NỀN-TẢNG-PHẬT-GIÁO (MŪLABUDDHASĀSANA)
QUYỂN III
PHÁP-HÀNH GIỚI (SĪLĀCĀRA)
Soạn giả: Tỳ-khưu Hộ-Pháp (Dhammarakkhita Bhikkhu) (Aggamahāpaṇḍita)
PHÂN TÍCH 4 TÍNH CHẤT CỦA GIỚI
Trong bát-giới Uposathasīla, cửu giới Uposathasīla, thập giới, v.v... đều có 4 tính chất:
- Giới bị đứt và giới không bị đứt.
- Giới bị thủng và giới không bị thủng.
- Giới bị đốm và giới không bị đốm.
- Giới bị đứt lan và giới không bị đứt lan.
THẾ NÀO GỌI LÀ GIỚI BỊ ĐỨT (KHAṆḌA) VÀ GIỚI KHÔNG BỊ ĐỨT (AKHAṆḌA)?
Trong bát-giới Uposathasīla, ... nếu hành-giả phạm điều-giới đầu và điều-giới cuối, 2 điều-giới này bị đứt rời ra thì gọi là bát giới bị đứt.
Ví như tấm vải có phần đầu và phần cuối bị rách đứt rời ra.
* Ví dụ: Bát-giới Uposathasīla gồm có 8 điều-giới. 1 - 2 - 3 - 4 - 5 - 6 - 7 - 8
Hành-giả đã thọ trì bát-giới Uposathasīla rồi, nếu phạm điều-giới thứ nhất và điều-giới thứ 8, hai điều-giới này bị đứt rời ra thì gọi là bát-giới bị đứt.
Và hành-giả đã thọ trì bát-giới Uposathasīla rồi, giữ gìn điều-giới đầu và điều-giới cuối được trong sạch và trọn vẹn thì gọi là bát giới không bị đứt.
THẾ NÀO GỌI LÀ GIỚI BỊ THỦNG (CHIDDA) VÀ GIỚI KHÔNG BỊ THỦNG (ACCHIDDA)?
Trong bát-giới Uposathasīla, ngoại trừ điều-giới đầu và điều-giới cuối ra, nếu hành-giả phạm một trong những điều-giới còn lại ở khoảng giữa, thì gọi là bát-giới bị thủng.
* Ví dụ: Bát-giới Uposathasīla gồm có 8 điều-giới.
1 - 2 - 3 - 4 - 5 - 6 - 7 - 8
Hoặc: 1 - 2 - 3 - 4 - 5 - 6 - 7 - 8
Hành-giả đã thọ trì bát-giới Uposathasīla rồi, nếu phạm một trong những điều-giới thứ 2, hoặc điều-giới thứ 3, hoặc điều-giới thứ 4, hoặc điều-giới thứ 5, hoặc điều- giới thứ 6, hoặc điều-giới thứ 7 thì gọi là bát-giới bị thủng.
Và hành-giả đã thọ trì bát-giới Uposathasīla rồi, giữ gìn những điều-giới ở khoảng giữa của điều-giới đầu và điều-giới cuối, không để phạm điều-giới nào thì gọi là bát-giới không bị thủng.
THẾ NÀO GỌI LÀ GIỚI BỊ ĐỐM (SABALA) VÀ GIỚI KHÔNG BỊ ĐỐM (ASABALA)?
Trong bát-giới Uposathasīla, ngoại trừ điều-giới đầu và điều-giới cuối ra, nếu hành-giả phạm các điều-giới còn lại cách khoảng nhau thì gọi là bát-giới bị đốm.
Ví như con bò bị đốm từng chấm, từng chấm cách khoảng nhau.
* Ví dụ: Bát-giới Uposathasīla
1 - 2 - 3 - 4 - 5 - 6 - 7 - 8
Hành-giả đã thọ trì bát-giới Uposathasīla rồi, nếu phạm điều-giới thứ 2, điều-giới thứ 4 và điều-giới thứ 6 cách khoảng nhau thì gọi là bát-giới bị đốm.
Và hành-giả thọ trì bát-giới Uposathasīla, rồi giữ gìn những điều-giới ở phần giữa của điều-giới đầu và điều- giới cuối, không để bị phạm điều-giới cách khoảng nhau thì gọi là bát-giới không bị đốm.
THẾ NÀO GỌI LÀ GIỚI BỊ ĐỨT LAN (KAMMĀSA) VÀ GIỚI KHÔNG BỊ ĐỨT LAN (AKAMMĀSA)?
Trong bát-giới Uposathasīla, nếu hành giả phạm những điều-giới liền theo với nhau thì gọi là bát-giới bị đứt lan.
Ví như con bò có từng vệt vá. * Ví dụ: Bát-giới Uposathasīla
1 - 2 - 3 - 4 - 5 - 6 - 7 - 8
Hoặc: 1 - 2 - 3 - 4 - 5 - 6 - 7 - 8 Hoặc: 1 - 2 - 3 - 4 - 5 - 6 - 7 - 8
Hoặc: 1 - 2 - 3 - 4 - 5 - 6 - 7 - 8
Hành-giả đã thọ trì bát-giới Uposathasīla rồi, nếu phạm điều-giới thứ 2, điều-giới thứ 3, điều-giới thứ 4; hoặc phạm điều-giới thứ 5, điều-giới thứ 6, điều-giới thứ 7 liền theo với nhau thì gọi là bát giới bị đứt lan.
Hoặc nếu phạm điều-giới thứ 2, điều-giới thứ 3, điều- giới thứ 4, điều-giới thứ 5 liền theo với nhau thì gọi là bát-giới bị đứt lan.
Hoặc nếu phạm điều-giới thứ 4, điều-giới thứ 5, điều- giới thứ 6, điều-giới thứ 7 liền theo với nhau, thì gọi là bát-giới bị đứt lan, ...
* Và hành-giả thọ trì bát-giới Uposathasīla, rồi giữ gìn những điều-giới ở phần giữa của điều-giới đầu và điều-giới cuối, không để bị phạm điều-giới liền theo với nhau thì gọi là giới không bị đứt lan.
GIỚI VỚI SINH-MẠNG
Bậc thiện-trí biết suy xét đúng đắn rằng:
- Các bộ phận trong thân thể là quý hơn tiền của, nếu khi có bộ phận nào trong thân thể bị thương, thì người ta dám hy sinh đem tiền của ra chữa trị cho đến khi khỏi hẳn, dù phải tốn kém bao nhiêu cũng không tiếc.
- Sinh-mạng con người là quý hơn các bộ phận trong thân thể, nếu khi lâm bệnh nặng thì nên nghe lời khuyên của bác sĩ, dám hy sinh bộ phận nào trong thân thể để bảo vệ duy trì sinh-mạng được tồn tại.
- Các điều-giới của mình là quý hơn cả sinh-mạng, nên bậc thiện-trí dám hy sinh sinh-mạng để giữ gìn các điều-giới của mình cho được trong sạch và trọn vẹn, bởi vì sinh-mạng chỉ có lợi ích ngắn ngủi trong một kiếp mà thôi, rất khó giữ gìn, đến khi chết phải từ bỏ sinh-mạng, còn giữ gìn các điều-giới được trong sạch và trọn vẹn thì đem lại sự lợi ích, sự tiến hóa, sự an-lạc không chỉ trong kiếp hiện-tại mà còn vô số kiếp vị lai, làm nền tảng, làm nơi nương nhờ cho mọi thiện-pháp phát triển từ dục-giới thiện-pháp, sắc-giới thiện-pháp, vô-sắc-giới thiện-pháp, cho đến siêu-tam-giới thiện-pháp (4 Thánh- đạo-tâm) tùy theo khả năng của mình. Cho nên, bậc thiện-trí dám hy sinh sinh-mạng để giữ gìn giới.
TÍCH BẬC THIỆN-TRÍ DÁM HY SINH SINH-MẠNG ĐỂ GIỮ GÌN GIỚI TRONG SẠCH
TÍCH NGÀI TRƯỞNG-LÃO HÀNH ĐẠO TẠI KHU RỪNG
Thời quá khứ, một Ngài Trưởng-lão (1) đang thực-hành pháp-hành giới, pháp-hành thiền-định, pháp-hành thiền- tuệ trong khu rừng lớn tên Mahāvattani (xứ Srilanka).
Một bọn cướp gặp Ngài Trưởng-lão, chúng nghĩ đó là điều xui xẻo đối với chúng nên chúng cột trói Ngài Trưởng-lão bằng ngọn sợi dây tươi trong rừng, rồi để Ngài Trưởng-lão nằm nơi ấy.
Ngài Trưởng-lão không dám vùng vẫy sợ làm đứt sợi dây còn tươi, sẽ bị phạm điều-giới pācittiya mà Đức- Phật đã chế định và ban hành đến tất cả chư tỳ-khưu.
Ngài Trưởng-lão quyết định hy sinh sinh-mạng để bảo vệ giới nên nhẫn nại chịu đựng, đồng thời thực-hành pháp-hành thiền-tuệ đến ngày thứ 7, Ngài Trưởng-lão chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế, chứng đắc từ Nhập-lưu Thánh-đạo, Nhập-lưu Thánh-quả, Niết-bàn, Nhất-lai Thánh-đạo, Nhất-lai Thánh-quả, Niết-bàn cho đến Bất- lai Thánh-đạo, Bất-lai Thánh-quả, Niết-bàn, trở thành bậc Thánh Bất-lai.
Sau khi Ngài Trưởng-lão chết, sắc-giới thiện-nghiệp trong sắc-giới thiện-tâm cho quả trong thời-kỳ tái-sinh kiếp sau (paṭisandhikāla) có sắc-giới quả-tâm gọi là sắc- giới tái-sinh-tâm (paṭisandhicitta) làm phận sự tái-sinh kiếp kế-tiếp hóa-sinh làm vị phạm-thiên trên tầng trời sắc-giới phạm-thiên tương xứng với sắc-giới quả-tâm ấy, chắc chắn sẽ trở thành bậc Thánh A-ra-hán, rồi tịch diệt Niết-bàn tại cõi trời sắc-giới phạm-thiên ấy, giải thoát khổ tử sinh luân-hồi trong tam-giới.
TÍCH NGÀI TRƯỞNG-LÃO XỨ SRILANKA
Ngài Trưởng-lão xứ Srilanka(1) đang thực-hành pháp- hành giới, pháp-hành thiền-định, pháp-hành thiền-tuệ trong khu rừng.
Một bọn cướp gặp Ngài Trưởng-lão, chúng nghĩ đó là điều xui xẻo đối với chúng, nên chúng cột trói Ngài Trưởng-lão bằng ngọn sợi dây tươi trong rừng, rồi để Ngài Trưởng-lão nằm nơi ấy.
Khi ấy, đám lửa rừng bốc cháy lan đến, Ngài Trưởng-lão không dám vùng vẫy chạy thoát vì sợ làm đứt sợi dây còn tươi, sẽ bị phạm điều-giới pācittiya mà Đức- Phật đã chế định và ban hành đến tất cả chư tỳ-khưu.
Ngài Trưởng-lão quyết định hy sinh sinh-mạng để giữ gìn điều-giới cho được trong sạch nên nhẫn nại chịu đựng, đồng thời thực-hành pháp-hành thiền-tuệ dẫn đến chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế, chứng đắc 4 Thánh- đạo, 4 Thánh-quả, Niết-bàn, diệt tận được mọi tham- ái, mọi phiền-não không còn dư sót, trở thành bậc Thánh A-ra-hán, đồng thời khi ấy ngọn lửa rừng cháy lan đến thiêu Ngài Trưởng-lão tịch diệt Niết-bàn gọi là “jīvitasamasīsī: chứng đắc A-ra-hán đồng thời tịch diệt Niết-bàn” giải thoát khổ tử sinh luân-hồi trong tam-giới.
TÍCH NGÀI ĐẠI-TRƯỞNG-LÃO SĀRIPUTTA LÂM BỆNH
Một thuở nọ, Ngài Đại-Trưởng-lão Sāriputta và Ngài Đại-Trưởng-lão Mahāmoggallāna cùng nhau ở trong một khu rừng. Một hôm Ngài Đại-Trưởng-lão Sāriputta lâm bệnh phong đau đớn khổ thân.
Khi ấy, Ngài Đại-Trưởng-lão Mahāmoggallāna đến phục vụ Ngài Đại-Trưởng-lão Sāriputta.
Ngài Đại-Trưởng-lão Mahāmoggallāna bèn hỏi rằng:
- Kính thưa pháp-huynh, ngày xưa pháp-huynh bị căn bệnh phong như thế này, pháp-huynh đã chữa trị khỏi bệnh bằng phương thuốc nào?
Ngài Đại-Trưởng-lão Sāriputta nói rằng:
- Này pháp đệ! Ngày xưa lúc còn tại gia, tôi bị căn bệnh phong như thế này thì mẹ tôi làm món bơ trộn với mật ong, đường nấu với sữa tươi nguyên chất không lẫn với nước thành món sữa pāyāsa, tôi đã dùng món ấy, nên trị khỏi được bệnh này.
Nghe Ngài Đại-Trưởng-lão Sāriputta nói như vậy, Ngài Đại-Trưởng-lão Mahāmoggallāna thưa rằng:
- Kính thưa pháp-huynh, do oai-đức của pháp-huynh hoặc pháp-đệ, ngày mai chúng ta sẽ có được món sữa pāyāsa thì tốt biết dường nào!
Hai Ngài Đại-Trưởng-lão nói chuyện với nhau như vậy, chư-thiên cội cây nghe rõ câu chuyện của hai Ngài, nên nghĩ rằng:
“Ngày mai ta sẽ giúp làm cho phát sinh món sữa pāyāsa đến hai Ngài.”
Chư-thiên hiện đến gia đình thường xuyên hộ độ hai Ngài Đại-Trưởng-lão, chư-thiên ấy làm cho đứa con trai lớn trong nhà nóng nảy nói rằng:
“Kính xin cha mẹ hãy làm món sữa pāyāsa dâng cúng đến Ngài Đại-Trưởng-lão Mahāmoggallāna trong ngày mai thì bệnh con mới khỏi.”
Cha mẹ bảo rằng:
- Này con yêu quý! Con hãy yên tâm, gia đình chúng ta thường ngày hộ độ hai Ngài Đại-Trưởng-lão từ lâu.
Hôm ấy, gia đình thường hộ độ hai Ngài Đại-Trưởng- lão nấu món sữa pāyāsa để sẵn.
Sáng ngày hôm sau, Ngài Đại-Trưởng-lão Mahā- moggallāna đi khất thực đến nhà thí-chủ ấy, gia đình thí- chủ thỉnh Ngài Đại-Trưởng-lão ngồi chỗ cao quý, xin cái bát của Ngài Đại-Trưởng-lão, rồi đặt món vật thực đặc biệt là món sữa pāyāsa vào bát, rồi dâng đến Ngài Đại- Trưởng-lão.
Nhìn thấy món vật thực sữa pāyāsa, Ngài Đại- Trưởng-lão Mahāmoggallāna nghĩ rằng: “Ta nên mang món vật thực sữa pāyāsa về dâng cúng dường đến Ngài Đại-Trưởng-lão Sāriputta.”
Người thí-chủ kính thỉnh Ngài Đại-Trưởng-lão Mahā- moggallāna độ phần vật thực sữa pāyāsa này, còn một phần vật thực sữa pāyāsa sẽ dâng cúng dường đến Ngài Đại-Trưởng-lão Sāriputta nữa.
Ngài Đại-Trưởng-lão Mahāmoggallāna độ xong, người thí-chủ xin cái bát đặt món vật thực sữa pāyāsa, rồi kính dâng lên Ngài Đại-Trưởng-lão, nhờ Ngài Đại- Trưởng-lão mang phần vật thực sữa pāyāsa về kính dâng cúng dường đến Ngài Đại-Trưởng-lão Sāriputta.
Ngài Đại-Trưởng-lão Mahāmoggallāna mang món vật thực sữa pāyāsa về rồi bạch rằng:
- Kính thưa pháp-huynh, xin pháp-huynh độ món vật thực sữa pāyāsa này.
Nhìn thấy món vật thực sữa pāyāsa, Ngài Đại- Trưởng-lão Sāriputta suy xét rằng:
“Món vật thực sữa pāyāsa này được phát sinh bằng cách nào?”
Ngài Đại-Trưởng-lão thấy rõ, biết rõ rằng:
“Món vật thực sữa pāyāsa này được phát sinh do chính ta nói ra, chư-thiên cội cây lắng nghe được, chư- thiên ấy nhập vào người con trai lớn của nhà thí-chủ thường hộ độ ta. Người con trai lớn xin gia đình nấu món vật thực sữa pāyāsa này.
Vì vậy, ta không nên độ món vật thực sữa pāyāsa này.”
Suy xét xong, Ngài Đại-Trưởng-lão Sāriputta bèn nói với Ngài Đại-Trưởng-lão Mahāmoggallāna rằng:
- Này pháp-đệ! Pháp-huynh không thể độ món sữa pāyāsa này, bởi vì món vật thực này được phát sinh do pháp-huynh đã nói ra bằng lời, do đó món vật thực này không hợp với pháp-huynh.
Ngài Đại-Trưởng-lão Sāriputta đem bát vật thực sữa pāyāsa đổ xuống đất cho các loài súc-sinh, đồng thời ngay khi ấy căn bệnh của Ngài Đại-Trưởng-lão khỏi hẳn.
Chư bậc thiện-trí quý trọng các điều-giới mà Đức- Phật đã chế định và đã ban hành đến chư tỳ-khưu hơn cả quý trọng sinh-mạng của mình, cho nên, quý Ngài Trưởng-lão quyết tâm giữ gìn các điều-giới cho được trong sạch và trọn vẹn dù phải hy sinh sinh-mạng của mình.
TÔN TRỌNG GIỚI CỦA MÌNH
Trong bộ Visuddhimagga (Thanh-Tịnh-Đạo), Đức- Phật khuyên dạy câu kệ rằng:
“Kikīva aṇḍaṃ camarīva vāladhiṃ.
Piyaṃva puttaṃ nayanaṃva ekakaṃ.
Tatheva sīlaṃ anurakkhamānakā.
Supesalā hotha sadā sagāravā.” (1)
“Như con chim kikī giữ gìn, bảo vệ cái trứng của nó, không màng đến sinh-mạng.
Như con bò camarī giữ gìn, bảo vệ cái đuôi của nó, không màng đến sinh-mạng.
Như người mẹ hiền giữ gìn, bảo vệ một đứa con duy nhất yêu quý của mình.
Như người có một con mắt, giữ gìn bảo vệ con mắt còn lại của mình.
Cũng như vậy, các con nên cẩn trọng giữ gìn, bảo vệ giới của mình cho được hoàn toàn trong sạch và trọn vẹn.
Các con là người biết kính yêu tha thiết giới của mình, luôn luôn có pháp tôn kính giới của mình.”
Để giữ gìn, bảo vệ những điều-giới của mình được trong sạch và trọn vẹn, hành-giả cần phải có đức-tin trong sạch nơi Tam-bảo: Đức-Phật-bảo, Đức-Pháp-bảo, Đức-Tăng-bảo, tin nghiệp và quả của nghiệp, biết tôn trọng những điều-giới của mình, có trí-tuệ sáng suốt nhận thức rõ sự tai hại lớn trong điều lỗi nhỏ, biết hổ- thẹn tội-lỗi, biết ghê-sợ tội-lỗi; tin theo lời dạy của Đức- Phật về 5 quả báu tốt lành đối với người giữ gìn các điều-giới của mình trong sạch và trọn vẹn, thì hưởng được quả tốt, quả an-lạc của đại-thiện-nghiệp giữ-giới trong kiếp hiện-tại và vô số kiếp vị-lai; và tin 5 điều tai- hại đối với người phạm giới, người không có giới, thì phải chịu quả xấu, quả khổ của ác-nghiệp phạm giới trong kiếp hiện-tại và vô số kiếp vị-lai.
Hành-giả thực-hành giữ gìn các điều-giới của mình được trong sạch và trọn vẹn, làm nền tảng, làm nơi nương nhờ cho mọi thiện-pháp phát triển tốt.
Nếu người nào phạm giới, người không có giới thì phải chịu quả khổ của ác-nghiệp phạm giới, đem lại điều tai hại, sự bất lợi, sự thoái hóa, sự khổ tâm, khổ thân trong kiếp hiện-tại và vô số kiếp vị-lai.
Cho nên, nếu người nào đã biết mình phạm điều-giới nào thì người ấy nên biết làm phục hồi điều-giới ấy trở lại bằng nhiều cách:
* Đối với người cận-sự-nam, cận-sự-nữ thì tự mình xin thọ phép quy-y Tam-bảo và thọ trì điều-giới ấy trở lại. Sau khi đã thọ trì điều-giới ấy xong, người cận-sự- nam, cận-sự-nữ ấy trở thành người có giới trở lại như trước.
* Đối với vị sa-di thì tự mình xin thọ trì sa-di giới không được mà phải tìm đến Ngài Trưởng-lão xin hành phạt, rồi kính xin thọ phép quy-y Tam-bảo và thọ trì sa- di thập-giới trở lại. Sau khi thọ phép quy-y Tam-bảo và thọ trì sa-di thập-giới xong, trở thành vị sa-di có giới trở lại như trước.
* Đối với vị tỳ-khưu nào phạm các điều-giới nhẹ thì vị tỳ-khưu ấy nên tìm đến vị tỳ-khưu khác xin làm lễ sám hối đúng theo luật mà Đức-Phật đã chế định. Sau khi làm lễ sám hối xong, vị tỳ-khưu có giới trở lại như trước.
* Đối với vị tỳ-khưu nào phạm 2 điều-giới nặng là điều-giới saṃghādisesa và điều-giới pārājika.
- Nếu vị tỳ-khưu nào phạm điều-giới saṃghādisesa thì vị tỳ-khưu ấy vẫn còn phẩm hạnh tỳ-khưu, nhưng là vị tỳ-khưu phạm giới không thể sám hối được mà phải trình với chư tỳ-khưu-Tăng, xin chịu hành phạt:
- Nếu vị tỳ-khưu ấy không giấu phạm điều-giới saṃghādisesa cách đêm, nghĩa là sau khi phạm điều- giới saṃghādisesa nào liền đến trình với vị tỳ-khưu khác biết ngay thì vị tỳ-khưu ấy không cần phải xin thọ parivāsakamma, mà chỉ kính xin chư tỳ-khưu-Tăng hành tăng-sự tại sīmā, xin thọ mānattakamma mà thôi, rồi vị tỳ-khưu ấy hành mānattakamma nghiêm chỉnh suốt 6 đêm.
Sau khi hành mānattakamma đủ 6 đêm xong, vị tỳ- khưu ấy đến kính xin chư tỳ-khưu-Tăng hành tăng-sự tại sīmā, có chư tỳ-khưu hội đầy đủ ít nhất 21 vị tỳ-khưu thật, vị tỳ-khưu ấy xin thọ abhānakamma.
Sau khi Ngài Trưởng-lão luật sư tụng 1 lần ñatti (tuyên-ngôn) và 3 lần abhānakammavācā (thành-sự-ngôn) xong, đồng thời vị tỳ-khưu ấy thoát khỏi phạm điều-giới saṃghādisesa, vị tỳ-khưu có giới trở lại như trước.
- Nếu vị tỳ-khưu ấy giấu phạm điều-giới saṃghā- disesa bao nhiêu đêm, thì vị tỳ-khưu ấy phải kính xin chư tỳ-khưu-Tăng hành tăng-sự tại sīmā, xin thọ parivāsakamma, rồi vị tỳ-khưu ấy hành parivāsakamma đầy đủ suốt thời gian giấu bấy nhiêu đêm ấy.
Sau khi hành parivāsakamma suốt thời gian đủ số đêm ấy rồi, vị tỳ-khưu ấy đến kính xin chư tỳ-khưu- Tăng hành tăng-sự tại sīmā, xin thọ mānattakamma, rồi vị tỳ-khưu ấy hành mānattakamma nghiêm chỉnh suốt 6 đêm.
Sau khi hành mānattakamma đủ 6 đêm, vị tỳ-khưu ấy đến kính xin chư tỳ-khưu-Tăng hành tăng-sự tại sīmā, xin thọ abhānakamma.
Chư tỳ-khưu-Tăng hành tăng-sự, sau khi Ngài Trưởng-lão luật sư tụng 1 lần ñatti (tuyên-ngôn) và 3 lần abhānakammavācā (thành-sự-ngôn) xong, đồng thời vị tỳ-khưu ấy thoát khỏi phạm điều-giới saṃghādisesa, vị tỳ-khưu có giới trở lại như trước.
- Nếu vị tỳ-khưu nào phạm điều-giới pārājika nào thì vị tỳ-khưu ấy mất phẩm hạnh tỳ-khưu, chỉ còn có cách hoàn tục mà thôi, trở thành người cận-sự-nam.
Nếu muốn xuất gia thì chỉ có xuất gia trở thành vị sa- di suốt đời mà thôi, không thể trở thành vị tỳ-khưu được nữa. Nếu trở thành người cận-sự-nam thì xin thọ phép quy-y Tam-bảo và thọ trì ngũ-giới (bát-giới Uposatha- sīla), rồi giữ gìn ngũ-giới (bát-giới Uposathasīla) cho được trong sạch trọn vẹn, tạo đại-thiện-nghiệp giữ gìn giới, ...
-oo0oo-
(1) Bộ Visuddhimagga, phần Sīlaniddesa.
---
(1) Bộ Visuddhimagga, phần Sīlaniddesa.
---
(1) Bộ Visudhimagga, phần Sīlaniddesa.
Trang Website được thành lập và quản lý bởi các cận sự nam, cận sự nữ trong Phật Giáo. Mục đích nhằm lưu trữ, số hoá kinh sách và tài liệu Phật Giáo Nguyên Thuỷ - Theravāda.