PHẬT GIÁO NGUYÊN THUỶ - THERAVĀDA
ABHIDHAMMAPIṬAKA - TẠNG DIỆU PHÁP
VIBHAṄGA
BỘ PHÂN TÍCH
Dịch giả:
Ðại Trưởng Lão Tịnh Sự
Santakicca Mahā Thera
PHÂN THEO KINH (SUTTANTABHĀJANĪYAM)
[465] BỐN CHÁNH CẦN [1]
Nơi đây, vị tỳ khưu ước vọng tinh tấn chuyên cần kiên tâm phấn đấu để không cho sanh các ác bất thiện pháp chưa sanh.
Ước vọng tính tấn chuyên cần kiên tâm phấn đấu để đoạn trừ các ác bất thiện pháp đã sanh.
Ước vọng tính tấn chuyên cần kiên tâm phấn đấu để phát sanh các thiện pháp chưa sanh.
Ước vọng tính tấn chuyên cần kiên tâm phấn đấu để duy trì không cho sút giảm, gia tăng, tiến triển, phát triển, bổ túc các thiện pháp đã sanh.
[466] VỊ TỲ KHƯU ước vọng tinh tấn chuyên cần kiên tâm phấn đấu không để cho sanh các ÁC BẤT THIỆN PHÁP CHƯA SANH LÀ SAO?
Ở ÐÂY, THẾ NÀO LÀ CÁC ÁC BẤT THIỆN PHÁP CHƯA SANH?
Tức là ba căn bất thiện tham, sân, si những phiền não đồng nương căn ấy, thọ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn, thức uẩn tương ưng căn ấy, thân nghiệp, khẩu nghiệp, ý nghiệp có căn ấy làm sở sanh. Ðây gọi là các ác bất thiện pháp chưa sanh. Như thế, vị ấy ước vọng, tinh tấn, chuyên cần kiên tâm phấn đấu để không cho sanh các ác bất thiện pháp chưa sanh nầy.
[467] NÓI RẰNG: "ƯỚC VỌNG[2]". Ở ÐÂY, SỰ ƯỚC VỌNG LÀ THẾ NÀO?
Cái chi là sự hoài bão, lập nguyện, muốn làm, là thiện tánh pháp dục. Ðây gọi là sự ước vọng. Vị ấy sản sanh, sinh thành, khởi dậy, ứng khởi, sanh ra, sanh khởi sự ước vọng này, bởi lẽ ấy được nói rằng: "ước vọng".
[468] NÓI RẰNG: "TINH TẤN[3]". Ở ÐÂY, SỰ TINH TẤN LÀ THẾ NÀO?
Cái chi là sự cần cố thuộc về tâm... (trùng)... chánh tinh tấn. Ðây gọi là sự tinh tấn.
Vị ấy dự nhập, biến nhập, dự đáo, mãn đáo, dự đắc, hoàn đắc, thành đạt với sự tinh tấn nầy; bởi lẽ ấy được nói rằng "tinh tấn".
[469] NÓI RẰNG: "CHUYÊN CẦN[4]". Ở ÐÂY, CẦN LÀ NHƯ THẾ NÀO?
Cái chi là sự cần cố thuộc về tâm... (trùng)... chánh tinh tấn. Ðây gọi là cần.
Vị ấy khởi sự, khởi xướng, áp dụng, tu tập, làm sung mãn pháp cần nầy, bởi lẽ ấy được nói rằng: "chuyên cần".
[470] NÓI RẰNG: "KIÊN TÂM[5]". Ở ÐÂY, TÂM LÀ THẾ NÀO?
Cái chi là tâm ý, tâm địa... (trùng)... ý thức giới sanh từ đó. Ðây gọi là tâm.
Vị ấy kiên trì, bảo trì, ủng hộ, hỗ trợ tâm nầy, bởi lẽ ấy được nói rằng "kiên tâm".
[471] NÓI RẰNG: "PHẤN ÐẤU[6]". Ở ÐÂY, SỰ PHẤN ÐẤU LÀ THẾ NÀO?
Cái chi là sự cần cố thuộc về tâm... (trùng)... chánh tinh tấn. Ðây gọi là sự phấn đấu.
Vị ấy dự nhập... (trùng)... thành đạt với sự phấn đấu nầy; bởi lẽ ấy được nói rằng: phấn đấu.
[472] VỊ TỲ KHƯU ước vọng tinh tấn chuyên cần kiên tâm phấn đấu để đoạn trừ các ÁC BẤT THIỆN PHÁP ÐÃ SANH KHỞI LÀ SAO?
Ở ÐÂY, THẾ NÀO LÀ CÁC ÁC BẤT THIỆN PHÁP ÐÃ SANH?
Tức là ba căn bất thiện tham, sân, si, những phiền não đồng nương căn ấy, thọ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn, thức uẩn tương ưng căn ấy, thân nghiệp, khẩu nghiệp, ý nghiệp có căn ấy làm sở sanh. Ðây gọi là các ác bất thiện pháp đã sanh. Như thế, vị ấy ước vọng tinh tấn chuyên cần kiên tâm phấn đấu để đoạn trừ các ác bất thiện pháp đã sanh nầy.
[473] NÓI RẰNG: "ƯỚC VỌNG". Ở ÐÂY, SỰ ƯỚC VỌNG LÀ THẾ NÀO?
Cái chi là sự hoài bão, lập nguyện, muốn làm, là thiện tánh pháp dục. Ðây gọi là sự ước vọng.
Vị ấy sản sanh, sinh thành, khởi dậy, ứng khởi, sanh ra, sanh khởi sự ước vọng này. Bởi lẽ ấy được nói rằng: "ước vọng".
[474] NÓI RẰNG: "TINH TẤN". Ở ÐÂY, SỰ TINH TẤN LÀ THẾ NÀO?
Cái chi là sự cần cố thuộc về tâm... (trùng)... chánh tinh tấn. Ðây gọi là sự tinh tấn.
Vị ấy dự nhập... (trùng)... thành đạt với sự tinh tấn nầy. Bởi lẽ ấy được nói rằng: "tinh tấn".
[475] NÓI RẰNG: "CHUYÊN CẦN". Ở ÐÂY, CẦN LÀ NHƯ THẾ NÀO?
Cái chi là sự cần cố thuộc về tâm... (trùng)... chánh tinh tấn. Ðây gọi là cần.
Vị ấy khởi xướng, khởi sự, áp dụng, tu tập, làm sung mãn pháp cần nầy. Bởi lẽ ấy được nói rằng: "chuyên cần".
[476] NÓI RẰNG: "KIÊN TÂM". Ở ÐÂY, TÂM LÀ THẾ NÀO?
Cái chi là tâm ý, tâm địa... (trùng)... ý thức giới sanh từ đó. Ðây gọi là tâm.
Vị ấy kiên trì, bảo trì, ủng hộ, hỗ trợ tâm nầy. Bởi lẽ ấy được nói rằng "kiên tâm".
[477] NÓI RẰNG: "PHẤN ÐẤU". Ở ÐÂY, SỰ PHẤN ÐẤU LÀ THẾ NÀO?
Cái chi là sự cần cố thuộc về tâm... (trùng)... chánh tinh tấn. Ðây gọi là sự phấn đấu.
Vị ấy dự nhập... (trùng)... thành đạt với sự phấn đấu nầy. Bởi lẽ ấy được nói rằng: "phấn đấu".
[478] VỊ TỲ KHƯU ước vọng tinh tấn chuyên cần quyết tâm phấn đấu để phát sanh các thiện pháp chưa sanh là sao?
Ở ÐÂY, THẾ NÀO LÀ CÁC THIỆN PHÁP CHƯA SANH?
Tức là ba căn thiện vô tham, vô sân, vô si, thọ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn, thức uẩn tương ưng căn ấy, thân nghiệp, khẩu nghiệp, ý nghiệp có căn ấy làm sở sanh. Ðây gọi là các thiện pháp chưa sanh. Như thế, vị ấy ước vọng tinh tấn chuyên cần kiên tâm phấn đấu để phát sanh các thiện pháp chưa sanh nầy.
[479] NÓI RẰNG: "ƯỚC VỌNG"... (trùng)... NÓI RẰNG "TINH TẤN"... (trùng)... NÓI RẰNG: "CHUYÊN CẦN"... (trùng)... NÓI RẰNG: "KIÊN TÂM"... (trùng)... NÓI RẰNG: "PHẤN ÐẤU". Ở ÐÂY SỰ PHẤN ÐẤU LÀ THẾ NÀO?
Cái chi là sự cần cố thuộc về tâm... (trùng)... chánh tinh tấn. Ðây gọi là sự phấn đấu.
Vị ấy dự nhập... (trùng)... thành đạt với sự phấn đấu nầy. Bởi lẽ ấy được nói rằng: "phấn đấu".
[480] VỊ TỲ KHƯU ước vọng tinh tấn chuyên cần kiên tâm phấn đấu để DUY TRÌ, KHÔNG CHO SÚT GIẢM, GIA TĂNG TIẾN TRIỂN, PHÁT TRIỂN, BỔ TÚC CÁC THIỆN PHÁP ÐÃ SANH, LÀ SAO?
Ở ÐÂY, THẾ NÀO LÀ CÁC THIỆN PHÁP ÐÃ SANH?
Tức là ba căn thiện vô tham, vô sân, vô si, thọ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn, thức uẩn tương ưng căn ấy, thân nghiệp, khẩu nghiệp, ý nghiệp có căn ấy làm sở sanh. Ðây gọi là các thiện pháp đã sanh. Như thế, vị ấy ước vọng tinh tấn chuyên cần kiên tâm phấn đấu để duy trì, không cho sút giảm, gia tăng, tiến triển, phát triển, bổ túc các thiện pháp đã sanh nầy.
[481] NÓI RẰNG "ÐỂ DUY TRÌ"
Chi là sự duy trì, ấy là sự không sút giảm; chi là sự không sút giảm, ấy là sự gia tăng; chi là sự gia tăng, ấy là sự tiến triển; chi là sự tiến triển, ấy là sự phát triển; chi là sự phát triển, ấy là sự bổ túc.
[482] NÓI RẰNG: "ƯỚC VỌNG" "... (trùng)... NÓI RẰNG "TINH TẤN"... (trùng)... NÓI RẰNG "CHUYÊN CẦN"... (trùng)... NÓI RẰNG "KIÊN TÂM"... (trùng)... NÓI RẰNG "PHẤN ÐẤU". Ở ÐÂY SỰ PHẤN ÐẤU LÀ THẾ NÀO?
Cái chi là sự cần cố thuộc về tâm... (trùng)... chánh tinh tấn. Ðây gọi là sự phấn đấu.
Vị ấy dự nhập... (trùng)... thành đạt với sự phấn đấu nầy; bởi lẽ ấy được nói rằng "phấn đấu".
DỨT PHẦN PHÂN THEO KINH
-oo0oo-
[1] Cattāro sammappadhānā.
[2] Chanda.
[3] Vāyāma.
[4] Ārabhati.
[5] Cittam pagganhāti.
[6] Padahati.
Trang Website được thành lập và quản lý bởi các cận sự nam, cận sự nữ trong Phật Giáo. Mục đích nhằm lưu trữ, số hoá kinh sách và tài liệu Phật Giáo Nguyên Thuỷ - Theravāda.