PHẬT GIÁO NGUYÊN THUỶ - THERAVĀDA
ABHIDHAMMAPIṬAKA - TẠNG VÔ TỶ PHÁP
KATHĀVATTHU
BỘ NGỮ TÔNG
Dịch giả:
Đại Trưởng lão Hòa Thượng Tịnh Sự
ĐẠI PHẨM THỨ NHẤT
PHẦN LINH TINH
(PAKIṆṆAKA)
177.
- Tự ngôn: Người nương chi mà vững còn? Phản ngữ: Nương hữu (Bhāva) mà vững còn.
- Tự ngôn: Hữu không bền thành hữu vi nương duyên sanh ra, có sự phải mất đi, phải hư hoại, phải rã tan, phải diệt đi, phải đổi thay phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.
- Tự ngôn: Tuy nhiên người cũng không bền, thuộc hữu vi, nương duyên sanh ra phải có sự mất, phải hư hoại, phải rã tan, phải diệt đi phải biến đổi theo lẽ thường phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.
- Tự ngôn: Dĩ nhiên người cũng không bền, thuộc hữu vi nương duyên sanh ra, vẫn phải có sự mất, phải hư hoại, phải rã tan, phải diệt đi, phải đổi thay theo lẽ thường phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...
178.
- Phản ngữ: Chớ nên nói rằng nhận thấy người đặng bằng chân thể siêu lý phải chăng? Tự ngôn: Phải rồi.
- Phản ngữ: Có người đang hưởng vui sướng, cũng biết rõ rằng ta đang hưởng vui sướng vẫn có phải chăng? Tự ngôn: Phải rồi.
- Phản ngữ: Dù rằng có người đang hưởng vui sướng cũng biết rõ rằng ta đang hưởng vui sướng vẫn có, chính do nhân đó, Ngài mới nói rằng nhận thấy người đặng bằng chân thể siêu lý.
- Phản ngữ: Không nên nói rằng nhận thấy người đặng bằng chân thể siêu lý phải chăng? Tự ngôn: Phải rồi.
- Phản ngữ: Có người đang hưởng đau khổ cũng biết rõ rằng ta đang hưởng đau khổ ... đang hưởng phi khổ phi lạc cũng biết rõ ta đang hưởng phi khổ phi lạc vẫn có phải chăng? Tự ngôn: Phải rồi.
- Phản ngữ: dù rằng có người đang hưởng phi khổ phi lạc cũng biết rõ ta đang hưởng phi khổ phi lạc vẫn có, chính do nhân đó, Ngài mới nhận thấy người đặng bằng chân thể siêu lý.
- Tự ngôn: Ngài đã nhứt định rằng có người đang hưởng vui sướng cũng biết rõ ta đang hưởng vui sướng vẫn có và do nhân đó mới nhận thấy người đặng bằng chân thể siêu lý phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.
- Tự ngôn: Người nào đang hưởng vui sướng cũng biết rõ ta đang hưởng vui sướng thì chính người đó là người. Còn người nào đang hưởng vui sướng mà không biết ta đang hưởng vui sướng thì người ấy không phải là người phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...
- Tự ngôn: Người nào đang hưởng đau khổ ... Người nào đang hưởng phi khổ phi lạc cũng biết rõ ta đang hưởng phi khổ phi lạc thì chính người đó là người. Còn người nào đang hưởng phi khổ phi lạc mà không biết rõ ta đang hưởng phi khổ phi lạc thì người ấy chẳng phải là người phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...
- Tự ngôn: Ngài đã nhứt định rằng có người đang hưởng vui sướng cũng biết rõ ta đang hưởng vui sướng vẫn có, và do nhân đó mới nói nhận thấy người đặng bằng chân thể siêu lý phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.
- Tự ngôn: Lạc thọ là khác, người đang hưởng lạc thọ cũng biết rõ ta đang hưởng lạc thọ cũng là khác phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...
- Tự ngôn: Khổ thọ là khác ... phi khổ phi lạc thọ là khác; người đang hưởng phi khổ phi lạc thọ mà biết rõ ta đang hưởng phi khổ phi lạc thọ cũng là khác phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...
179.
- Phản ngữ: Không nên nói rằng nhận thấy người đặng bằng chân thể siêu lý phải chăng? Tự ngôn: Phải rồi.
- Phản ngữ: Có người đang quan sát thấy Thân trong Thân vẫn có phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.
- Tự ngôn: dù rằng có người quán tưởng thấy Thân trong Thân vẫn có, chính do nhân đó, Ngài mới nói rằng nhận thấy người đặng bằng chân thể siêu lý.
- Phản ngữ: Không nên nói rằng nhận thấy người đặng bằng chân thể siêu lý phải chăng? Tự ngôn: Phải rồi.
- Phản ngữ: Có người đang quán sát thấy Thọ trong Thọ ... đang quán sát thấy tâm trong tâm ... đang quán sát thấy pháp trong pháp phải chăng? Tự ngôn: Phải rồi.
- Phản ngữ: dù rằng có người quán sát thấy pháp trong pháp vẫn có, chính do nhân đó, Ngài mới nói rằng nhận thấy người đặng bằng chân thể siêu lý.
- Tự ngôn: Ngài đã nhứt định rằng có người quán sát thấy Thân trong Thân vẫn có và do nhân đó mới nhận thấy người đặng bằng chân thể siêu lý phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.
- Tự ngôn: Người nào quán sát thấy Thân trong Thân thì ngươi đó là người, còn người nào không quán sát thấy Thân trong Thân thì người ấy không phải là người phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...
- Tự ngôn: Người nào quán sát thấy Thọ trong Thọ ... Người nào quán sát thấy tâm trong tâm ... Người nào quán sát thấy pháp trong pháp thì chính người đó là người. Còn người nào không quán sát thấy pháp trong pháp thời người đó không phải là người phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...
- Tự ngôn: Ngài đã xác định rằng có người là bực đang quán sát thấy Thân trong Thân vẫn có và do nhân đó mới nhận thấy người đặng bằng chân thể siêu lý phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.
- Tự ngôn: Thân là khác, người quán tưởng thấy Thân trong Thân cũng là khác phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...
- Tự ngôn: Thọ là khác ... tâm là khác ... pháp là khác. Người mà quán sát đang thấy pháp trong pháp cũng là khác phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...
180.
- Tự ngôn: Ngài nhận thấy người bằng chân thể siêu lý phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.
- Tự ngôn: Đức Thế Tôn phán rằng: “Này Không Vương (Nogaraja) người nên thành người hằng có chánh niệm, nhận thấy sự vật bằng lối tiêu diệt, (nhổ) bỏ kiến thức ngã chấp, ngươi nên phải là người lướt khỏi Diêm Vương, ngươi phải là người cho đặng bằng với thái độ ấy. Bởi vì Diêm Vương không ngó thấy những người đang nhận thấy đời như vậy”. Vẫn có nghe thật như thế phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.
- Tự ngôn: Nếu thế đó cũng không nên nói nhận thấy người đặng bằng chân thể siêu lý chớ gì?
181.
- Tự ngôn: Người nhận thấy phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.
- Tự ngôn: Chung với sắc mà nhận thấy hay là trừ ra sắc mới nhận thấy. Phản ngữ: Chung với Sắc mới nhận thấy.
- Tự ngôn: Linh hồn là đó, thân xác cũng là đó phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...
- Phản ngữ: Trừ ra sắc mới nhận thấy.
- Tự ngôn: Linh hồn là khác, thân xác cũng là khác phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...
- Tự ngôn: Người nhận thấy phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.
- Tự ngôn: Ở phía trong mới nhận thấy, hay là ra phía ngoài rồi mới nhận thấy. Phản ngữ: Ở phía trong mới nhận thấy.
- Tự ngôn: Linh hồn cũng cái đó, thân xác cũng cái đó phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...
- Tự ngôn: Ra phía ngoài rồi mới nhận thấy.
- Tự ngôn: Linh hồn là khác, thể xác cũng là khác phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...
182.
- Phản ngữ: chớ nên nói rằng nhận thấy người đặng bằng chân thể siêu lý phải chăng? Tự ngôn: Phải rồi.
- Phản ngữ: Đức Thế Tôn thường phán lời chắc chắn, phán đúng thời, đúng việc chân thật, nói đúng đắn không sai chạy phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.
- Phản ngữ: Đức Thế Tôn có phán rằng: “Bực người hành để tự liên quan vẫn có”, Thế vậy có nghe chắc thật phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.
- Tự ngôn: Nếu thế đó cũng nhận thấy người đặng bằng chân thể siêu lý chớ gì?
- Phản ngữ: Không nên nói rằng nhận thấy người đặng bằng chân thể siêu lý phải chăng? Tự ngôn: Phải rồi.
- Phản ngữ: Đức Thế Tôn có thường phán lời chắc chắn, phán lời hợp thời hợp việc chân thật, nói đúng đắn không sai chạy phải chăng? Tự ngôn: Phải rồi.
- Phản ngữ: Đức Thế Tôn có phán rằng: “Này chư Phíc-khú, chỉ có 1 hạng người ra đời sanh ra để liên quan với nhiều người đặng an vui cho nhiều người, để tế độ cho đời hầu lợi ích đặng liên quan đến sự vui cho tất cả Chư thiên và nhân loại”, thế vậy có nghe chắc thật phải chăng? Tự ngôn: Phải rồi.
- Phản ngữ: Nếu thế đó cũng nhận thấy người đặng bằng chân thể siêu lý chớ gì!
183.
- Tự ngôn: Nhận thấy người bằng chân thể siêu lý phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.
- Tự ngôn: Đức Thế Tôn có thường phán lời chắc chắn, phán thích hợp thời, phán chuyện chân thật, Ngài nói đúng đắn không sai chạy phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.
- Tự ngôn: Đức Thế Tôn có phán rằng: “Tất cả pháp là vô ngã”, như vậy có nghe chắc thật phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.
- Tự ngôn: Nếu thế đó cũng không nên nói rằng nhận thấy người đặng bằng chân thể siêu lý chớ gì.
184.
- Tự ngôn: Ngài nhận thấy người bằng chân thể siêu lý phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi
- Tự ngôn: Đức Thế Tôn thường phán lời chắc chắn, phán thích hợp thời, phán công chuyện chắc thật, nói đúng đắn không sai chạy phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.
- Tự ngôn: Đức Thế Tôn ngài có phán rằng: “Thánh Tăng không Hoài nghi, không nghi hoặc rằng khi sanh những khổ đã sanh lên, khi diệt những khổ đó diệt mất. Trong điều này Thánh Tăng tự nhận rõ quyết khỏi cần nhờ người khác; những thế vậy Đức Ca Chiên Diên (Kaccāna) mới thành Chánh kiến”, như đây là bài Kinh vẫn thật có phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.
- Tự ngôn: Nếu thế đó cũng nên nói rằng nhận thấy người đặng bằng chân thể siêu lý chớ gì!
185.
- Tự ngôn: Ngài nhận thấy người bằng chân thể siêu lý phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.
- Tự ngôn: Phíc-khú Ni Điện Quang (Vajirā) nói với Mara (Māra) rằng: Này Mara (Māra) Ngài gọi là chúng sanh phải chăng ư? Đó là sự nhận thấy của Ngài phải chăng? Đây chỉ là khối hành vi, mà trong hành vi này không có chi là chúng sanh, do gom phần chung lại mới đặng gọi là xe, thế nào thì thân Ngũ uẩn đang còn chế định gọi là chúng sanh cũng như thế ấy. Chớ kỳ thật chỉ có khổ sanh ra, tạm đình trụ rồi liền diệt mất, ngoài ra không có chi sanh cũng không có chi khác diệt. Đây là bài Kinh vẫn có thật phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.
- Tự ngôn: Nếu thế đó cũng không nên nói nhận thấy người đặng bằng chân thể siêu lý.
186.
- Tự ngôn: Ngài nhận thấy người bằng chân thể siêu lý phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.
- Tự ngôn: Đức A Nan Đa bạch hỏi Thế Tôn rằng: “Đức Thế Tôn, Ngài nói thế giới tiêu hoại, mà thế giới tiêu hoại vậy chớ do nhân chi mà thế giới tiêu hoại?” Đức Phật Ngài phán rằng “Này A Nan Đa, tự nó hoặc tại có thứ liên quan với nó, như thế mới đặng nói là thế giới hoại; thế này A Nan Đa, tự nó hay tự thứ liên quan với nó. Nhãn tự tiêu hoại hoặc do thứ liên quan tiêu hoại, sắc tiêu hoại ... Nhãn thức tiêu hoại ... Nhãn xúc tiêu hoại ... Bởi do Nhãn xúc làm duyên phát sanh ra sự biết hưởng cảnh hoặc Sướng, hoặc Khổ, hoặc Phi Khổ Phi Lạc; cái nào thì cái ấy tiêu diệt hoặc thứ liên quan với nó. Nhĩ tiêu hoại ... Thinh tiêu hoại ... Tỷ tiêu hoại ... Khí tiêu hoại ... Thiệt tiêu hoại ... Vị tiêu hoại ... Thân tiêu hoại ... Ý tiêu hoại ... Pháp tiêu hoại ... Ý thức tiêu hoại ... Ý xúc tiêu hoại ... Bởi do Ý xúc làm duyên phát sanh ra sự biết hưởng cảnh sướng hoặc khổ, hoặc phi khổ phi lạc; cái nào thì cái ấy tiêu diệt hoặc thứ liên quan với nó. Này A Nan Đa tiêu diệt tự nó hoặc do cái khác liên quan, như thế mới gọi là đời tiêu diệt”. Đây là bài Kinh vẫn thật có phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.
- Tự ngôn: Nếu thế đó cũng không nên nói nhận thấy người đặng bằng chân thể siêu lý chớ gì?
187.
- Tự ngôn: Ngài nhận thấy người bằng chân thể siêu lý phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.
- Tự ngôn: Đức Thế Tôn phán lời chắc, phán hợp thời, phán công chuyện thật, thuyết đúng đắn không sai chạy phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.
- Tự ngôn: Đức Thế Tôn có phán rằng: “Này Chư Phíc-khú, khi ta đang còn đáng có lời nói như vậy: “Của mà liên quan với ta là của ta phải chăng?” Chư Phíc-khú bạch rằng: “Dạ phải như thế đó”. Đức Phật phán rằng: “khi của mà liên quan với ta dù đang còn phải có lời nói như vầy ta là của ta phải chăng?”. Đáp rằng: “Dạ phải như thế đó”. Phật phán rằng: “Này Chư Phíc-khú, ta và luôn của liên quan với ta, sẽ nhận thấy không đặng bằng sự thành của thật, bằng sự thành của Chắc, nhân sở y của kiến thức như vầy thế giới cũng là cái đó, ta cũng là cái đó. Sau khi chết ta sẽ thành người khác lâu dài, vững chắc, cố nhiên không thay đổi, sẽ đình trụ thế đó quyết một chỗ luôn luôn, như thế cũng là pháp tiểu nhân đầy đủ hoàn toàn phải chăng?”. Bạch lại rằng: “Dạ chẳng phải thành chi chi khác, dạ đó là pháp của tiểu nhân, đầy đủ hết”. Như thế là bài Kinh vẫn có thật phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.
- Tự ngôn: Nếu thế đó cũng không nên nói nhận thấy người đặng bằng chân thể siêu lý chớ gì!
188.
- Tự ngôn: Ngài nhận thấy người bằng chân thể siêu lý phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.
- Tự ngôn: Đức Thế Tôn thường có phán lời thật, phán công chuyện có thật, nói đúng đắn, nói không sai chạy phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.
- Tự ngôn: Đức Thế Tôn có phán rằng: “Này Giáo trưởng, Tam chủng Giáo chủ đây vẫn hiện trong đời. Tam chủng Giáo chủ ra sao? Cũng có Giáo chủ trong đời này chế định ngã là đồ chơn thật chắc chắn cả đời này và đời sau. Một nửa, cũng có Giáo chủ trong đời này chế định ngã là đồ chơn thật chắc chắn chỉ trong đời hiện tại không chế định như thế trong đời sau. Một nửa, cũng có Giáo chủ trong đời này không chế định ngã là đồ chơn thật chắc chắn luôn trong đời này và cả đời trong đời sau. Trong Tam chủng Giáo chủ đó mà Giáo chủ chế định ngã là đồ chơn thật chắc chắn cả trong đời này luôn đến trong đời sau, thế gọi là thường kiến. Vị Giáo chủ chế định ngã là đồ chân thật chắc chắn chỉ trong đời này, chớ không chế định thế đó trong đời sau, như vậy gọi là đoạn kiến. Còn bực Giáo chủ mà không chế định ngã là đồ chơn thật chắc chắn cả trong đời này luôn đến đời sau, như thế gọi là Phật Toàn Giác. Này Trưởng giáo, chính là Tam chủng Giáo chủ như đây vẫn có đang hiện trong đời”. Như thế vẫn có nghe thật phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.
- Tự ngôn: Nếu thế đó không nên nói rằng nhận thấy người đặng bằng chân thể siêu lý chớ gì!
189.
- Tự ngôn: Ngài nhận thấy người bằng chân thể siêu lý phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.
- Tự ngôn: Đức Thế Tôn thường có phán lời chắc, phán hợp thời, phán công chuyện có thật, nói đúng đắn, nói không sai chạy phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.
- Tự ngôn: Đức Thế Tôn phán rằng: “Nồi đề hồ phải chăng?” Phản ngữ: Phải rồi.
- Tự ngôn: Ai ai làm nồi vẫn có đề hồ phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...
- Tự ngôn: Nếu thế đó cũng không nên nói rằng nhận thấy người đặng bằng chân thể siêu lý chớ gì?
190.
- Tự ngôn: Ngài nhận thấy người bằng chân thể siêu lý phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.
- Tự ngôn: Đức Thế Tôn thường phán lời chắc, phán hợp thời, phán chuyện có thật, nói đúng đắn, nói không sai chạy phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.
- Tự ngôn: Đức Thế Tôn Ngài phán rằng: “Nồi dầu ... nồi mật ... nồi nước mía ... nồi sửa ... nồi nước ... mâm nước uống ... bình nước uống ... ca nước uống ... bát cơm ... và nồi cháo bổ phải chăng?” Phản ngữ: Phải rồi.
- Tự ngôn: Có thứ cháo bổ là đồ trường tồn vĩnh viễn, bền chắc, dĩ nhiên không thay đổi phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...
- Tự ngôn: Nếu thế vậy cũng không nên nói rằng nhận thấy người đặng bằng chân thể siêu lý chớ gì?
Dứt Phần Nhân ngữ (Puggalakathā)
Nếu tập này, vị nào học hay nghiên cứu mà nhận hiểu chưa đặng, xin yêu cầu học và nghiên cứu khởi phần Pháp Tụ Xiển Minh luôn hiểu rồi 4 bộ trước mới có thể dễ nhận hiểu Bộ Ngữ Tông thuộc về bộ thứ 5 này. Rồi các phần sau sẽ thành ra không khó. Hay là quý vị học hoặc nghiên cứu thứ tự theo 3 lớp học siêu lý nhớ kỷ theo bảng nêu tiếp tục xem vào Chánh tạng Diệu Pháp.
Trang Website được thành lập và quản lý bởi các cận sự nam, cận sự nữ trong Phật Giáo. Mục đích nhằm lưu trữ, số hoá kinh sách và tài liệu Phật Giáo Nguyên Thuỷ - Theravāda.