Pañhāpucchakam: Phần vấn đáp

Pañhāpucchakam: Phần vấn đáp

    PHẬT GIÁO NGUYÊN THUỶ - THERAVĀDA
    ABHIDHAMMAPIṬAKA - TẠNG DIỆU PHÁP

    VIBHAṄGA
    BỘ PHÂN TÍCH

    Dịch giả:
    Ðại Trưởng Lão Tịnh Sự
    Santakicca Mahā Thera

     

    PHẦN VẤN ÐÁP (PAÑHĀPUCCHAKAM)

    [737] BỐN THIỀN:

    Nơi đây, vị tỳ khưu ly các dục, ly các bất thiện pháp, chứng và trú Sơ thiền có tầm có tứ, một trạng thái hỷ lạc do ly dục sanh.

    Do vắng lặng tầm tứ, chứng và trú Nhị thiền, nội tỉnh nhất tâm không tầm không tứ, một trạng thái hỷ lạc do định sanh.

    Ly hỷ trú xả, ức niệm tỉnh giác, thân cảm thọ lạc, chứng và trú tam thiền, một trạng thái mà các bậc Thánh gọi là xả niệm lạc trú.

    Ðoạn trừ lạc, đoạn trừ khổ, diệt hỷ ưu đã cảm thọ từ trước, vị ấy chứng và trú Tứ thiền phi khổ phi lạc, xả niệm thanh tịnh.

    TRONG BỐN THIỀN, CÓ BAO NHIÊU LÀ THIỆN? CÓ BAO NHIÊU LÀ BẤT THIỆN? CÓ BAO NHIÊU LÀ VÔ KÝ?... (TRÙNG)... CÓ BAO NHIÊU LÀ HỮU TRANH? CÓ BAO NHIÊU LÀ VÔ TRANH?

    [738] (BỐN THIỀN) CÓ THỂ LÀ THIỆN, CÓ THỂ LÀ VÔ KÝ.

    Ba thiền là tương ưng thọ lạc, ngoại trừ lạc thọ sanh trong thiền ấy; tứ thiền là tương ưng thọ phi khổ phi lạc, ngoại trừ phi khổ phi lạc thọ sanh trong thiền ấy.

    (Bốn thiền) có thể là dị thục; có thể là dị thục nhân; có thể là phi dị thục phi dị thục nhân.

    (Bốn thiền) có thể là do thủ cảnh thủ, có thể là phi do thủ cảnh thủ, có thể là phi do thủ phi cảnh thủ.

    (Bốn thiền) có thể là phi thiền toái cảnh phiền não; có thể là phi thiền toái phi cảnh phiền não.

    Sơ thiền là hữu tầm hữu tứ, ngoại trừ tầm tứ đang sanh trong thiền ấy; ba thiền là vô tầm vô tứ.

    Hai thiền là câu hành hỷ, ngoài trừ hỷ đang sanh trong thiền ấy; ba thiền là câu hành lạc, ngoại trừ lạc đang sanh trong thiền ấy, tứ thiền là câu hành xả, ngoại trừ xả đang sanh trong thiền ấy.

    (Bốn thiền) là không đáng do kiến đạo tiến đạo đoạn trừ.

    (Bốn thiền) là phi hữu nhân đáng do kiến đạo tiến đạo đoạn trừ.

    (Bốn thiền) có thể là nhân tích tập; có thể là nhân tịch diệt; có thể là phi nhân tích tập, phi nhân tịch diệt.

    (Bốn thiền) có thể là hữu học; có thể là vô học; có thể là phi hữu học phi vô học.

    (Bốn thiền) có thể là đáo đại; có thể là vô lượng.

    Ba thiền không nên nói là biết cảnh hy thiểu hay biết cảnh đáo đại, chỉ có thể biết cảnh vô lượng, mà có thể không nên nói là biết cảnh vô lượng; tứ thiền có thể là biết cảnh hy thiểu có thể là biết cảnh đáo đại, có thể là biết cảnh vô lượng, có thể không nên nói là biết cảnh hy thiểu hay biết cảnh đáo đại hay biết cảnh vô lượng.

    (Bốn thiền) có thể là trung bình; có thể là tinh lương.

    (Bốn thiền) có thể là cố định phần chánh, có thể là phi cố định.

    Ba thiền chẳng phải là có đạo thành cảnh; mà có thể là có đạo thành nhân, có thể là có đạo thành trưởng; cũng có thể không nên nói là có đạo thành nhân hay có đạo thành trưởng.

    Tứ thiền có thể là có đạo thành cảnh; có thể là có đạo thành nhân, có thể là có đạo thành trưởng; có thể không nên nói là có đạo thành cảnh hay có đạo thành nhân hay có đạo thành trưởng.

    (Bốn thiền) có thể là sinh tồn; có thể là vị sinh tồn; có thể là chuẩn sanh.

    (Bốn thiền) có thể là quá khứ, có thể là vị lai, có thể là hiện tại.

    (Ba thiền) không nên nói là biết cảnh quá khứ, hay biết cảnh vị lai hay biết cảnh hiện tại; tứ thiền có thể là biết cảnh quá khứ, có thể biết cảnh vị lai, có thể là biết cảnh hiện tại; có thể không nên nói là biết cảnh quá khứ hay biết cảnh vị lai hay biết cảnh hiện tại.

    (Bốn thiền) có thể là nội phần, có thể là ngoại phần, có thể là nội ngoại phần.

    Ba thiền là biết cảnh ngoại phần; tứ thiền có thể là biết cảnh nội phần, có thể biết cảnh ngoại phần, có thể là biết cảnh nội ngoại phần, có thể không nên nói là biết cảnh nội phần, hay biết cảnh ngoại phần hay biết cảnh nội ngoại phần.

    (Bốn thiền) là vô kiến vô đối chiếu.

    [739] (BỐN THIỀN) là phi nhân. Là hữu nhân. Là tương ưng nhân.

    (Bốn thiền) không nên nói là nhân hữu nhân, mà là hữu nhân phi nhân.

    (Bốn thiền) không nên nói là nhân tương ưng nhân, mà là tương ưng nhân phi nhân.

    (Bốn thiền) là phi nhân hữu nhân (Bốn thiền) là hữu duyên. Là hữu vi. Là vô kiến. Là vô đối chiếu. Là phi sắc.

    (Bốn thiền) có thể là hiệp thế, có thể là Siêu thế.

    (Bốn thiền) là đáng vài tâm biết, là không đáng vài tâm biết.

    (Bốn thiền) là phi lậu. (Bốn thiền) có thể là cảnh lậu, có thể là phi cảnh lậu. (Bốn thiền) không nên nói là lậu cảnh lậu mà có thể là cảnh lậu phi lậu, có thể không nên nói là cảnh lậu phi lậu. (Bốn thiền) không nên nói là lậu tương ưng lậu hay tương ưng lậu phi lậu. (Bốn thiền) có thể là bất tương ưng lậu cảnh lậu, có thể là bất tương ưng lậu phi cảnh lậu.

    (Bốn thiền) là phi triền... (trùng)...

    (Bốn thiền) là phi phược... (trùng)...

    (Bốn thiền) là phi bộc... (trùng)...

    (Bốn thiền) là phi phối... (trùng)...

    (Bốn thiền) là phi cái... (trùng)...

    (Bốn thiền) là phi khinh thị... (trùng)...

    (Bốn thiền) là hữu tri cảnh. Là phi tâm. Là sở hữu tâm. Là tương ưng tâm. Là hòa với tâm. Là có tâm làm sở sanh. Là đồng hiện hữu với tâm. Là tùy chuyển với tâm. Là hòa tâm tâm sở sanh. Là hòa tâm tâm sở sanh đồng hiện hữu với tâm. Là hòa tâm tâm sở sanh tùy chuyển với tâm. Là ngoại phần. Là phi y sinh. (Bốn thiền) có thể là do thủ, có thể là phi do thủ.

    (Bốn thiền) là phi thủ... (trùng)...

    (Bốn thiền) là phi phiền não... (trùng)...

    [740] (Bốn thiền) là không đáng do kiến đạo đoạn trừ. Là không đáng do tiến đạo đoạn trừ. Là phi hữu nhân đáng do kiến đạo đoạn trừ. Là phi hữu nhân đáng do tiến đạo đoạn trừ. Sơ thiền là hữu tầm, ngoại trừ tầm đang sanh trong thiền ấy; ba thiền là vô tầm. Sơ thiền là hữu tứ ngoại trừ tứ đang sanh trong thiền ấy; ba thiền là vô tứ. Hai thiền là hữu hỷ, ngoại trừ hỷ đang sanh trong thiền ấy; hai thiền là vô hỷ, hai thiền là câu hành hỷ, ngoại trừ hỷ đang sanh trong thiền ấy; hai thiền là phi câu hành hỷ. Ba thiền là câu hành lạc, ngoại trừ lạc đang sanh trong thiền ấy; tứ thiền là phi câu hành lạc. Tứ thiền là câu hành xả, ngoại trừ xả đang sanh trong thiền ấy; ba thiền là phi câu hành xả.

    (Bốn thiền) là phi dục giới. (Bốn thiền) có thể là sắc giới, có thể là phi sắc giới. Ba thiền là phi vô sắc giới; tứ thiền có thể là vô sắc giới, có thể là phi vô sắc giới; (Bốn thiền) có thể là hệ thuộc, có thể là phi hệ thuộc (Bốn thiền) có thể là pháp dẫn xuất, có thể là pháp phi dẫn xuất. (Bốn thiền) có thể là cố định, có thể là phi cố định. (Bốn thiền) có thể là hữu thượng, có thể là vô thượng. Bốn thiền là vô tranh.

    DỨT PHẦN VẤN ÐÁP

    TRỌN VẸN THIỀN PHÂN TÍCH

    Trang Website được thành lập và quản lý bởi các cận sự nam, cận sự nữ trong Phật Giáo. Mục đích nhằm lưu trữ, số hoá kinh sách và tài liệu Phật Giáo Nguyên Thuỷ - Theravāda.