PHẬT GIÁO NGUYÊN THỦY - THERAVĀDA
-----
SƠ THIỀN TÂM
(PATHAMAJHĀNACITTA)
Soạn giả
Trưởng Lão Hòa Thượng Hộ Tông
(Vaṅsarakkhita Mahāthera)
PHẬT NGÔN
1. Chandajāto anakkhāte. Manasā ca phuṭo siyā Kāme ca apaṭibaddha citto Uddhaṃsoto tivuccati.
2. Amoghaṃ divasaṃ kariyā, Appena bahukena vā. Yaṃ yaṃ vivahate ratti. Tadū nantassa jīvitaṃ.
3. Catunnaṃ khu āvuso. Satipatthānānaṃ bhāvitattā. Bahulīkatattā saddhamma. Parihānaṃ hoti.
4. Yokho ananda bhikkhu vā bhikkhunī vā upāsakā vā upāsikā vā dhammānu dhammapaṭipanno vihariti sāmīcipaṭipanno anudhammacārī so tathāgataṃ sakkaroti garukaroti māneti pūjeti paramāya pūjāya.
5. Yāva hi imā catasso parisā maṃ imāya patipattipūjāya pūjessanti tāva mama sāsanaṃ nabhamajjhe puṇṇacando viya virocessati.
6. Bhikkhave mayi sasenho tissasadiso vahotu gandhamālādīhi pūjaṃ karontā pineva maṃ pujenti dhammānudhamma ppaṭipajjamā nāyeva pana maṃ pūjenti.
7. Vị trời Subarahamādevaputta đến bạch hỏi đức Chánh Biến Tri rằng:
Niccatrastamidaṃ cittaṃ. Niccabbiggimadaṃ mano. Anuppannesu kicchesu. Tathā uppattitesu ca.
Sace atthi anutrastaṃ. Taṃ me akkhāhi pucchito.
- Phật đáp:
Naññātra bojjhā tapasā. Nāññatrin driyasaṃvarā Nāññatra sabbanissaggā. Sotthin passāmi pāninaṃ
8. Uṭṭhahatha nisīdatha. Ko attho supitena vo. Āturānaṃ hi kā niddā. Sallaviddhāna ruppataṃ. Uṭṭhahatha nisīdatha. Dalhma sikkhatha santiyā.
9. Parittaṃ darumāruyha, Yathāsīde mahaṇṇave. Evaṃ kusītamā gamma. Sādhu jīvīpi sīdati.
10. Bhāsitaṃ buddhaseṭṭhena. Sabbalokagga vādinā. Natumhā kamidan rupaṃ. Taṃ jaheyyātha bhikkhavo. Aniccā vata saṇkhārā. Uppādavayadhammino. Uppajjitvā nirujjhanti. Tesaṃ vūpasamo sukhati.
11. Imasmañ ca kho subhadda dhamma vinaye ariyo atthaṅgiko maggo upalabbhati samanopi tattha upalabbhati ime ca subhadda bhikkhu sammavihareyyun asuñño loko arahantehi assa
12. Sace bhāyetha dukkhassa. Sace vo dukkhamappiyaṃ. Mā kattha pāpakaṃ kammaṃ. Āvi vā yadi vā raho. Sace ca pāpakaṃ kammaṃ. Karissatha karotha vā. Na vo dukkhā muttyatthi. Upeccāpi palāyatanti. Bhāsitaṃ buddhaseṭṭhena. Saccaṃ lokaggavā dinā. Etena saccavajjena. Sukhaṃ hotu nirantaraṃ.
13, 14, 15 (nghĩa phía dưới)
16. Nibbānagāminīpaṭipadaṃ purentena pana bhikkhunā. Kayāvankādīni pahātabbāni anandheneva andhenaviya. Amugeneva mūgenaviya abbhirenena badhirenaviya bhavituṇ. Vattati asathena amāyena bhavituṇ vattati.
17. Cattāro me bhikkhave kālā sammābhāviyamānā sammā anupari vattiyamānā āsavānam khayaṃ pāpenti, katame cattāro kālena dhammassavanaṃ, kālena dhammasākacchā, kālena samatho, kālena vipassanā ime kho bhikkhave cattāro kālā pāpenti
Dịch nghĩa
1. Nên là người vừa lòng buộc tâm trong Niết-bàn, vì người không có tâm dính mắc trong ngũ dục, gọi là người có dòng nước tâm cao thượng.
2. Người đừng làm cho ngày và đêm vô dụng, dù là ít hoặc nhiều. Vì ngày và đêm qua khỏi người nào, sự sinh tồn của người ấy hằng giảm lần điều lợi ích.
3. Chánh pháp suy đổi cũng vì tứ chúng không niệm, không thực hành tứ niệm xứ. Trái lại, chánh pháp sẽ chói lọi cũng vì tứ chúng dẫn nhau niệm và thực hành tứ niệm xứ.
4. Nầy Ananda! Tỳ khưu hoặc tỳ khưu ni, cận sự nam hay cận sự nữ, là người hành pháp hợp với pháp, hành đứng đắn, hành theo xuất thế pháp, người đó gọi là tôn trọng, kính mến, tôn thờ, cúng dường Như Lai bằng cách sùng bái tối thượng.
5. Nếu tứ chúng sùng bái Như Lai bằng sự thực hành đến đâu, giáo pháp của Như Lai sẽ tiến triển chói lọi, như vầng trăng rằm long lanh trên giữa không trung đến đó.
6. Này các thầy tỳ khưu! Người có lòng thương ta hãy là người giống như thầy Tissa Thera đi! Dù là tứ chúng sùng bái ta bằng vật thơm và các thứ hoa, cũng chưa gọi là sùng bái cúng dường ta. Phần tứ chúng thực hành pháp, hợp với pháp đó mới gọi là đã cúng dường ta vậy.
7. Bạch Phật! Tâm tôi hằng kinh sợ mãi mãi, vì tôi bị khó khăn trong ngày trước và khổ sở mà các thiên nữ của tôi đang gặp. Bạch ngài! Tôi mong biết rằng: nơi nào không có điều đáng lo sợ và nguyên nhân cho thoát ly sự kinh sợ ấy, nơi đó có hay không? Nếu có cầu xin Ngài giảng thuyết cho tôi với.
- Này Subarahamadevaputta! Trừ sự niệm Thất giác chi (7 bojjhaṅga) liên lạc phần đầu có Tứ niệm xứ, trừ có sự tinh tấn trong Tứ chánh cần; trừ sự chế ngự lục căn và trừ Niết-bàn thoát ly tất cả khổ não, Như Lai không thấy pháp nào là cho chúng sanh được hạnh phúc cả.
8. Các ngươi hãy thức dậy đi! Ngồi đi! Các ngươi nằm mộng có lợi ích gì; vì nhân dân đang hỗn độn, bị tên, tức là nghèo nàn, khổ sở phá hoại. Các ngươi còn ngủ mê làm gì? Hãy thức dậy đi! Các ngươi hãy tu học và thực hành cho đầy đủ, ngỏ hầu được sự an ninh.
9. Dù là người mạnh khoẻ, nhưng lười biếng, cũng phải sa đắm, như người ngồi trên khúc gỗ hoặc cục đá, phải sa chìm trong đại hải, hẳn vậy.
10. Đấng cứu thế, bậc trí tuệ cao quý trong đời, có giảng thuyết với chư tỳ khưu tăng rằng: Này các tỳ khưu! Người thấy sự kinh sợ trong nẻo luân hồi, rằng thân thể này chẳng phải là của các ngươi, chẳng phải là chính mình, chẳng phải là bản ngã, chẳng ở trong quyền lực sai khiến của ai. Các ngươi hãy bỏ sự ưa thích, hài lòng trong thân thể của các ngươi đi. Tất cả sự tập hợp toàn là vô thường, có sanh và có diệt là tự nhiên, như vậy tất cả tập hợp này, sanh rồi diệt. Niết- bàn là nơi vắng lặng đối với các tập hợp ấy; là hạnh phúc cao siêu.
11.
‒ Nghĩa: Nầy Subhadda! Trong giáo pháp này, nếu còn Bát thánh đạo cao quý, đến đâu, dù là đức Tu-đà-huờn, Tư-đà-hàm, A-na-hàm và A-la-hán cũng còn có đến đó... Này Subhadda! Nếu chư tỳ khưu cố gắng dẫn nhau thực hành chân chánh, thế gian cũng chẳng phải không có các bậc A-la-hán.
Trong sumaṅgalavitāsini athakathādīghanikāya pātika aggca quyển 3 trang 111-112 hàng 21 có ghi rằng:
1) paṭisambhidappattehi vassasahassaṃ aṭṭhāsi: ngàn năm đầu là thời kỳ của các bậc A-la-hán đắc tứ phân tích.;
2) chaḷabhiññehi vassasahassaṃ: ngàn năm thứ nhì là thời kỳ của chư A-la-hán đắc lục thông;
3) tevijjehi vassasahassaṃ: ngàn năm thứ 3 là thời kỳ của chư A-la-hán đắc tam thông (minh);
4) sukkhavipassakehi vassashassam: ngàn năm thứ 4 là thời kỳ của chư A-la-hán chỉ tu niệm thông tuệ (vipassanā);
5) pāṭimokkhehi vassasahassaṃ aṭṭhāsi: ngàn năm thứ 5 là thời kỳ của chư Tu-đà-huờn, Tư-đà-hàm, A-na-hàm, như vậy.
12. Nếu các ngươi sợ khổ, nếu cảnh khổ không phải là nơi ưa thích của các ngươi, các ngươi đừng làm nghiệp dữ trong nơi trống trải hoặc trong nơi khuất lấp; nếu các ngươi sẽ làm hoặc đang làm ác nghiệp, dù các ngươi chạy trốn, cũng chẳng thoát được khổ đâu. Đức Phật là bậc xuất chúng có lý thuyết cao siêu trong đời, đã giảng lưu truyền chân chánh như vậy; do lời chân thật này, xin cho hạnh phúc hãy có đến người, đồng sanh đồng tử trong thế gian cùng nhau liên tiếp.
13. Những điều phải thực hành không thể bỏ qua được, có 3 là: 1) upanissaya: phải nương vào ông thầy có khả năng; 2) ārakkha: phải gìn giữ lục căn cho đầy đủ; 3) upanibandha: buộc tâm để trong Tứ niệm xứ.
14. Phận sự của hành giả nên thực hành: 1) phải cố gắng cho có đủ 4 chi, làm cho tâm kiên cố, không thoái bộ, dù cho máu thịt khô héo, chỉ còn da, gân, xương, cũng vậy, ta vẫn vui lòng chịu, để đổi lấy đạo quả Niết-bàn; 2) nói ít, ăn ít, ngủ ít; 3) chế ngự mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, tâm (lục căn); 4) dù làm việc gì, như: đứng, đi, ngồi hoặc nằm phải làm chậm chậm; ở trong hiện tại pháp, cắt đứt quá khứ và vị lai.
15. Những điều nên tránh: 1) kammārāmatā: ham mê xen vào công việc khác; 2) niddārāmatā: chỉ mê ngủ; 3) bhassārāmatā: mê trò chuyện cùng bậu bạn; 4) saṅganikārāmatā: chỉ chung chạ với bạn; 5) ajuttadvāratā: không chế ngự chân chánh (lục căn); 6) bhojane amattaññutā: không biệt tiết độ trong thực phẩm; 7) yathā vimuttam na pacca vekkhati: tâm bắt cảnh giới nào không phân biệt trong cảnh giới đó, hoặc tâm buông thả bằng cách nào cũng không phân biệt (thiếu trí nhớ và sự biết mình) phóng tâm.
16. Làm như người mù, câm, điếc.
Người tu pháp thông tuệ (vipassano) để đạt đạo quả Niết-bàn dù là người không mù, không điếc, không câm cũng nên làm như kẻ mù, điếc, câm, như có Palī rằng:
Nibbānagāminīpaṭipadaṃ purentena pana bhikkhunā. Kayāvankādīni pahātabbāni anandheneva andhenaviya. Amugeneva mūgenaviya abbhirenena badhirenaviya bhavituṇ. Vattati asathena amāyena bhavituṇ vattati
Nghĩa: Tỳ khưu bổ khuyết điều thực hành cho đến Niết-bàn, phải dứt sự bất chánh, bất lương; nhất là về thân môn, dù là không mù, không điếc, không câm, cũng nên làm như người mù, điếc, câm, phải là người chân thật, không lừa đảo, gian xảo, mới nên.
17. Bốn thời:
‒ Nghĩa: Này các tỳ khưu! 4 thời đó, khi người làm cho phát sanh, cho có, bằng cách chân chánh, thực hành đứng đắn, hằng đạt đến sự tuyệt trừ liên tiếp hoặc phiền não14 (āsava).
Bốn thời đó là gì? Là:
1) kālena dhammassavanaṃ: tuỳ thời nghe pháp;
2) kālena dhammasākacchā: tuỳ thời luận đạo;
3) kālena samatho: tuỳ thời tham thiền;
4) kālena vipassanā: tuỳ thời niệm pháp thông tuệ.
Nầy các tỳ khưu! 4 thời đó khi người làm cho phát sanh, cho có bằng cách chân chánh, thực hành đứng đắn, hằng đạt đến sự tuyệt diệu tất cả phiền não.
18. Này các tỳ khưu! Phước báu trong sự đi kinh hành, có 5 là:
1) addhānakkhamo hoti: có kiên nhẫn khi đi đường xa;
2) padhānakkhamo hoti: có kiên nhẫn giữ tâm tinh tấn;
3) appābādho hoti: ít có bịnh;
4) asitaṃ pītaṃ khāyitaṃ sāyitam sammāpariṇāmaṃ gacchati: thực phẩm đã ăn, uống, nếm hằng mau được tiêu hoá;
5) caṅkamādhigato samādhiciraṭṭhitiko hoti: thiền định mà người chú tâm đi kinh hành đắc trong giờ đi kinh hành, hằng được bền lâu. Này các tỳ khưu phước báu trong sự đi kinh hành có 5 như vậy.
‒ Hết –
Trang Website được thành lập và quản lý bởi các cận sự nam, cận sự nữ trong Phật Giáo. Mục đích nhằm lưu trữ, số hoá kinh sách và tài liệu Phật Giáo Nguyên Thuỷ - Theravāda.