Nhóm bốn nghiệp theo thời gian (Pākakālacatukka)

Nhóm bốn nghiệp theo thời gian (Pākakālacatukka)

    THERAVADA
    PHẬT GIÁO NGUYÊN THỦY

    THẮNG PHÁP TẬP YẾU LUẬN

    Hậu Sớ Giải

    Tỳ khưu Khải Minh

    PL. 2551 – DL. 2008

     

    NHÓM BỐN NGHIỆP THEO THỜI GIAN (PĀKAKĀLACATUKKA)

    A- Diṭṭhidhammavedanīyakamma (hiện báo nghiệp) được định nghĩa như sau: "Diṭṭho dhammo: Diṭṭhadhammo"

    Thực trạng chắc chắn đưa đến trong kiếp này gọi là hiện báo nghiệp (Diṭṭhadhamma) tức tự thể hiển lộ trong kiếp này "Vediyati anubhūyatīti: Vedanīyaṃquả nào phải nhận lãnh quả đó gọi là Vedanīya tức quả sanh lên từ nghiệp thiện dục giới.

    "Diṭṭhadhamme vedanīyanti: Diṭṭhadhammavedanīyam"

    Nghiệp nào phải nhận lãnh nơi tự thể hiển lộ trong kiếp này, nghiệp đó gọi là hiện báo nghiệp, là tư bất thiện nghiệp và tư đại thiện nghiệp trong sát na thứ nhất. Định nghĩa này được trình bày theo cách diễn giải (Phalūpacaranaya).

    Hoặc một lý khác nữa: "Diṭṭhadhamme vadanīyaṃ phalaṃ etassāti: Diṭṭhadhammavedanīyaṃ"

    Quả phải nhận lãnh nơi tự thể được hiển lộ trong kiếp này bởi nghiệp nào nghiệp đó gọi là hiện báo nghiệp. Định nghĩa điều này trình bày theo cách trực tiếp (Mukhayanaya).

    Thích giải: Các hành động sai biệt của con người cho dù bằng thân, ngữ, ý thuộc về thiện hay bất thiện đi nữa. Nhưng trong lúc hành động phần nhiều thường có bảy sát na đổng lực, mà lộ tâm có bảy sát na đổng lực thì có nhiều vô số không thể tính được hết trong một hành động. Trong cả bảy sát na đổng lực này thì tư câu sanh trong đổng lực thứ nhất gọi là hiện báo nghiệp. Nghĩa là loại nghiệp này trổ quả hiển lộ trong kiếp hiện tại, như được thấy, nghe, ngửi, nếm, đụng cảnh tốt và xấu. Và làm cho sắc nghiệp, sắc quí tiết do nghiệp trợ như các bộ phận trong cơ thể, màu da đẹp xấu đều thuộc quả vô nhân sanh lên cả, chứ không thể cho quả trong thời tái tục và thời bình nhật kể từ kiếp thứ hai… Tức tư thiện, tư bất thiện câu sanh trong đổng lực thứ nhất này không thể sắp đặt quả tái tục cho người đó sanh làm người, chư thiên hoặc chúng sanh địa ngục… Và cũng không thể cho quả để người đó thọ nhận các cảnh tốt hay xấu trong thời bình nhật kể từ kiếp thứ hai trở đi.

    Đây cũng do tư trong đổng lực thứ nhất này không có sức mạnh nhiều bằng đổng lực thứ hai đến đổng lực thứ bảy. Bởi vì đổng lực sanh lên lần đầu tiên không được sự trợ giúp ủng hộ của Tập Hành Duyên (Asevanàpaccaya), tức đổng lực cùng giống với nhau. Do đó, mới không cho quả trong kiếp thứ hai trở đi được và cả trong thời tái tục lẫn thời bình nhật như đã đề cập. Và sự kiện mà đổng lực thứ nhất này nhận được sự trợ giúp ủng hộ từ tâm khai ý môn bằng Vô Gián Duyên (Anantarapaccaya) và Đẳng Vô Gián Duyên (Samanantarapaccaya) cũng không phải là sự hỗ trợ về khía cạnh sức mạnh mà chỉ trợ giúp ủng hộ về khía cạnh trợ sanh mà thôi. Như Ngài giáo thọ sư sớ giải trình bày trong sớ giải bộ Pháp Tụ (Atthasālinī) và sớ giải Phân Tích Danh Sắc (Nāmarūpapariccheda) rằng:

    Diṭṭhadhammavedanīyaṃ Paṭhamaṃ javanaṃ bhave Alāddhā sevanattā vā Asamattaṃ bhavantare.

    Nghĩa là: Hiện báo nghiệp tức sở hữu tư trong đổng lực thứ nhất, sở hữu tư này không thể cho quả trong kiếp thứ hai do không được sự trợ giúp ủng hộ từ Tập Hành Duyên.

    Hiện báo nghiệp có hai loại

    1- Paripakkadiṭṭhadhammavedanīyakamma: Nghiệp sẽ trổ quả trong kiếp hiện tại vì được chín mùi.

    2- Aparipakkadiṭṭhadhammavedanīyakamma: Nghiệp sẽ trổ quả trong kiếp hiện tại nhưng chưa được chín mùi.

    Minh chứng điều thứ nhất

    Nghiệp sẽ trổ quả trong kiếp hiện tại vì được chín mùi. Tức trổ quả hiển lộ chắc chắn trong vòng bảy ngày. Như Ngài giáo thọ sư sớ giải đã trình bày trong kinh Devadaha của sớ giải Uparapaṇṇāsaka rằng:

    "Yaṃ pana sattadivasabbhantare vipākaṃ deti ta paripakkadevanīyaṃ nāma".

    Nghiệp nào trổ quả trong vòng bảy ngày, nghiệp đó gọi là:

    Paripakkavedanīyakamma. Như trong câu chuyện thanh niên nghèo khổ tên là Mahāduggata đã cúng dường vật thực cho bậc Chánh Đẳng Giác Kassapa, chuyện chàng Puịịa cùng vợ là người nghèo khổ đã cúng dường vật thực cho Ngài Sàrìputta, và chuyện chàng Kàkavaơiya cùng vợ là người nghèo khổ đã được cơ hội cúng dường vật thực cho trưởng lão Mahākassapa. Tất cả đều được trở thành trưởng giả trong vòng bảy ngày. Những người này, khi đã trở thành trưởng giả thì thường nhận được cảnh tốt… như thấy cảnh đẹp, nghe tiếng hay, ngửi mùi thơm, nếm vị ngon ngọt, xúc chạm an lạc. Các việc này đều là nhãn thức, nhĩ thức… dị thục quả thuộc về danh pháp. Riêng về sắc pháp thì có sắc mặt, làn da trong sáng, thân thể kiện toàn bởi do sắc nghiệp, sắc quí tiết do nghiệp trợ sanh khởi lên từ thiện nghiệp, nhãn thức dị thục quả thiện… Các quả này đều thuộc pháp vô nhân cả, cho nên hiện báo nghiệp này mới là nghiệp cho quả hiển lộ thuộc về khía cạnh pháp vô nhân. Paripakkadiṭṭhidhammavedanīyakamma. Về phần bất thiện thì có câu chuyện thanh niên Nanda bị đất rút do cưỡng hiếp trưởng lão ni Upalavaṇṇā là bậc A La Hán. Và người đồ tể Nanda do vật thực trong nhà thiếu hụt mới cầm dao đi đến chuồng bò cắt lấy lưỡi bò cho vợ đem đi nướng. Trong lúc Nanda dùng lưởi bò thì lưỡi của Nanda tự đứt lìa ra rơi xuống nhận lãnh khổ thọ, kêu la rên siết cho đến chết ngay tại đó. Lúc Nanda cảm thọ sự đau đớn thì tâm thân thức câu hành khổ và nhãn thức, nhĩ thức… thuộc dị thục quả bất thiện đồng sanh với sắc nghiệp, sắc quí tiết do bất thiện nghiệp trợ sanh tức thương tích từ lưỡi bị đứt lìa ra. Devadatta bị đất rút liên quan từ hành động làm chảy máu Phật và chia rẽ Tăng. Vua Suppabuddha là phụ vương của Devadatta và nàng Cincā cũng bị đất rút liên quan từ việc biểu lộ hành động bất cung kính đã đuổi bậc Chánh Đẳng Giác. Bà La Môn Kokālika bị đất rút liên quan từ việc mắng chửi hai vị Thượng Thủ Thinh Văn. Các việc này đều thuộc Paripakkadiṭṭhadhammavedanīyakamma.

    Minh chứng điều thứ hai

    Nghiệp sẽ trổ quả trong kiếp hiện tại nhưng chưa được chín mùi. Tức hành động thiện hay bất thiện cho quả hiển lộ sau bảy ngày trở đi.

    Tóm lại: Hiện báo nghiệp là nghiệp trổ quả trong kiếp hiện tại mà không vượt qua kiếp khác hay đời sống khác được:

    - Người nào tạo trữ thiện, bất thiện vào thời thiếu niên thì nghiệp này trổ quả trong thời thiếu niên, trung niên, lão niên.

    - Người nào tạo trữ thiện, bất thiện vào thời trung niên thì nghiệp này trổ quả trong thời trung niên, lão niên.

    - Người nào tạo trữ thiện, bất thiện vào thời lão niên thì nghiệp này trổ quả trong thời lão niên.

    Các việc này đều là hiện báo nghiệp cả. Như Ngài A xà lê chú giải sư trình bày trong sớ giải Uparipaṇṇāsaka rằng: "Yaṃ paṭhamavaye kataṃ paṭhamavaye vā majjhimavaye vā pacchimavaye vā, majjhimavaye kataṃ majjhimavaye vā pacchimavaye vā, pacchimavaye kataṃ tatthevavipākandeti taṃ diṭṭhadhammavedaniyaṃ nāma".

    - Nghiệp nào tạo trữ trong thời thiếu niên, thường trổ quả trong thời thiều niên, thời trung niên, thời lão niên.

    - Nghiệp nào tạo trữ trong thời trung niên, thường trổ quả trong thời trung niên hoặc thời lão niên.

    - Nghiệp nào tạo trữ trong thời lão niên, tthường trổ quả trong thời lão niên.

    Tất cả các nghiệp đó gọi là hiện báo nghiệp.

    *

    TRÌNH BÀY SO SÁNH QUẢ CỦA HIỆN BÁO NGHIỆP - SANH BÁO NGHIỆP

    Phần nhiều chúng ta thường hiểu với nhau là quả nhận lãnh từ hiện báo nghiệp là quả có sức mạnh nhiều hơn. Bởi sự kiện được trở thành trưởng giả trong vòng bảy ngày cũng như việc đất rút liền tức thì. Các việc này không phải là vấn đề sẽ nhận được quả dể dàng và không phải bất cứ người nào cũng nhận được. Người nhận được loại quả này phải có trường hợp đặc biệt cả hai khía cạnh tốt lẫn xấu. Do nhân này, mọi người đều ước muốn nhận được quả từ hiện báo nghiệp thuộc khía cạnh tốt. Tức muốn nhận quả nhãn tiền như trở thành trưởng giả và sợ hãi với việc gặt quả từ hiện báo nghiệp thuộc khía cạnh xấu tức sợ bị đất rút… Nhưng nếu so sánh việc cho quả của sanh báo nghiệp thường quan trọng hơn nhiều. Vì quả từ hiện báo nghiệp chỉ là quả liên quan đến suốt đời sống riêng biệt của người đó mà thôi; khi mệnh chung rồi thì quả đó cũng chấm dứt cùng lúc với mãnh lực của hiện báo nghiệp. Còn quả nhận được từ sanh báo nghiệp thì khi người đó mệnh chung mãnh lực của loại nghiệp này chuyển đổi suốt đời sống thực tại của người đó cho nhận được quả cao hơn cả trong thời tái tục lẫn thời bình nhật. Nếu thuộc lãnh vực bất thiện thì người đó phải sanh làm chúng sanh địa ngục hứng chịu khổ thọ cực hình suốt thời gian dài. Nếu thuộc lãnh vực thiện thì được sanh làm chư thiên và nhân loại bậc cao, hưởng thụ an lạc thân tâm suốt tuổi thọ của mình.

    Khi so sánh ví dụ giữa hai nghiệp này thì cũng tương tựa như hai loại cây. Loại thứ nhất chỉ có bông nhưng không có trái; còn loại thứ hai có cả bông lẫn trái. Loại cây chỉ có bông khi đã cho hoa rồi thì không cách gì nhân giống để cây đó phổ biến ra được. Loại cây có cả bông lẫn trái khi đã cho hoa rồi thì tự mình biến đổi thành trái và trái đó có thể nhân giống cho phổ biến nhiều ra. Điều này như thế nào thì hiện báo nghiệp cũng giống như loại cây chỉ có bông, bởi chỉ trổ quả trong kiếp này chứ không thể nào tự tạo sanh hữu cho mình hiển lộ lên được. Còn sanh báo nghiệp giống như loại cây có cả bông lẫn trái, bởi vì tự tạo sanh hữu cho mình hiển lộ lên được.

    *

    HIỆN BÁO NGHIỆP TRỞ THÀNH VÔ HIỆU NGHIỆP

    Đã được đề cập trong phần đầu rằng hiện báo nghiệp là nghiệp yếu sức mạnh không nhận được sự trợ giúp từ Tập Hành Duyên (Asevanāpacaya). Do đó, chỉ cho quả trong kiếp này nhưng sự cho quả cũng không chắc chắn lắm, có thể không trổ quả mà trở thành vô hiệu nghiệp. Hiện báo nghiệp mà trổ quả hiển lộ được thì phải không dính vào một loại nào trong bốn trường hợp:

    1. Paṭipakkhehi anabhibhūtatāya: Không bị lấn áp từ nghiệp đối nghịch. Tức nếu thuộc thiện hiện báo nghiệp thì không bị lấn áp từ bất thiện nghiệp, còn thuộc bất thiện hiện báo nghiệp thì không bị lấn áp từ thiện nghiệp; thì nghiệp đó mới trổ quả hiển lộ được. Còn nếu bị lấn áp bởi nghiệp đối nghịch thì nghiệp đó cũng không trổ quả được mà trở thành vô hiệu nghiệp.

    2. Paccayavisesena paṭiladdhavisesatāya: Có sức mạnh đặc biệt do nhận được sự trợ giúp ủng hộ từ điều kiện đặc biệt. Tức nếu: Thuộc thiện hiện báo nghiệp thì phải hội đủ bốn điều cụ túc:

    - Gatisampatti: Sanh hữu cụ túc.

    - Kālasampatti: Thời điểm cụ túc.

    - Upadhisampatti: Tái sanh cụ túc.

    - Payogasampatti: Sở hành cụ túc.

    Thuộc bất thiện hiện báo nghiệp thì cũng phải hội đủ bốn điều suy vong:

    - Gativipatti: Sanh hữu suy vong.

    - Kālavipatti: Thời điểm suy vong.

    Upadhivipatti: Tái sanh suy vong.

    Payogavipatti: Sở hành suy vong.

    Thì nghiệp đó mới trổ quả hiển lộ được. Ngược lại nếu hội đủ nhân đối nghịch lại; tức nghiệp thiện hội đủ bốn điều suy vong hoặc nghiệp bất thiện thì hội đủ bốn điều cụ túc thì nghiệp đó cũng không trổ quả mà trở lại thành vô hiệu nghiệp.

    Ý nghĩa của bốn điều cụ túc và bốn điều suy vong như sau:

    a. Gatisampatti (sanh hữu cụ túc): Ám chỉ người được sanh lên trong cõi vui như nhân loại, chư thiên hay Phạm Thiên.

    Gativipatti (sanh hữu suy vong): Ám chỉ người sanh vào cõi khổ như bàng sanh, …

    b. Kālasampatti (thời điểm cụ túc): Ám chỉ đến thời điểm nào mà người được ở trong quốc độ có vua chúa chánh kiến cai trị và Phật Giáo vẫn còn tồn tại.

    Kālavipatti (thời điểm suy vong): Ám chỉ đến thời điểm nào mà người ở trong quốc độ có vua chúa tà kiến cai trị và Phật Giáo đã bị tiêu hoại.

    c. Upadhisampatti (tái sanh cụ túc): Ám chỉ người sau khi sanh ra có đầy đủ bộ phận thân thể không bị khiếm khuyết.

    Upadhivipatti (tái sanh suy vong): Ám chỉ đến người sau khi sanh ra các bộ phận thân thể bị khiếm khuyết, không đầy đủ.

    d. Payogasampatti (sở hành cụ túc): Ám chỉ đến người nương vào chánh tinh tấn và chánh tư duy rồi kiến tạo thân nghiệp, ngữ nghiệp, ý nghiệp theo thiện hạnh không sai phạm pháp luật nhà nước và không phạm Giới Luật trong Phật Giáo.

    Payogavipatti (sở hành suy vong): Ám chỉ đến người nương vào tà tinh tấn và tà tư duy rồi hành động thân nghiệp, ngữ nghiệp, ý nghiệp theo ác hạnh, sai phạm vào pháp luật nhà nước và phạm vào Giới Luật trong Phật Giáo.

    3. Tādissasa pubbābhisaṅkhārassa vasena sātisayāCó sức mạnh vững chắc bởi mãnh lực của tiền hành (Pubbābhisaṅkhāra) có đặc tánh tương ứng với đổng lực thứ nhất.

    Người nào trước khi bắt tay vào làm việc thiện hay việc bất thiện mà đã chuẩn bị tâm của mình cho mạnh dạn và kiên trì đối với việc làm đó bằng cách suy tính rằng:

    - Người mà thích thú vừa lòng làm công việc nào rồi, thì công việc đó sẽ không thể không thành tựu.

    - Người mà có sự nổ lực chuyên cần làm công việc nào rồi, thì công việc đó sẽ không thể không hoàn thành.

    - Người mà quyết tâm không lay chuyển làm công việc nào rồi, thì công việc đó không thể không thành công.

    - Người có trí tuệ tính làm công việc nào rồi, thì công việc đó không thể không thành đạt kết quả.

    Người đã suy nghĩ như thế dù làm bất cứ công việc nào tâm người đó cũng hiện khởi mạnh mẽ. Cho nên đổng lực thứ nhất thuộc hiện báo nghiệp trổ quả hiển lộ ngay trong kiếp này. Nếu không hội đủ một trong bốn tiền hành (Pubbābhisaṅkhāra) thì nghiệp đó cũng không đủ sức mạnh trổ quả hiển lộ trong kiếp hiện tại được mà trở thành vô hiệu nghiệp.

    4. Guṇavisesayuttesu upakārāpakārasappavattiyā:

    Đổng lực sanh lên diển tiến bởi mãnh lực của hành động thiện hạnh hoặc hành động ác hạnh đã tạo với bậc viên mãn ân đức đặc thù như bậc Chánh Đẳng Giác, bậc A La Hán, bậc A Na Hàm…

    Tức nếu thuộc thiện nghiệp thì giống như thanh niên nghèo khổ Mahāduggata đã cúng dường cho bậc Chánh Đẳng Giác Kassapa. Còn thuộc bất thiện nghiệp thì giống như thanh niên Nanda đã cưỡng hiệp lão ni Upalavaṇṇā. Các nghiệp này trổ quả nhãn tiền trong kiếp hiện tại.

    Nếu các hành động nào không tạo tác đối với bậc viên mãn ân đức đặc thù như đã đề cập thì các nghiệp đó sẽ không trổ quả hiển lộ trong kiếp hiện tại mà phần nhiều trở thành vô hiệu nghiệp. Còn đối với hành động thuộc về phần bất thiện, cho dù không tạo tác đối với bậc viên mãn ân đức đặc thù đi nữa, nhưng vẫn trổ quả hiển lộ trong kiếp hiện tại được. Như chuyện người đồ tể Nanda đã cắt lưỡi bò làm vật thực để ăn. Bất thiện sát sanh mà mình đã từng quen làm trợ giúp ủng hộ cho hiện báo nghiệp, làm lưỡi của Nanda đứt lìa rơi xuống trước mặt trong lúc dùng vật thực.

    TRÌNH BÀY NHÂN LÀM CHO QUẢ CỦA THIỆN THÍ ĐƯỢC HIỂN LỘ TRONG KIẾP NÀY

    Đối với thiện thí cho quả hiện báo nghiệp phải hội đủ bốn chi phần:

    1. Vatthusampadā: Người thọ thí là bậc A La Hán hoặc A Na Hàm.

    2. Paccayasampadā: Vật thí đem đến dâng cúng là vật thí thanh tịnh

    3. Cetanāsampada: Chủ thí có đầy đủ tác ý mạnh mẽ.

    4. Guṇātirekasampadā: Bậc A La Hán hoặc A Na Hàm thọ thí có được ân đức đặc thù như vừa xả thiền diệt.

    Khi đã đầy đủ bốn chi phần như đã đề cập trên thì việc bố thí của người đó sẽ thành tựu hiện báo nghiệp và trổ quả trong kiếp hiện tại liền tức thì. Như lời trình bày trong sớ giải Pháp Cú Kinh:

    "Catassopi sampadānāma vatthusampadā paccayasampadā cetanāsampadā guṇātirekasampadāti,tattha nirodhasamāpattito vuṭṭhito arahā vā ānāgāmī vā dakkhiṇeyyo vatthusampadā nāma, paccayānaṃ dhammena samena uppatti paccayasampadā nāma, dānato pubbe dānakāle pacchābhāgeti tīsukālesu cetanāya somanassahagatañāṇasampayuttabhāvo cetanāsampadā nāma, dakkhiṇeyyassa samāpattito vuṭṭhitabhāvo guṇātirekasampadā nāmāti, etāsaṃ anubhāvena diṭṭhadhamme mahāsampattiṃ pāpunāti"

    Nghĩa là: Gọi là Sampadā (thành tựu) có bốn loại:

    Vatthusampadā

    - Paccayasampadā

    - Cetanāsampadā

    - Guṇatirekasampadā

    Trong bốn loại Sampadā:

    - Bậc A La Hán hoặc A Na Hàm có thiền diệt là bậc xứng đáng cúng dường gọi làVatthusampadā.

    - Sự phát sanh các vật dụng theo đúng pháp được gọi là Paccayasampadā.

    - Sự tác ý trong ba thời tức trong lúc trước khi cho, đang khi cho, và sau khi cho cùng kết hợp với trí tuệ câu hành hỷ thì được gọi là Cetanāsampadā.

    - Còn bậc xứng đáng cúng dường vừa xuất thiền diệt ra gọi là Guṇatirekasampadā.

    Do mãnh lực của cả bốn loại Sampadà này thường đạt được đại tài sản nhãn tiền ngay tức khắc.

    Theo như lời đã đề cập rằng: Hiện báo nghiệp không có khả năng trổ quả hiển lộ trong hiện tại được thì thường trở thành vô hiệu nghiệp. Không phải là vô hiệu nghiệp khi đã làm xong, mà thường là vô hiệu nghiệp trong sát na đang làm. Vì vậy, vô hiệu nghiệp mới có ba tên gọi:

    Nahosi kammavipāko: Nghiệp chưa cho quả.

    Nabhāvissati kammavipāko: Nghiệp sẽ không cho quả.

    Natthi kammavipāko: Nghiệp không có quả.

    Như Ngài A xà lê chú giải sư trình bày trong Tăng Chi Bộ Kinh của sớ giải Majjhimapaṇṇāsaka rằng:

    "Tathā asakkonto ahosikammaṃ nahosikammavipāko nabhāvissatikammavipāko natthikammavipāko ti imassa tikassavasena ahosi".

    Hiện báo nghiệp không có khả năng trổ quả theo trường hợp đã đề cập đó, thường trở thành vô hiệu nghiệp theo ba loại có tên gọi như sau:

    - Nghiệp chưa cho quả.

    - Nghiệp sẽ không cho quả.

    - Nghiệp không có quả.

    Hỏi: Quả nhận được từ hiện báo nghiệp trong kiếp hiện tại được hiển lộ rõ ràng có hay không?

    Đáp: Có.

    Như người đã làm thiện pháp rồi được danh tiếng, khen ngợi, địa vị, quyền tước, buôn bán phát đạt, được người vừa lòng thương mến… Còn người đã tạo bất thiện rồi thì nhận lãnh tai hoạ, bị chê trách, chỉ trích, buôn bán thất bại lỗ vốn, bị người thù ghét… Nhưng dù thế nào đi nữa, quả nhận lãnh từ hiện báo nghiệp này thường nhận lãnh riêng biệt lúc đang còn sống mà thôi, không có khả năng cho quả trong kiếp sống tiếp theo.

    B- Upapajjavedanīyakamma (sanh báo nghiệp) được định nghĩa, như sau:

    "Diṭṭhadhamassa samīpe anantare pajjitabbo gantabboti: Upapajjo".

    Kiếp nào vào tiếp nối không gián đoạn vào lúc tận cùng của kiếp hiện tại, kiếp đó gọi là Upapajja tức kiếp thứ hai.

    "Upapajjavedanīyaṃ phalaṃ etassāti: Upapajjavedanīyaṃ"

    Quả nhận được trong kiếp thứ hai đang có với nghiệp nào, nghiệp đó gọi là sanh báo nghiệp.

    Hoặc một lý khác nữa: "Upapajja vedanīyaṃ: Upapajjavedanīyaṃ" Nghiệp phải nhận được vào kiếp thứ hai gần kề kiếp hiện tại gọi là sanh báo nghiệp. Tức tư trong đổng lực bất thiện và đổng lực đại thiện thứ bảy.

    Trong định nghĩa này trình bày như sau: "Upa" trong "Upapajja" ám chỉ ý nghĩa "gần".

    Một khía cạnh khác "Upapajja" này là câu xuất xứ trình bày đến ý nghĩa kiếp thứ hai, giống như câu "Pacca" trong Pāli trình bày rằng: "Idha modati pacca modati"

    Nghĩa là: Kiếp này thường có sự hân hoan, kiếp sau cũng có sự hân hoan.

    Trình bày đến ý nghĩa kiếp thứ hai (Anantarabhava), vì vậy trong định nghĩa trình bày rằng: "Upapajja vedanīyaṃ: Upapajjavedanīyaṃ"

    Nghĩa là: Nghiệp phải nhận trong kiếp thứ hai gọi là sanh báo nghiệp.

    Thích giải: Các hành động sai biệt liên quan đến thân, ngữ, ý của tất cả chúng sanh đang làm được thành tựu do nương vào tư trong đổng lực thứ bảy; đổng lực thứ nhất đến đổng lực thứ sáu không thể làm cho thành tựu được. Vì vậy, tư trong đổng lực thứ bảy này Ngài mới đề cập là:

    Atthasādhikacetanā hoặc Sanniṭṭhāpakacetanā như trong Paramatthadīpanīmahaṭīkā trình bày rằng: "Atthasādhikā pana sanniṭṭhāpakabhūtā sattamajavana cetanā upapajjavedaniyaṃ nāma".

    "Tư trong đổng lực thứ bảy có khả năng làm thành tựu phận sự cũng là nhân quyết định tuyệt đối gọi là sanh báo nghiệp".

    Điều làm cho hiểu được tư trong đổng lực thứ bảy thường giữ vai trò trọng yếu trong các việc làm cho thành tựu phận sự và cho quả sanh lên kiếp kế tiếp cả thời tái tục lẫn thời bình nhật. Vì vậy, nên gọi là sanh báo nghiệp.

    Nghiệp ngũ nghịch vô gián và nghiệp tà kiến nhất định, các nghiệp này cũng do tư trong đổng lực bất thiện thứ bảy.

    *

    TRÌNH BÀY TƯ ĐƯỢC COI NHƯ LÀ SANH BÁO NGHIỆP TRONG ĐỔNG LỰC CHỈ CÓ 6 SÁT NA SANH LÊN

    Theo như trong đổng lực cố định của Tâm Lộ Tập Yếu (Vithīsaṅgaha) trình bày rằng:

    "Kāmāvacarajavanāni sattakkhattuṃ chakkattumeva vā javanti" nghĩa là "Đổng lực dục giới sanh lên hưởng cảnh trong mỗi lộ tâm có 7 sát na hoặc 6 sát na cũng có". Vì vậy, nếu trong lộ tâm nào sanh lên 6 sát na thì coi như chính tư trong đổng lực thứ sáu đó là sanh báo nghiệp.

    *

    TRÌNH BÀY LỜI NÓI CỦA NGÀI A XÀ LÊ VIBHĀVINĪṬĪKĀ

    "Sā ca paṭisandhiṃ datvāva pavattivipākaṃ deti,paṭisandhiyā pana adinnāya pavatti vipākaṃ detīti natthi, cutianantaraṃ hi upapajjavedanīyassa okāso". "Tư trong đổng lực thứ bảy nếu đã cho quả trong thời tái tục trong kiếp thứ hai thì cũng cho quả trong thời bình nhật. Nếu không có cơ hội cho quả trong thời tái tục nối tiếp với thời tử trong kiếp hiện tại, thì không có cơ hội trở thành thời cho quả của sanh báo nghiệp".

    Theo lời Ngài A xà lê Vibhāvinīṭīkā đề cập như vậy là không đúng, bởi vì có câu chuyện liên quan đến tư trong đổng lực thứ bảy cho quả riêng biệt trong thời bình nhật ngay kiếp thứ hai cũng hiện hữu hiển lộ. Như trong bổn sanh Bhūridatta Bồ Tát của chúng ta trong kiếp sống trước khi làm Long Vương, đã nhìn thấy long sản của Long Vương rồi khởi lên thỏa thích mong ước được sanh làm Long Vương. Mới nổ lực tinh cần tạo phước sai biệt rồi ước nguyện sanh làm Long Vương với đầy đủ long sản. Khi mệnh chung từ kiếp đó thì được sanh làm Long Vương đúng như sở nguyện. Nhưng sự kiện sanh làm Long Vương này là diển tiến bởi mãnh lực bất thiện dẫn dắt tái tục chứ không phải diễn tiến bởi mãnh lực thiện sanh báo nghiệp mà Bồ Tát đã thường tạo trữ. Nhưng khi sanh làm Long Vương rồi thì trong thời bình nhật được thọ hưởng an lạc với các tài sản… bởi mãnh lực thiện sanh báo nghiệp. Nhân cớ này, mới khẳng định được rằng tư trong đổng lực thứ bảy gọi là sanh báo nghiệp cũng cho quả riêng biệt trong thời bình nhật. Vì vậy, lời nói của Ngài A xà lê Vibhāvinīṭīkā là không đúng như đã đề cập.

    Lại nữa, trong Vibhāvinīṭīkā còn trình bày quan điểm của Ngài A xà lê rằng: "Paṭisandhiyā pana dinnāya jātisate pi pavattivipākaṃ deti" Nghĩa là: "Tư trong đổng lực thứ 7 khi đã cho quả trong thời tái tục theo tuần tự của sự chết, thì cũng có thể cho quả trong thời bình nhật nối tiếp nhau đến 100 kiếp cũng được". Lời nói của Ngài A xà lê như vậy chưa đúng, bởi vì khi đến kiếp thứ ba rồi thì sanh báo nghiệp sẽ không có chức năng quả, mà do chức năng của hậu báo nghiệp đảm nhận. Vì vậy đừng nói chi đến cho quả nối tiếp nhau đến 100 kiếp mà chỉ kiếp thứ ba cũng không diễn tiến được.

    Trong sớ giải Tăng Chi Bộ Kinh trình bày rằng: Hiện báo nghiệp, sanh báo nghiệp và hậu báo nghiệp, các nghiệp này chỉ có chức năng cho quả riêng biệt theo lãnh vực của mình mà không thể hoán chuyển thành loại khác được. Nghĩa là hiện báo nghiệp cũng phải trở thành vô hiệu nghiệp mà không có sự hoán chuyển cho quả trong kiếp thứ hai. Sanh báo nghiệp cũng có chức năng cho quả trong kiếp thứ hai, nếu không có cơ hội cho quả trong kiếp thứ hai thì cũng trở thành vô hiệu nghiệp mà không có cơ hội cho quả trong kiếp thứ ba… Còn hậu báo nghiệp có chức năng cho quả kể từ kiếp thứ ba trở đi cho đến khi Níp Bàn. Nhưng nếu người đó Níp Bàn trước mà hậu báo nghiệp chưa có cơ hội cho quả thì nghiệp này cũng trở thành vô hiệu nghiệp. Như việc trình bày sau:

    "Diṭṭhadhammavedanīyaṃ upapajjavedanīyaṃ aparāpariyavedanīyanti tesaṃ saṅkamanaṃ natthi yathāṭhāneyeva tiṭṭhanti".

    Nghĩa là: "Sự hoán vị cho quả của cả ba nghiệp như hiện báo nghiệp, sanh báo nghiệp, hậu báo nghiệp hằng không có, mà chỉ định vị trong lãnh vực của mình mà thôi".

    C- Aparāpariyavedanīykamma (hậu báo nghiệp) câu Aparāpariyavedanīya này khi phân từ thì có ba từ tức: Apara + apara + vedanīya, Apara: kiếp khác, apara: kiếp khác, vedanīya: quả phải nhận. Nhưng trong nơi đây ám chỉ nghiệp cho quả là trình bày theo cách diễn giải (Phalūpacāranaya).

    Khi gom lại với nhau thì thành Aparrāpariyavedanīya ám chỉ việc cho quả trong kiếp khác nữa, như trình bày định nghĩa sau: "Aparo ca aparo ca = Aparāparo, Aparāparo yeva = Aparāpariyaṃ, Apaparāpariye vedanīyaṃ = Aparāpariyavedanīyaṃ". Kiếp khác nữa gọi là Aparāpara, Chính trong kiếp khác nữa gọi là Aparāpariya (trong nơi đây từ Iya không có trình bày ý nghĩa riêng biệt).

    Nghiệp phải nhận trong kiếp khác nữa gọi là Aparāpariyavedanīya.

    Việc trình bày định nghĩa như đã đề cập đây là trình bày theo Pāli trong Thắng Pháp Tập Yếu Luận dùng từ "Aparāpariyavedanīyaṃ". Nhưng trong Pāli Thắng Pháp, trong hậu sớ giải Thanh Tịnh Đạo và trong hậu sớ giải Tăng Chi Bộ Kinh dùng từ nghiệp này, gọi là Aparāpariyayavedanīya.

    Apara ám chỉ đến kiếp khác ngoài kiếp này. (Diṭṭhadhammabhava) và kiếp sau. (Upapajjabhava) nghĩa là kiếp thứ ba… trở đi. Pariyāya: kiếp tiếp theo nữa. Vedanīya: quả phải nhận. Nhưng trong nơi đây ám chỉ nghiệp cho quả, khi gom lại với nhau thành Aparapariyàyavedanìya tức nghiệp cho quả trong kiếp thứ ba trở đi. Như định nghĩa trình bày sau: "Pariyāyati punappunaṃ āgacchatīti = Pariyāyo" Kiếp nào thường có thực tánh luân chuyển tức chết rồi lại tái sanh nữa kiếp đó gọi là Pariyāya.

    "Aparo ca so pariyāyo cāti = Aparapariyāyo".

    Kiếp nào ngoài ra kiếp hiện tại và kiếp sau mà có thực tánh luân chuyển, có nghĩa là chết rồi tái sanh lại nữa. Kiếp đó gọi là Aparapariyāya tức kiếp khác nữa kể từ kiếp thứ ba trở đi …

    "Aparapariyāya vedanīyaṃ phalaṃ etassāti = Aparapariyāyavedanīyaṃ".

    Quả phải nhận được trong kiếp khác nữa kể từ kiếp thứ ba… đối với nghiệp nào, nghiệp đó gọi là hậu báo nghiệp.

    Việc trình bày định nghĩa như đã đề cập trên cho hiểu được rằng: Khi phân tích kiếp theo việc nhận quả của nghiệp đó thì hiện hữu ba loại:

    - Diṭṭhadhammabhava: Kiếp này.

    - Upapajjabhava: Kiếp sau.

    - Aparapariyāyabhava: Kiếp thứ ba… cho suốt đến kiếp sau cùng khi chứng đắc Níp Bàn.

    Khi đã đề cập đến nghiệp cho quả trong kiếp sau sau thì nghiệp đó gọi là hậu báo nghiệp. Hậu báo nghiệp tức tư trong năm đổng lực giữa kể từ đổng lực thứ hai cho đến đổng lực thứ sáu. Và hậu báo nghiệp này khi đã có cơ hội cho quả thì thường cho quả được mãi mãi cho đến khi người đó Níp Bàn mới trở thành vô hiệu nghiệp. Thích hợp như Ngài A xà lê chú giải đã trình bày trong sớ giải Tăng Chi Bộ Kinh và sớ giải Trung Bộ Kinh rằng:

    "Ubhiṇṇaṃ antare pañcajavanacetanā aparāpariyāyavedannīya kammaṃ nāma taṃ anāgate yadā sokāsaṃ labhati tadā vipākaṃ deti, sati saṃsāra pavattiyā ahosikammaṃ nāma nahoti".

    Nghĩa là: 5 tư đổng lực định vị giữa đổng lực thứ nhất và đổng lực thứ bảy gọi là hậu báo nghiệp. Loại nghiệp này trong thời vị lai mà có cơ hội rồi thì lúc đó luôn cho quả; khi kiếp sống luân hồi của người nào vẫn còn xoay chuyển thì nghiệp này sẽ không là vô hiệu nghiệp. Việc cho quả của hậu báo nghiệp này thường cho quả trong thời tái tục lẫn thời bình nhật.

    Hỏi: Tư gọi là hậu báo nghiệp này trong mỗi lộ tâm hiện diện 5 tư. Nếu như vậy, thì sự cho quả trong thời tái tục sẽ cho quả cho người đó sanh đến 5 lần được không? Đáp: Không được.

    Thích giải: Nhóm tư trong 5 sát na đổng lực này nếu có cơ hội cho quả trong thời tái tục thì chỉ cho quả một lần duy nhất như chỉ làm phận sự tái tục một lần. Còn đối với sự cho quả trong thời bình nhật thì không giới hạn. Tức có khả năng cho quả được hằng nhiều kiếp sống nếu có cơ hội thích hợp.

    Lại nữa, việc cho quả trong thời tái tục của hậu báo nghiệp được trình bày rằng: Nếu có cơ hội cho quả thì chỉ cho quả được một lần duy nhất, trong sự kiện dùng từ "nếu có cơ hội" đó.

    Giải rằng: Việc làm được liệt vào thành tựu phước phải đầy đủ 7 sát na đổng lực thì gọi là 1 nghiệp hoặc 1 tư và có sức mạnh sẽ cho quả trong thời tái tục được 1 lần. Nếu tâm sanh lên 2 lộ thì cho quả được 2 lần, và nếu tâm sanh lên 3 lộ thì cho quả được 3 lần… Trong cả 7 sát na đổng lực của mỗi lộ tâm có năng lực cho quả trong thời tái tục chỉ được 6 lần. Tức tư trong đổng lực thứ 7 gọi là sanh báo nghiệp; 5 tư trong sát na đổng lực giữa gọi là hậu báo nghiệp; tư trong đổng lực thứ 1 không có năng lực cho quả trong thời tái tục. Do đó, nếu sanh báo nghiệp trong mỗi lộ tâm mà có cơ hội cho quả tái tục rồi thì hậu báo nghiệp trong cùng lộ tâm với nhau cũng không có cơ hội cho quả trong thời tái tục, mà chỉ cho quả trong thời bình nhật mà thôi. Và nếu sanh báo nghiệp trong lộ tâm đó không có cơ hội cho quả trong thời tái tục cho kiếp thứ hai thì hậu báo nghiệp trong kiếp trước nữa sẽ được cơ hội thay thế vào cho quả trong thời tái tục. Như vậy, hậu báo nghiệp trong kiếp hiện tại cùng trong lộ tâm với sanh báo nghiệp đó cũng sẽ được cơ hội cho quả trong thời tái tục trong kiếp sau kể từ kiếp thứ ba trở đi… Bởi vì, vẫn còn quyền hạn cho quả.

    Do nhân này, mới dùng từ "nếu có cơ hội" thích hợp như Ngài A xà lê sớ giải trình bày trong sớ giải Aṭṭhasālinī rằng:

    "Ekāya cetanāya kamme āyūhite ekā patisandhi hoti"Khi đã tạo nghiệp bằng một tư (tư có trong bảy sát na đổng lực) thì có một lần tái tục sanh lên được".

    Điều này trình bày cho biết rằng người sanh vào địa ngục vô gián do mãnh lực sanh báo nghiệp liên quan đến ngũ nghịch vô gián hoặc nhất định tà kiến. Khi đã thoát khỏi địa ngục vô gián rồi nhóm người này phải bị sanh vào địa ngục vô gián lần nữa do mãnh lực hậu báo nghiệp hiện hữu trong cùng lộ tâm với sanh báo nghiệp thường không thể xảy ra.

    Nhưng dù sao đi nữa việc tạo một loại nghiệp nào thì có ba hoặc bốn loại tư: Pubbacetanà: Tư tiền; Muñcacetanā: Tư hiện; Aparacetanā: Tư hậu; Aparāparacetanā: Tư hậu hậu (tư sanh lên sau khi đã làm rồi thời gian lâu sau).

    Trong cả 4 loại tư này mỗi một loại có năng lực cho quả trong thời tái tục được hai loại tức sanh báo nghiệp và hậu báo nghiệp. Nếu gom lại mỗi một loại trong việc làm đó thì nghiệp có năng lực cho quả trong thời tái tục được 8 loại. Tức tư tiền có 2, tư hiện có 2, tư hậu có 2, tư hậu hậu cũng có 2. Đây là tính theo thông thường không đề cập đến lộ tâm.

    Trong cả 8 loại nghiệp này thì 4 thuộc sanh báo nghiệp, 4 thuộc hậu báo nghiệp. Riêng đối với sự cho quả nếu sanh báo nghiệp trong một loại tư nào có cơ hội cho quả tái tục rồi thì sanh báo nghiệp trong ba loại tư khác đó cũng không có năng lực cho quả trong thời tái tục mà chỉ cho quả trong thời bình nhật trong kiếp thứ hai mà thôi. Và hậu báo nghiệp ở trong cùng loại tư với sanh báo nghiệp cho quả tái tục rồi thì cũng chấm dứt quyền hạn cho quả tái tục mà chỉ cho quả trong thời bình nhật khi có cơ hội kể từ kiếp thứ ba trở đi. Riêng đối với ba loại tư trong hậu báo nghiệp khác vẫn còn năng lực cho quả trong thời tái tục cũng kể từ kiếp thứ ba… cho đến khi người đó Níp Bàn.

    Do đó, khi đã tạo một loại nghiệp nào rồ, nếu là nghiệp ác thì nghiệp này trả quả cho người đó rơi vào khổ cảnh như địa ngục… hàng nhiều kiếp; nếu là nghiệp thiện thì nghiệp này sẽ trả quả cho người đó sanh lên cõi vui làm nhân loại hay chư thiên cũng được hàng nhiều kiếp. Sự kiện như vậy cũng do mãnh lực của loại tư trong hậu báo nghiệp khác nữa như tư tiền… Thích hợp như Ngài A xà lê sớ giải trình bày trong sớ giải Aṭṭhasālinī rằng:

    "Nānā cetanā hi kamme āyūhite nānā hoti paṭisandhi" "Người đã tạo nghiệp bằng tư nào như tư tiền… thì sự tái tục của người đó cũng sanh lên được nhiều lần".

    Việc trình bày như đã đề cập trên là trình bày theo cách luận giải trong kinh Lakkhaṇasampayutta Pāli và sớ giải Catutthapārājikapālī và sớ giải Vimativinodanīṭīkā theo câu chuyện được trình bày như sau:

    Có một người đàn ông sanh sống bằng nghề đồ tể. Khi mệnh chung người đàn ông đó sanh vào địa ngục thọ lãnh quả khổ cực hình suốt thời gian dài. Lúc thoát khỏi địa ngục thì sanh làm ngạ quỉ có thân hình bộ xương (Aỉhisaíkhasika petà) ngụ trong núi Gijjhakùta. Câu chuyện này xác định rằng sự kiện người đàn ông đó sanh vào địa ngục cũng do mãnh lực của tư hiện trong sanh báo nghiệp. Còn việc sanh làm ngạ quỉ do mãnh lực của tư tiền hoặc tư hậu trong hậu báo nghiệp.

    Như có Pāli trình bày trong Vimativinodanīṭīkā rằng:

    "Tena goghātaka kammakkhaṇe pubbacetanā aparacetanā sanniṭṭhāpaka cetanāti ekasṃimpi pāṇātipāte bahū cetanā honti, nānā pāṇātipātesu vattabbameva natthi. Tattha ekāya cetanāya narake pacitvā tadaññacetanāsu ekāya aparāpariya cetanāya imasmiṃ patattabhāve nibbattoti dasseti".

    Như câu chuyện đã trình bày trên cho biết rằng: Trong lúc giết bò thường có ba loại tư khởi lên như tư tiền, tư hiện, tư hậu cho dù chỉ một lần sát sanh duy nhất cũng có nhiều loại tư sanh lên.

    Còn đối với việc sát sanh nhiều lần thì không cần thiết phải đề cập đến. Trong cả ba loại tư đó thì người đồ tể phải gặt quả rơi vào địa ngục bởi nương vào tư hiện trong sanh báo nghiệp. Rồi sanh làm ngạ quỷ cũng do nương vào tư khác nữa trong hậu báo nghiệp ngoài ra tư hiện.

    TRÌNH BÀY THỜI ĐIỂM HẬU BÁO NGHIỆP HẾT MÃNH LỰC

    Hầu như tất cả chúng ta đều hiểu rằng: Bất cứ loại hậu báo nghiệp nào cũng có khả năng cho quả trùng lập được hằng nhiều lần. Hiểu như vậy cũng do nương vào lời nói rằng hậu báo nghiệp thường cho quả trong thời bình nhật kể từ kiếp thứ ba… cho đến khi Níp Bàn, nhưng sự thật không phải vậy. Bởi vì, hậu báo nghiệp nào cho quả trong thời bình nhật rồi, hậu báo nghiệp đó cũng chấm dứt năng lực không thể cho quả tiếp tục được nữa cho dù người đó chưa Níp Bàn. Còn hậu báo nghiệp nào chưa có cơ hội cho quả trong thời bình nhật, hậu báo nghiệp đó sẽ có cơ hội cho quả tiếp tục được suốt cho đến khi người đó Níp Bàn.

    Trong Nipātajātaka đã trình bày nhiều câu chuyện liên quan đến việc sát sanh rằng: Người sát sanh nhất định khi chết thì phải rơi vào địa ngục; và khi thoát nghiệp khỏi địa ngục mà sanh vào trong một cõi nào cũng bị giết chết mãi trong mỗi kiếp sống bằng với lượng số lông của loài thú mà mình giết. Bởi mãnh lực của hậu báo nghiệp trong lộ tâm khác liên quan đến tư tiền và tư hậu. Vào kiếp cuối cùng mà chấm dứt nghiệp này, thì người đó được sanh làm người và nhớ được kiếp sống cho nên vào giai đoạn bị giết trong lần cuối cùng thì người này hoan hỷ chấp nhận nghiệp đó bằng cách nói lên rằng: "Ta đã bị họ giết chết hằng nhiều kiếp sống không thể điếm siết, cho đến lần này ta đã thoát khỏi nghiệp đó sẽ không còn bị giết tiếp tục nữa". Nơi đây, trình bày cho hiểu rằng mãnh lực của hậu báo nghiệp đó đã chấm dứt hoàn toàn, nên dừng lại việc cho quả mặc dù người đó chưa Níp Bàn. Nhưng nếu mãnh lực của nghiệp đó chưa chấm dứt thì vẫn tiếp tục cho quả khi có được cơ hội. Vì vậy, trong sớ giải Bổn Sanh Nemiràja mới trình bày rằng: "Aparāparavedanīyaṃ pana vipākaṃ adatvā na nassati". Nghĩa là: "Hậu báo nghiệp thường không tiêu hoại nếu chưa được cho quả" (đây là trình bày theo cách trực tiếp). Việc trình bày theo Pāli điều này cho biết rằng khi đã cho quả rồi thì thường hoại mất (đây là trình bày theo cách gián tiếp).

    D- Ahosikamma (vô hiệu nghiệp) gọi là vô hiệu nghiệp do đề cập theo nội dung Pāli của Vô Ngại Giải Đạo mà trình bày rằng: "Ahosi kammaṃ nāhosi kammavipāko, ahosi kammaṃ natthi kammavipāko, ahosi kammaṃ nabhavissati kammavipāko".

    Nghĩa là: "Có nghiệp đã tạo xong rồi nhưng quả của nghiệp đó chẳng phải không sanh lên, có nghiệp đã tạo hoàn thành nhưng quả của nghiệp đó không sanh lên, có nghiệp đã thành tựu nhưng quả của nghiệp đó sẽ không sanh lên". Như trình bày định nghĩa sau:

    "Ahosi ca taṃ kammañcāti = Ahosikammaṃ"

    "Nghiệp gọi là vô hiệu nghiệp cũng đúng gọi là nghiệp cũng đúng, cho nên nghiệp đó gọi chung là vô hiệu nghiệp".

    Một lý khác nữa rằng: "Nghiệp nào đã làm xong rồi mà không có quả thì được gọi là nghiệp và cũng còn được gọi là vô hiệu nghiệp nữa".

    Thích giải: Vô hiệu nghiệp không có chi pháp riêng biệt tức tư trong sát na đổng lực thứ nhất gọi là hiện báo nghiệp, tư trong sát na đổng lực thứ bảy gọi là sanh báo nghiệp, tư trong 5 sát na đổng lực giữa gọi là hậu báo nghiệp. Chính nhóm này khi vượt quá thời hạn mà chưa được trổ quả thì dược gọi là vô hiệu nghiệp. Như trình bày trong Ĩàịavibhaíga của sớ giải Sammohavinodanī rằng:

    "Diṭṭhadhammavedanīyādīsu pana bahūsu pi āyūhitesu ekaṃ diṭṭhadhammavedanīyaṃ vipākam deti, sesāni avipākāni, ekaṃ upapajjavedanīyaṃ paṭisandhiṃ ākaḍḍhati sesāni avipākāni, ekena anantariyena niraye uppaccati, sesāni avipākāni. Aṭṭhasu samāpattīsu ekāya brahmaloke nibbattati, sesā avipākā, idaṃ sandhāya nāhosi kammavipākoti vuttaṃ".

    "Trong tất cả nghiệp đã tạo tương ứng với nhiều loại, như hiện báo nghiệp… Nếu một loại hiện báo nghiệp nào cho quả thì hiện báo nghiệp ngoài ra đó sẽ không cho quả được nên trở thành vô hiệu nghiệp. Nếu một loại sanh báo nghiệp nào dẫn đi tái tục rồi thì sanh báo nghiệp ngoài ra đó sẽ không cho quả được nên trở thành vô hiệu nghiệp. Do nương vào một nghiệp vô gián ngũ nghịch nào cho quả rơi vào cõi địa ngục rồi thì nghiệp vô gián ngũ nghịch ra đó sẽ không cho quả nên trở thành vô hiệu nghiệp. Do nương vào một loại thiền chứng nào trong cả 8 thiền chứng cho quả sanh lên Phạm Thiên Giới rồi thì thiền chứng ngoài ra đó sẽ trở thành vô hiệu nghiệp".

    Ngài Sārīputta ám chỉ lấy loại nghiệp này mới thuyết rằng: "Nāhosi kammavipāko" "Quả của nghiệp đó chẳng phải không sanh lên".

    Thích giải: "Người nào trong lúc bình sanh đã tạo các nghiệp sai biệt có thể cho quả trong kiếp hiện tại được. Trong tất cả các nghiệp đó nếu một loại nghiệp nào cho quả hiển lộ rồi, thì hiện báo nghiệp còn lại sẽ không có cơ hội cho quả nên trở thành vô hiệu nghiệp".

    Sanh báo nghiệp đã tạo trử đó, nếu loại sanh báo nghiệp nào cho quả tái tục trong kiếp thứ hai rồi thì sanh báo nghiệp còn lại không có cơ hội cho quả tái tục trong kiếp thứ hai được nữa, mà chỉ cho quả trong thời bình nhật trong kiếp thứ hai thì trở thành vô hiệu nghiệp.

    Người đã tạo cả ngũ nghịch vô gián nghiệp thì khi mệnh chung, thì nghiệp chia rẽ Tăng là nghiệp nặng nhất cho quả tái tục ngay trong kiếp thứ hai, còn vô gián nghiệp ngoài ra cũng sẽ trở thành vô hiệu nghiệp.

    Người đắc 8 thiền chứng như các thiền hữu sắc, thiền vô sắc khi mệnh chung thì một loại thiền nào do ái trước (Nikantitaịhà) của người đắc thiền sẽ cho quả tái tục sanh lên Phạm Thiên Giới, thiền còn lại ngoài ra đó sẽ trở thành vô hiệu nghiệp. Bất cứ tư sai biệt thuộc thiện nghiệp hoặc bất thiện nghiệp mà không có cơ hội cho quả thì trở thành vô hiệu nghiệp, cũng còn nhiều thứ nữa diễn tiến tương tự như đã trình bày ở đoạn trên rồi.

    Ngoài ra còn tư thiện tư bất thiện thông thường tức không phạm vào nghiệp đạo như thiện hoặc bất thiện vì người làm không chủ tâm nhắm đến mà chỉ làm bằng cách hời hợt qua loa. Như thấy người khác làm cũng làm theo, hoặc bị người khác xúi giục cũng làm theo mà không có sự chủ ý. Các việc này hiện hữu rất nhiều trong mỗi con người. Nhóm tư thiện, tư bất thiện này cho dù có mãnh lực cho quả đôi chút trong thời gian bình nhật, nhưng mãnh lực của nhóm này không thật sự diễn tiến trong cơ tánh, cho nên hầu hết trở thành vô hiệu nghiệp.

    Lại nữa, có câu Pāli rằng: "Sesāni avipākāni".

    Nghĩa là: Sanh báo nghiệp, ngũ nghịch vô gián nghiệp và thiền chứng còn lại không có cơ hội cho quả thì trở thành vô hiệu nghiệp. Nội dung này ám chỉ việc cho quả trong thời tái tục, còn đối với việc cho quả trong thời bình nhật và việc trợ giúp ủng hộ cho nghiệp khác có cơ hội cho quả trong thời tái tục thì không trở ngại. Như người tạo phước bố thí, trì giới, tu tiến, khi mệnh chung nếu sanh báo nghiệp liên quan đến tu tiến có cơ hội cho quả trong thời tái tục, thì sanh báo nghiệp liên quan đến bố thí, trì giới sẽ không có cơ hội cho quả trong thời tái tục; mà chỉ trợ giúp ủng hộ cho tu tiến cho quả trong thời tái tục có sức mạnh nhiều thêm. Còn như không có cơ hội trợ giúp ủng hộ cho tu tiến, thì cũng có cơ hội cho quả trong thời bình nhật. Trong các nghiệp khác như sát sanh, trộm cắp, tà dâm… luôn cả năm nghiệp vô gián cũng diễn tiến như vậy. Đối với nhóm thiền chứng nếu một loại thiền chứng nào cho quả trong thời tái tục rồi thì thiền chứng còn lại cũng trở thành vô hiệu nghiệp.

    Sự việc này các Ngài A xà lê Ṭīkā đã trình bày rằng: "Itaresaṃ pavattivipākadāyitā anuññātā viya dissati" (trong hậu sớ giải Tăng Chi Bộ Kinh và hậu sớ giải Uparipaṇṇāsaka) "Các bậc trí giả nên hiểu đến sự cho quả trong thời bình nhật của nghiệp còn lại ngoài ra đó giống như Ngài A xà lê Buddhaghosa đã chấp nhận như vậy".

    "Itarani pana tassa anubala dāyikāni hoti" napaṭisandhi dāyikāni" (trong hậu sớ giải Mūlapaṇṇāsaka).

    "Nhóm sanh báo nghiệp còn lại thường trợ giúp ủng hộ cho sanh báo nghiệp mà có cơ hội cho quả".

    "Ekassa pana aññāni pi upatthambhakāni hoti" (trong Mūlaṭīkā).

    "Dù cho nhóm nghiệp còn lại (trừ thiền chứng) không có cơ hội cho quả trong thời tái tục, nhưng có cơ hội trợ giúp ủng hộ cho nghiệp ngũ nghịch vô gián khác và thiện sanh báo nghiệp khác nữa có sức mạnh nhiều hơn".

    *

    VIỆC HÀNH THIỆN CỦA NHÓM NGƯỜI NÀO PHẦN NHIỀU TRỞ THÀNH VÔ HIỆU NGHIỆP VÀ HOÁN CHUYỂN TÂM LỘ

    Người hành động bất thiện mà không chủ tâm nhắm đến, chỉ làm bằng cách ngẩu nhiên hoặc thấy người khác làm cũng làm theo đôi chút… Do đó loại bất thiện này mới không đủ sức mạnh thực sự diễn tiến trong cơ tánh, cuối cùng nếu không có cơ hội cho quả trong thời bình nhật thì trở thành vô hiệu nghiệp, cũng là điều không đáng quan tâm. Nhưng mà người làm việc thiện mà không chủ tâm nhắm đến mà chỉ làm bằng cách qua loa hời hợt, thì việc thiện này cũng không có sức mạnh như việc làm bất thiện thông thường. Do đó khi không có cơ hội cho quả trong thời bình nhật thì trở thành vô hiệu nghiệp, đó là điều đáng tiếc. Và nên thẩm xét bởi nguyên cớ nào? Điều này khi thẩm xét rồi, thì sẽ hiểu được rằng: Sự kiện diễn tiến như vậy cũng do nhân người đó có ngũ quyền yếu, lại có ái dục, ngã mạn, tà kiến dẫn đầu nương sanh từ nhân si mê. Vì vậy, thiện đó mới trở thành thiện thông thường sẽ đưa đến tình trạng vô hiệu nghiệp.

    Thích giải: "Người có ngũ quyền yếu như không thông hiểu tỏ tường Giáo Pháp trong Phật Giáo cùng sự sanh tồn của tất cả chúng sanh. Do đó, nhóm người này mới không tin tưởng Tam Bảo, không tin vấn đề sanh, tử, tội, phước…"

    Vì thiếu đức tin và có sự hiểu sai nên người đó không hoan hỷ, chịu khó, kiên trì đến phận sự trong Phật Giáo. Khi thiếu nhẫn nại và tinh cần thì người đó thường dể duôi, khi đã dể duôi thì tâm không định tỉnh trong việc bố thí, trì giới, tu tiến mà chỉ có sự mê muội ngự trị. Lúc này ái, mạn, kiến có cơ hội dẫn đầu, làm cho người đó thiếu quan tâm, và thiếu cung kính đối với việc làm phước của mình. Ngay cả trong lúc đang làm cũng không có sự chủ tâm thực sự, chỉ làm như để duy trì truyền thống, đừng cho mất phong tục hoặc chỉ để xã giao, còn có khi làm chỉ do hoàn cảnh bắt buộc mà thôi. Do đó, việc làm phước của loại người này đi đến tình trạng vô hiệu nghiệp, nên không gọi là việc làm cao quí. Vì vậy, mới gọi là người có ngũ quyền yếu lại có ái, mạn, kiến dẫn đầu nương sanh từ nhân si mê. Nếu muốn hoán chuyển cho thiện của mình không trở thành vô hiệu nghiệp thì phải hoán chuyển tuệ quyền cho có sức mạnh mãnh liệt lên. Tức phải chuyên cần nổ lực trau dồi học tập cho thông hiểu tỏ tường về Giáo Pháp trong Phật Giáo cho đến việc sanh tồn của tất cả chúng sanh. Khi đã hoán chuyển làm cho tuệ quyền già mạnh hoàn chỉnh rồi, thì 4 quyền còn lại như tín quyền… cũng già mạnh tháp tùng theo tuần tự. Khi cả bốn quyền già mạnh hoàn chỉnh rồi thì si mê cũng không thể che đậy làm cho hôn ám được. Lúc này ái, mạn, kiến là hiện thân trọng yếu cũng không có cơ hội dẫn đầu được. Nếu không có ái, mạn, kiến hiện diện trong việc làm thiện thì thiện pháp sai biệt mà ta tạo trữ cũng tránh khỏi sự kiện sẽ trở thành vô hiệu nghiệp.

    *

    HOÁN CHUYỂN TÂM LỘ BẤT THIỆN NGHIỆP KHÔNG CHO CÓ CƠ HỘI CHO QUẢ ĐỂ TRỞ THÀNH VÔ HIỆU NGHIỆP

    Người có đức tin về nghiệp và quả của nghiệp, mặc dù người này không dám làm ác nhưng đôi khi cũng phạm vào sát sanh, trộm cắp… do nương vào các phiền não sai biệt như tham, sân, si… Khi đã phạm rồi thì biết thức tỉnh sợ hãi trong việc sẽ phải gặt quả về hành động bất thiện của mình làm cho phát sanh buồn rầu, chán nản. Trong hoàn cảnh ấy thì càng làm cho bất thiện tăng trưởng thêm lên, có khả năng cho quả chắc chắn cả kiếp này lẫn kiếp sau suốt cho đến kiếp tiếp theo nữa. Thế là hành động bất thiện của loại người này không có cơ hội trở hành vô hiệu nghiệp được. Khi đã nhận thức thực hư rồi, muốn hoán chuyển tâm lộ bất thiện nghiệp mà mình đã tạo cho trở thành vô hiệu nghiệp nên hạ quyết tâm rằng: "Ta sẽ không tạo ác hạnh hoặc tà mạng tiếp tục như vậy nữa". Rồi không hồi tưởng trở lại việc ấy nữa, mà tinh cần tạo trữ thiện thường nghiệp cho sanh lên hoài như học hỏi Phật Pháp và năng đọc kinh sách, tụng kinh, đảnh lễ Chư Tăng, đặt bát tạo phước, rãi tâm từ thường xuyên, thọ trì ngũ giới, bát quan trai giới, xuất gia thành tu sĩ, sa môn, Chư Tăng hoặc luôn tu tiến Chỉ Tịnh nghiệp xứ, Minh Sát nghiệp xứ. Nếu thực hành như thế cho đến suốt đời thì bất thiện hiện báo nghiệp, sanh báo nghiệp ngoài trọng nghiệp ra thường không có cơ hội cho quả mà trở thành vô hiệu nghiệp. Còn đối với bất thiện hậu báo nghiệp cho dù sẽ không trở thành vô hiệu nghiệp được nhưng cũng làm giảm nhẹ xuống. Việc cho quả của bất thiện nghiệp loại này bởi mãnh lực của chính thiện thường nghiệp.

    Bất thiện hậu báo nghiệp sẽ trở thành vô hiệu nghiệp cũng phải liên quan đến chủ nhân của hành động đó và phải hội đủ viên mãn năm điều kiết tường (Guṇasampatti) trong mọi kiếp sống kể từ kiếp thứ nhất trở đi. Nghĩa là người đó phải là:

    - Người đã từng tạo thiện pháp trong kiếp trước (Pubbe ca katapuññatā).

    - Được ở trong nơi hội đủ Giới, Pháp (Patirūpadesavāsa).

    - Được gặp gỡ, thân cận các bậc chân nhân (Sapparisūpanissaya).

    - Được thính Pháp (Saddhammasavana).

    - Giữ mình theo lẽ chánh (Attasammāpaṇidhi).

    Nếu tiến hành như đã đề cập trên, thì có thể làm cho bất thiện hậu báo nghiệp trở thành vô hiệu nghiệp .

    1- Sự kiện làm cho mình trở thành người có hội đủ viên mãn 5 điều kiết tường trong mọi kiếp sống. Như nhận thức được việc làm trong kiếp này rồi cố tâm thực hành để trở thành người có giới hạnh như tạo trữ phước thí, trì giới, tu tiến thường xuyên rồi chú nguyện rằng: "Xin cho việc phước thiện này hãy nâng đở, trợ duyên cho tôi trong mọi kiếp sống".

    2- Khi hoan hỷ thỏa thích trong trú xứ hội đủ Giới, Pháp rồi chú nguyện rằng: "Xin cho tôi được sanh vào trú xứ hội đủ Giới Pháp trong bất cứ kiếp nào".

    3- Trong việc giao du không hòa nhập lẫn lộn với người ác, nổ lực tìm cầu thân cận với người có kiến thức và giới hạnh rồi chú nguyện rằng: "Xin cho tôi được gặp gỡ, thân cận bậc chân nhân trong mọi kiếp sống".

    4- Phải chú tâm nghe và học Chánh Pháp, rồi chú nguyện rằng: "Do năng lực của sự nghe và học Pháp của tôi, xin hãy là mãnh lực trợ duyên cho tôi được cơ hội nghe và học Chánh Pháp trong mọi kiếp sống".

    5- Việc giữ gìn thân, ngữ, ý của mình luôn tiến hành theo thiện hạnh, rồi chú nguyện rằng: "Do năng lực của việc hành trì giữ gìn thân, ngữ, ý theo thiện hạnh, xin hãy cho tôi có tâm vững mạnh trong giới luật và hành trì theo con đường thiện hạnh trong mọi kiếp sống".

    Việc thực hành làm cho trở thành người hội đủ viên mãn năm điều kiết tường như đã đề cập. Nếu người nào tiến hành đầy đủ nương vào tín, tấn, niệm, định, tuệ già mạnh thì có thể làm cho người đó hội đủ viên mãn năm điều kiết tường trong những kiếp sống tiếp theo nữa cho đến khi Níp Bàn. Được như vậy, thì bất thiện hậu báo nghiệp sẽ không có cơ hội cho quả mà trở thành vô hiệu nghiệp.

    Những phương pháp đã đề cập trên không phải chắc chắn tiến hành được và người thực hành cho viên mãn theo như trình bày trên cũng rất khó. Ngoại trừ người có pháp độ già mạnh mới có thể làm cho thành tựu mà thôi.

    Tóm lược: Bốn loại nghiệp nói theo thời gian cho quả như hiện báo nghiệp,… thường hiển lộ trong một tâm lộ với nhau. Tức tư trong đổng lực thứ nhất gọi là hiện báo nghiệp, tư trong đổng lực thứ bảy gọi là sanh báo nghiệp, tư trong đổng lực thứ hai đến đổng lực thứ sáu gọi là hậu báo nghiệp. Riêng vô hiệu nghiệp, tức tư trong cả bảy đổng lực đã vượt quá thời hạn cho quả của mình.

    TRÌNH BÀY NGUYÊN NHÂN CẢ BA NGHIỆP CHO QUẢ KHÁC THỜI GIAN

    Ngài đại trưởng lão A xà lê Ledi đã trình bày trong Paramatthadīpanīmahāṭīkā rằng: Trong số lượng 7 đổng lực đó, đổng lực thứ 1 đến thứ 3 gọi là đổng lực tiến lên, đổng lực thứ 5 đến đổng lực thứ 7 gọi là đổng lực lùi xuống, còn đổng lực thứ 4 gọi là đổng lực tột đỉnh (Sikhāpattajavana). Khi đề cập đến sức mạnh của 7 đổng lực, thì đổng lực thứ 1 có sức mạnh yếu bởi vì sanh lên lần đầu tiên chưa nhận được sự trợ giúp ủng hộ từ Tập Hành Duyên (Asevanāpaccaya). Đổng lực thứ 7 có sức mạnh yếu xuống vì đang ở sau cùng, do nhận được sự trợ giúp ủng hộ theo qui trình từ Tập hành Duyên của đổng lực thứ 6 nên có sức mạnh yếu xuống. Như vậy chỉ có đổng lực thứ 2 đến đổng lực thứ 6 có sức mạnh nhiều, bởi vì nhận được sự trợ giúp ủng hộ từ Tập Hành Duyên, không phải ở giai đoạn đang sanh lên lần đầu tiên và giai đoạn diệt cuối cùng. Do nhân này, việc cho quả của cả ba nghiệp mới không giống nhau. Ví như các loại cây… có một số loại cây tuổi thọ không dài, vừa trồng xuống trong vòng một năm đã ra hoa kết trái, khi ra hoa kết trái rồi thì chết như cây chuối, cây bắp, cây đậu… Bởi nhóm cây này không có lõi vì vậy mới không đủ sức mạnh tồn tại lâu dài. Một số cây có tuổi thọ lâu hơn một năm nhưng không quá bốn năm. Khi trồng xuống cho đến năm thứ hai mới ra hoa kết trái, nhưng khi ra hoa kết trái rồi thì cũng sống không được bao lâu, như cây đu đủ, trái thơm… Bởi vì nhóm cây này cho dù có tuổi thọ lâu hơn nhóm cây đầu nhưng cũng là loại cây được liệt vào loại cây không có lõi. Một số cây có tuổi thọ dài hơn khi trồng xuống nhiều năm mới ra hoa kết trái như cây me, cây xoài… Bởi nhóm cây này là cây có lõi. Do đó, cây cũng phát triễn từ từ, việc ra hoa kết trái cũng phải đến năm, sáu năm trở đi mới có được. Từ đó về sau nếu thời tiết thuận hòa, mỗi năm cây lại ra hoa kết trái.

    Điều này như thế nào thì tư trong đổng lực thứ 1 cũng giống như nhóm cây thứ nhất có sức mạnh non yếu không có khả năng cho quả trong thời tái tục. Tức không tạo lập kiếp sống mới được chỉ cho quả trong thời bình nhật vào khoảng giữa đời sống mà thôi. Vì vậy, tư này mới gọi là hiện báo nghiệp. Tư trong đổng lực thứ 7 giống như nhóm cây thứ hai, mặc dù có sức mạnh nhiều hơn tư trong đổng lực thứ 1 nhưng cũng chưa có sức mạnh đầy đủ. Do đó, chỉ có khả năng cho quả trong thời tái tục. Như tạo lập kiếp sống mới và cho quả trong thời bình nhật như làm cho các bộ phận thân thể sai biệt và sự thấy, sự nghe,… sanh lên được riêng biệt khi có cơ hội trong kiếp thứ hai mà thôi. Nếu không có cơ hội cho quả trong kiếp thứ hai thì coi như chấm dứt mãnh lực cho quả tức trở thành vô hiệu nghiệp. Vì vậy, Ngài trưởng lão Dhammapàla mới trình bày trong hậu sớ giải Thanh Tịnh Đạo rằng:

    "Dubbalāpi antimajavanacetanā sanniṭṭhānakiccavisesayuttatāya phalavipaccanesattivisesayuttā hotīti upapajjavedanīyā antarikā ca sā hoti".

    Tư trong đổng lực thứ 7 cho dù có sức mạnh giãm xuống nhưng hội đủ mãnh lực đặc biệt cho quả. Vì là tư hội đủ phận sự đặc biệt làm cho thành tựu công việc, cho nên tư trong đổng lực thứ 7 mới là sanh báo nghiệp và trở thành vô gián nghiệp. Còn tư trong đổng lực thứ 2 đến đổng lực thứ 6 giống như nhóm cây thứ ba có sức mạnh hơn cả nhóm tư trước. Vì vậy, mới có thể cho quả kể từ kiếp thứ ba… cho đến khi A La Hán Đạo sanh lên mới có khả năng triệt tiêu việc cho quả trong thời tái tục. Còn việc cho quả trong thời bình nhật cho dù người đó là A La Hán nghiệp này cũng vẫn cho quả được cho đến khi Ngài nhập diệt. Lúc đó việc cho quả của nhóm này mới chấm dứt cho nên nhóm nghiệp này mới gọi là hậu báo nghiệp.

    *

    NGHIỆP ĐÁO ĐẠI ĐƯỢC XẾP VÀO LOẠI NGHIỆP NÀO VÀ KHÁC VỚI NGHIỆP DỤC GIỚI RA SAO?

    Người đắc thiền nếu thiền đó chưa hoại, khi mệnh chung thường sanh lên Phạm Thiên Giới tùy theo mãnh lực của thiền mà mình đã đắc, chắc chắn được sanh vào kiếp thứ hai không có sự đợi chờ cho quả trong kiếp thứ ba… giống như tư trong đổng lực dục giới thứ 7. Vì vậy, nghiệp đáo đại này mới được xếp vào trong sanh báo nghiệp. Còn đối với thiện thắng trí (Abhiññā) được xếp vào trong hiện báo nghiệp bởi vì việc thị hiện thần thông sai biệt… cũng nương từ thắng trí làm nhân. Nhưng cũng được xếp vào cách gián tiếp bởi vì dị thục quả và sắc nghiệp sanh lên từ tthiện thắng trí không có riêng biệt. Đối với thiện nghiệp đáo đại còn lại không được xếp vào hiện báo nghiệp. Còn tố thắng trí mặc dù làm cho quả hiện bày lên được, nhưng cũng không được xếp vào hiện báo nghiệp mà chỉ là hiện báo tố (Ditthidhammavedanīyakiriya) mà thôi. Nơi đây trình bày cho hiểu rằng đổng lực tố cũng cho quả hiện tiền được, bằng chính tố thắng trí (Kīriyāabhiñña) đó.

    Thiện nghiệp đáo đại khác với nghiệp dục giới như sau:

    Thiện nghiệp đáo đại chỉ cho quả được riêng trong kiếp thứ hai mà thôi. Nếu không có cơ hội cho quả trong kiếp thứ hai được thì phải trở thành vô hiệu nghiệp, giống như cơm chín mà để lâu ngày nếu không ăn thì cơm đó cũng thiu. Còn nghiệp dục giới trừ tư trong đổng lực thứ 1 và tư trong đổng lực thứ 7 thường cho quả được hoài. Nếu không có cơ hội cho quả cũng không trở thành vô hiệu nghiệp cho đến khi người đó Níp Bàn, giống như lúa giữ lâu cũng không bị hư thúi.

    Còn nghiệp siêu thế luôn có thực tánh là hiện báo nghiệp. Bởi vì tâm Đạo sanh lên rồi diệt đi thì tâm quả cũng sanh lên nối tiếp tức thì. Nhưng hiện báo nghiệp mà trình bày trong nhóm bốn nghiệp cho quả theo thời gian (Pākakālacatukka) này, không ám chỉ nghiệp siêu thế. Nghiệp trong nhóm bốn nghiệp (Kammacatukka) này, là nhóm nghiệp cho quả trong thời tái tục và thời bình nhật, tức cho quả sanh làm nhân loại, chư thiên …

    *

    TRÌNH BÀY NGUYÊN NHÂN VỀ VIỆC VÔ HIỆU NGHIỆP ĐƯỢC XẾP VÀO TRONG NHÓM 4 NGHIỆP CHO QUẢ THEO THỜI GIAN

    Trong số lượng 4 loại nghiệp nói theo mãnh lực cho quả theo thời gian thì đối với hiện báo nghiệp, sanh báo nghiệp và hậu báo nghiệp, cả ba loại này có thời hạn cho quả theo riêng biệt của mình. Còn vô hiệu nghiệp thì không có hạn định thời gian cho quả, nhưng nhân cớ nào mà xếp vào trong nhóm này được?

    Giải rằng: Trong việc trình bày phân tích lãnh vực liên quan đến ba ái, không phải chỉ trình bày đến ba lãnh vực diễn tiến theo mãnh lực của ba ái, mà phải trình bày đến lãnh vực không diễn tiến bởi mãnh lực của ba ái; tức lãnh vực siêu thế. Điều này như thế nào thì khi trình bày phân tích về nghiệp cho quả theo thời gian cũng diễn tiến tương tự như vậy. Tức khi trình bày đến nghiệp cho quả theo thời gian thì cũng có ba loại nghiệp không còn cho quả được nữa đó là vô hiệu nghiệp. Vì vậy, mới được xếp vào trong nhóm 4 nghiệp cho quả theo thời gian này (Pākakālacatukka).

    -ooOoo-

    Trang Website được thành lập và quản lý bởi các cận sự nam, cận sự nữ trong Phật Giáo. Mục đích nhằm lưu trữ, số hoá kinh sách và tài liệu Phật Giáo Nguyên Thuỷ - Theravāda.