Puggalakathā: Phần Nhân Ngữ

Puggalakathā: Phần Nhân Ngữ

    PHẬT GIÁO NGUYÊN THUỶ - THERAVĀDA
    ABHIDHAMMAPIṬAKA - TẠNG VÔ TỶ PHÁP

    KATHĀVATTHU

    BỘ NGỮ TÔNG

    Dịch giả:

    Đại Trưởng lão Hòa Thượng Tịnh Sự

    ĐẠI PHẨM THỨ NHẤT

    PHẦN NHÂN NGỮ (PUGGALAKATHĀ)

    1.

    • Tự ngôn (Sakavādī): Ngài nhận thấy người bằng chân thể siêu lý phải chăng? Phản ngữ (Paravādī): Phải rồi.
    • Tự ngôn: Chân thể siêu lý nào mà Ngài nhận thấy đó, thời thuộc là người phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó.
    • Tự ngôn: Ngài nên lãnh hội nhấn mạnh cho rằng nhận thấy người bằng chân thể siêu lý, chính do nhân đó mới nói chân thể siêu lý nào mà Ngài nhận đó thì chân thể siêu lý ấy là người, thời tường thuật rằng chân thể siêu lý thật là người. Cũng không nên nói chân thể siêu lý nào mà Ngài nhận thấy đó, chân thể siêu lý ấy là người, vì thế vậy sai! Cũng không nên nói chân thể siêu lý mà Ngài nhận thấy đó là người, thời quyết không nói nhận thấy người bằng chân thể siêu lý, mà có thể nói thật người nhận thấy được chân thể siêu lý; cũng không nên nói chân thể siêu lý nào mà ngài nhận thấy đó, chân thể siêu lý ấy là người, thế vậy sai.

    Dứt phần ngữ thuận (Anuloṃapañcaka)

    2.

    • Phản ngữ: Ngài không nhận thấy người bằng chân thể siêu lý phải chăng? Tự ngôn: Phải rồi.
    • Phản ngữ: Chân thể siêu lý nào mà Ngài không nhận đó, chân thể siêu lý ấy là người phải chăng? Tự ngôn: Không nên nói thế đó.
    • Phản ngữ: Ngài nên lãnh hội cách nghịch hành (Paṭikamma), nếu mà Ngài không nhận thấy người bằng chân thể siêu lý, chính do nhân đó mới nói chân thể siêu lý nào mà Ngài không nhận thấy đó, chân thể siêu lý ấy là người ư? Có thể nói thật là người không nhận thấy chân thể siêu lý, cũng không nên nói chân thể siêu lý nào mà Ngài không nhận biết đó, chân thể siêu lý ấy là người vì thế vậy sai. Cũng chớ nên nói chân thể siêu lý nào mà Ngài không nhận thấy đó, chân thể siêu lý ấy là người, thời quyết không nên nói không nhận thấy người bằng chân thể siêu lý; mà có thể nói thật là người không nhận thấy chân thể siêu lý. Cũng không nên nói chân thể siêu lý nào mà Ngài không nhận thấy đó, chân thể siêu lý ấy là người vì thế vậy sai!

    Dứt tứ phần nghịch hành (Paṭikammacatukka)

    3.

    Phản ngữ: Nhưng mà cứ nói hẳn không nhận thấy người bằng chân thể siêu lý, cũng không nên nói thật tướng nào thành chân thể thành siêu lý, không nhận thấy người đó bằng chân thể siêu lý ư? Có lẽ do nhân đó Ngài mới lẹ trí hạn chế người thế này bằng cấp trí này cũng phải nhấn mạnh cách này. Như thế, tôi mới nhấn mạnh Ngài, mà Ngài bị nhấn mạnh đã đúng lắm. Dù rằng Ngài không nhận thấy người bằng chân thể siêu  lý, chính do nhân đó mới nói thật tướng nào thành chân thể thành siêu lý không nhận thấy người đó theo thật tướng đó bằng chân thể siêu lý. Phải nói rằng không nhận thấy người bằng chân thể siêu lý, nhưng không nên nói thật tướng nào thành chân thể thành siêu lý, không nhận thấy người đó theo thật tướng đó bằng chân thể siêu lý, vì vậy sai. Nhưng nếu không nên nói thật tướng nào thành chân thể thành siêu lý, nhận thấy người đó bằng chân thể siêu lý. Cũng không thể nói không nhận thấy người bằng chân thể siêu lý, mà phải nói rằng không nhận thấy người bằng chân thể siêu lý, nhưng không nên nói thật tướng nào thành chân thể thành siêu lý, không nhận thấy thật là người bằng chân thể siêu lý. Như vậy, đây là sự sai của Ngài.

    Dứt Tứ phần chinh lệ (Niggahacatukka)

    4.

    Phản ngữ: Dù chúng ta nhấn mạnh Ngài, thành ra nhấn mạnh xấu xa, xin Ngài nhận thấy đồng một cách trong chỗ Ngài nhấn mạnh ta, trong bổn phận là phải nói đặng rằng tôi nhận thấy người bằng chân thể siêu lý. Nhưng không phải nói thật tướng nào thành chân thể thành siêu lý, tôi nhận thấy người đó theo thật tướng đó bằng chân thể siêu lý. Tôi cũng vẫn là người cấp trí về phần bảo đảm người thế này bằng cấp trí này, mà Ngài không nên nhấn mạnh cách này như thế. Ngài nhấn mạnh ta, ta mới bị hẳn nhấn mạnh xấu tức là nhấn mạnh như vầy: “Dù rằng Ngài nhận thấy người bằng chân thể siêu lý, chính do nhân đó, Ngài mới nói rằng thật tướng nào thành chân thể thành siêu lý, tôi mới nhận thấy người đó theo thật tướng đó bằng chân thể siêu lý ư?” Phải nói đặng rằng tôi nhận thấy người bằng chân thể siêu lý, nhưng không thể nói thật tướng nào thành chân thể thành siêu lý, tôi nhận thấy người đó theo thật tướng đó bằng chân thể bằng siêu lý, thế này sai. Nhưng nếu không nên nói rằng thật tướng nào thành chân thể thành siêu lý tôi nhận thấy người đó theo thật tướng đó bằng chân thể siêu lý ư? Cũng không thể nói rằng tôi nhận thấy người bằng chân thể siêu lý mà Ngài tường thật trong vấn đề đó như vầy: “Tôi nhận thấy người bằng chân thể siêu lý nhưng không phải nói thật tướng nào thành chân thể thành siêu lý, tôi nhận thấy người ấy theo thật tướng ấy bằng chân thể siêu lý”, như đây là sự sai của Ngài.

    Dứt phần Tứ chủng dẫn nhận (Upanayacatukka)

    5.

    Phản ngữ: Tôi không thể bị nhấn mạnh thế này, chính do nhân đó mà Ngài nhấn mạnh tôi rằng dù rằng ông nhận thấy người bằng chân thể siêu lý, chính do nhân đó, ông mới nói thật tướng nào thành chân thể thành siêu lý, tôi nhận thấy người ấy theo thật tướng ấy bằng chân thể siêu lý ư? Ông mới nói đặng rằng tôi nhận thấy người bằng chân thể siêu lý, nhưng không phải nói thật tướng nào thành chân thể thành siêu lý tôi nhận thấy người ấy theo thật tướng ấy bằng chân thể siêu lý như đây sai. Nhưng nếu không phải nói rằng thật tướng nào thành chân thể thành siêu lý, tôi nhận thấy người đó theo thật tướng đó bằng chân thể siêu lý, cũng không cần nói tôi nhận thấy người theo chân thể siêu lý. Ông nên nói tôi nhận thấy người bằng chân thể siêu lý, nhưng không phải nói thật tướng nào thành chân thể thành siêu lý, tôi nhận thấy người đó theo thật tướng đó bằng chân thể siêu lý như đây sai. Như vậy mới trở thành sự sai của ông. Chính do nhân đó mà Ngài đã nhấn mạnh bằng cách không đúng cách, trái lại của tôi đã làm đúng, cách dẫn nhập của tôi đặng làm đúng rồi.

    Dứt Tứ phần chinh lệ (Nigamacatukka)

    Dứt Chinh lệ thứ nhất (Nigaha)

    6.

    • Phản ngữ: Ngài không nhận thấy người bằng chân thể siêu lý phải chăng? Tự ngôn: Phải rồi.
    • Phản ngữ: Thật tướng nào thành chân thể siêu lý Ngài không nhận thấy người ấy theo thật tướng ấy bằng chân thể siêu lý phải chăng? Tự ngôn: Không nên nói thế đó.
    • Phản ngữ: Ngài nên lãnh hội nhấn mạnh dù ngài không nhận thấy người bằng chân thể siêu lý, chính do nhân đó, mới nói thật tướng nào thành chân thể thành siêu lý, tôi không nhận thấy người đó theo thật tướng đó bằng chân thể siêu lý, mà có thể nói đặng như vầy: “Tôi không nhận thấy người bằng chân thể siêu lý, nhưng không phải nói thật tướng nào thành chân thể thành siêu lý, tôi không nhận thấy người đó theo thật tướng đó bằng chân thể siêu lý, như thế vậy sai”. Nhưng nếu không phải nói rằng thật tướng nào thành chân thể thành siêu lý, tôi không nhận thấy người đó theo thật tướng đó bằng chân thể siêu lý. Cũng không cần nói tôi không nhận thấy người bằng chân thể siêu lý mà Ngài tường thuật trong vấn đề đó như vầy: “Phải nói đặng rằng tôi không nhận thấy người bằng chân thể siêu lý, nhưng không phải nói thật tướng nào thành chân thể thành siêu lý, tôi không nhận thấy người đó theo thật tướng đó bằng chân thể siêu lý, như vậy sai!

    Dứt Ngũ chủng đối lập (Paccanikapañcaka)

    7.

    • Tự ngôn: Ngài nhận thấy người bằng chân thể siêu lý phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.
    • Tự ngôn: Thật tướng nào là chân thể siêu lý Ngài nhận thấy người đó theo thật tướng đó bằng chân thể siêu lý phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó.
    • Tự ngôn: Ngài nên lãnh hội nghịch hành dù rằng Ngài nhận thấy người bằng chân thể siêu lý, chính do nhân đó, Ngài mới nói rằng thật tướng nào là chân thể siêu lý tôi nhận thấy người đó theo thật tướng đó bằng chân thể siêu lý mà Ngài trình bày trong vấn đề đó như vầy: “Phải nói rằng tôi nhận thấy người bằng chân thể siêu lý, nhưng không nên nói thật tướng nào là chân thể siêu lý; tôi nhận thấy người đó theo thật tướng đó bằng chân thể siêu lý như thế là sai”. Nhưng cũng không nên nói rằng thật tướng nào là chân thể siêu lý, tôi nhận thấy người đó theo thật tướng đó bằng chân thể siêu lý, cũng không nên nói rằng tôi nhận thấy người bằng chân thể siêu lý mà Ngài trình bày trong vấn đề đó như vầy, phải nói rằng tôi nhận thấy người bằng chân thể siêu lý. Nhưng không nên nói thật tướng nào là chân thể siêu lý, tôi nhận thấy người đó theo thật tướng đó bằng chân thể siêu lý như vậy là sai!

    Dứt Tứ chủng nghịch hành (Paṭikammacatukka)

    8.

    Tự ngôn: Ngài cũng còn lập trường như vầy: nên nói rằng tôi nhận thấy người bằng chân thể siêu lý, nhưng không phải nói thật tướng nào là chân thể siêu lý, tôi nhận thấy người đó theo thật tướng đó bằng chân thể siêu lý, như vậy là sai! Do nhân đó ngài vẫn còn bảo vệ lanh lẹ theo phía người như thế, bằng cấp trí như thế, cũng nhấn mạnh như thế. Bởi vậy, chúng tôi mới nhấn mạnh Ngài, chính Ngài đã bị nhấn mạnh đúng, dù rằng Ngài nhận thấy người bằng chân thể siêu lý, chính do nhân đó, Ngài mới nói rằng thật tướng nào là chân thể siêu lý, tôi nhận thấy người đó theo thật tướng đó bằng chân thể siêu lý mà Ngài trình bày trong vấn đề đó như vầy: “Phải nói rằng tôi nhận thấy người bằng chân thể siêu lý, nhưng không thể nói thật tướng nào là chân thể siêu lý, tôi nhận thấy người đó theo thật tướng đó bằng chân thể siêu lý, thế vậy là sai! Nhưng không nên nói rằng thật tướng nào là chân thể siêu lý, tôi nhận thấy người đó theo thật tướng đó bằng chân thể siêu lý. Cũng không nên nói rằng tôi nhận thấy người bằng chân thể siêu lý mà Ngài trình bày trong vấn đề đó như vầy: Phải nói là tôi nhận thấy người bằng chân thể siêu lý, nhưng không nên nói thật tướng nào là chân thể siêu lý, tôi nhận thấy người đó theo thật tướng đó bằng chân thể siêu lý, thế vậy là sự sai của Ngài.

    Dứt Tứ chủng chinh lệ (Niggahacatukka)

    9.

    Tự ngôn: Dù nhấn mạnh mà chúng tôi làm cho Ngài đây thành ra nhấn mạnh xấu xa, Ngài nên nhận thấy cho đồng như nhau. Còn sự nhấn mạnh mà Ngài làm cho chúng tôi trong bổn phận là nên trình bày rằng tôi nhận thấy người bằng chân thể siêu lý, nhưng không nên nói thật tướng nào là chân thể siêu lý; chúng tôi không nhận thấy người đó theo thật tướng đó bằng chân thể siêu lý. Chúng tôi cũng là người vẫn lẹ trí phần bát bẻ người cách ấy do lẹ trí này mà Ngài không nên nhấn mạnh thế này. Bởi vậy, Ngài nhấn mạnh chúng ta, cho nên chúng ta mới bị nhấn mạnh xấu luôn, tức là nhấn mạnh như vầy: “Dù rằng, ông không nhận thấy người bằng chân thể siêu lý, chính do nhân đó, ông mới nói rằng thật tướng nào là chân thể siêu lý tôi nhận thấy người đó theo thật tướng đó bằng chân thể siêu lý”, mà Ngài trình bày trong vấn đề đó như vầy: “Phải nói rằng tôi không nhận thấy người bằng chân thể siêu lý, nhưng không nên nói thật tướng nào là chân thể siêu lý. Chúng tôi không nhận thấy người đó theo thật tướng đó bằng chân thể siêu lý, như vậy là sai”; nhưng không nên nói thật tướng nào là chân thể siêu lý. Tôi không nhận thấy người đó theo thật tướng đó bằng chân thể siêu lý, cũng không nên nói rằng tôi nhận thấy người bằng chân thể siêu lý mà ngài trình bày trong vấn đề đó như vầy: “Phải nói rằng tôi không nhận thấy người bằng chân thể siêu lý, nhưng không nên nói thật tướng nào là chân thể siêu lý. Tôi không nhận thấy người đó theo thật tướng đó bằng chân thể siêu lý như thế, đây là sự sai của Ngài”.

    Dứt Tứ chủng dẫn nhập (Upanayacatukka)

    10.

    Tự ngôn: Chúng ta không đáng bị nhấn mạnh cách ấy, chính do nhân đó mà Ngài nhấn mạnh chúng ta như vầy: “Dù rằng ông không nhận thấy người bằng chân thể siêu lý, chính do nhân đó, Ngài mới nói như vầy: Thật tướng nào là chân thể siêu lý, tôi không nhận thấy người đó theo thật tướng đó bằng chân thể siêu lý mà Ngài trình bày trong vấn đề đó như vầy: Phải nói rằng, tôi không nhận thấy người bằng chân thể siêu lý, nhưng không nên nói thật tướng nào là chân thể siêu lý, tôi không nhận thấy người đó theo thật tướng đó bằng chân thể siêu lý, thế vậy là sai! Nhưng cũng không nên nói thật tướng nào là chân thể siêu lý, tôi không nhận thấy người đó theo thật tướng đó bằng chân thể siêu lý, cũng không nên nói rằng tôi không nhận thấy người bằng chân thể siêu lý mà Ngài trình bày trong vấn đề đó như vầy: Phải nói rằng tôi không nhận thấy người bằng chân thể siêu lý, nhưng cũng không nên nói thật tướng nào là chân thể siêu lý, tôi không nhận thấy người đó theo thật tướng đó bằng chân thể siêu lý, như thế vậy là sai! Vì vậy, mới trở thành sự sai của Ngài, chính do nhân đó mới nhấn mạnh mà Ngài đã làm thật không đúng, trái lại, tôi đã làm đặng đúng cách tiến diễn của tôi hẳn là làm đặng trúng.

    Dứt Tứ chủng toát yếu (Nigamacatukka)

    Dứt Chinh lệ thứ hai (Nigaha)

    11.

    • Tự ngôn: Ngài nhận thấy người bằng chân thể siêu lý (Sacchikatthaparamattha) phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.
    • Tự ngôn: Ngài nhận thấy người trong mọi chỗ bằng chân thể siêu lý phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó.
    • Tự ngôn: Ngài nên lãnh hội chinh lệ (Nigaha) dù rằng Ngài nhận thấy người bằng chân thể siêu lý, chính do nhân đó, Ngài mới nói rằng tôi nhận thấy người trong mọi chỗ bằng chân thể siêu lý mà Ngài trình bày trong vấn đề đó như vầy: “Phải nói rằng tôi nhận thấy người bằng chân thể siêu lý, nhưng không nên nói tôi nhận thấy người trong mọi chỗ bằng chân thể siêu lý, thế là sai”. Nhưng không nên nói tôi nhận thấy người trong mọi chỗ bằng chân thể siêu lý, cũng không nên nói tôi nhận thấy người bằng chân thể siêu lý mà Ngài trình bày trong vấn đề đó như vầy phải nói rằng tôi nhận thấy người bằng chân thể siêu lý, nhưng không nên nói rằng tôi nhận thấy người trong mọi chỗ bằng chân thể siêu lý, như vậy là sai.

    Dứt Chinh lệ thứ ba (Nigaha)

    12.

    • Tự ngôn: Ngài nhận thấy người bằng chân thể siêu lý (Sacchikatthaparamattha) phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.
    • Tự ngôn: Ngài nhận thấy người trong mỗi thời bằng chân thể siêu lý phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó.
    • Tự ngôn: Ngài nên lãnh hội chinh lệ, dù rằng Ngài nhận thấy người bằng chân thể siêu lý, chính do nhân đó, Ngài mới nói rằng, tôi nhận thấy người trong mỗi thời bằng chân thể siêu lý mà Ngài trình bày trong vấn đề đó như vầy: “Nên nói rằng tôi nhận thấy người bằng chân thể siêu lý, nhưng không nên nói tôi nhận thấy người trong mỗi thời bằng chân thể siêu lý, thế vậy là sai! Nhưng không nên nói rằng tôi nhận thấy người trong mỗi thời bằng chân thể siêu lý, cũng không nên nói rằng tôi nhận thấy người bằng chân thể siêu lý mà Ngài trình bày trong vấn đề đó như vầy: “Phải nói rằng, tôi nhận thấy người bằng chân thể siêu lý, nhưng không nên nói tôi nhận thấy người trong mỗi thời bằng chân thể siêu lý, như thế vậy là sai”.

    Dứt Chinh lệ thứ tư (Nigaha)

    13.

    • Tự ngôn: Ngài nhận thấy người bằng chân thể siêu lý (Sacchikatthaparamattha) phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.
    • Tự ngôn: Ngài nhận thấy người theo mỗi pháp thật tướng bằng chân thể siêu lý phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó.
    • Tự ngôn: Ngài nên lãnh hội chinh lệ dù rằng Ngài nhận thấy người bằng chân thể siêu lý, chính do nhân đó, Ngài mới nói rằng tôi nhận thấy người theo mỗi pháp thật tướng bằng chân thể siêu lý mà Ngài trình bày trong vấn đề đó như vầy phải nói rằng tôi nhận thấy người bằng chân thể siêu lý, nhưng không nên nói tôi nhận thấy người theo mỗi pháp thật tướng bằng chân thể siêu lý, như vậy là sai. Nhưng không nên nói rằng tôi nhận thấy người theo mỗi pháp thật tướng bằng chân thể siêu lý, cũng không nên nói rằng tôi nhận thấy người bằng chân thể siêu lý mà Ngài trình bày trong vấn đề đó như vầy: “Phải nói rằng, tôi nhận thấy người bằng chân thể siêu lý, nhưng không nên nói rằng tôi nhận thấy người theo mỗi thật tướng pháp bằng chân thể siêu lý, thế vậy là sai!

    Dứt Chinh lệ thứ năm (Nigaha)

    14.

    • Phản ngữ: Ngài không nhận thấy người bằng chân thể siêu lý phải chăng? Tự ngôn: Phải rồi.
    • Phản ngữ: Ngài không nhận thấy người trong mỗi chỗ bằng chân thể siêu lý phải chăng? Tự ngôn: Không nên nói thế đó.
    • Phản ngữ: Ngài nên lãnh hội chinh lệ dù rằng Ngài không nhận thấy người bằng chân thể siêu lý, chính do nhân đó, Ngài mới nói như vầy: “Tôi không nhận thấy người trong mỗi chỗ bằng chân thể siêu lý”, mà Ngài trình bày trong vấn đề đó như vầy: “Phải nói rằng tôi không nhận thấy người bằng chân thể siêu lý”, nhưng không nên nói như vầy: “Tôi không nhận thấy người trong mỗi chỗ bằng chân thể siêu lý, vậy là sai”. Nhưng không nên nói rằng tôi nhận thấy người trong mỗi chỗ bằng chân thể siêu lý, cũng không nên nói tôi không nhận thấy người bằng chân thể siêu lý, mà ngài trình bày trong vấn đề đó như vầy: “Phải nói rằng tôi không nhận thấy người bằng chân thể siêu lý, nhưng không nên nói tôi nhận thấy người trong mỗi chỗ bằng chân thể siêu lý, đó là sai”.

    Dứt Chinh lệ thứ sáu (Nigaha)

    15.

    • Phản ngữ: Ngài không nhận thấy người bằng chân thể siêu lý phải chăng? Tự ngôn: Phải rồi.
    • Phản ngữ: Ngài không nhận thấy trong mỗi thời bằng chân thể siêu lý phải chăng? Tự ngôn: Không nên nói cách đó.
    • Phản ngữ: Ngài nên lãnh hội chinh lệ dù rằng Ngài không nhận thấy người bằng chân thể siêu lý, chính do nhân đó, Ngài mới nói rằng tôi không nhận thấy người trong mỗi thời bằng chân thể siêu lý mà Ngài trình bày trong vấn đề đó như vầy: “Phải nói rằng tôi không nhận thấy người bằng chân thể siêu lý, nhưng không phải nói tôi không nhận thấy người trong mỗi thời bằng chân thể siêu lý, như thế là sai”. Nhưng không nên nói rằng tôi không nhận thấy người trong mỗi thời bằng chân thể siêu lý, cũng không nên nói rằng tôi không nhận thấy người bằng chân thể siêu lý, mà Ngài trình bày trong vấn đề đó như vầy: “Phải nói rằng tôi không nhận thấy người bằng chân thể siêu lý, nhưng không nên nói tôi không nhận thấy người trong mỗi thời bằng chân thể siêu lý, thế vậy là sai”.

    Dứt Chinh lệ thứ bảy (Nigaha)

    16.

    • Phản ngữ: Ngài không nhận thấy người bằng chân thể siêu lý phải chăng? Tự ngôn: Phải rồi.
    • Phản ngữ: Ngài không nhận thấy người trong mỗi pháp thật tướng bằng chân thể siêu lý phải chăng? Tự ngôn: Không nên nói thế đó.
    • Phản ngữ: Ngài nên lãnh hội chinh lệ dù rằng Ngài không nhận thấy người bằng chân thể siêu lý, chính do nhân đó, Ngài mới nói rằng tôi không nhận thấy người trong mỗi pháp thật tướng bằng chân thể siêu lý, mà Ngài trình bày trong vấn đề đó như vầy: “Phải nói rằng tôi không nhận thấy người bằng chân thể siêu lý, nhưng không nên nói rằng tôi không nhận thấy người trong mỗi pháp thật tướng bằng chân thể siêu lý, thế vậy là sai”. Nhưng không nên nói tôi không nhận thấy người trong mỗi pháp thật tướng bằng chân thể siêu lý, cũng không nên nói tôi không nhận thấy người bằng chân thể siêu lý, mà Ngài trình bày trong vấn đề đó như vầy: “Phải nói rằng tôi không nhận thấy người bằng chân thể siêu lý, nhưng không nên nói tôi không nhận thấy người trong mỗi pháp thật tướng bằng chân thể siêu lý”.

    Dứt Chinh lệ thứ tám (Nigaha)

    Trang Website được thành lập và quản lý bởi các cận sự nam, cận sự nữ trong Phật Giáo. Mục đích nhằm lưu trữ, số hoá kinh sách và tài liệu Phật Giáo Nguyên Thuỷ - Theravāda.