... (trùng) ... phi xúc giới, sắc nào thuộc ngoại phần sắc ấy có xúc giới, có phi xúc giới.
- Sắc nào thuộc ngoại phần sắc ấy là nhãn quyền, sắc nào thuộc nội phần sắc ấy có nhãn quyền, có phi nhãn quyền.
- Sắc nào thuộc ngoại phần sắc ấy là phi nhĩ quyền ... (trùng) ... phi tỷ quyền ... (trùng) ... phi thiệt quyền ... (trùng) ... phi thân quyền, sắc nào thuộc nội phần sắc ấy có thân quyền, có phi thân quyền.
- Sắc nào thuộc nội phần sắc ấy là phi nữ quyền, sắc nào thuộc ngoại phần sắc ấy có nữ quyền, có phi nữ quyền.
- Sắc nào thuộc nội phần sắc ấy là phi nam quyền, sắc nào thuộc ngoại phần sắc ấy có nam quyền, có phi nam quyền.
- Sắc nào thuộc nội phần sắc ấy là phi mạng quyền, sắc nào thuộc ngoại phần sắc ấy có mạng quyền, có phi mạng quyền.
- Sắc nào thuộc nội phần sắc ấy là phi thân biểu tri, sắc nào thuộc ngoại phần sắc ấy có thân biểu tri, có phi thân biểu tri.
- Sắc nào thuộc nội phần sắc ấy là phi khẩu biểu tri, sắc nào thuộc ngoại phần sắc ấy có thân biểu tri, có phi thân biểu tri.
- Sắc nào thuộc nội phần sắc ấy là phi hư không giới, sắc nào thuộc ngoại phần sắc ấy có hư không giới, có phi hư không giới.
- Sắc nào thuộc nội phần sắc ấy là phi thủy giới, sắc nào thuộc ngoại phần sắc ấy có thủy giới, có phi thủy giới.
- Sắc nào thuộc nội phần sắc ấy là sắc phi khinh, sắc nào thuộc ngoại phần sắc ấy có sắc khinh, có sắc phi khinh.
- Sắc nào thuộc nội phần sắc ấy là phi sắc nhu, sắc nào thuộc ngoại phần sắc ấy có sắc nhu, có phi sắc nhu.
- Sắc nào thuộc nội phần sắc ấy là phi sắc thích nghiệp, sắc nào thuộc ngoại phần sắc ấy có thích nghiệp, có phi sắc thích nghiệp.
- Sắc nào thuộc nội phần sắc ấy là phi sắc tích tụ, sắc nào thuộc ngoại phần sắc ấy có sắc tích tụ, có phi sắc tích tụ.
- Sắc nào thuộc nội phần sắc ấy là phi sắc thừa kế, sắc nào thuộc ngoại phần sắc ấy có sắc thừa kế, có phi sắc thừa kế.
- Sắc nào thuộc nội phần sắc ấy là phi sắc lão mại, sắc nào thuộc ngoại phần sắc ấy có sắc lão mại, có phi sắc lão mại.
- Sắc nào thuộc nội phần sắc ấy là phi sắc vô thường, sắc nào thuộc ngoại phần sắc ấy có sắc vô thường, có phi sắc vô thường.
- Sắc nào thuộc nội phần sắc ấy là phi đoàn thực, sắc nào thuộc ngoại phần sắc ấy có đoàn thực, có phi đoàn thực.
Như vậy là yếu hiệp sắc ba loại.
Dứt Tam Ðề
Tứ Ðề (Catukkaṃ)
[506] Yếu hiệp sắc bốn loại:
- Sắc nào y sinh sắc ấy có thành do thủ, có phi thành do thủ; sắc nào phi y sinh sắc ấy có thành do thủ, có phi thành do thủ.
- Sắc nào y sinh sắc ấy có thành do thủ cảnh thủ, có phi thành do thủ cảnh thủ, sắc nào phi y sinh sắc ấy có thành do thủ cảnh thủ, có phi thành do thủ cảnh thủ.
- Sắc nào y sinh sắc ấy có hữu đối chiếu, có vô đối chiếu; sắc nào phi y sinh sắc ấy có hữu đối chiếu, có vô đối chiếu.
- Sắc nào y sinh sắc đó có thô, có tế; sắc nào phi y sinh sắc ấy có thô, có tế.
- Sắc nào y sinh sắc ấy có viễn, có cận; sắc nào phi y sinh sắc ấy có viễn, có cận.
- Sắc nào thành do thủ sắc ấy có hữu kiến, có vô kiến; sắc nào phi thành do thủ sắc ấy có hữu kiến, có vô kiến.
- Sắc nào thành do thủ sắc ấy có hữu đối chiếu, có vô đối chiếu; sắc nào phi thành do thủ sắc ấy có hữu đối chiếu, có vô đối chiếu.
- Sắc nào thành do thủ sắc ấy có đại hiển, có phi đại hiển, sắc nào phi thành do thủ sắc ấy có đại hiển, có phi đại hiển.
- Sắc nào thành do thủ sắc ấy có thô, có tế; sắc nào phi thành do thủ sắc ấy có thô, có tế.
- Sắc nào thành do thủ sắc ấy có viễn, có cận; sắc nào phi thành do thủ sắc ấy có viễn, có cận.
- Sắc nào thành do thủ cảnh thủ sắc ấy có hữu kiến, có vô kiến; sắc nào phi thành do thủ cảnh thủ sắc ấy có hữu kiến, có vô kiến.
- Sắc nào thành do thủ cảnh thủ sắc ấy có hữu đối chiếu, có vô đối chiếu; sắc nào phi thành do thủ cảnh thủ sắc ấy có hữu đối chiếu, có vô đối chiếu.
- Sắc nào thành do thủ cảnh thủ sắc ấy có đại hiển, có phi đại hiển, sắc nào phi thành do thủ cảnh thủ sắc ấy có đại hiển, có phi đại hiển.
- Sắc nào thành do thủ cảnh thủ sắc ấy có thô, có tế; sắc nào phi thành do thủ cảnh thủ sắc ấy có thô, có tế.
- Sắc nào thành do thủ cảnh thủ sắc ấy có viễn, có cận; sắc nào phi thành do thủ cảnh thủ sắc ấy có viễn, có cận.
- Sắc nào hữu đối chiếu sắc ấy có quyền, có phi quyền; sắc nào vô đối chiếu sắc ấy có quyền, có phi quyền.
- Sắc nào hữu đối chiếu sắc ấy có đại hiển, có phi đại hiển, sắc nào vô đối chiếu sắc ấy có đại hiển, có phi đại hiển.
- Sắc quyền nào sắc ấy có thô, có tế; sắc phi quyền nào sắc ấy có thô, có tế.
- Sắc quyền nào sắc ấy có viễn, có cận; sắc phi quyền nào sắc ấy có viễn, có cận.
- Sắc đại hiển nào sắc ấy có thô, có tế; sắc phi đại hiển nào sắc ấy có thô, có tế.
- Sắc nào là đại hiển sắc ấy có viễn, có cận; sắc nào là phi đại hiển sắc ấy có viễn, có cận.
- Có sắc để thấy, để nghe, để cảm nhận, để biết.
Như vậy là yếu hiệp sắc bốn loại.
Dứt Tứ Ðề
Ngũ Ðề (Pañcakaṃ)
[507] Yếu hiệp sắc năm loại :
Ðịa giới, thủy giới, hỏa giới, phong giới và sắc y sinh. Như vậy là yếu hiệp sắc năm loại.
Dứt Ngũ Ðề
Lục Ðề (Chakkaṃ)
[508] Yếu hiệp sắc sáu loại:
- Sắc nhãn ứng tri, sắc nhĩ ứng tri, sắc tỷ ứng tri, sắc thiệt ứng tri, sắc thân ứng tri, sắc ý ứng tri. Như vậy là yếu hiệp sắc sáu loại.
Dứt Lục Ðề
Thất Ðề (Sattakaṃ)
[509] Yếu hiệp sắc bảy loại :
Sắc nhãn ứng tri, sắc nhĩ ứng tri, sắc tỷ ứng tri, sắc thiệt ứng tri, sắc thân ứng tri, sắc ý giới ứng tri, sắc ý thức giới ứng tri. Như vậy là yếu hiệp sắc bảy loại.
Dứt Thất Ðề
Bát Ðề (Aṭṭhakaṃ)
[510] - Yếu hiệp sắc tám loại
Sắc nhãn ứng tri, sắc nhĩ ứng tri, sắc tỷ ứng tri, sắc thiệt ứng tri, sắc thân ứng tri có lạc xúc, (sắc thân ứng tri) có khổ xúc, sắc ý giới ứng tri, sắc ý thức giới ưng tri. Như vậy là yếu hiệp sắc tám loại.
Dứt Bát Ðề
Cửu Ðề (Navakaṃ)
[511] - Yếu hiệp sắc chín loại
Nhãn quyền, nhĩ quyền, tỷ quyền, thiệt quyền, thân quyền, nữ quyền, nam quyền, mạng quyền, và sắc phi quyền. Như vậy là yếu hiệp sắc chín loại.
Dứt Cửu Ðề
Thập Ðề (Dasakaṃ)
[512] - Yếu hiệp sắc mười loại :
Nhãn quyền, nhĩ quyền, tỷ quyền, thiệt quyền, thân quyền, nữ quyền, nam quyền, mạng quyền, và sắc phi quyền có hữu đối chiếu. Như vậy là yếu hiệp sắc mười loại.
Dứt Thập Ðề
Thập Nhất Ðề (Ekādasakaṃ)
[513] - Yếu hiệp sắc mười một loại:
Nhãn xứ, nhĩ xứ, tỷ xứ, thiệt xứ, thân xứ, sắc xứ, thinh xứ, khí xứ, vị xứ, xúc xứ và sắc vô kiến vô đối chiếu liên quan pháp xứ. Như vậy là yếu hiệp sắc mười một loại.
Dứt Thập Nhất Ðề
Dứt Mẫu Ðề
-ooOoo-
(1) Chương này giải về sắc pháp (rūpadhamma). Sắc pháp cũng thuộc pháp vô ký (abyā - kata)
(1) Upacaya (sanh)
(2) Santati (trụ)
Trang Website được thành lập và quản lý bởi các cận sự nam, cận sự nữ trong Phật Giáo. Mục đích nhằm lưu trữ, số hoá kinh sách và tài liệu Phật Giáo Nguyên Thuỷ - Theravāda.