Nói Về Pháp Có Hai Chi

Nói Về Pháp Có Hai Chi

    PHẬT GIÁO NGUYÊN THỦY THERAVĀDA
    -----

    KHO TÀNG PHÁP BẢO

    (DHAMMA DHANA)

    Soạn giả:
    Bhikkhu Nāga Mahā Thera - Tỳ khưu Bửu Chơn

    PL.2505 – DL.1961
    ---

     

    NÓI VỀ PHÁP CÓ HAI CHI

    – Phận sự trong Phật giáo có 2:

    1) ganthadhura: phận sự phải học tam tạng kinh, luật, luận;

    2) vipassanādhura: phận sự phải hành theo giới, định, tuệ.

    – Đức tin có 2:

    1) lokiya saddhā: đức tin của kẻ phàm nhơn;

    2) lokuttara saddhā: đức tin của bậc thánh nhơn.

    – Sự đầy đủ có 2:

    1) bhogasampadā: đầy đủ tài sản;

    2) parivāra sampadā: đầy đủ người tùy tùng (bè bạn và thân quyến).

    – Trí tuệ có 2:

    1) lokiya paññā: phàm tuệ;

    2) lokuttara paññā: thánh tuệ.

    – Sự nguyện vọng được thành tựu có 2:

    1) adhikāro: sự bố thí thật nhiều;

    2) chandatā: sự quyết tâm ước nguyện.

    – Sức lực Đức Phật có 2:

    1) Kāyabalaṃ: thân lực;

    2) Paññābalaṃ: huệ lực.

    – Quy y có 2:

    1) lokiya saranaṃ: phàm qui (qui y Tam bảo của bậc phàm nhơn);

    2) lokuttara saranaṃ: thánh qui (qui y Tam bảo của bậc Thánh nhơn).

    – Bố thí có 2:

    1) dhamma dānaṃ: pháp thí (là nói pháp hoặc ấn tống kinh);

    2) āmisa dānaṃ: tài thí (cho tất cả mọi vật trừ pháp thí).

    – Nơi bố thí có 2:

    1) pāṭipuggalika dānaṃ: bố thí cho một cá nhân;

    2) saṅgha dānaṃ: bố thí công cộng, bố thí đến chư Tăng.

    – Cách thọ trì giới có 2:

    1) pacceka samādāna: thọ trì mỗi điều học của giới;

    2) ekajjha samādāna: thọ trì gộp chung lại các điều học lại một lần.

    – Người giữ giới có 2 bậc:

    1) āgāriya sīlaṃ: giới của người tại gia;

    2) anāgāriya sīlaṃ: giới của bậc xuất gia.

    – Sự tránh xa tội lỗi có 2:

    1) sampatti virati: tự mình nhận thức là tội lỗi rồi xa lánh;

    2) samādāna virati: thọ trì giới hạnh rồi mới xa lánh.

    – Sự tham lam có 2 chi:

    1) parabhaṇḍaṃ: tài vật của người khác;

    2) attano parināmaṃ: tìm cách sang đoạt về cho mình.

    – Luật thực hành có 2:

    1) samvara vinaya: luật phải thu thúc có 5 là: giới, lục căn, trí tuệ, nhẫn nại và tinh tấn;

    2) pahāna vinaya: luật phải dứt bỏ (phiền não) có 5 là: do nhờ thiền định, minh sát, đạo, quả, Niết-bàn.

    – Người không biết bố thí có 2 nguyên nhân:

    1) maccherā: lòng dạ bỏn xẻn;

    2) pamādā: dể duôi (vì cho mình còn sống lâu).

    – Phàm nhơn có 2 hạng là:

    1) andhaputthujjano: phàm nhơn còn tối tăm (là còn nhiều điều tội lỗi do thân khẩu ý);

    2) kalyāna puthujjano: phàm nhơn được sáng suốt (là có nhiều pháp thiện trong tâm).

    – Thiền định có 2:

    1) sammā samādhi: chánh định;

    2) micchā samādhi: tà định (định không chân chánh theo tà thuyết).

    – Thiền định có 2 bậc:

    1) lokiya jhāna: phàm định (là nhập định được nhưng chưa đắc đạo quả chi);

    2) lokuttara jhāna: thánh định (của các bậc đã đắc đạo).

    – Nguyên nhân làm cho người chưa giữ giới có thể giữ giới được và người đã thọ giới rồi càng được trong sạch có 2:

    1) hiri: hổ thẹn tội lỗi;

    2) ottappa: ghê sợ tội lỗi.

    Từ đây kể luôn về pháp có 2 loại chớ không nêu đầu đề:

    – 1) nāma: danh pháp(1); 2) rūpa: sắc pháp(2).

    – 1) avijjā: vô minh; 2) bhavataṇhā: sự ham muốn cảnh giới.

    – 1) bhavadiṭṭhi: thường kiến; 2) vibhava diṭṭhi: đoạn kiến.

    – 1) ahiriko: không hổ thẹn tội lỗi; 2) anottappo: không ghê sợ tội lỗi.

    – 1) dovacassatā: người khó dạy; 2) pāpamittātā: thân cận bạn ác.

    – 1) sovacassatā: người dễ dạy; 2) kalyānamittatā: thân cận bạn lành.

    – 1) āpatti kusalatā: rành mạch cách phạm tội; 2) āpattivuṭṭhāna kusalatā: rành mạch về cách thoát khỏi tội.

    – 1) samāpatti kusalatā: rành mạch cách nhập định; 2) samāpatti vuṭṭhāna kusalatā: rành mạch cách xả định.

    – 1) dhātu kusalatā: rành mạch cách nguyên chất; 2) manasikāra kusalatā: rành mạch cách chú tâm.

    – 1) āyatana kusalatā: rành mạch trong lục căn; 2) paticca samuppāda kusalatā: rành mạch trong nhân duyên khởi.

    – 1) thāna kusalatā: rành mạch trong nguyên nhân; 2) aṭṭhāna kusalatā: rành mạch trong cách không phải nguyên nhân.

    – 1) khanti: nhẫn nhục; 2) soracca: tánh nhu hòa.

    – 1) sati: sự ghi nhớ; 2) sampajañña: biết mình.

    – 1) indriyesu guttadvāratā: thu thúc lục căn; 2) bhojane mattaññutā: biết tri túc trong vật thực.

    – 1) samatha: thiền định; 2) vipassanā: minh sát.

    – 1) satibala: niệm lực; 2) samādhibala: định lực.

    – 1) sīlavipatti: hư hỏng giới hạnh; 2) diṭṭhi vipatti: hư hỏng kiến thức.

    – 1) sīla visuddhi: giới hạnh trong sạch; 2) diṭṭhi visuddhi: kiến thức trong sạch.

    – 1) vijjā: minh triết; 2) vimutti: giải thoát.

    – Đây là những pháp có 2 chi:

    1) saṅkhata dhamma: pháp hữu vi (còn hành vi tạo tác);

    2) asaṅkhata dhamma: pháp vô vi (là Niết-bàn);

    – Niết-bàn có 2:

    1) saupādisesanibbāna: hữu dư Niết-bàn (đắc Niết-bàn nhưng còn ngũ uẩn là còn sống);

    2) anupādisesanibbāna: vô dư Niết-bàn (là khi chết diệt tắt luôn cả ngũ uẩn).

    – Chư tăng có 2 bậc:

    1) sammatisaṅgha: phàm tăng;

    2) ariyasaṅgha: Thánh tăng.

    – Căn bản của bậc trí thức có 2:

    1) kataññū: biết ơn người;

    2) katavedī: biết làm cách nào trả ơn.

    – Cảnh giới để làm cho người phá giới có 2:

    1) niraya: địa ngục;

    2) tiracchānayoni: sanh làm súc sanh.

    – Sự yên vui có 2 cách:

    1) kāmasukha: yên vui trong ngũ trần;

    2) nekkhammasukha: yên vui về xuất gia.

    – Hai hạng người khó kiếm:

    1) pubbakārī: người làm ơn trước (cho mình chưa từng quen thuộc);

    2) kataññūkatavedī: người biết ơn và tìm thế trả ơn.

    – Cách giúp đỡ (saṅgaha) có 2:

    1) āmisasaṅgaha: giúp đỡ vật chất;

    2) dhammasaṅgaha: giúp đỡ về tinh thần.

    – Sự ràng buộc khó dứt bỏ có 2:

    1) lābhāsā: ràng buộc trong lợi lộc;

    2) jīvitāsā: ràng buộc trong mạng sống.

    – Sự mến thương nhau do hai nguyên nhân:

    1) pubbevasannivāsena: do sự đã gặp nhau, ở chung nhau trong kiếp trước;

    2) paccuppannahitena: do sự giúp đỡ nhau, hoặc làm lợi ích cho nhau trong hiện tại.

    – Sự tìm lỗi người có 2 hạng:

    1) randhagavesaka: người tìm lỗi cố ý để làm cho xấu, cho nhục kẻ khác;

    2) sabhāvasaṇthita: người tìm lỗi cố ý muốn cho kẻ khác được tấn hóa.

    – Sự chết có 2 cách:

    1) akālamaraṇa: chết bất thường;

    2) kālamaraṇa: chết hợp thời (đúng số).

    – Sự già có 2 cách:

    1) appaticchannajanā: già một cách rõ rệt (như răng long, má cóp, tóc bạc, v.v...);

    2) paṭicchannajanā: già kín đáo không thấy được (là người còn trẻ mỗi ngày mỗi già luôn luôn hoài nhưng không thấy được).

    – Nguyên nhân làm cho pháp trầm luân (āsava) phát triển lên:

    1) adhamme dhammasaññī: không phải giáo pháp chân chánh lại cho là chân chánh;

    2) dhamme adhammasaññī: pháp chân chánh lại cho là pháp không chân chánh.

    – Cúng dường có 2 cách:

    1) āmisapūjā: cúng dường vật dụng;

    2) dhammapūjā: cúng dường pháp bảo.

    -oo0oo-

    (1) Thọ, tưởng, hành, thức và Niết-bàn.

    (2) Tứ đại: đất, nước, lửa, gió và 24 sắc liên quan.

    Trang Website được thành lập và quản lý bởi các cận sự nam, cận sự nữ trong Phật Giáo. Mục đích nhằm lưu trữ, số hoá kinh sách và tài liệu Phật Giáo Nguyên Thuỷ - Theravāda.