Pháp hành giới làm nền tảng các thiện pháp

Pháp hành giới làm nền tảng các thiện pháp

    NỀN-TẢNG-PHẬT-GIÁO (MŪLABUDDHASĀSANA)

    QUYỂN III

    PHÁP-HÀNH GIỚI (SĪLĀCĀRA)

    Soạn giả: Tỳ-khưu Hộ-Pháp (Dhammarakkhita Bhikkhu) (Aggamahāpaṇḍita)

     

    Hành-giả thực-hành pháp-hành giới có tác-ý tâm-sở đồng sinh với đại-thiện-tâm giữ gìn giới của mình cho được trong sạch trọn vẹn làm nền tảng, làm nơi nương nhờ cho pháp-hành thiền-định, pháp-hành thiền-tuệ được phát triển theo tuần tự từ nhân tới quả liên hoàn từ tam-giới thiện-pháp cho đến siêu-tam-giới thiện-pháp.

    Như Đức-Phật thuyết giảng giải trong bài kinh Cetanākaraṇīyasutta (1) được tóm lược ý nghĩa như sau:

    - Này chư tỳ-khưu! Hành-giả có giới trong sạch (sīlavato), có giới đầy đủ trọn vẹn thì không cần có tác-ý mong rằng:

    “Cầu xin tâm mát mẻ (tâm không nóng nảy) phát sinh đến với tôi.”

    - Này chư tỳ-khưu! Tâm mát mẻ (avippaṭisāra) (tâm không nóng nảy) phát sinh đến với hành-giả có giới trong sạch, có giới đầy đủ trọn vẹn. Đó là lẽ đương nhiên.

    - Này chư tỳ-khưu! Hành-giả có tâm mát mẻ (tâm không nóng nảy) thì không cần có tác-ý mong rằng:

    “Cầu xin tâm hài lòng hoan hỷ phát sinh đến với tôi.”

    - Này chư tỳ-khưu! Tâm hài lòng hoan hỷ (pāmojja) phát sinh đến với hành-giả có tâm mát mẻ (tâm không nóng nảy). Đó là lẽ đương nhiên.

    - Này chư tỳ-khưu! Hành-giả có tâm hài lòng hoan hỷ thì không cần có tác-ý mong rằng:

    “Cầu cho pháp hỷ phát sinh đến với tôi.”

    - Này chư tỳ-khưu! Pháp hỷ (pīti) phát sinh đến với hành-giả có tâm hài lòng hoan hỷ. Đó là lẽ đương nhiên.

    - Này chư tỳ-khưu! Hành-giả có đại-thiện-tâm đồng sinh với thọ hỷ thì không cần có tác-ý mong rằng:

    “Cầu xin pháp an-tịnh phát sinh đến với tôi.”

    - Này chư tỳ-khưu! Pháp an-tịnh (passaddhi) phát sinh đến hành-giả có đại-thiện-tâm đồng sinh với thọ hỷ. Đó là lẽ đương nhiên.

    - Này chư tỳ-khưu! Hành-giả có pháp an-tịnh thì không cần có tác-ý mong rằng:

    “Cầu xin pháp an-lạc phát sinh đến với tôi.”

    - Này chư tỳ-khưu! Pháp an-lạc (sukha) phát sinh đến hành-giả có pháp an-tịnh. Đó là lẽ đương nhiên.

    - Này chư tỳ-khưu! Hành-giả có pháp an-lạc thì không cần có tác-ý mong rằng:

    “Cầu xin pháp thiền-định phát sinh đến với tôi.”

    - Này chư tỳ-khưu! Pháp thiền-định (samādhi) phát sinh đến hành-giả có pháp an-lạc. Đó là lẽ đương nhiên.

    - Này chư tỳ-khưu! Hành-giả có pháp thiền-định thì không cần có tác-ý mong rằng:

    “Cầu xin pháp thiền-tuệ thấy rõ, biết rõ thật-tánh của sắc-pháp, danh-pháp phát sinh đến với tôi.”

    - Này chư tỳ-khưu! Pháp thiền-tuệ thấy rõ, biết rõ thật-tánh của sắc-pháp, danh-pháp (yathābhūtañāṇa- dassana) phát sinh đến hành-giả có pháp thiền-định. Đó là lẽ đương nhiên.

    - Này chư tỳ-khưu! Hành-giả có pháp thiền-tuệ thấy rõ, biết rõ thật-tánh của sắc-pháp, danh-pháp thì không cần có tác-ý mong rằng:

    “Cầu xin trí-tuệ-thiền-tuệ nhàm chán thật-tánh của sắc-pháp, danh-pháp phát sinh đến với tôi.”

    - Này chư tỳ-khưu! Trí-tuệ-thiền-tuệ nhàm chán thật- tánh của sắc-pháp, danh-pháp (nibbidā) phát sinh đến hành-giả có trí-tuệ thiền-tuệ thấy rõ, biết rõ thật-tánh của sắc-pháp, danh-pháp. Đó là lẽ đương nhiên.

    - Này chư tỳ-khưu! Hành-giả có trí-tuệ-thiền-tuệ nhàm chán thật-tánh của sắc-pháp, danh-pháp thì không cần có tác-ý mong rằng:

    “Cầu xin pháp ly-dục (A-ra-hán Thánh-đạo) phát sinh đến với tôi.”

    - Này chư tỳ-khưu! Pháp ly-dục (virāga) (A-ra-hán Thánh-đạo) phát sinh đến hành-giả có trí-tuệ-thiền-tuệ nhàm chán thật-tánh của sắc-pháp, danh-pháp. Đó là lẽ đương nhiên.

    - Này chư tỳ-khưu! Hành-giả có pháp ly-dục (A-ra- hán Thánh-đạo) thì không cần có tác-ý mong rằng:

    “Cầu xin pháp giải-thoát tri-kiến (A-ra-hán Thánh- quả) phát sinh đến với tôi.”

    - Này chư tỳ-khưu! Pháp giải-thoát tri-kiến (vimutti- ñāṇadassana) (A-ra-hán Thánh-quả) phát sinh đến hành-giả có pháp ly-dục (A-ra-hán Thánh-đạo). Đó là lẽ đương nhiên.

    - Này chư tỳ-khưu! Pháp ly-dục (virāga: A-ra-hán Thánh-đạo) có pháp giải-thoát tri-kiến (vimuttañāṇa- dassana: A-ra-hán Thánh-quả) là quả, là quả báu.

    - Trí-tuệ-thiền-tuệ nhàm chán thật-tánh của sắc-pháp, danh-pháp (nibbidā) có pháp ly-dục (virāga: A-ra-hán Thánh-đạo) là quả, là quả báu.

    - Trí-tuệ-thiền-tuệ thấy rõ, biết rõ thật-tánh của sắc- pháp, danh-pháp (yathābhūtañāṇadassana) có trí-tuệ- thiền-tuệ nhàm chán thật-tánh của sắc-pháp, danh-pháp (nibbidā) là quả, là quả báu.

    - Pháp thiền-định (samādhi) có trí-tuệ-thiền-tuệ thấy rõ, biết rõ thật-tánh của sắc-pháp, danh-pháp (yathā- bhūtañāṇadassana) là quả, là quả báu.

    - Pháp an-lạc (sukha) có pháp thiền-định (samādhi) là quả, là quả báu.

    - Pháp an-tịnh (passaddhi) có pháp an-lạc (sukha) là quả, là quả báu.

    - Pháp hỷ (pīti) có pháp an-tịnh (passaddhi) là quả, là quả báu.

    - Tâm hài lòng hoan-hỷ (pāmojja) có pháp hỷ là quả, là quả báu.

    - Tâm mát mẻ (tâm không nóng nảy) (avippaṭisāra) có tâm hài lòng hoan-hỷ (pāmojja) là quả, là quả báu.

    - Giới thiện-pháp (kusalasīla) có tâm mát mẻ (tâm không nóng nảy) (avippaṭisāra) là quả, là quả báu.

    Như vậy, - Này chư tỳ-khưu! Các pháp là nhân có các pháp là quả, là quả báu theo nhân với quả liên hoàn với nhau trôi chảy từ tam-giới thiện-pháp cho đến siêu-tam- giới thiện-pháp tột đỉnh là A-ra-hán Thánh-đạo, A-ra- hán Thánh-quả đến Niết-bàn giải thoát khổ tử sinh luân- hồi trong tam-giới.

    (Xong ý nghĩa bài kinh Cetanākaraṇīyasutta)

    Pháp-hành giới mà hành-giả có tác-ý tâm-sở đồng sinh với đại-thiện-tâm giữ gìn giới của mình cho được trong sạch và trọn vẹn làm nền tảng, làm nơi nương nhờ cho pháp-hành thiền-định và pháp-hành thiền-tuệ được phát triển theo tuần tự từ tam-giới thiện-pháp cho đến siêu-tam-giới thiện-pháp.

    * Trong bài kinh Kimatthiyasutta(1) Đức-Phật giải đáp những câu hỏi của Ngài Trưởng-lão Ānanda về quả của giới, quả báu của giới theo tuần tự từ tam-giới thiện- pháp cho đến siêu-tam-giới-pháp được tóm lược như sau:

    Một thuở nọ, Đức-Thế-Tôn ngự tại ngôi chùa Jetavana của ông phú hộ Anāthapiṇḍika gần kinh-thành Sāvatthi.

    Khi ấy Ngài Trưởng-lão Ānanda đến hầu đảnh lễ Đức-Thế-Tôn xong rồi ngồi một nơi hợp lẽ, bèn bạch hỏi Đức-Thế-Tôn rằng:

    - Kính bạch Đức-Thế-Tôn, giới thuộc về thiện pháp có pháp nào là quả, có pháp nào là quả báu? Bạch Ngài.

    Đức-Thế-Tôn truyền dạy Ngài Trưởng-lão Ānanda rằng:

    - Này Ānanda! Giới thuộc về thiện-pháp (kusalasīla) có tâm mát mẻ (avippaṭisāra) (tâm không nóng nảy) là quả, có tâm mát mẻ là quả báu.

    - Kính bạch Đức-Thế-Tôn, tâm mát mẻ có pháp nào là quả, có pháp nào là quả báu? Bạch Ngài.

    - Này Ānanda! Tâm mát mẻ có tâm hài lòng hoan hỷ (pāmojja) là quả, có tâm hài lòng hoan hỷ là quả báu.

    - Kính bạch Đức-Thế-Tôn, tâm hài lòng hoan hỷ có pháp nào là quả, có pháp nào là quả báu? Bạch Ngài.

    - Này Ānanda! Tâm hài lòng hoan hỷ có pháp hỷ (pīti) là quả, có pháp hỷ là quả báu.

    - Kính bạch Đức-Thế-Tôn, pháp hỷ có pháp nào là quả, có pháp nào là quả báu? Bạch Ngài.

    - Này Ānanda! Pháp hỷ có pháp an-tịnh (passaddhi) là quả, có pháp an-tịnh là quả báu.

    - Kính bạch Đức-Thế-Tôn, pháp an-tịnh có pháp nào là quả, có pháp nào là quả báu? Bạch Ngài.

    - Này Ānanda! Pháp an-tịnh có pháp an-lạc (sukha) là quả, có pháp an-lạc là quả báu.

    - Kính bạch Đức-Thế-Tôn, pháp an-lạc có pháp nào là quả, có pháp nào là quả báu? Bạch Ngài.

    - Này Ānanda! Pháp an-lạc có pháp thiền-định (samādhi) là quả, có pháp thiền-định là quả báu.

    - Kính bạch Đức-Thế-Tôn, pháp thiền-định có pháp nào là quả, có pháp nào là quả báu? Bạch Ngài.

    - Này Ānanda, pháp thiền-định có pháp thiền-tuệ (yathābhūtañāṇadassana) thấy rõ, biết rõ thật-tánh của sắc-pháp, danh-pháp là quả; có pháp thiền-tuệ thấy rõ, biết rõ thật-tánh của sắc-pháp, danh-pháp là quả báu.

    - Kính bạch Đức-Thế-Tôn, pháp thiền-tuệ thấy rõ, biết rõ thật-tánh của sắc-pháp, danh-pháp có pháp nào là quả, có pháp nào là quả báu? Bạch Ngài.

    - Này Ānanda! Pháp thiền-tuệ thấy rõ, biết rõ thật- tánh của sắc-pháp, danh-pháp có trí-tuệ-thiền-tuệ nhàm chán (nibbidā) thật-tánh của sắc-pháp, danh- pháp là quả; có trí-tuệ-thiền-tuệ nhàm chán thật-tánh của sắc-pháp, danh-pháp là quả báu.

    - Kính bạch Đức-Thế-Tôn, trí-tuệ-thiền-tuệ nhàm chán thật-tánh của sắc-pháp, danh-pháp có pháp nào là quả, có pháp nào là quả báu? Bạch Ngài.

    - Này Ānanda! Trí-tuệ-thiền-tuệ nhàm chán thật-tánh của sắc-pháp, danh-pháp có pháp ly-dục (virāga) (A-ra- hán Thánh-đạo) là quả, có pháp ly-dục (A-ra-hán Thánh-đạo) là quả báu.

    - Kính bạch Đức-Thế-Tôn, pháp ly-dục (A-ra-hán Thánh-đạo) có pháp nào là quả, có pháp nào là quả báu? Bạch Ngài.

    - Này Ānanda! Pháp ly-dục (A-ra-hán Thánh-đạo) có pháp giải-thoát tri-kiến (vimuttiñāṇadassana) (A-ra-han Thánh-quả) là quả, có pháp giải-thoát tri-kiến (A-ra-hán Thánh-quả) là quả báu.

    - Này Ānanda! Giới thuộc về thiện-pháp có tâm mát mẻ (tâm không nóng nảy) là quả, có tâm mát mẻ (tâm không nóng nảy) là quả báu.

    - Tâm mát mẻ có tâm hài lòng hoan hỷ là quả, có tâm hài lòng hoan hỷ là quả báu.

    - Tâm hài lòng hoan hỷ có pháp hỷ là quả, có pháp- hỷ là quả báu.

    - Pháp hỷ có pháp an-tịnh là quả, có pháp an-tịnh là quả báu.

    - Pháp an-tịnh có pháp an-lạc là quả, có pháp an-lạc là quả báu.

    - Pháp an-lạc có pháp thiền-định là quả, có pháp- thiền-định là quả báu;

    - Pháp thiền-định có pháp thiền-tuệ thấy rõ, biết rõ thật-tánh của sắc-pháp, danh-pháp là quả; có pháp- thiền-tuệ thấy rõ, biết rõ thật-tánh của sắc-pháp, danh- pháp là quả báu.

    - Pháp-thiền-tuệ thấy rõ, biết rõ thật-tánh của sắc- pháp, danh-pháp có trí-tuệ-thiền-tuệ nhàm chán thật- tánh của sắc-pháp, danh-pháp là quả; có trí-tuệ-thiền- tuệ nhàm chán thật-tánh của sắc-pháp, danh-pháp là quả báu.

    - Trí-tuệ-thiền-tuệ nhàm chán thật-tánh của sắc- pháp, danh-pháp có pháp ly-dục (A-ra-hán Thánh-đạo) là quả, có pháp ly-dục (A-ra-hán Thánh-đạo) là quả báu.

    - Pháp ly-dục (A-ra-hán Thánh-đạo) có pháp giải- thoát tri-kiến (A-ra-hán Thánh-quả) là quả, có pháp giải-thoát tri-kiến (A-ra-hán Thánh-quả) là quả báu.

    - Này Ānanda! Giới thuộc về thiện-pháp có quả theo tuần tự từ tam-giới thiện-pháp cho đến siêu-tam-giới thiện-pháp chứng đắc A-ra-hán Thánh-đạo, A-ra-hán Thánh-quả cao thượng như vậy.

    (Xong bài kinh Kimatthiyasutta)

    -oo0oo-

    (1) Aṅguttaranikāya, phần Ekadasakanipāta, kinh Cetanākaraṇīyasutta.

    (1) Ang. Ekādasakanipāta, Kinh Kimatthiyasutta.

    Trang Website được thành lập và quản lý bởi các cận sự nam, cận sự nữ trong Phật Giáo. Mục đích nhằm lưu trữ, số hoá kinh sách và tài liệu Phật Giáo Nguyên Thuỷ - Theravāda.