Nguyên nhân nào gọi là tham tâm và yếu tố nào dẫn tới sự phát sinh tâm tham?

Nguyên nhân nào gọi là tham tâm và yếu tố nào dẫn tới sự phát sinh tâm tham?

    DO NGUYÊN NHÂN NÀO GỌI LÀ THAM-TÂM?

    Bất-thiện-tâm nào có nhân tham (lobhahetu) hoặc có tham tâm-sở (lobhacetasika) nhiều năng lực dắt dẫn các tâm-sở khác đồng sinh với tham-tâm ấy biết đối-tượng tốt đáng hài lòng, gọi tâm ấy là tham-tâm (lobhacitta).

    NHÂN PHÁT SINH 8 THAM-TÂM

    8 tham-tâm phát sinh do 4 nhân:

    1- Lobhaparivārakammapaṭisandhikatā: sự tái-sinh của người với đại-quả-tâm có ảnh hưởng đến tham-tâm.

    2-Lobha ussannabhavato cavanatā: sự chuyển kiếp (chết) của chúng-sinh từ cõi giới có tham- tâm nhiều.

    3- Iṭṭhārammaṇasamāyogo: tiếp xúc với đối- tượng tốt đáng hài lòng.

    4- Ussādadassanaṃ: thấy đối-tượng thật đáng hài lòng ham thích.

    Nếu hội đủ 4 nhân này thì tham-tâm phát sinh.

    NHÂN PHÁT SINH THAM-TÂM ĐỒNG SINH VỚI THỌ HỶ

    Tham-tâm đồng sinh với thọ hỷ do 4 nhân:

    1- Somanassapaṭisandhikatā: sự tái-sinh của người với đại quả-tâm đồng sinh với thọ hỷ.

    2- Agambhīrapakatikā: không có tâm suy xét sâu sắc trong đối-tượng.

    3- Iṭṭhārammaṇasamāyogo: tiếp xúc với đối- tượng tốt đáng hài lòng.

    4- Byasanamutti: không gặp 5 điều thiệt hại:

    - Ñātibyasana: sự thiệt hại về thân quyến.

    - Bhogabyasana: sự thiệt hại về của cải tài sản.

    - Rogabyasana: sự tai hại do bệnh nặng.

    - Diṭṭhibyasana: sự tai hại do tà-kiến.

    - Sīlabyasana: sự tai hại do phạm giới.

    Nếu hội đủ 4 nhân này thì tham-tâm đồng sinh với thọ hỷ phát sinh.

    NHÂN PHÁT SINH THAM-TÂM ĐỒNG SINH VỚI THỌ XẢ

    Tham-tâm đồng sinh với thọ xả do 5 nhân:

    1- Upekkhāpaṭisandhikatā: sự tái-sinh của người với đại quả-tâm đồng sinh với thọ xả.

    2- Gambhīrapakatikā: có tâm suy xét sâu sắc trong đối-tượng.

    3-Majjhattārammaṇasamāyogo: tiếp xúc với đối-tượng không tốt không xấu (bậc trung).

    4- Byasanamutti: không gặp 5 điều thiệt hại. 5- Mūgadhātukatā: người có tính si-mê.

    Nếu hội đủ 5 nhân này thì tham-tâm đồng sinh với thọ xả phát sinh.

    NHÂN PHÁT SINH THAM-TÂM HỢP VỚI TÀ-KIẾN

    Tham-tâm hợp với tà-kiến do 5 nhân:

    1- Diṭṭhijjhāsayatā: tâm tính hay có tà-kiến.

    2- Diṭṭhivippannapuggalasevanatā: thường hay gần gũi thân cận với người có tà-kiến.

    3- Saddhammavimukhatā: không thích nghe chánh-pháp.

    4- Micchāvitakkabahulatā: hướng tâm nghĩ sai lầm nhiều về tà-kiến.

    5- Ayoniso ummajjanaṃ: phát sinh suy nghĩ điều không hợp pháp.

    Nếu hội đủ 5 nhân này thì tham-tâm hợp với tà-kiến phát sinh.

    NHÂN PHÁT SINH THAM-TÂM KHÔNG HỢP VỚI TÀ-KIẾN

    Tham-tâm không hợp với tà-kiến do 5 nhân:

    1- Sassata ucchedadiṭṭhi anajjhāsayatā: thường-kiến và đoạn-kiến không có trong tâm tính từ tiền-kiếp.

    2- Diṭṭhivippannapuggala asevanatā: không gần gũi thân cận với người có tà-kiến.

    3- Saddhammasammukhatā: thích nghe chánh-pháp.

    4- Sammāvitakkabahulatā: hướng tâm đúng đắn về chánh-kiến.

    5- Ayoniso na ummajjanaṃ: không phát sinh suy nghĩ điều không hợp pháp.

    Nếu hội đủ 5 nhân này thì tham-tâm không hợp với tà-kiến phát sinh.

    NHÂN PHÁT SINH THAM-TÂM KHÔNG CẦN TÁC ĐỘNG

    Tham-tâm không cần tác động phát sinh do 6 nhân:

    1- Asaṅkhārikakammajanitapaṭisandhikatā:tái sinh của người từ ác-nghiệp không cần tác động.

    2- Kalalakāyacittatā: thân và tâm được an-lạc.

    3- Sītuṇhādīnaṃ khamanabahulatā: có tính chịu đựng sự nóng, sự lạnh, v.v... trở thành thói quen.

    4- Kattabbakammesu diṭṭhānisaṃsatā: đã từng thấy rõ hiệu quả trong công việc nên làm.

    5- Kammesu ciṇṇavasitā: có tính chuyên môn trong công việc làm ấy.

    6- Utubhojanādisappāyalābho: có được đầy đủ thuận lợi về thời tiết, vật thực, v.v...

    Nếu hội đủ 6 nhân này thì tham-tâm không cần tác động phát sinh.

    NHÂN PHÁT SINH THAM-TÂM CẦN TÁC ĐỘNG

    Tham-tâm cần tác động phát sinh do 6 nhân:

    1- Sasaṅkhārikakammajanitapaṭisandhikatā: sự tái-sinh của người từ ác-nghiệp cần tác động.

    2- Akalalakāyacittatā: thân và tâm không được an-lạc.

    3- Sītuṇhādīnaṃ akhamanabahulatā: không có tính chịu đựng sự nóng, sự lạnh, v.v...trở thành thói quen.

    4-Akattabbakammesu diṭṭhānisaṃsatā: không từng thấy hiệu quả trong công việc nên làm.

    5- Kammesu aciṇṇavasitā: không có tính chuyên môn trong công việc làm ấy.

    6- Utubhojanādi asappāyalābho: không có được đầy đủ thuận lợi về thời tiết, vật thực, v.v..

    Nếu hội đủ 6 nhân này thì tham-tâm cần tác động phát sinh.

    Trích Akusalacitta: Bất Thiện Tâm, Vi Diệu Pháp Hiện Thực Trong Cuộc Sống, Soạn giả Tỳ Khưu Hộ Pháp

    Trang Website được thành lập và quản lý bởi các cận sự nam, cận sự nữ trong Phật Giáo. Mục đích nhằm lưu trữ, số hoá kinh sách và tài liệu Phật Giáo Nguyên Thuỷ - Theravāda.