PHẬT GIÁO NGUYÊN THỦY VIỆT NAM THERAVĀDA
---
GIẢI VỀ BẠN
(MITTAKATHĀ)
Tác giả
HÒA THƯỢNG GIỚI NGHIÊM
(THITASĪLO)
---
XUẤT BẢN NĂM 1974
PHƯỚC LÀ BẠN TRONG NHỮNG ĐỜI SAU
Tiếng gọi phước là phản nghĩa với tội, có nghĩa rằng: “Điều lành là tài liệu làm cho tâm trong sạch”, hoặc là “thiện nghiệp”.
Tội có nghĩa là điều ác, vật bất tịnh hoặc là “ác nghiệp”.
Phước là điều làm cho tâm chúng sanh trở nên trong sạch.
Tội là điều làm cho tâm nóng nảy, bức rức.
Phước là bạn lành của người thực hành thân, khẩu, ý thanh hạnh.
Tội là bạn ác của người thực hành thân, khẩu, ý trược hạnh.
Phước dẫn chúng sanh về nhàn cảnh, là cõi người và các cõi trời.
Tội dẫn chúng sanh vào ác đạo (nơi không tiến hóa) là địa ngục, ngạ quỉ, súc sanh, A-tu-la.
Phước đem sự sự an vui đến co chúng sanh hành thiện. Tội đem sự khổ đến cho chúng sanh hành ác.
Nơi đây chỉ giảng giải về phước, là bạn lành của quí vị đã vun bồi mà thôi.
Phước đây chia làm hai điều là:
A. Phước nhân.
B. Phướcquả.
Phước nhân là nói về thiện pháp để gội rửa tâm cho trong sạch, thanh khiết, để thoát khỏi phiền não như: tham, sân, si... Bởi vì thiện pháp nầy phát sanh trong tâm người nào, hằng làm cho tâm kẻ ấy trong sạch, xa lìa điều ác, việc làm, lời nói hoặc ý nghĩ điều gì toàn là thân, khẩu, ý thanh hạnh trong sạch cả ba cửa.
Phước quả là nói đến sự an vui được phát sanh lên cho người đã bổ túc; nhứt là làm cho phát sanh sự hớn hở, phỉ lạc trong tâm. Nếu nói theo chỗ phát khởi Phước thì gọi rằng:
Puñña kiriyā vatthu: Tư cách phát sanh Phước có 10 điều là:
1) Dāna: Bố thí: sự dứt bỏ của cải, đem ra làm phước với tư cách tế độ, với tư cách cúng dường ân đức, với tư cách ủng hộ, để cho người thọ thí được kết quả lợi ích. Bố thí đây là tài liệu dứt trừ lòng tham.
2) Sīla: Trì giới: Sự răn trị thân khẩu cho nghiêm trang luôn khi. Giới đây là tài liệu dứt trừ sân hận.
3) Bhāvanā: Tham thiền: Sự làm cho tâm vắng lặng và điêu luyện trí tuệ cho sáng suốt để thấy rõ chơn lý. Tham thiền đây là tài liệu dứt trừ si mê.
4) Apacāyana: Kính nhường: Sự tỏ ra nhỏ nhẹ cung kính đối với người lớn hoặc đối với người có giới đức... Kính nhường đây là tài liệu dứt trừ ngã chấp và ngã mạng (khinh rẻ kẻ khác).
5) Veyyāvacca: Tiếp giúp việc lành: Sự siêng năng cố gắng tiếp giúp làm những việc nên làm của người khác. Sự tiếp giúp nầy là tài liệu dứt trừ sự lười biếng (Kosajja).
6) Pattidāna: Chia phước: Sự hồi hướng phần phước nghĩa là làm những điều phước thiện nào rồi hồi hướng quả phước ấy đến kẻ khác. Hồi hướng nầy là tài liệu dứt trừ sự không hoan hỷ (arati) và sự bỏn sẻn khen ngợi đức tánh của kẻ khác (vaṇṇamacchariya).
7) Pattānumodanā: Hoan hỷ phần phước: Sự vui mừng nhận lãnh với phần phước mà kẻ khác hồi hướng cho. Hoan hỷ phần phước đây là sự dứt trừ tật đố diều tốt của kẻ khác (issa).
8) Dhammassavara: Nghe pháp: Sự nghe pháp hoặc sự thọ lời giáo huấn của bậc trí thức bằng cách cung kính. Nghe pháp đây là tài liệu dứt trừ sự không biết rõ hoặc hoài nghi (vicikicchā) và cứng cõi, ngã chấp, ngã mạng.
9) Dhammadesanā: Thuyết pháp: Sự giảng dạy pháp để dìu dắt kẻ khác cả đường đời và đường đạo. Thuyết pháp đây là tài liệu dứt trừ sự không biết rõ của kẻ khác và dứt trừ sự bỏn sẻn pháp (Dhammamaccariya).
10)Ditthujukamma: Sự làm cho kiến thức ngay thẳng: Đây là làm cho sự hiểu thấy đứng theo giòng pháp, sự sửa trị tri kiến cho ngay thẳng. Đây là tài liệu dứt trừ sự hiểu quấy (sửa trị tà kiến cho trở thành chánh kiến được là đức tánh tối quan trọng trong đường lối thực hành chánh pháp. Vì nếu con người có sự hiểu quấy thì sự hành động thân khẩu ý cũng có thể quấy theo. Nếu có sự hiểu biết hay hành đúng theo chánh pháp thì sự thực hiện nơi thân khẩu ý cũng có thể chánh đáng theo).
Phước trả quả cho người làm.
Những người lành đã tạo phước thiện sẵn dành trong tâm, khi nhận xét sự hành động do thân khẩu ý của mình đã làm rồi, thấy toàn là phước thiện tất cả, hẳn nhiên phát khởi phỉ lạc, thỏa thích vui tươi trong tâm rằng (điều lành, điều phước thiện ta đã làm sẵn rồi), khi nào nghĩ đến sẽ phát sanh sự hoan hỷ luôn luôn. Đến lúc gần chết, nếu được nghĩ thấy điều phước thiện mình đã tạo trữ ấy, chắc hẳn có sự vững dạ, dạn dĩ và không khủng khiếp đối với sự chết đã rõ ràng trước mắt; bởi tin chắc rằng: “Do nhờ năng lực phước thiện mà ta đã tạo trử đây, dù chết chăng nữa cũng được sanh về nơi nhàn cảnh chẳng sai”. Trong khi có sự tin mạnh như thế; hẳn nhiên người ấy có trí nhớ minh mẫn, không bị mê loạn, cho đến khi rã tan ngũ uẩn, bước sang đời mới cũng được êm đẹp. Kế sau sự chết sẽ được an vui nơi nhàn cảnh, ấy là nhờ quả của phước thiện mà ta đã huân tập, tu tạo đó vậy.
Phước là phù chú ngãi nghệ.
Người lành đã tu tạo phước duyên chôn sâu trong tâm, được gọi là người biết phù phép ngãi nghệ một cách linh diệu hiển hách, bởi người có tâm thỏa thích trong việc phước hẳn là nơi thương yêu vừa lòng của mọi người và Chư Thiên. Thật vậy, người nào muốn cho những kẻ xung quanh họ thân thiện và quý mến mình, nhưng người ấy dùng sái phương pháp về phước thiện, chỉ làm điều tội ác là nghiệp không đúng nhân quả, sái chân lý, không xứng đáng cho phần đông nhiệt tâm kính mến được, thử hỏi ai thương yêu quý trọng nỗi? Dù cho đi học phù phép ngãi nghệ hoặc kiếm những thầy đại tài danh tiếng đến bỏ bùa ngãi, cũng chẳng có ai tưng trọng do bị bùa phép của thầy ấy.
Riêng về bậc tịnh giả không cần học phù phép ngãi nghệ hoặc nhờ thầy ngãi đại tài đến giúp, để khiến cho phần đông thương yêu quý trọng mình đâu, người ta chỉ quyết tâm cố
gắng tu tạo phước đức, là bố thí, trì giới, tham thiền... Đương nhiên những người xung quanh mình đến sum vầy tôn trọng muốn nghe muốn thấy mặt mình tất cả. Cớ ấy mới đáng nhận rằng phù chú ngãi nghệ hay nhứt, bỡi lẽ tâm của người đó có phước. Ông thầy trị bệnh với thứ thuốc linh dược có thể lành được do nhờ người bệnh chưa hết tuổi thọ.
Nói tóm lại cho dễ nghe là phù chú ngãi nghệ mà người ngu si trọng dụng, không hay bằng phù chú ngãi nghệ tức là phước thiện và thanh hạnh mà bậc trí thức đã nhiệt tâm tu tập.
Ý nghĩa giảng giải bấy nhiêu đây chỉ cho thấy rằng: Phước mà các vị thiện nhân đã tạo trử rồi gọi là đức tánh đem sự vui tươi lại cho từ đời nầy đến kiếp sau; lại đưa đường dẫn lối cho được sự an vui trong khi lâm chung. Bởi lẽ ấy, phước mới đáng gọi là bạn lành cao quý hơn tất cả bằng hữu khác, đúng như Phật ngôn đã nói: “Những điều phước thiện mà họ đã tự mình tạo trử, hẳn là bạn thân thiết dính theo trong đời vị lai (Sayaṃ katāni puññāni taṃ mittaṃ samparāyikaṃ).
HẾT
---
CÁC KINH SÁCH DO TÔI SOẠN & DỊCH
Đã xuất bản
1. Hạnh Phúc Kinh (bìa đỏ)
2. Tiểu sử Phật Thích Ca
3. Mi Tiên vấn đáp
4. Giải về Kiếp
5. Giải về Bạn Sắp xuất bản
6. Pháp Đoàn Kết
7. Giải Thoát Giáo
8. Giải về Cõi Trời
9. Mi Tiên vấn đáp II
10. Thập Bổn Sanh
11. Giải về Lửa
12. Dạ Xoa hỏi Phật
13. Nhà của Tâm
14. Vô Ấn Tượng Pháp
15. Kinh Ổ Mối
16. Vi diệu Pháp vấn đáp
17. Pháp số Giảng giải
18. Vi diệu Pháp vắn tắt
19. 37 Pháp trợ Bồ đề
20. Tam tạng quyển 1
21. Tam tạng quyển 2
22. Tam tạng quyển 3
23. Tam tạng quyển 4
24. Tam tạng quyển 40
25. Tam tạng quyển 41
Trang Website được thành lập và quản lý bởi các cận sự nam, cận sự nữ trong Phật Giáo. Mục đích nhằm lưu trữ, số hoá kinh sách và tài liệu Phật Giáo Nguyên Thuỷ - Theravāda.