PHẬT GIÁO NGUYÊN THỦY - THERAVĀDA
-----
QUỈ VƯƠNG VẤN ĐẠO
(YAKKHA PAÑHĀ)
Soạn giả
Trưởng Lão Hòa Thượng Hộ Tông
(Vaṅsarakkhita Mahāthera)
PHẬT NGÔN
Phật ngôn:
1) Appamādañca medhāvī dhammaṃ setthaṃva rakkhati: bậc trí tuệ hằng duy trì sự không cẩu thả.
2) Appamādarato hotha: các ngươi nên ưa thích trong sự không cẩu thả.
3) Khanti paramaṃ tapo titikkhā: nhẫn nại tức là sự nhịn nín, là pháp thiêu hủy tuyệt luân các ác pháp.
4) Attanova avekkheyya katāni akatānā ca: phải chỉ nên chú ý xem công việc mình đã làm hoặc chưa làm.
5) Dhammapīti sukhaṃ seti: người có phỉ lạc trong pháp, thường ngủ được vui.
6) Dhammacārī sukhaṃ seti: người hành đúng lý, thường ngủ được vui.
7) Jayain veraṃ pasavati: người thắng thường gây ra thù hận.
8) Danto seṭṭho manussesu: giữa đời, người đã được tự hóa, là bậc cao quý nhất.
9) Suddasam vajjapaññesaṃ attano pana duddasaṃ: người hay xem lỗi kẻ khác thì khó thấy tội mình.
10) Taṇhakkhayo sabbadukkhaṃ jināti: sự phá hủy ái dục, thắng tất cả thống khổ.
11) Sukhā saddhā patiṭṭhitā: đức tin củng cố vững chắc rồi, thường đem đến sự an vui.
12) Adassanena bālānaṃ niccameva sukhi siya: người thường được sự vui, do không gặp kẻ si mê (bāla).
13) Dhiro ca sukasamvāso ñatinaṃvā samāgamo: sự ngụ chung với bậc trí tuệ, tự nhiên, cho sanh hạnh phúc, như được hội họp với gia quyến.
14) Yato yato ca pāpakam tato tato mano nivāraye: tội sanh từ cảnh giới nào, phải ngăn cái tâm ra khỏi cảnh giới đó.
15) Pannājīvī jivitamāhu seṭṭhaṃ: các bậc trí tuệ thường nói rằng sinh mạng của người tồn tại bằng trí tuệ, là sinh mạng cao quý.
16) Sussūsain labhate paññaṃ: chỉ nên nói lời chân chánh.
17) Viriyena dukkhamacceti: người thoát ly cái khổ được do sự tinh tấn.
18) Satimato sadā bhaddaṃ: sự tiến hóa hằng có đến người có trí nhớ luôn luôn.
19) Sabbhireva samāseṭṭha: chỉ nên giao thiệp với bậc tinh giả.
20) Abyāpajjhaṃ sukhaṃ loke: lòng không oán ghét ác cảm là vui trong đời.
21) Āpadāsu thāmo veditabbo: người nên biết rõ tâm lực trong khi nguy hiểm.
22) Sākacchāya pañña veditabbā: người biết rõ trí tuệ bằng sự biện luận.
23) Saṃvāsena sīlaṃ veditabbaṃ: người nên biết rõ giới bằng sự ở chung cùng nhau.
24) Khantī dhīrassa laṅkāro: đức nhẫn nại là trang sức của bậc xuất gia.
25) Ujjhattibalā balā: những người si mê hay nhìn lỗi kẻ khác.
26) Nijjhatibalā paṇḍitā: bậc trí tuệ hay nhìn xem lỗi mình.
27) Ubhinnamatthaṃ carati attano ca parassa ca: bậc hiền minh làm cả hai lợi ích của mình và lợi ích của kẻ khác.
28) Jatiṃ kayirā avihethayaṃ paraṃ: nên hành cho phát triển bằng sự không làm phiền kẻ khác.
29) Manussapheggu nālide yasmiṃ natthi kataññutā: lòng biết ơn không có trong kẻ nào, không nên vào gần người đó; là người vô giá trị.
30) Telapattaṃ yathā parihareyya evaṃ sacitta manurakkhe satiyā: người nên bảo vệ cái bát đầy dầu thế nào, cần phải giữ gìn cái tâm của mình bằng trí tuệ như thế đó.
31) Mānuññameva bāhāseyya: chỉ nên nói lời êm dịu vui thích.
32) Nāmanuññaṃ kudācānam: bất kỳ vào giờ nào, cũng chẳng nên thốt lời không hoan hỉ.
33) Indriyāni rakkhanti piṇḍitā: những bậc hiền minh hằng giữ gìn các căn (nhãn, nhỉ v.v...)
34) Sukhassa dātā medhāvi sukhaṃ so ādhigacehati: bậc trí tuệ cho sự hạnh phúc (đến kẻ khác). Ngài tự nhiên được thọ lãnh cái vui trả lại.
35) Lokopatthambhitā mettā: bác ái là pháp nâng đỡ đời.
36) Sammukhā yā disaṃ ciṇṇaṃ parammu khāpi tādisaṃ: Đối diện thực hành thế nào, dù khuất mặt cũng phải thực tiễn như thế đó.
NỀN TẢNG PHẬT GIÁO GÓP NHẶT NHƯ SAU
1) Phật dạy: làm những việc lành, ngoài cái tâm ham muốn, hoặc thực hành cái chi mong được người báo đáp, hay làm bằng sự si mê lầm lạc (cái quấy cho là phải rồi làm).
2) Phật dạy: thắng cái xấu bằng cái tốt, thắng cái tâm oán hận bằng sự giải thù hằn và đồng thời cũng ráng sức làm cho mình đừng có lời cãi lẩy, cho có kết tình thân hữu nhau.
3) Phật nhấn mạnh trong cái đức tri ân (katāññū) và báo ân (katavedi). Ngài ca tụng người có đức tính đó, gọi là bậc hiền nhân, họ sẽ được nhiều hạnh phúc.
4) Phật không dạy áp bức, hoặc nói xấu người lầm lỗi; phải giúp họ hồi đầu hướng thiện, không nên miệt thị họ. Đức Phật cũng từng thuật lại về điều sai lầm của Ngài trong thời gian ở địa vị Bồ tát (còn luân hồi) cho thấy rằng: Phiền não còn đến đâu, cũng có thể làm quấy đến đó; xong điều quan trọng là nếu biết là quấy rồi cần phải cải tà theo chánh liền.
5) Phật dạy: cho phát tâm trắc ẩn thương hại nhau, người nào khinh rẻ kẻ khác,và ỷ giàu sang quyền thế hoặc vì lẽ nào khác, không gọi là thực hành theo Phật giáo.
6) Phật dạy: phải gìn giữ thân, khẩu cho đoan trang bằng sự trì giới, tu tâm cho yên lặng bằng phép thiền định, bảo vệ cái kiến thức không sai lầm, cho đi ngay theo trí tuệ, mới gọi là thi hành theo thứ tự thấp cao trong Phật giáo. Do trí tuệ mà người có thể chữa cái khổ được, nhờ trí tuệ mà người tự nhiên, có ánh sáng trong đường đời tốt đẹp, nhờ trí tuệ mà người tu hành không sai lạc. Vì thế trí tuệ mới là một đức tính tối cao, hằng đem đến tất cả hạnh phúc.
7) Phật dạy: cho biết ba trạng thái thông thường của vạn vật và bảo phải quán tưởng luôn luôn, về cái vô thường (aniccā), cái khổ (dukkhā), với pháp vô ngã (anattā) để ngăn ngừa những điều phiền muộn, thất vọng, bồn chồn lo lắng.
8) Phật dạy: nếu không thông rõ tu thế nào là chân chính (vì rất có nhiều đạo) thì chỉ nên tu một đường, là phải chăm sóc cái tâm cho nó đi ngay theo Bát chánh đạo.
9) Phật dạy: phải chịu nghe sự suy nghĩ, thấy, biết của mình và của người, chẳng nên cương ngạnh, khó nói, khó dạy. Người biết nghe, biết ngẫm thấy của kẻ khác, tự nhiên, có dịp sửa chữa điều sai lầm của mình được.
10) Phật giảng rằng: kẻ si mê hằng có sự nhìn chòng chọc lỗi người; bậc trí tuệ năng xem lỗi mình, vì thế, không nên chỉ luận bàn trong sự sửa chữa điều ác của kẻ khác, cần xem và sửa mình cho tốt trước, rồi sau mới nên dạy người.
11) Phật dạy: phải biết quán tưởng cho tỉ mỉ những điều xảy đến, rồi làm cho đúng trong lúc đầu, mới tránh khỏi sự khổ về sau. “Tượng ảnh Phật cảm thắng Ma vương” là phương pháp tu tâm rất tốt, tất cả võ khí của Ma vương đều biến thành hương, hoa cúng Phật, chỉ cho thấy rằng: Những chất độc để cho kẻ khác, có thể làm hương, hoa, đăng đến cúng dường, nếu biết dùng trí tuệ quán tưởng.
12) Phật chỉ rõ sự hy sinh từng bực, bỏ cái vui nhỏ, để được cái phúc to, bỏ của để hộ tứ chi, bỏ tứ chi để giữ sinh mạng, bỏ sinh mạng để duy trì cái Pháp, ngõ hầu nâng cao tinh thần đến mức cuối cùng.
13) Phật dạy: nên chịu thất bại ít, để tránh sự hại nhiều, vì thế, khi có nhân nào phát sanh phải hao tổn một ít thì quán tưởng, nếu chịu mất, thua chút đỉnh để ngừa sự hao mòn nhiều, đó là điều tốt, bằng không nhẫn nại được với cái nhận nhỏ nhen, có thể sanh ra nhiều tai hại đến mình cũng có; vậy cần phải điều tra cho kỹ càng.
14) Phật dạy: người sanh ra có rìu búa sẵn trong miệng, nếu không rõ thấu cách dùng nó, ắt bị nó chặt đẽo mình hư hại được (Nhứt ngôn khả dỉ an bang, nhứt ngôn khả dỉ tán bang).
15) Phật dạy rằng: sự giao thiệp với bạn lành, tự nhiên sẽ được giúp nhau trong đường hạnh phúc. Đức Ananda, gọi đó là trung tâm phạm hạnh; đức Phật phán rằng: ấy là cái thân của phạm hạnh tròn đủ. Ngài cố ý ca tụng đức tính của bạn lành vậy.
16) Toát yếu: Phật giáo gom vào phép không cẩu thả, tức là không cho quên mình, ngạo mạn, hoặc không thận trọng. Tánh không chú ý là con đường chết, sự cẩn mật là con đường không chết. Vậy chư Phật tử nên đồng nhau cẩn thận trong Pháp không cẩu thả.
‒ Dứt tác phẩm Quỷ vương vấn đạo (PL.2509 – DL.1965) ‒
Trang Website được thành lập và quản lý bởi các cận sự nam, cận sự nữ trong Phật Giáo. Mục đích nhằm lưu trữ, số hoá kinh sách và tài liệu Phật Giáo Nguyên Thuỷ - Theravāda.