Suddhikasaṅsandanā: Phần Thanh Tịnh Tỷ Giáo

Suddhikasaṅsandanā: Phần Thanh Tịnh Tỷ Giáo

    PHẬT GIÁO NGUYÊN THUỶ - THERAVĀDA
    ABHIDHAMMAPIṬAKA - TẠNG VÔ TỶ PHÁP

    KATHĀVATTHU

    BỘ NGỮ TÔNG

    Dịch giả:

    Đại Trưởng lão Hòa Thượng Tịnh Sự

    ĐẠI PHẨM THỨ NHẤT

    PHẦN THANH TỊNH TỶ GIÁO (SUDDHIKASAṄSANDANĀ)

    17.

    • Tự ngôn: Ngài nhận thấy người bằng chân thể siêu lý như nhận thấy Sắc bằng chân thể siêu lý phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.
    • Tự ngôn: Sắc là khác, người cũng là khác phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó.
    • Tự ngôn: Ngài nên lãnh hội chinh lệ dù rằng Ngài nhận thấy người bằng chân thể siêu lý, như nhận thấy Sắc bằng chân thể siêu lý, chính do nhân đó, Ngài mới nói như vầy: “Sắc là khác, người cũng là khác!”. Mà Ngài tường thuật trong vấn đề đó như vầy: “Phải nói rằng, tôi nhận thấy người bằng chân thể siêu lý như nhận thấy Sắc bằng chân thể siêu lý, nhưng không nên nói Sắc là khác, người là khác, như thế vậy sai”. Nhưng cũng không nên nói rằng: Sắc là khác, người cũng là khác; cũng không nên nói tôi nhận thấy người bằng chân thể siêu lý, như nhận thấy Sắc bằng chân thể siêu lý, mà Ngài tường thuật trong vấn đề đó như vầy: “Phải nói rằng, tôi nhận thấy người bằng chân thể siêu lý như nhận thấy Sắc bằng chân thể siêu lý”; nhưng không nên nói Sắc là khác, người cũng là khác. Như thế vậy sai.

    18.

    • Tự ngôn: Ngài nhận thấy người bằng chân thể siêu lý như nhận thấy Thọ bằng chân thể siêu lý phải chăng? ... như nhận thấy Tưởng ... như nhận thấy Hành ... như nhận thấy Thức bằng chân thể siêu lý phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.
    • Tự ngôn: Thức là khác, người cũng là khác phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó. 
    • Tự ngôn: Ngài nên lãnh hội chinh lệ dù rằng Ngài nhận thấy người bằng chân thể siêu lý, như nhận thấy Thức bằng chân thể siêu lý, chính do nhân đó, Ngài mới nói rằng Thức là khác, người cũng là khác. Mà Ngài tường thuật trong vấn đề đó như vầy: “Tôi nhận thấy người bằng chân thể siêu lý như nhận thấy Thức bằng chân thể siêu lý, nhưng không nên nói Thức là khác, người cũng là khác, thế vậy sai”. Nhưng không nên nói rằng Thức là khác, người cũng là khác; cũng không nên nói rằng tôi nhận thấy người bằng chân thể siêu lý, như nhận thấy Thức bằng chân thể siêu lý. Mà Ngài tường thuật trong vấn đề đó như vầy: “Phải nói là tôi nhận thấy người bằng chân thể siêu lý, như nhận thấy Thức bằng chân thể siêu lý, nhưng không nên nói Thức là khác, người cũng là khác, như thế là sai”.

    19.

    Tự ngôn: Ngài nhận thấy người bằng chân thể siêu lý như nhận thấy Nhãn xứ bằng chân thể siêu lý phải chăng? ... như nhận thấy Nhĩ xứ ... như nhận thấy Tỷ xứ ... như nhận thấy Thiệt xứ ... như nhận thấy Thân xứ ... như nhận thấy Sắc xứ ... như nhận thấy Thinh xứ ... như nhận thấy Khí xứ ... như nhận thấy Vị xứ ... như nhận thấy Xúc xứ ... như nhận thấy Ý xứ ... như nhận thấy Pháp xứ bằng chân thể siêu lý phải chăng?...

    20.

    ... như nhận thấy Nhãn giới bằng chân thể siêu lý phải chăng?... như nhận thấy Nhĩ giới ... như nhận thấy Tỷ giới ... như nhận thấy Thiệt giới ... như nhận thấy Thân giới ... như nhận thấy Sắc giới ... như nhận thấy Thinh giới ... như nhận thấy Khí Giới (gandhadhātu)... như nhận thấy Vị giới ... như nhận thấy Xúc giới ... như nhận thấy Nhãn thức giới ... như nhận thấy Nhĩ thức giới ... như nhận thấy Tỷ thức giới ... như nhận thấy Thiệt thức giới ... như nhận thấy Thân thức giới ... như nhận thấy Ý giới ... như nhận thấy Ý thức giới ... như nhận thấy Pháp giới bằng chân thể siêu lý phải chăng? ...

    21.

    • Tự ngôn: ... như nhận thấy Nhãn quyền bằng chân thể siêu lý phải chăng? ... như nhận thấy Nhĩ quyền ... như nhận thấy Tỷ quyền ... như nhận thấy Thiệt quyền ... như nhận thấy Thân quyền ... như nhận thấy Ý quyền ... như nhận thấy Mạng quyền ... như nhận thấy Nữ quyền ... như nhận thấy Nam quyền ... như nhận thấy Lạc quyền ... như nhận thấy Khổ quyền ... như nhận thấy Hỷ quyền ... như nhận thấy Xả quyền ... như nhận thấy Tín quyền ... như nhận thấy Cần quyền ... như nhận thấy Niệm quyền ... như nhận thấy Định quyền ... như nhận thấy Tuệ quyền ... như nhận thấy Tri dị tri quyền ... như nhận thấy Tri dĩ tri quyền ... như nhận thấy Tri cụ tri quyền bằng chân thể siêu lý phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi
    • Tự ngôn: Tri cụ tri quyền (Aññatāvindrīya) là khác, người cũng là khác phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó.
    • Phản ngữ: Ngài nên lãnh hội chinh lệ (Nigaha) dù rằng Ngài nhận thấy người bằng chân thể siêu lý, như nhận thấy Tri cụ tri quyền (Aññātāvindrīya) bằng chân thể siêu lý, chính do nhân đó, Ngài mới nói rằng Tri cụ tri quyền là khác, người cũng là khác. Mà Ngài tường thuật trong vấn đề đó như vầy: “Phải nói rằng tôi nhận thấy người bằng chân thể siêu lý như nhận thấy Tri cụ tri quyền bằng chân thể siêu lý, nhưng không nên nói Tri cụ tri quyền là khác, người cũng là khác, thế vậy sai”. Nhưng không nên nói Tri cụ tri quyền là khác, người cũng là khác. Cũng không nên nói rằng tôi nhận thấy người bằng chân thể siêu lý như nhận thấy Tri cụ tri quyền bằng chân thể siêu lý. Mà Ngài tường thuật trong vấn đề đó như vầy: “Phải nói rằng tôi nhận thấy người bằng chân thể siêu lý như nhận thấy Tri cụ tri quyền bằng chân thể siêu lý, nhưng không nên nói rằng Tri cụ tri quyền là khác, người cũng là khác, như vậy là sai”.

    22.

    • Phản ngữ: Ngài không nhận thấy người bằng chân thể siêu lý phải chăng? Tự ngôn: Phải rồi.
    • Phản ngữ: Đức Thế Tôn, Ngài có phán rằng: “Bậc người hành để tự lợi vẫn có” và Ngài cũng nhận thấy Sắc bằng chân thể siêu lý phải chăng? Tự ngôn: Phải rồi.
    • Phản ngữ: Sắc là khác, người cũng là khác phải chăng? Tự ngôn: Không nên nói thế đó.
    • Phản ngữ: Ngài nên lãnh hội nghịch hành (Paṭikamma) dù rằng Đức Thế Tôn có phán như vầy: “Bậc người hành hầu tự lợi vẫn có và Ngài cũng nhận thấy Sắc bằng chân thể siêu lý”, chính do nhân đó, Ngài mới nói rằng Sắc là khác, người cũng là khác. Mà Ngài tường thuật trong vấn đề đó như vầy: Phải nói rằng Đức Thế Tôn phán dạy như vầy: “Bậc người hành tự lợi vẫn có” và tôi cũng nhận thấy Sắc bằng chân thể siêu lý, nhưng không nên nói Sắc là khác, người cũng là khác. Như thế vậy sai. Nhưng không nên nói rằng Sắc là khác, người cũng là khác. Cũng không nên nói như vầy, Đức Thế Tôn phán dạy rằng Bậc người hành hầu tự lợi vẫn có và tôi cũng nhận thấy Sắc bằng chân thể siêu lý. Mà Ngài tường thuật trong vấn đề đó như vầy, nên nói rằng Đức Thế Tôn phán dạy như vầy: “Người hành hầu tự lợi vẫn có và tôi cũng nhận thấy Sắc bằng chân thể siêu lý, nhưng không nên nói Sắc là khác, người cũng là khác như thế vậy là sai ...”. 
    • Phản ngữ: Ngài không nhận thấy người bằng chân thể siêu lý phải chăng? Tự ngôn: Phải rồi.
    • Phản ngữ: Đức Thế Tôn, Ngài phán dạy rằng: “Bậc người hành tự lợi vẫn có” và Ngài cũng nhận thấy Thọ ... và Ngài cũng nhận thấy Tưởng ... và Ngài cũng nhận thấy Hành ... và Ngài cũng nhận thấy Thức bằng chân thể siêu lý phải chăng?
    • Phản ngữ: Ngài nên lãnh hội nghịch hành dù rằng Đức Thế Tôn có phán dạy như vầy: “Bậc người hành hầu tự lợi vẫn có” và Ngài cũng nhận thấy Thức bằng chân thể siêu lý, chính do nhân đó, Ngài mới nói rằng Thức là khác, người cũng là khác. Mà Ngài tường thuật trong vấn đề đó như vầy, nên nói rằng Đức Thế Tôn phán dạy như vầy: “Bậc người hành hầu tự lợi vẫn có”, và tôi cũng nhận thấy Thức bằng chân thể siêu lý, nhưng không nên nói: “Thức là khác, người cũng là khác” như thế vậy là sai. Nhưng không nên nói rằng Thức là khác, người cũng là khác. Cũng không nên nói rằng Đức Thế Tôn Ngài phán dạy như vầy: “Bậc người hành để tự lợi vẫn có” và tôi cũng nhận thấy Thức bằng chân thể siêu lý, mà Ngài tường thuật trong vấn đề đó như vầy: “Nên nói là Đức Thế Tôn Ngài phán rằng Bậc người hành hầu tự lợi vẫn có” và tôi cũng nhận thấy Thức bằng chân thể siêu lý, nhưng không nên nói Thức là khác, người cũng là khác, như thế vậy sai ... .

    23.

    • Phản ngữ: Ngài không nhận thấy người bằng chân thể siêu lý phải chăng? Tự ngôn: Phải rồi.
    • Phản ngữ: Đức Thế Tôn Ngài phán như vầy: “Bậc người hành để tự lợi vẫn có” và Ngài cũng nhận thấy Nhãn xứ bằng chân thể siêu lý phải chăng ... và Ngài cũng nhận thấy Nhĩ xứ ... và Ngài cũng nhận thấy Pháp xứ ... bằng chân thể siêu lý phải chăng? ...

    24.

    • Phản ngữ: ... Ngài cũng nhận thấy Nhãn giới bằng chân thể siêu lý phải chăng? ... và Ngài cũng nhận thấy Thân giới ... và Ngài cũng nhận thấy Sắc giới ... và Ngài cũng nhận thấy Xúc giới ... và Ngài cũng nhận thấy Nhãn thức giới ... và Ngài cũng nhận thấy Ý thức giới ... và Ngài cũng nhận thấy Pháp giới bằng chân thể siêu lý phải chăng?

    25.

    • Phản ngữ: ... và Ngài cũng nhận thấy Nhãn quyền bằng chân thể siêu lý phải chăng? ... và Ngài cũng nhận thấy Nhĩ quyền bằng chân thể siêu lý phải chăng? ... và Ngài cũng nhận thấy Tri cụ tri quyền (Aññatāvindrīya) bằng chân thể siêu lý phải chăng? ...
    • Phản ngữ: Ngài không nhận thấy người bằng chân thể siêu lý phải chăng? Tự ngôn: Phải rồi.
    • Phản ngữ: Đức Thế Tôn phán dạy rằng: “Bậc người hành để tự lợi vẫn có” và Ngài cũng nhận thấy Tri cụ tri quyền bằng chân thể siêu lý phải chăng? Tự ngôn: Phải rồi.
    • Phản ngữ: Tri cụ tri quyền là khác và người cũng là khác phải chăng? Tự ngôn: Không nên nói thế đó.
    • Phản ngữ: Ngài nên lãnh hội nghịch hành dù cho Đức Thế Tôn phán dạy như vầy: “Bậc người hành để tự lợi vẫn có” và Ngài cũng nhận thấy Tri cụ tri quyền bằng chân thể siêu lý, chính do nhân đó, Ngài mới nói rằng Tri cụ tri quyền là khác, người cũng là khác. Mà Ngài tường thuật trong vấn đề đó như vầy nên nói rằng Đức Thế Tôn Ngài phán dạy như vầy: “Bậc người hành để tự lợi vẫn có” và tôi cũng nhận thấy Tri cụ tri quyền bằng chân thể siêu lý. Nhưng không nên nói Tri cụ tri quyền là khác, người cũng là khác, như thế vậy là sai! Nhưng không nên nói Tri cụ tri quyền là khác, người cũng là khác; cũng không nên nói như vầy Đức Thế Tôn phán dạy rằng: “Bậc người hành hầu tự lợi vẫn có” và tôi cũng nhận thấy Tri cụ tri quyền bằng chân thể siêu lý. Mà Ngài tường thuật trong vấn đề đó như vầy: “Nên nói rằng Đức Thế Tôn phán dạy rằng Bậc người hành để tự lợi vẫn có và tôi cũng nhận thấy Tri cụ tri quyền bằng chân thể siêu lý, nhưng không nên nói Tri cụ tri quyền là khác, người cũng là khác, như thế vậy là sai ...

    Dứt phần Thanh tịnh tỷ giáo

    Trang Website được thành lập và quản lý bởi các cận sự nam, cận sự nữ trong Phật Giáo. Mục đích nhằm lưu trữ, số hoá kinh sách và tài liệu Phật Giáo Nguyên Thuỷ - Theravāda.