Samatha: Thiền Định

Samatha: Thiền Định

    NỀN-TẢNG-PHẬT-GIÁO (MŪLABUDDHASĀSANA)

    QUYỂN IX

    PHÁP-HÀNH THIỀN-ĐỊNH (SAMATHABHĀVANĀ)

    Soạn giả: Tỳ-khưu Hộ-Pháp (Dhammarakkhita Bhikkhu) (Aggamahāpaṇḍita)

     

    SAMATHA: THIỀN-ĐỊNH

    Định nghĩa samatha Samatha có 3 định nghĩa:

    1- Kilese sametī’ti samatho:

    Hành-giả là hạng thiện-trí phàm-nhân thực-hành pháp-hành nào chế ngự được mọi phiền-não loại trung, đó là 5 pháp-chướng-ngại (nīvaraṇa), pháp-hành ấy gọi là pháp-hành thiền-định (samathabhāvanā).

    Pháp-hành thiền-định này có chi-pháp là nhất-tâm tâm-sở (ekaggatā cetasika) đồng sinh với 8 dục-giới đại- thiện-tâm và đệ nhất thiền sắc-giới thiện-tâm.

    2- Cittaṃ sametī’ti samatho:

    Hành-giả là bậc Thánh A-ra-hán(1) thực-hành pháp- hành nào làm cho định-tâm vững chắc trong một đối- tượng thiền-định duy nhất.

    Pháp-hành ấy gọi là pháp-hành thiền-định.

    Pháp-hành thiền-định này có chi-pháp là nhất-tâm tâm-sở (ekaggatā cetasika) đồng sinh với 8 dục-giới đại- duy-tác-tâm và đệ nhất thiền sắc-giới duy-tác-tâm.

    3- Vitakkādi oḷārikadhamme sametī’ti samatho:

    Hành-giả đã chứng đắc đệ nhất thiền sắc-giới, rồi tiếp tục thực-hành pháp-hành nào, để chứng đắc đệ nhị thiền sắc-giới, v.v... bằng cách chế ngự được chi-thiền loại thô như vitakka, vicāra, v.v...

    Pháp-hành ấy gọi là pháp-hành thiền-định.

    Pháp-hành thiền-định này có chi-pháp là nhất-tâm tâm-sở (ekaggatā cetasika) đồng sinh với dục-giới thiện- tâm, đại-duy-tác-tâm; đệ nhị thiền sắc-giới thiện-tâm, duy-tác-tâm; đệ tam thiền sắc-giới thiện-tâm, duy-tác- tâm, đệ tứ thiền sắc-giới thiện-tâm, duy-tác-tâm, cho đến đệ ngũ thiền sắc-giới thiện-tâm, duy-tác-tâm.

    Giải thích 3 định nghĩa:

    1- Định nghĩa thứ nhất: Các hành-giả là hạng phàm- nhân có tam-nhân (tihetukaputhujjana) có 2 giai đoạn:

    * Giai đoạn đầu: Hành-giả tinh-tấn thực-hành pháp- hành thiền-định với dục-giới thiện-tâm có đề-mục thiền- định có khả năng dẫn đến chứng đắc được đệ nhất thiền sắc-giới thiện-tâm.

    * Giai đoạn cuối: Hành-giả chứng đắc đệ nhất thiền sắc-giới thiện-tâm có 5 chi-thiền (jhānaṅga) là vitakka, vicāra, pīti, sukha, ekaggatā có khả năng chế ngự 5 pháp-chướng-ngại (nīvaraṇa) là kāmacchanda, byāpāda, thīnamiddha, uddhaccakukkucca, vicikicchā.

    Đệ nhất thiền sắc-giới thiện-tâm có 5 chi-thiền (jhānaṅga) có khả năng chế ngự được 5 pháp-chướng- ngại (nīvaraṇa) không phát sinh được. Mỗi chi-thiền có khả năng chế ngự được mỗi pháp-chướng-ngại.

    NĂM CHI-THIỀN (JHĀNAṄGA)

    Năm chi-thiền của đệ nhất thiền sắc-giới thiện-tâm:

    1- Vitakka: Chi-thiền hướng-tâm đó là hướng-tâm tâm- sở hướng đến đề-mục thiền-định duy nhất làm đối-tượng.

    2- Vicāra: Chi-thiền quan-sát đó là quan-sát tâm-sở quan sát trong đối-tượng đề-mục thiền-định ấy.

    3- Pīti: Chi-thiền hỷ đó là hỷ tâm-sở hoan-hỷ trong đối-tượng đề-mục thiền-định ấy.

    4- Sukha: Chi-thiền lạc đó là thọ-lạc tâm-sở an-lạc trong đối-tượng đề-mục thiền-định ấy.

    5- Ekaggatā: Chi-thiền nhất-tâm đó là nhất-tâm tâm- sở định-tâm an trú vững chắc trong đối-tượng đề-mục thiền-định ấy.

    Năm chi-thiền đó là 5 tâm-sở đồng sinh với đệ nhất thiền sắc-giới thiện-tâm.

    NĂM PHÁP-CHƯỚNG-NGẠI (NĪVARAṆA)

    Năm pháp-chướng-ngại đó là 7 bất-thiện tâm-sở thuộc về phiền-não bậc trung phát sinh trong bất-thiện- tâm làm chướng ngại mọi thiện-pháp nhất là pháp-hành thiền-định:

    5 pháp-chướng-ngại (Nīvaraṇa):

    1- Kāmacchanda: Tham-dục chướng-ngại đó là tham tâm-sở đồng sinh với tham-tâm tham muốn trong ngũ- dục là sắc-dục, thanh-dục, hương-dục, vị-dục, xúc-dục.

    2- Byāpāda: Sân-hận chướng-ngại đó là sân tâm-sở đồng sinh với sân-tâm làm bực bội khó chịu nóng nảy trong tâm.

    3- Thīna-middha: Buồn-chán và buồn-ngủ chướng- ngại đó là buồn-chán tâm-sở làm cho tâm thoái chí buông bỏ đối-tượng đề-mục thiền-định, và buồn ngủ tâm-sở làm tâm buồn ngủ không muốn thực-hành pháp- hành thiền-định.

    4- Uddhacca-kukkucca: Phóng-tâm và hối-hận chướng-ngại đó là phóng-tâm tâm-sở nghĩ các chuyện khác, không định tâm trong đề-mục thiền-định, và hối- hận tâm-sở là hối hận ác-nghiệp đã làm, còn thiện- nghiệp không làm.

    5- Vicikicchā: Hoài-nghi chướng-ngại đó là hoài- nghi tâm-sở, là không có đức-tin vững chắc nơi Tam- bảo: Đức-Phật-bảo, Đức-Pháp-bảo, Đức-Tăng-bảo, không tin nghiệp và quả của nghiệp, nhất là hoài nghi trong pháp-hành thiền-định.

    5 CHI-THIỀN CHẾ NGỰ ĐƯỢC 5 PHÁP-CHƯỚNG-NGẠI

    Hành-giả thực-hành pháp-hành thiền-định với đề-mục thiền-định có khả năng chứng đắc các bậc thiền sắc-giới thiện-tâm, hành-giả thực-hành pháp-hành thiền-định có khả năng dẫn đến chứng đắc đệ nhất thiền sắc-giới thiện-tâm có đầy đủ 5 chi-thiền chế ngự được 5 pháp- chướng-ngại, mà mỗi chi-thiền có khả năng chế ngự được mỗi pháp-chướng-ngại như sau:

    1- Vitakka: Chi-thiền hướng-tâm có khả năng chế ngự được thīna-middha: Buồn-chán và buồn-ngủ, là pháp-chướng-ngại.

    2- Vicāra: Chi-thiền quan-sát có khả năng chế ngự được vicikicchā: Hoài-nghi, là pháp-chướng-ngại.

    3- Pīti: Chi-thiền hỷ có khả năng chế ngự được byāpāda: sân-hận, là pháp-chướng-ngại.

    4- Sukha: Chi-thiền lạc có khả năng chế ngự được uddhacca-kukkucca: Phóng-tâm và hối-hận, là pháp chướng-ngại.

    5- Ekaggatā: Chi-thiền nhất-tâm có khả năng chế ngự được kāmacchanda: Tham-dục, là pháp-chướng-ngại.

    Sau khi đệ nhất thiền sắc-giới lộ-trình-tâm đầu tiên chấm dứt, liền tiếp theo các lộ-trình-tâm paccavekkhaṇa- vīthicitta quán triệt 5 chi-thiền phát sinh, mỗi lộ-trình- tâm quán triệt mỗi chi-thiền.

    Định nghĩa thứ nhất, Samatha này chỉ là nhất-tâm tâm-sở (ekaggatā cetasika) đồng sinh trong dục-giới thiện-tâm và đệ nhất thiền sắc-giới thiện-tâm mà thôi.

    Cho nên, định nghĩa này:“Kilese samatī’ti samatho.”

    2- Định nghĩa thứ nhì: Các hành-giả là bậc Thánh A- ra-hán thuộc hạng paññāvimutta: Bậc Thánh A-ra-hán giải thoát bằng trí-tuệ thiền-tuệ siêu-tam-giới, không có bậc thiền sắc-giới làm nền tảng, làm đối-tượng thiền-tuệ, nghĩa là bậc Thánh A-ra-hán vốn là hành-giả không thực-hành pháp-hành thiền-định trước, mà chỉ thực-hành pháp-hành thiền-tuệ mà thôi, dẫn đến chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế, chứng đắc 4 Thánh-đạo, 4 Thánh-quả và Niết-bàn, diệt tận mọi phiền-não, mọi tham-ái không còn dư sót, trở thành bậc Thánh A-ra-hán gọi là Sukkhavipassaka.

    Nay, bậc Thánh A-ra-hán có ý nguyện muốn thực- hành pháp-hành thiền-định, để chứng đắc các bậc thiền sắc-giới và vô-sắc-giới, có 2 giai đoạn:

    * Giai đoạn đầu: Bậc Thánh A-ra-hán thực-hành pháp- hành thiền-định với dục-giới đại-duy-tác-tâm có đề-mục thiền-định có khả năng dẫn đến chứng đắc được đệ nhất thiền sắc-giới duy-tác-tâm.

    * Giai đoạn cuối: Bậc Thánh A-ra-hán chứng đắc đệ nhất thiền sắc-giới duy-tác-tâm có 5 chi-thiền (jhānaṅga) là vitakka, vicāra, pīti, sukha, ekaggatā không phải để chế ngự 5 pháp-chướng-ngại (nīvaraṇa) nào cả, mà chỉ làm cho định-tâm vững chắc trong một đối-tượng thiền- định mà thôi.

    Cho nên, định nghĩa này:“Cittaṃ sametī’ti samatho.”

    3- Định nghĩa thứ ba: Các hành-giả đó là hạng thiện-trí phàm-nhân thuộc về hạng người tam-nhân (tihetuka- puthujjana), bậc Thánh Nhập-lưu, bậc Thánh Nhất-lai, bậc Thánh Bất-lai đã chứng đắc đệ nhất thiền sắc-giới thiện- tâm và bậc Thánh A-ra-hán đã chứng đắc đệ nhất thiền sắc-giới duy-tác-tâm.

    Quý hành-giả ấy tiếp tục thực-hành pháp-hành thiền- định để chứng đắc các bậc thiền cao hơn như đệ nhị thiền sắc-giới, đệ tam thiền sắc-giới, v.v... có 2 giai đoạn:

    - Giai đoạn đầu: Quý hành-giả ấy thực-hành pháp-hành thiền-định với dục-giới thiện-tâm, đại-duy-tác-tâm(2) có đề-mục thiền-định có khả năng dẫn đến chứng đắc đệ nhị thiền sắc-giới thiện-tâm, duy-tác-tâm, v.v...

    - Giai đoạn cuối: Quý hành-giả ấy không còn chế ngự 5 pháp-chướng-ngại (nīvaraṇa) nữa, mà chỉ làm cho định-tâm vững chắc có nhiều năng lực theo tuần tự, có khả năng chế ngự được chi-thiền (jhānaṅga) loại thô theo tuần tự là vitakka, vicāra, v.v... không phát sinh, để chứng đắc các bậc thiền sắc-giới bậc cao như sau:

    * Nếu chế ngự được chi-thiền vitakka thì chứng đắc đệ nhị thiền sắc-giới thiện-tâm, sắc-giới duy-tác-tâm còn 4 chi-thiền: Vicāra, pīti, sukha, ekaggatā.

    * Nếu chế ngự được chi-thiền vicāra thì chứng đắc đệ tam thiền sắc-giới thiện-tâm, sắc-giới duy-tác-tâm còn 3 chi-thiền: Pīti, sukha, ekaggatā.

    * Nếu chế ngự được chi-thiền pīti thì chứng đắc đệ tứ thiền sắc-giới thiện-tâm, sắc-giới duy-tác-tâm còn 2 chi- thiền: Sukha, ekaggatā.

    * Nếu chế ngự được chi-thiền sukha thay bằng chi-thiền upekkhā thì chứng đắc đệ ngũ thiền sắc-giới thiện-tâm, sắc-giới duy-tác-tâm có 2 chi-thiền: Upekkhā, ekaggatā.

    Định nghĩa samatha thứ ba này là nhất-tâm tâm-sở (ekaggatā cetasika) đồng sinh với dục-giới thiện-tâm, đại-duy-tác-tâm, với đệ nhị thiền sắc-giới thiện-tâm, sắc- giới duy-tác-tâm cho đến đệ ngũ thiền sắc-giới thiện-tâm, sắc-giới duy-tác-tâm.

    Cho nên, định nghĩa này: “Vitakkādi oḷārikadhamme sametī’ti samatho.”

    Samatha có 2 loại:

    1- Paritta samatha: Thiền-định có năng lực yếu.

    2- Mahaggata samatha: Thiền-định có năng lực mạnh.

    Thế nào gọi là paritta samatha?

    Hành-giả thực-hành pháp-hành thiền-định, tâm chưa đạt đến appanāsamādhi: An-định, nên gọi là paritta samatha, bởi vì tâm của hành-giả đang còn dục-giới thiện-tâm hoặc dục-giới đại-duy-tác-tâm gần đến appanāsamādhi: An-định. Tuy có 5 chi-thiền hợp với các dục-giới-tâm ấy nhưng năng lực còn yếu.

    Thế nào gọi là mahaggata samatha?

    Hành-giả thực-hành pháp-hành thiền-định, tâm đã đạt đến appanāsamādhi: An-định, nên gọi là mahaggata samatha, bởi vì tâm của hành-giả đã chứng đắc mahag- gatajjhāna đó là sắc-giới thiền thiện-tâm, hoặc sắc-giới thiền duy-tác-tâm (của bậc Thánh A-ra-hán).

    Các chi-thiền hợp với các sắc-giới thiện-tâm ấy có nhiều năng lực.

    Đối với hành-giả phàm-nhân, 5 chi-thiền hợp với đệ nhất thiền sắc-giới thiện-tâm ấy có khả năng chế ngự được 5 pháp-chướng-ngại (nīvaraṇa) bằng cách chế ngự, đè nén (vikhambhanapahāna).

    PHÁP-HÀNH THIỀN-ĐỊNH CÓ 2 PHẦN

    - Đối-tượng thiền-định.

    - Tâm biết đối-tượng thiền-định.

    I- ĐỐI-TƯỢNG THIỀN-ĐỊNH

    Đối-tượng thiền-định (samathakammaṭṭhāna) là đối- tượng của pháp-hành thiền-định, gồm có 40 đề-mục thiền- định(3) chia ra làm 7 loại như sau:

    1- 10 đề-mục thiền-định hình tròn kasiṇa.

    2- 10 đề-mục thiền-định tử-thi asubha.

    3- 10 đề-mục thiền-định niệm-niệm anussati.

    4- 4 đề-mục thiền-định tứ-vô-lượng-tâm appamaññā.

    5- 1 đề-mục thiền-định vật-thực đáng nhờm āhāre paṭikkūlasaññā.

    6- 1 đề-mục thiền-định phân tích tứ-đại (catudhātuvavatthāna).

    7- 4 đề-mục thiền-định vô-sắc (āruppa).

    1- 10 Đề-Mục Thiền-Định Hình Tròn Kasiṇa

    1.1- Đề-mục thiền-định hình tròn đất (pathavīkasiṇa).

    1.2- Đề-mục thiền-định hình tròn nước (āpokasiṇa).

    1.3- Đề-mục thiền-định hình tròn lửa (tejokasiṇa).

    1.4- Đề-mục thiền-định gió (vāyokasiṇa).

    1.5- Đề-mục thiền-định hình tròn màu xanh (nīlakasiṇa).

    1.6- Đề-mục thiền-định hình tròn màu vàng (pītakasiṇa).

    1.7- Đề-mục thiền-định hình tròn màu đỏ (lohitakasiṇa).

    1.8- Đề-mục thiền-định hình tròn màu trắng (odātakasiṇa).

    1.9- Đề-mục thiền-định hư không (ākāsakasiṇa). 1.10- Đề-mục thiền-định ánh sáng (ālokakasiṇa).

    Đó là 10 đề-mục thiền-định (kasiṇa) làm đối-tượng của pháp-hành thiền-định.

    2- 10 đề-mục thiền-định tử-thi (asubha)

    2.1- Đề-mục tử-thi trải qua 2-3 ngày (uddhumātaka).

    2.2- Đề-mục tử-thi biến sang màu tím thâm (vinīlaka).

    2.3- Đề-mục tử-thi chảy máu mủ (vipubbaka).

    2.4- Đề-mục tử-thi bị chặt đứt thành nhiều đoạn (vicchiddaka).

    2.5- Đề-mục tử-thi bị chó, quạ, diều hâu, kên kên cắn xé ăn thịt, bỏ rải rác (vikkhāyitaka).

    2.6- Đề-mục tử-thi bị chặt tay, chân, đầu, mình bỏ rải rác (vikkhittaka).

    2.7- Đề-mục tử-thi bị đâm lủng nhiều lỗ (hatavikkhittaka).

    2.8- Đề-mục tử-thi có máu chảy lai láng (lohitaka).

    2.9- Đề-mục tử-thi có giòi (puḷuvaka).

    2.10- Đề-mục tử-thi còn bộ xương trắng (aṭṭhika).

    Đó là 10 đề-mục thiền-định tử-thi (asubha) làm đối-tượng của pháp-hành thiền-định.

    3- 10 đề-mục thiền-định niệm-niệm (anussati)

    3.1- Đề-mục niệm-niệm 9 ân Đức-Phật (Buddhānussati).

    3.2- Đề-mục niệm-niệm 6 ân Đức-Pháp (Dhammānussati).

    3.3- Đề-mục niệm-niệm 9 ân Đức-Tăng (Saṃghānussati).

    3.4- Đề-mục niệm-niệm giới trong sạch của mình (sīlānussati).

    3.5- Đề-mục niệm-niệm sự bố-thí của mình (cāgānussati).

    3.6- Đề-mục niệm-niệm 5 pháp Chư-thiên có nơi mình (devatānussati).

    3.7- Đề-mục niệm-niệm trạng-thái tịch tịnh an-lạc Niết-bàn (upasamānussati).

    3.8- Đề-mục niệm-niệm sự chết (maraṇānussati).

    3.9- Đề-mục niệm 32 thể trọc (trược) trong thân của mình (kāyagatāsati).

    3.10- Đề-mục niệm hơi thở vào, hơi thở ra (ānāpānassati).

    Đó là 10 đề-mục thiền-định niệm-niệm (anussati) làm đối- tượng của pháp-hành thiền-định.

    4- Bốnđề-mụcthiền-địnhvô-lượng-tâm(appamaññā)

    4.1- Đề-mục niệm rải tâm-từ (mettā) đến chúng-sinh vô-lượng.

    4.2- Đề-mục niệm rải tâm-bi (karuṇā) đến chúng- sinh vô-lượng.

    4.3- Đề-mục niệm rải tâm-hỷ (muditā) đến chúng-sinh vô-lượng.

    4.4- Đề-mục niệm rải tâm-xả (upekkhā) đến chúng-sinh vô-lượng.

    Đó là 4 đề-mục thiền-định niệm rải tâm từ, bi, hỷ, xả đến chúng-sinh vô-lượng (appamaññā) làm đối-tượng của pháp- hành thiền-định.

    5- Đề-mụcvậtthựcđángnhờmgớm(āhārepaṭikkūlasaññā)

    6- Đề-mục thiền-định phân tích tứ-đại (catudhātuvavatthāna)

    7- Bốn đề-mục thiền-định vô-sắc (āruppa)

    Trong 4 đề-mục thiền-định vô-sắc, mỗi đề-mục riêng biệt chỉ có khả năng dẫn đến chứng đắc mỗi bậc thiền vô-sắc-giới riêng biệt mà thôi như sau:

    7.1- Đề-mục thiền-định vô-sắc-giới thứ nhất gọi là ākāsa- paññatti chỉ để chứng đắc đệ nhất thiền vô-sắc-giới gọi là ākāsānañcāyatanajjhāna: Không-vô-biên-xứ-thiền mà thôi.

    7.2- Đề-mục thiền vô-sắc-giới thứ nhì gọi là paṭhamā- ruppaviññāṇa chỉ để chứng đắc đệ nhị thiền vô-sắc-giới gọi là viññāṇañcāyatanajjhāna: Thức-vô-biên-xứ-thiền mà thôi.

    7.3- Đề-mục thiền-định vô-sắc-giới thứ ba gọi là natthi- bhāvapaññatti chỉ để chứng đắc đệ tam thiền vô-sắc-giới gọi là ākiñcaññāyatanajjhāna: Vô-sở-hữu-xứ-thiền mà thôi.

    7.4- Đề-mục thiền-định vô-sắc-giới thứ tư gọi là tatiyā- ruppaviññāṇa chỉ để chứng đắc đệ tứ thiền vô-sắc-giới gọi là nevasaññānāsaññāyatanajjhāna: Phi-tưởng-phi-phi-tưởng-xứ- thiền mà thôi.

    Đó là 4 đề-mục thiền-định vô-sắc mà mỗi đề-mục vô-sắc chỉ có thể chứng đắc mỗi bậc thiền vô-sắc-giới riêng biệt mà thôi.

    Gồm có 40 đề-mục thiền-định.

    Trong 40 đề-mục thiền-định phân loại 3 loại nimitta, 3 loại bhāvanā, 3 loại samādhi.

    Ba Loại Nimitta

    1- Parikammanimitta: Đối-tượng đề-mục thiền-định ban đầu làm đối-tượng của parikammabhāvanā: Tâm-hành ban đầu thực-hành pháp-hành thiền-định.

    Tất cả 40 đề-mục thiền-định đều là parikammanimitta.

    2- Uggahanimitta: Đối-tượng thô-ảnh tương-tự của parikammanimitta (đối-tượng đề-mục thiền-định ban đầu) ấy phát sinh rõ ở trong tâm theo ý-môn-lộ-trình-tâm (manodvāra- vīthicitta) có tác-hành-tâm (javanacitta) là dục-giới đại-thiện- tâm hoặc dục-giới đại-duy-tác-tâm của bậc Thánh A-ra-hán, biết rõ đối-tượng thô-ảnh tương-tự của parikammanimitta ấy.

    Trong 40 đề-mục thiền-định chỉ có 22 đề-mục thiền-định trực tiếp có uggahanimitta và 18 đề-mục thiền-định gián tiếp có uggahanimitta.

    - Đề-mục thiền-định trực-tiếp có uggahanimitta có 22 đề- mục là 4 bhūtakasiṇa + 4 vaṇṇakasiṇa + ākāsakasiṇa + ālokakasiṇa + 10 asubha + kāyāgatāsati + ānāpānassati.

    - Đề-mục thiền-định gián-tiếp có uggahanimitta có 18 đề- mục là 6 anussati + upasamānussati + maraṇānussati + 4 appamaññā + āhārepaṭikūlasaññā + catudhātuvavatthāna + 4 āruppakammaṭṭhāna.

    3- Paṭibhāganimitta: Đối-tượng quang-ảnh trong-sáng của đối-tượng uggahanimitta (đối-tượng thô-ảnh tương-tự) ấy, trở nên hoàn toàn trong sáng được phát sinh rõ ở trong tâm của hành-giả, theo ý-môn-lộ-trình-tâm (manodvāravīthicitta).

    (22 đề-mục thiền-định trực-tiếp có uggahanimitta rồi trở thành trực-tiếp có paṭibhāganimitta và 8 đề-mục thiền-định là 4 appamaññā + 4 āruppakammaṭṭhāna gián-tiếp có paṭibhāga- nimitta, gồm có 30 đề-mục thiền-định.)

    II- TÂM BIẾT ĐỐI-TƯỢNG THIỀN-ĐỊNH

    Tâm biết đối-tượng thiền-định có 3 giai đoạn:

    1- Parikammabhāvanā: Tâm-hành ban đầu thực hành pháp-hành thiền-định với parikammasamādhi: Sơ-định ban đầu trong đề-mục thiền-định.

    2- Upacārabhāvanā: Tâm-hành cận bậc thiền với upacārasamādhi: Cận-định trong đề-mục thiền-định ấy.

    3 - Appanābhāvanā: Tâm-hành chứng đắc bậc thiền với appanāsamādhi: An-định trong đề-mục thiền-định ấy.

    Ba Loại Bhāvanā, ba Loại Samādhi

    1- Parikammabhāvanā: Tâm-hành ban đầu thực-hành pháp-hành thiền-định.

    Hành-giả bắt đầu thực-hành pháp-hành thiền-định với các dục-giới lộ-trình-tâm có tác-hành-tâm (javanacitta) dục-giới thiện-tâm hoặc dục-giới đại-duy-tác-tâm(4) phát sinh liên tục có đối-tượng parikammanimitta: Đối-tượng đề-mục thiền- định ban đầu tiến triển tốt trở thành đối-tượng uggahanimitta: Đối-tượng thô-ảnh tương-tự của parikammanimitta (đối- tượng đề-mục thiền-định ban đầu) ấy.

    Định-tâm đồng sinh với dục-giới thiện-tâm hoặc dục-giới đại-duy-tác-tâm gọi là parikammasamādhi: Sơ-định ban đầu trong đề-mục thiền-định còn cách xa bậc thiền sắc-giới (mahaggatajjhāna).

    Tất cả 40 đề-mục thiền-định đều có parikammabhāvanā và parikammasamādhi.

    2- Upacārabhāvanā: Tâm-hành cận bậc thiền

    Hành-giả đang thực-hành pháp-hành thiền-định với các dục-giới ý-môn lộ-trình-tâm có tác-hành-tâm (javanacitta) dục-giới thiện-tâm hoặc dục-giới đại-duy-tác-tâm phát sinh liên tục có đối-tượng uggahanimitta: Đối-tượng thô-ảnh tương-tự của đề-mục thiền-định ấy tiến triển tốt trở thành đối- tượng paṭibhāganimitta: Đối-tượng quang-ảnh trong-sáng của đề-mục thiền-định ấy dẫn đến gần bậc thiền sắc-giới.

    Định-tâm đồng sinh với dục-giới thiện-tâm hoặc dục-giới đại-duy-tác-tâm gọi là upacārasamādhi: Cận-định trong đề- mục thiền-định ấy gần đạt đến gần bậc thiền sắc-giới (mahaggatajjhāna).

    Trong các dục-giới lộ-trình-tâm có tác-hành-tâm là dục- giới thiện-tâm hoặc dục-giới đại-duy-tác-tâm phát sinh liên tục có đối-tượng đề-mục thiền-định tiến triển tốt chia làm 2 giai đoạn:

    * Dục-giới lộ-trình-tâm có tác-hành-tâm (javanacitta) là dục-giới thiện-tâm hoặc dục-giới đại-duy-tác-tâm phát sinh liên tục ở giai đoạn đầu còn cách xa bậc thiền sắc-giới, gọi là parikammabhāvanā.

    * Dục-giới lộ-trình-tâm có tác-hành-tâm (javanacitta) là dục-giới thiện-tâm hoặc dục-giới đại-duy-tác-tâm phát sinh liên tục ở giai đoạn sau gần bậc thiền, gọi là upacārabhāvanā.

    Trong 40 đề-mục thiền-định chỉ có 10 đề-mục trực tiếp(5) có upacārabhāvanā và upacārasamādhi mà thôi.

    3- Appanābhāvanā: Tâm-hành chứng đắc bậc thiền

    Hành-giả thực-hành pháp-hành thiền-định với sắc-giới lộ-trình thiền-tâm có tác-hành-tâm (javanacitta) chứng đắc sắc-giới thiền-thiện-tâm hoặc sắc-giới thiền-duy-tác-tâm, gọi là Appanābhāvanā: Chứng đắc bậc thiền sắc-giới phát sinh có paṭibhāganimitta đối-tượng quang-ảnh trong-sáng của đề- mục thiền-định ấy.

    Định-tâm đồng sinh với sắc-giới thiện-tâm ấy gọi là appanāsamādhi: An-định trong đề-mục thiền-định ấy, chứng đắc bậc thiền-sắc-giới (mahaggatajjhāna).

    Trong 40 đề-mục thiền-định chỉ có 30 đề-mục(6) dẫn đến appanābhāvanā và appanāsamādhi chứng đắc các bậc thiền mà thôi. Chứng đắc bậc thiền sắc-giới hoặc vô-sắc-giới nào hoàn toàn tùy thuộc vào khả năng của mỗi đề-mục thiền-định ấy.

    (Xem nghi thức lễ thọ pháp-hành thiền-định trong phần cuối pháp-hành thiền-định này.)

    -oo0oo-

    (1) Bậc Thánh A-ra-hán thuộc hạng Sukkhavipassaka, không có bậc thiền sắc-giới làm nền tảng, nghĩa là hành-giả chỉ thực-hành pháp-hành thiền-tuệ dẫn đến chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế, chứng đắc 4 Thánh-đạo, 4 Thánh- quả và Niết-bàn, diệt tận mọi tham-ái, mọi phiền-não không còn dư sót, trở thành bậc Thánh A-ra-hán mà thôi.
    (2) Duy-tác-tâm chỉ là tâm của bậc Thánh A-ra-hán mà thôi.
    (3) Xem quyển “Tìm hiểu pháp-hành thiền-tuệ” cùng soạn giả.
    4) Duy-tác-tâm chỉ là tâm của bậc Thánh A-ra-hán mà thôi.
    (5) 10 đề-mục là 8 đề-mục anussati (trừ kāyagatāsati và ānāpānassati) + āhārepaṭikkūlasaññā + catudhātuvavatthāna.
    (6) 30 đề-mục là 10 đề-mục kasiṇa + 10 đề-mục asubha + kāyagatāsati + ānāpānassati + 4 appamaññā + 4 āruppakammaṭṭhāna.

    Trang Website được thành lập và quản lý bởi các cận sự nam, cận sự nữ trong Phật Giáo. Mục đích nhằm lưu trữ, số hoá kinh sách và tài liệu Phật Giáo Nguyên Thuỷ - Theravāda.