HỘI NGHỊ QUỐC TẾ
(NHIỀU BÀI TƯỜNG THUẬT)
CỦA
Nāga Mahā Thera – Tỳ Khưu Bửu Chơn
Phật lịch 2508 – Dương lịch 1965
PHẬT GIÁO – MỘT HUY HIỆU THỰC TẾ
Do theo quyển MAHAPARINIRVARA NUMBER của bác sĩ S.K.SIHHA (ẤN ĐỘ). Bhikkhu Nāga Thera Đ.Đ. Bửu Chơn phiên dịch.
Một sự đặc biệt của Phật giáo là sự chỉ dạy cho nhân loại trên thế giới một con đường hoàn toàn hạnh phúc. Sự truyền giáo của Đức Phật không ám chỉ là một tôn giáo mới, nhưng trái lại nó có liên quan đến tư tưởng thật tế của con người, vì thế Ngài cố ý lập ra một chiếc xe để giúp cho cuộc hành trình được kết quả mỹ mãn.
Con người cần phải biết tới sự hoàn toàn thật tế mà nó đương ẩn phía sau hình dáng của mình, nhưng mà sự sưu tầm này thật khó vì con người không thể nào đoạt được sự thỏa mãn cuối cùng.
Đồng thời cũng là một triết lý khó khăn và sâu xa dầu cho người Phật tử cũng khó mà làm cho phát triển được. Nhưng trong Kinh Sinsupa có giải rằng: Chính Đức Phật Ngài hoàn toàn sáng suốt hiểu biết (vijjā) cả mọi lẽ (nhứt là khoa học) nhưng Ngài không muốn giảng ra cho các hàng môn đệ Ngài nghe vì nó không có làm cho con người chán nản thay đổi tư tưởng và hạnh kiểm để đến nơi giải thoát được, trái lại còn làm cho lòng dục vọng bành trướng không giới hạn. Ngài chỉ giảng giải cho chúng sanh và tập lần cho họ quen biết thế nào là đời con người và cái luật biến thể để giúp cho họ đạt được cái gì đương ẩn trú trong thân thể họ.
Sự kết quả về chân lý tốt đẹp của đời người mà Ngài đã giảng giải lần đầu tiên tại vườn Lộc Giả (Saranath) cách đây hơn 25 thế kỷ. Sự giảng giải của Ngài không có chi là siêu hình hoặc huyền bí cả, Ngài chỉ dẫn chứng thực tế hiện đương có hoặc đương biểu diễn từ trong mỗi nhân vật. Vì vậy mà triết lý của Ngài giảng giải hầu cho người tầm thường cũng có thể hiểu biết và lĩnh hội được. Sự quan trọng của con người là chính mình tự đưa mình lên bực siêu phàm, xuất chúng (Thánh nhơn).
Trong thời đại hỗn loạn tinh thần và đạo đức này thì con người càng nên tự cố gắng tìm kiếm và khám phá cái gì đương ẩn trú trong thân ta. Theo thiển kiến của tôi đã trải qua một thời gian thật dài, nhưng tiếng gọi của Đức Phật vẫn còn năng lực để giúp đỡ cho con người có giá trị và đại khái là con người phải chính là “Tạo hóa của số phận mình vậy”. Tôi tự cảm thấy không đủ khả năng để bàn rộng về triết lý cao siêu mà Đức Phật đã giảng giải cho con người. Tôi tự cảm thấy mình mê thích nơi sự giản dị và huy hoàng của lời dạy Ngài thôi.
Theo Đức Phật đời con người không phải là một “thật thể” mà là một “biến thể”, nó chỉ là một cuộc hành trình để làm cho đầy đủ và thành tựu cái chi mà tự mình có khả năng, như vậy thì con người mới có thể phá tan hoặc cắt đứt sự cố chấp của “bản ngã” (atta) và tự thấy mình cũng đồng thể như kẻ khác. Tứ diệu đế và Bát chánh đạo là cơ quan cốt yếu của đời người, mà Ngài muốn cho con người áp dụng để đoạt lấy cái thật tế cho đời mình. Như nhà triết học trứ danh của Hy Lạp có nói “Trí thức là đức hạnh”, nhưng Đức Phật nhận thấy rằng “Muốn được cái trạng thái ấy cần phải có một căn bản của tinh thần lành mạnh để cố gắng tới đức hạnh ấy”. Vô minh đã dứt bỏ được thì con người có thể thấy được cái bản tính chân thật. Một khi đã thấy được cái bản tính chân thật rồi thì sẽ thấy rõ chúng ta đã từ thời gian vô tận vẫn chạy đua nhau để đoạt lấy những vật gì mà không bền vững và không phải là nguồn gốc của hạnh phúc vĩnh cửu.
Thật ra sự sống con người chỉ để chịu lấy sự đau khổ nhưng họ vẫn muốn sống vì lòng ái dục (tanha) khao khát thúc đẩy lôi cuốn họ phải chạy đua nhau. Đức Phật không bắt buộc phải dục tắt hẳn liền cái lòng tham muốn, như các nhà đạo sĩ khổ hạnh thích làm, Ngài chỉ dạy nên xem vạn vật đều vô thường và không quí báu cho trở thành vật quí báu là “Niết- bàn”. Sự tư tưởng và hành động đều có liên quan nhau, nếu tư tưởng lành có thể lôi cuốn con người làm điều lành, khi đã làm điều lành thường thì nó sẽ lôi cuốn họ có một thói quen tư tưởng luôn đến đường chánh. Con người cần khởi sự hành trình mình bằng cách giải quyết chân chánh và hành động lành rồi lần lần sẽ tiến đến trạng thái của tinh thần trong sạch không lòng sân hận và đầy đủ sự bác ái đến tất cả người khác. Người “thường nhân” không thể hiểu biết được cái lạc thú cao cả của “Yoga” cũng như ý nghĩa lạc thú của Niết- bàn vậy. Nhưng đây là một triết lý dựa vào ý nghĩa thật tế đã có từ mầm gốc từ trong thân họ và cũng là một triết lý phải “hiểu biết và thực hành chân chánh” mới có thể giúp họ thắng được lòng ái dục và làm cho tự họ mở lấy sự ràng buộc của tâm mình, mà thế giới hiện đại cần phải nhìn nhận cái triết lý như thế ấy. Ai cũng nhìn nhận rằng hiện nay vấn đề nhân loại đã đưa đến trạng thái khuẩn bách mà trước kia họ chưa từng đương đầu bao giờ.
Khoa học đã tạo cho ta những vật vĩ đại vô cùng, nhưng về mặt đạo đức thì phải nhận định rằng “chúng ta thật nhỏ bé và ghê sợ vô cùng” càng nhận kĩ thì càng thấy rõ thân nhỏ bé này sẽ bị nghiền nát dưới sức nặng của cơ khí mà khoa học đã thiết bị sẵn chung quanh mình chúng ta. Như một đặc điểm khác là sự tư tưởng dụ dự mơ hồ của con người khi nghĩ đến bản đồ của khoa học có thể trình bày cảnh không gian vô tận của các vì tinh tú mà các nhà khoa học suy tầm ra chung quanh mình họ. Không những họ dám bạo gan vẽ ra những hình ảnh từ các vì tinh tú ấy từ nguồn gốc sanh, diệt mà còn đương dò xét tầm kiếm cảnh giới của tinh tú, mà ánh sáng của vài vì sao ấy chiếu đến chúng ta có hàng triệu triệu năm; một mặt khác, họ còn tự hào đến cảnh giới nhỏ bé của nguyên tử có ẩn tàng một năng lực mà họ đương học để thả nó ra có thể dùng để làm cho chủng tộc loài người tiêu diệt. Trong lúc họ có thể học để kiến tạo các vì sao ở xa ta hàng triệu triệu của triệu triệu dặm Anh (1km600) và thâu rút lại những hạt nguyên tử thật nhỏ bé đương ở gần và tỏa ra dưới hình thức (formula) theo dấu hiệu của toán học, mà các nhà triết học rất thất vọng vì họ quên hẳn học những cái đương có ở trong người họ. Đã hơn 300 năm nay, những tư tưởng thay đổi của khoa học, trái lại có lẽ đã làm cho họ hổ thẹn thôi.
Trong vũ trụ thênh thang vô tận này chồng chất với vòng vũ trụ khác mà duy tồn được là do nhờ sức của trọng lực (gravity). Như nhà thiên văn cho ta biết rằng “con người là một kết quả hết sức nhỏ bé”, sự hiểu biết này cũng giống như trong Phật giáo vậy. Đối với cái máy tư tưởng của vũ trụ, hằng mấy trăm năm đã qua, khoa học đã cung hiến cho con người bằng sự không nương nhờ được và trái lại tai nạn đã phát sanh do khoa học gây ra vượt ra khỏi sự kiểm điểm của họ. Khoa học còn làm mất cả tứ chi con người không thể tưởng tượng được, vì con người đã bị tê liệt và chỉ còn trở thành như “một cái răng” của bộ máy cho quốc gia và xã hội vậy thôi. Như vậy thì sự học thức của con người thiếu mất sự thăng bằng giữa vũ trụ và loài người.
Nếu xét ra cho thật kỹ, thì tinh thần của chúng ta thật rất tấn bộ về bề rộng, nhưng không có bề sâu. Sự hiểu biết của chúng ta hết sức tốt đẹp về sự phát minh ra nguyên tử, nhưng kế đó cái kết quả ấy trở thành một lực lượng cho vật chất, chớ không phải về phương hướng của đạo đức tinh thần, như thế cái kết quả ấy cũng không có ích chi cho nhân vị của con người cả. Sự văn minh tấn bộ chỉ đưa chúng ta đến “trạng thái mênh mông nhưng vẫn không phương hướng”, đây là một giải pháp vĩ đại của thời đại tối tân vậy. Ai cũng nhìn nhận sự kết quả lợi ích của năng lực tấn bộ của khoa học trong thời đại văn minh đã mở rộng giúp cho chúng ta một con đường mới của sự sống theo phương pháp và kiềm chế nó dưới sự kiểm điểm chặt chẻ, nghĩa là một nền văn hóa mới mẻ do đó mà cách sống mới mẻ của con người với một giá trị cận kiêm, như thế thì sự thúc giục của thế giới tự nhiên phải tràn tới nền văn hóa ấy, nghĩa là một xã hội gầy dựng hoàn toàn bao quát cho sự sống con người. Với xã hội mà con người có thể phát triển tinh thần đạo đức đầy đủ và sự sinh hoạt chung của đời người, đó mới có thể là một phương tiện để tiếp độ cho thế giới đương ở trong trạng thái tiến thối lưỡng nan, là phải khởi sự cần dùng đến trung tâm của tinh thần con người vậy. Cái năng lực tạo thành một hình ảnh mới của con người và cung kính đến nhân vị của họ là hòa giải sự nhu cầu và bắt buộc họ để tạo lập ra sự sản xuất cho con người có thể đầy đủ hạnh phúc thanh tươi hơn.
Tất cả điều giải trước đây là cốt ý chỉ cho con người nên khám phá và sưu tầm lại cái khoa học đang ẩn trú trong cơ thể con người, nhứt là về tâm lý, như thế mới gọi là đã khởi đầu cho một kỷ nguyên trên sự cố gắng đúng theo phương hướng, nói rõ ra là nên bắt buộc con người vào sự học hỏi cách xây dựng và tạo hóa cho họ vậy.
Còn cách nào thuận tiện hơn bằng sự nối liền lại lịch sử của nhân loại là quay về với Đức Phật là một bực đã khám phá ra con người ra đầu tiên không? Nhân cách con người đã quyết định là một nhân loại cấu tạo với sức lực để tiến đến sự hành vi đầy đủ với mục đích của mình. Ta thử xem con đường đời của Đức Phật và các đệ tử Ngài ra thế nào? Có phải là một gương mẫu và một giáo lý chỉ dạy con người có thể tổ chức một nhân loại để thực hành cho tròn đủ với ý định của mình không?
Như thế, một sự thúc giục của thời đại cần phải phát minh lên một triết lý thật tế, là sự khám phá con người, thì sự chú ý của thế giới càng nên xoay chí hướng về với Đức Phật. Với tư cách đầy đủ khả năng của Đức Phật thật đáng tôn kính, theo thời đại khoa học này, trong khi những quan niệm thời kỳ cổ kính đã mất hẳn, thì sự chú ý con người càng nên quay về với Ngài vậy. Đức Phật rất nhìn nhận sự động lực của vũ trụ, Ngài nghĩ rằng “Tất cả vũ trụ đều có một dòng biến thể, con người cũng phải chịu lấy ảnh của dòng biến thể ấy. Con người không có sự bền vững chỉ là một động lực xoay luôn theo hệ thống thật tế của nó vậy. Họ có thể bỏ ra sau cái gì mà cột trói họ như một con vật của thế giới và họ sẽ vượt lên đến chỗ có thể giải thoát khỏi sự cột trói của đời mình bằng cách thực nghiệm theo đường lối của Đức Phật. Như thế thì không có chi lạ về tư tưởng con người hiện tại càng nên quay về với triết lý thật tế của vị Đại Giáo chủ vậy.
– Dứt tác phẩm Hội nghị quốc tế ‒
Trang Website được thành lập và quản lý bởi các cận sự nam, cận sự nữ trong Phật Giáo. Mục đích nhằm lưu trữ, số hoá kinh sách và tài liệu Phật Giáo Nguyên Thuỷ - Theravāda.