* Đức-Phật dạy về quả của nghiệp rằng:
“...tassa dāyādo bhavissāmi.” Ta sẽ là người thừa hưởng quả an-lạc của thiện-nghiệp ấy hoặc chịu quả khổ của ác-nghiệp ấy, như là người thừa kế (dāyādo).
Đối với loài người trong cõi Nam-thiện-bộ-châu này, nếu chủ nhân nào có đại-thiện-nghiệp nào gặp thuận- duyên (sampatti) thì có cơ hội cho quả an-lạc của đại- thiện-nghiệp ấy, nên chủ nhân ấy hưởng được mọi an-lạc của đại-thiện-nghiệp ấy của mình, như là người thừa kế (dāyādo) quả của đại-thiện-nghiệp ấy với thời gian lâu hoặc mau tùy theo quả của đại-thiện-nghiệp ấy.
Và nếu chủ-nhân nào có ác-nghiệp nào gặp nghịch- duyên (vipatti) thì có cơ hội cho quả khổ, nên chủ nhân ấy phải chịu quả khổ của ác-nghiệp của mình, như là người thừa kế (dāyādo) quả của ác-nghiệp ấy với thời gian lâu hoặc mau tùy theo quả của ác-nghiệp ấy.
- Mỗi chúng-sinh nói chung, mỗi người nói riêng, đều không có số-mệnh hoặc định-mệnh của mình, mà chỉ có nghiệp và quả của nghiệp của mình mà thôi.
Giả sử, nếu mỗi chúng-sinh có số-mệnh, có định- mệnh của mình thật sự, thì ai có khả năng định sẵn an bài số-mệnh, định-mệnh của mỗi chúng-sinh lớn và nhỏ trong bốn loài chúng-sinh, trong tam-giới gồm có 31 cõi-giới chúng-sinh này được???
Thật ra, nếu người nào tin nghiệp và quả của nghiệp của mình, thì người ấy chắc chắn không còn tin vào số- mệnh hoặc định-mệnh nào cả, bởi vì không có số- mệnh hoặc định-mệnh nào đã được an bài đối với mỗi chúng-sinh lớn nhỏ trong tam-giới.
Thật ra, mỗi chúng-sinh nói chung, mỗi người nói riêng trong vòng tử sinh luân-hồi trong ba giới bốn loài, từ vô thủy trải qua vô số kiếp cho đến kiếp hiện-tại này, mỗi kiếp đã tạo vô số đại-thiện-nghiệp và vô số ác-nghiệp dù nghiệp nặng, dù nghiệp nhẹ cũng đều được lưu trữ đầy đủ trọn vẹn ở trong tâm không hề bị mất mát một mảy may nào cả.
Tính chất của mỗi đại-thiện-nghiệp, mỗi ác-nghiệp
- Mỗi đại-thiện-nghiệp ấy nếu gặp thuận-duyên (sampatti) thì có cơ hội cho quả tốt, quả an-lạc ngay trong kiếp hiện-tại (kiếp thứ nhất).
- Sau khi chủ-nhân ấy chết, nếu đại-thiện-nghiệp ấy có cơ hội thì cho quả tái-sinh kiếp sau (kiếp thứ nhì) trong cõi thiện-dục-giới.
- Đại-thiện-nghiệp ấy nếu gặp thuận-duyên (sampatti) thì có cơ hội cho quả từ kiếp thứ 3 cho đến kiếp chót của bậc Thánh A-ra-hán, trước khi tịch diệt Niết-bàn.
- Mỗi ác-nghiệp ấy gặp nghịch-duyên (vipatti) thì có cơ hội cho quả xấu, quả khổ ngay trong kiếp hiện-tại (kiếp thứ nhất).
- Sau khi chủ-nhân ấy chết, nếu ác-nghiệp ấy có cơ hội thì cho quả tái-sinh kiếp sau (kiếp thứ nhì) trong cõi ác-giới.
- Ác-nghiệp ấy nếu gặp nghịch-duyên (vipatti) thì có cơ hội cho quả từ kiếp thứ 3 cho đến kiếp chót của bậc Thánh A-ra-hán, trước khi tịch diệt Niết-bàn.
Bậc thiện-trí có kammassakatā sammādiṭṭhi: chánh-kiến sở nghiệp, tin nghiệp và quả của nghiệp của mình, và tin nghiệp và quả của nghiệp của mỗi chúng-sinh, nên bậc thiện-trí nhận thức đúng đắn rằng:
“Không có sự bất công thật sự trong đời này.”
Bởi vì, kiếp hiện-tại của mỗi chúng-sinh nào đều bị chi phối do nghiệp và quả của nghiệp của mỗi chúng- sinh ấy. Tuy nhiên, nghiệp và quả của nghiệp có thời gian mãn nghiệp ấy, hoàn toàn không phải là định-mệnh hoặc số-mệnh đã được an bài đối với mỗi chúng-sinh.
Tất cả mọi người trong đời đều có quyền hoàn toàn chủ động tự lựa chọn tạo thiện-nghiệp nào theo khả năng của mình, và cũng có quyền hoàn toàn chủ động không tạo ác-nghiệp hoặc tạo ác-nghiệp theo khả năng của mình.
Nếu đã tạo nghiệp nào rồi, nghiệp ấy có cơ hội cho quả thì chủ-nhân của nghiệp ấy hoàn toàn bị động, không có quyền phủ nhận quả của nghiệp của mình, mà phải chấp nhận như là người thừa kế (dāyādo) quả của nghiệp ấy.
- Nếu ác-nghiệp nào gặp nghịch-duyên (vipatti) có cơ hội thì cho quả xấu, quả khổ của ác-nghiệp ấy, làm cho chủ nhân của ác-nghiệp ấy phải chịu bao nhiêu nỗi khổ trong cuộc sống.
- Nếu đại-thiện-nghiệp nào gặp thuận-duyên (sampatti) có cơ hội thì cho quả tốt, quả an-lạc của đại-thiện- nghiệp ấy, làm cho chủ nhân của đại-thiện-nghiệp ấy được hưởng mọi sự an-lạc thuận lợi trong cuộc sống.
Nghiệp và quả của nghiệp thật là công bằng, không hề thiên vị một ai cả.
Người nào nghĩ rằng:
“Có sự bất công thật sự trong đời này.”
Bởi vì người ấy chỉ thấy, chỉ biết nghiệp trong kiếp hiện-tại mà thôi, họ không có kammassakatā sammā-diṭṭhi: chánh-kiến sở nghiệp, không tin nghiệp và quả của nghiệp của mình, và không tin nghiệp và quả của nghiệp của mỗi chúng-sinh.
Trích: Đoạn kết quyển Nghiệp và quả của Nghiệp, Soạn giả Tỳ Khưu Hộ Pháp
Trang Website được thành lập và quản lý bởi các cận sự nam, cận sự nữ trong Phật Giáo. Mục đích nhằm lưu trữ, số hoá kinh sách và tài liệu Phật Giáo Nguyên Thuỷ - Theravāda.