Suttantabhājanīyam: Phân theo Kinh

Suttantabhājanīyam: Phân theo Kinh

    PHẬT GIÁO NGUYÊN THUỶ - THERAVĀDA
    ABHIDHAMMAPIṬAKA - TẠNG DIỆU PHÁP

    VIBHAṄGA
    BỘ PHÂN TÍCH

    Dịch giả:
    Ðại Trưởng Lão Tịnh Sự
    Santakicca Mahā Thera

     

    PHÂN TÍCH THEO KINH (SUTTANTABHĀJANĪYA)

    [1] Ngũ uẩn là sắc uẩn, thọ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn, thức uẩn.

    SẮC UẨN (RŪPAKHANDHO)

    [2] Ở ÐÂY THẾ NÀO LÀ SẮC UẨN [1]?

    Bất cứ sắc gì thuộc quá khứ, vị lai, hiện tại; bên trong hoặc bên ngoài, thô hoặc tế, xấu hoặc tốt, hay là sắc nào xa gần mà gồm chung, tổng kết lại. Ðây gọi là sắc uẩn.

    [3] Ở ÐÂY SẮC QUÁ KHỨ[2] LÀ THẾ NÀO?

    Sắc nào đã qua, đã tiêu diệt, đã lìa mất, đã biến chuyển, đã biến diệt, đã biến hoạt, đã sanh rồi diệt, đã vượt khỏi, gom lại thành phần quá khứ; tức là bốn đại hiển và sắc nương bốn đại hiển. Ðây gọi là sắc quá khứ.

    Ở ÐÂY SẮC VỊ LAI[3] LÀ THẾ NÀO?

    Sắc nào chưa sanh, chưa có, chưa thành, chưa xuất hiện, chưa khởi phát, chưa hiện khởi, chưa sanh khởi, chưa tương sanh, chưa khởi dậy, chưa ứng khởi, chưa xẩy đến, gom lại thành phần vị lai; tức là bốn đại hiển và sắc nương bốn đại hiển. Dây gọi là sắc vị lai.

    Ở ÐÂY SẮC HIỆN TẠI[4] LÀ THẾ NÀO?

    Sắc nào đang sanh, đang có, đang thành, đang xuất hiện, đang phát khởi, đang sanh khởi, đang tương sanh, đang dậy khởi, đang ứng khởi, đang sanh tồn, gom lại thành phần hiện tại; tức là bốn đại hiển. Ðây gọi là sắc hiện tại.

    [4] Ở ÐÂY SẮC BÊN TRONG[5] THẾ NÀO?

    Sắc nào thuộc bên trong của mỗi chúng sanh, thuộc phần riêng, thuộc tư hữu, thuộc cá nhân, thành do thủ; tức là bốn đại hiển và sắc nương bốn đại hiển, đây gọi là sắc bên trong.

    Ở ÐÂY SẮC BÊN NGOÀI[6] LÀ THẾ NÀO?

    Sắc nào thuộc bên trong của các chúng sanh khác, nhân vật khác, thuộc phần riêng, thuộc tư hữu, thuộc cá nhân, thành do thủ tức là bốn đại hiển, và sắc nương, bốn đại hiển. Ðây gọi là sắc bên ngoài.

    [5] Ở ÐÂY SẮC THÔ[7] LÀ THẾ NÀO?

    Tức nhãn xứ..(trùng).. xúc xứ. Ðây gọi là sắc thô.

    Ở ÐÂY SẮC TẾ[8] LÀ THẾ NÀO?

    Tức nữ quyền..(trùng)..đoàn thực. Ðây gọi là sắc tế.

    [6] Ở ÐÂY SẮC XẤU[9] LÀ THẾ NÀO?

    Sắc nào đối với các chúng sanh, bị khinh thường, khinh khi, khinh bỉ, khinh miệt, không ái mộ, xấu xa, biết là xấu xa, cho là xấu xa, không đáng ưa chuộng, không đáng ham thích, không đáng vừa lòng, như sắc, thinh, khí, vị, xúc. Ðây gọi là sắc xấu.

    Ở ÐÂY SẮC TỐT[10] LÀ THẾ NÀO?

    Sắc nào đối với các chúng sanh, không bị khinh thường, không bị khinh khi, không bị khinh bỉ, không bị khinh miệt, được ái mộ, tốt đẹp, biết là tốt đẹp, cho là tốt đẹp, đáng ưa chuộng, đáng ham thích, đáng vừa lòng, như sắc, thinh, khí, vị, xúc. Ðây gọi là sắc tốt.

    Hoặc do so sánh sắc nầy với sắc kia nên được nhận là sắc xấu sắc tốt.

    [7] Ở ÐÂY SẮC XA[11] LÀ THẾ NÀO

    Tức nữ quyền... (trùng)... đoàn thực; hoặc giả có thứ sắc nào khác không cận kề, không tiếp giáp, ở xa, không gần. Ðây gọi là sắc xa.

    Ở ÐÂY SẮC GẦN[12] LÀ THẾ NÀO?

    Tức là nhãn xứ..(trùng).. xúc xứ; hoặc giả có sắc nào khác cận kề, tiếp giáp, ở gần, không xa. Ðây gọi là sắc gần.

    Hoặc do so sánh sắc nầy sắc kia, nên được nhận là sắc xa sắc gần.

    THỌ UẨN (VEDANĀKHANDHO)

    [8] Ở ÐÂY THẾ NÀO LÀ THỌ UẨN?

    Bất cứ tưởng gì thuộc quá khứ, vị lai, hiện tại, bên trong hoặc bên ngoài, thô hoặc tế, xấu hoặc tốt, hay là thọ nào xa, gần, mà gồm chung, tổng kết lại. Ðây gọi là thọ uẩn.

    [9] Ở ÐÂY, THỌ QUÁ KHỨ[13] LÀ THẾ NÀO?

    Thọ nào đã qua, đã tiêu diệt, đã lìa mất, đã biến chuyển, đã biến diệt, đã biến hoại, đã sanh rồi diệt, đã vượt khỏi, gom lại thành phần quá khứ, tức là thọ lạc, thọ khổ, thọ phi khổ phi lạc. Ðây gọi là thọ quá khứ.

    Ở ÐÂY THỌ VỊ LAI[14] LÀ THẾ NÀO?

    Thọ nào chưa sanh, chưa có, chưa thành, chưa xuất hiện, chưa khởi phát, chưa hiện khởi, chưa sanh khởi, chưa tương sanh, chưa dậy khởi, chưa ứng khởi, chưa xẩy đến, gom lại thành phần vị lai, tức là thọ lạc, thọ khổ, thọ phi khổ phi lạc. Ðây gọi là thọ vị lai.

    Ở ÐÂY, THỌ HIỆN TẠI LÀ THẾ NÀO[15]?

    Thọ nào đang sanh, đang có, đang thành, đang xuất hiện, đang phát khởi, đang sanh khởi, đang tương sanh, đang dậy khởi, đang ứng khởi, đang sanh tồn, gom lại thành phần hiện tại; tức là thọ lạc, thọ khổ, thọ phi khổ phi lạc. Ðây gọi là thọ hiện tại.

    [10] Ở ÐÂY THỌ BÊN TRONG[16] LÀ THẾ NÀO?

    Thọ nào thuộc bên trong của mỗi chúng sanh, thuộc phần riêng, thuộc tư hữu, thuộc cá nhân, thành do thủ; tức là thọ lạc, thọ khổ, thọ phi khổ phi lạc. đây gọi là thọ bên trong.

    Ở ÐÂY THỌ BÊN NGOÀI[17] LÀ THẾ NÀO?

    Thọ nào thuộc bên trong của các chúng sanh khác, nhân vật khác, thuộc phần riêng, thuộc tư hữu, thuộc cá nhân, thành do thủ tức là thọ lạc, thọ khổ, thọ phi khổ phi lạc. Ðây gọi là thọ bên ngoài.

    [11] Ở ÐÂY THỌ THÔ THỌ TẾ[18] LÀ THẾ NÀO?

    Thọ bất thiện là thọ thô, thọ thiện và vô ký là tế; thọ thiện và bất thiện là thô, thọ vô ký là tế; thọ khổ là thô, thọ lạc và thọ phi khổ lạc là tế; thọ khổ và thọ lạc là thô, thọ phi khổ phi lạc là tế; thọ của người không nhập thiền là thô, thọ của người nhập thiền là tế; thọ cảnh lậu là thô, thọ phi cảnh lậu là tế; hoặc so sánh thọ nầy thọ kia nên được nhận là thọ thô thọ tế.

    [12] Ở ÐÂY, THỌ XẤU THỌ TỐT[19] LÀ THẾ NÀO?

    Thọ bất thiện là xấu, thọ thiện và vô ký là tốt; thọ thiện và bất thiện là xấu, thọ vô ký là tốt; thọ khổ là xấu, thọ lạc và thọ phi khổ phi lạc là tốt; thọ lạc và thọ khổ là xấu, thọ phi khổ phi lạc là tốt; thọ của người không nhập thiền là xấu, thọ của người nhập thiền là tốt; thọ cảnh lậu là xấu, thọ phi cảnh lậu là tốt; hoặc so sánh thọ nầy thọ kia nên được nhận là thọ xấu thọ tốt.

    [13] Ở ÐÂY THỌ XA LÀ THẾ NÀO[20]?

    Thọ bất thiện xa với thọ thiện và vô ký; thọ thiện và vô ký xa với thọ thiện; Thọ thiện xa với thọ bất thiện và vô ký; thọ bất thiện và vô ký xa với thọ thiện; thọ vô ký xa với thọ thiện và bất thiện; thọ thiện và bất thiện xa với thọ vô ký; thọ khổ xa với thọ lạc và phi khổ phi lạc; thọ lạc và phi khổ phi lạc xa với thọ khổ; thọ lạc xa với thọ khổ và phi khổ phi lạc; thọ khổ và phi khổ phi lạc xa với thọ lạc; thọ phi khổ phi lạc xa với thọ lạc và thọ khổ; thọ lạc và thọ khổ xa với thọ phi khổ phi lạc; thọ của người không nhập thiền xa với thọ của người nhập thiền, thọ của người nhập thiền xa với thọ của người không nhập thiền, thọ cảnh lậu xa với thọ phi cảnh lậu; thọ phi cảnh lậu xa với thọ cảnh lậu. Ðây được gọi là thọ xa.

    Ở ÐÂY, THỌ GẦN[21] LÀ THẾ NÀO?

    Thọ bất thiện gần với thọ bất thiện; Thọ thiện gần với thọ thiện; thọ vô ký gần với thọ vô ký; thọ khổ gần với thọ khổ; thọ lạc gần với thọ lạc; thọ phi khổ phi lạc gần với thọ phi khổ phi lạc, thọ của người không nhập thiền gần với thọ của người không nhập thiền, thọ của người nhập thiền gần với thọ của người nhập thiền, thọ cảnh lậu gần với thọ cảnh lậu; thọ phi cảnh lậu gần với thọ phi cảnh lậu. Ðây gọi là thọ gần.

    Hoặc so sánh thọ nầy với thọ kia, nên được gọi là thọ xa thọ gần.

    TƯỞNG UẨN (SAÑÑAKKHANDHO)

    [14] Ở ÐÂY THẾ NÀO LÀ TƯỞNG UẨN?

    Bất cứ tưởng gì thuộc quá khứ, vị lai, hiện tại, bên trong hoặc bên ngoài, thô hoặc tế, xấu hoặc tốt, hay là tưởng nào xa, gần, mà gom chung, tóm lại thành một nhóm. Ðây gọi là tưởngï uẩn.

    [15] Ở ÐÂY, TƯỞNG QUÁ KHỨ[22] LÀ THẾ NÀO?

    Tưởng nào đã qua, đã tiêu diệt, đã lìa mất, đã biến chuyển, đã biên diệt, đã biến hoại, đã sanh rồi diệt, đã vượt khỏi, gom lại thành phần quá khứ, tức là tưởng sanh từ nhãn xúc, tưởng sanh từ nhĩ xúc, tưởng sanh từ tỷ xúc, tưởng sanh từ thiệt xúc, tưởng sanh từ thân xúc, tưởng sanh từ ý xúc. Ðây gọi là tưởng quá khứ.

    Ở ÐÂY TƯỞNG VỊ LAI[23] LÀ THẾ NÀO?

    Tưởng nào chưa sanh, chưa có, chưa thành, chưa xuất hiện, chưa phát khởi, chưa hiện khởi, chưa sanh khởi, chưa tương sanh, chưa dậy khởi, chưa ứng khởi, chưa xẩy đến, gom lại thành phần vị lai, tức là tưởng sanh từ nhãn xúc... (trùng)... tưởng sanh từ ý xúc. Ðây gọi là tưởng vị lai.

    Ở ÐÂY, TƯỞNG HIỆN TẠI[24] LÀ THẾ NÀO?

    Tưởng nào đang sanh, đang có, đang thành, đang xuất hiện, đang phát khởi, đang hiện khởi, đang sanh khởi, đang tương sanh, đang dậy khởi, đang ứng khởi, đang sanh tồn, gom lại thành phần hiện tại; tức là tưởng sanh từ nhãn xúc... (trùng)... tưởng sanh từ ý xúc. Ðây gọi là tưởng hiện tại.

    [16] Ở ÐÂY, TƯỞNG BÊN TRONG[25] LÀ THẾ NÀO?

    Tưởng nào thuộc bên trong của mỗi chúng sanh, thuộc phần riêng, thuộc tư hữu, thuộc cá nhân, thành do thủ; tức là tưởng sanh từ nhãn xúc... (trùng)... tưởng sanh từ ý xúc. Ðây gọi là tưởng bên trong.

    Ở ÐÂY, TƯỞNG BÊN NGOÀI[26] LÀ THẾ NÀO?

    Tưởng nào thuộc bên trong của các chúng sanh khác, nhân vật khác, thuộc phần riêng, thuộc tư hữu, thuộc cá nhân, thành do thủ tức là tưởng sanh từ nhãn xúc... (trùng)... tưởng sanh từ ý xúc. Ðây gọi là tưởng bên ngoài.

    [17] Ở ÐÂY, TƯỞNG THÔ TƯỞNG TẾ[27] LÀ THẾ NÀO?

    Tưởng sanh từ xúc đối chiếu là thô, tưởng sanh từ xúc định danh là tế; Tưởng  bất thiện là thô, tưởng thiện và vô ký là tế; tưởng thiện và bất thiện là thô, tưởng vô ký là tế; tưởng tương ưng thọ khổ là thô, tưởng tương ưng thọ lạc và phi khổ phi lạc là tế; tưởng tương ưng lạc và khổ là thô, tưởng tương ưng phi khổ phi lạc là tế; tưởng của người không nhập thiền là thô, tưởng của người nhập thiền là tế; tưởng cảnh lậu là thô, tưởng phi cảnh lậu là tế; hoặc so sánh tưởng nầy tưởng kia nên được nhận là tưởng thô tưởng tế.

    [18] Ở ÐÂY, TƯỞNG XẤU TƯỞNG TỐT[28] LÀ THẾ NÀO?

    Tưởng bất thiện là xấu, tưởng thiện và vô ký là tốt; tưởng thiện và bất thiện là xấu, tưởng vô ký là tốt; tưởng tương ưng thọ khổ là xấu, tưởng tương ưng thọ lạc và phi khổ phi lạc là tốt; tưởng tương ưng thọ lạc và khổ là xấu, tưởng tương ưng thọ phi khổ phi lạc là tốt; tưởng của người không nhập thiền là xấu, tưởng của người nhập thiền là tốt; tưởng cảnh lậu là xấu, tưởng phi cảnh lậu là tốt; hoặc do so sánh tưởng nầy tưởng kia nên được nhận là tưởng xấu tưởng tốt.

    [19] Ở ÐÂY TƯỞNG XA[29] LÀ THẾ NÀO?

    Tưởng bất thiện xa với tưởng thiện và vô ký; tưởng thiện và vô ký xa với tưởng bất thiện; Tưởng thiện xa với tưởng bất thiện và vô ký; tưởng bất thiện và vô ký xa với tưởng thiện; tưởng vô ký xa với tưởng thiện và bất thiện; tưởng thiện và bất thiện xa với tưởng vô ký; tưởng tương ưng thọ khổ xa với tưởng tương ưng thọ lạc và phi khổ phi lạc; tưởng tương ưng thọ lạc và phi khổ phi lạc xa với tưởng tương ưng thọ khổ; tưởng tương ưng thọ lạc xa với tưởng tương ưng thọ khổ và phi khổ phi lạc; tưởng tương ưng thọ khổ và phi khổ phi lạc xa với tưởng tương ưng thọ lạc; tưởng tương ưng thọ phi khổ phi lạc xa với tưởng tương ưng thọ lạc và khổ; tưởng tương ưng thọ lạc và khổ xa với tưởng tương ưng thọ phi khổ phi lạc; tưởng của người không nhập thiền xa với tưởng của người nhập thiền, tưởng của người nhập thiền xa với tưởng của người không nhập thiền, tưởng cảnh lậu xa với tưởng phi cảnh lậu; tưởng phi cảnh lậu xa với tưởng cảnh lậu. Ðây được gọi là tưởng xa.

    Ở ÐÂY, TƯỞNG GẦN[30] LÀ THẾ NÀO?

    Tưởng bất thiện gần với tưởng bất thiện; Tưởng thiện gần với tưởng thiện; tưởngï vô ký gần với tưởng vô ký; tưởng tương ưng thọ khổ gần với tưởng tương ưng thọ khổ; tưởng tương ưng thọ lạc gần với tưởng tương ưng thọ lạc; tưởng tương ưng thọ phi khổ phi lạc gần với tưởng tương ưng thọ phi khổ phi lạc, tưởng của người không nhập thiền gần với tưởng của người không nhập thiền, tưởng của người nhập thiền gần với tưởng của người nhập thiền, tưởng cảnh lậu gần với tưởng cảnh lậu; tưởng phi cảnh lậu gần với tưởng phi cảnh lậu. Ðây gọi là tưởng gần.

    Hoặc do so sánh tưởng nầy với tưởng kia, nên được gọi là tưởng xa tưởng gần.

    HÀNH UẨN (SANKHĀRAKKHANDHO)

    [20] Ở ÐÂY THẾ NÀO LÀ HÀNH UẨN?

    Bất cứ hành gì thuộc quá khứ, vị lai, hiện tại, bên trong hoặc bên ngoài, thô hoặc tế, xấu hoặc tốt, hay là hành nào xa, gần, mà gom chung, tóm lại thành một nhóm. Ðây gọi là hành uẩn.

    [21] Ở ÐÂY, HÀNH QUÁ KHỨ[31] LÀ THẾ NÀO?

    Hành nào đã qua, đã tiêu diệt, đã lìa mất, đã biến chuyển, đã biên diệt, đã biến hoại, đã sanh rồi diệt, đã vượt khỏi, gom lại thành phần quá khứ, tức là tư sanh từ nhãn xúc, tư sanh từ nhĩ xúc, tư sanh từ tỷ xúc, tư sanh từ thiệt xúc, tư sanh từ thân xúc, tư sanh từ ý xúc. Ðây gọi là hành quá khứ.

    Ở ÐÂY HÀNH VỊ LAI[32] LÀ THẾ NÀO?

    Hành nào chưa sanh, chưa có, chưa thành, chưa xuất hiện, chưa phát khởi, chưa hiện khởi, chưa sanh khởi, chưa tương sanh, chưa dậy khởi, chưa ứng khởi, chưa xẩy đến, gom lại thành phần vị lai, tức là tư sanh từ nhãn xúc... (trùng)... tư sanh từ ý xúc. Ðây gọi là hành vị lai.

    Ở ÐÂY, HÀNH HIỆN TẠI[33] LÀ THẾ NÀO?

    Hành nào đang sanh, đang có, đang thành, đang xuất hiện, đang phát khởi, đang sanh khởi, đang hiện khởi, đang tương sanh, đang dậy khởi, đang ứng khởi, đang sanh tồn, gom lại thành phần hiện tại; tức là tư sanh từ nhãn xúc... (trùng)... tư sanh từ ý xúc. Ðây gọi là hành hiện tại.

    [22] Ở ÐÂY HÀNH BÊN TRONG[34] LÀ THẾ NÀO?

    Hành nào thuộc bên trong của mỗi chúng sanh, thuộc phần riêng, thuộc tư hữu, thuộc cá nhân, thành do thủ; tức là tư sanh từ nhãn xúc... (trùng)... tư sanh từ ý xúc. Ðây gọi là hành bên trong.

    Ở ÐÂY HÀNH BÊN NGOÀI[35] LÀ THẾ NÀO?

    Hành nào thuộc bên trong của các chúng sanh khác, nhân vật khác, thuộc phần riêng, thuộc tư hữu, thuộc cá nhân, thành do thủ tức là tư sanh từ nhãn xúc... (trùng)... tư sanh từ ý xúc. Ðây gọi là hành bên ngoài.

    [23] Ở ÐÂY HÀNH  THÔ HÀNH  TẾ[36] LÀ THẾ NÀO?

    Hành bất thiện là thô, hành thiện và vô ký là tế; hành thiện và bất thiện là thô, hành vô ký là tế; hành tương ưng thọ khổ là thô, hành tương ưng thọ lạc và phi khổ lạc là tế; hành tương ưng thọ lạc và khổ là thô, hành tương ưng thọ phi khổ phi lạc là tế; hành của người không nhập thiền là thô, hành của người nhập thiền là tế; hành cảnh lậu là thô, hành phi cảnh lậu là tế; hoặc so sánh hành nầy hành kia nên được nhận là hành thô hành tế.

    [24] Ở ÐÂY, HÀNH XẤU HÀNH  TỐT[37] LÀ THẾ NÀO?

    Hành bất thiện là xấu, hành thiện và vô ký là tốt; hành thiện và bất thiện là xấu, hành vô ký là tốt; hành tương ưng thọ khổ là xấu, hành tương ưng thọ lạc và phi khổ phi lạc là tốt; hành tương ưng thọ lạc và khổ là xấu, hành tương ưng thọ phi khổ phi lạc là tốt; hành của người không nhập thiền là xấu, hành của người nhập thiền là tốt; hành cảnh lậu là xấu, hành phi cảnh lậu là tốt; hoặc do so sánh hành nầy hành kia mà được nhận là hành xấu hành tốt.

    [25] Ở ÐÂY HÀNH  XA[38] LÀ THẾ NÀO?

    Hành bất thiện xa với hành thiện và vô ký; hành thiện và vô ký xa với hành bất thiện; hành thiện xa với hành bất thiện và vô ký; hành bất thiện và vô ký xa với hành thiện; hành vô ký xa với hành thiện và bất thiện; hành thiện và bất thiện xa với hành vô ký; hành tương ưng thọ khổ xa với hành tương ưng thọ lạc và phi khổ phi lạc; hành tương ưng thọ lạc và phi khổ phi lạc xa với hành tương ưng thọ khổ; hành tương ưng thọ lạc xa với hành tương ưng thọ khổ và phi khổ phi lạc; hành tương ưng thọ khổ và phi khổ phi lạc xa với hành tương ưng thọ lạc; hành tương ưng thọ phi khổ phi lạc xa với hành tương ưng thọ lạc và khổ; hành tương ưng thọ lạc và khổ xa với hành tương ưng thọ phi khổ phi lạc; hành của người không nhập thiền xa với hành của người nhập thiền, hành của người nhập thiền xa với hành của người không nhập thiền, hành cảnh lậu xa với hành phi cảnh lậu; hành phi cảnh lậu xa với hành cảnh lậu. Ðây được gọi là hành xa.

    Ở ÐÂY, HÀNH GẦN[39] LÀ THẾ NÀO?

    Hành bất thiện gần với hành bất thiện; Hành thiện gần với hành thiện; hành vô ký gần với hành vô ký; hành tương ưng thọ khổ gần với hành tương ưng thọ khổ; hành tương ưng thọ lạc gần với hành tương ưng thọ lạc; hành tương ưng thọ phi khổ phi lạc gần với hành tương ưng thọ phi khổ phi lạc, hành của người không nhập thiền gần với hành của người không nhập thiền, hành của người nhập thiền gần với hành của người nhập thiền, hành cảnh lậu gần với hành cảnh lậu; hành phi cảnh lậu gần với hành phi cảnh lậu. Ðây gọi là hành gần.

    Hoặc do so sánh hành nầy với hành kia, nên được gọi là hành xa hành gần.

    THỨC UẨN (VIÑÑĀNAKKHANDHO)

    [26] Ở ÐÂY THẾ NÀO LÀ THỨC UẨN?

    Bất cứ thức gì thuộc quá khứ, vị lai, hiện tại, bên trong hoặc bên ngoài, thô hoặc tế, xấu hoặc tốt, xa hoặc gần, mà gom chung, tổng kết lại. Ðây gọi là thức uẩn.

    [27] Ở ÐÂY, THỨC QUÁ KHỨ[40] LÀ THẾ NÀO?

    Thức nào đã qua, đã tiêu diệt, đã lìa mất, đã biến chuyển, đã biên diệt, đã biến hoại, đã sanh rồi diệt, đã vượt khỏi, gom lại thành phần quá khứ, tức là nhãn thức, nhĩ thức, tỷ thức, thiệt thức, thân thức, ý thức. Ðây gọi là thức quá khứ.

    Ở ÐÂY THỨC VỊ LAI[41] LÀ THẾ NÀO?

    Thức nào chưa sanh, chưa có, chưa thành, chưa xuất hiện, chưa phát khởi, chưa hiện khởi, chưa sanh khởi, chưa tương sanh, chưa dậy khởi, chưa ứng khởi, chưa xẩy đến, gom lại thành phần vị lai, tức là nhãn thức... (trùng)... ý thức. Ðây gọi là thức vị lai.

    Ở ÐÂY, THỨC HIỆN TẠI[42] LÀ THẾ NÀO?

    Thức nào đang sanh, đang có, đang thành, đang xuất hiện, đang hiện khởi, đang phát khởi, đang sanh khởi, đang tương sanh, đang dậy khởi, đang ứng khởi, đang sanh tồn, gom lại thành phần hiện tại; tức là nhãn thức... (trùng)... ý thức. Ðây gọi là thức hiện tại.

    [28] Ở ÐÂY THỨC BÊN TRONG[43] LÀ THẾ NÀO?

    Thức nào thuộc bên trong của mỗi chúng sanh, thuộc phần riêng, thuộc tư hữu, thuộc cá nhân, thành do thủ; tức là nhãn thức... (trùng)... ý thức. Ðây gọi là thức bên trong.

    Ở ÐÂY THỨC BÊN NGOÀI[44] LÀ THẾ NÀO?

    Thức nào thuộc bên trong của các chúng sanh khác, nhân vật khác, thuộc phần riêng, thuộc tư hữu, thuộc cá nhân, thành do thủ tức là từ nhãn thức... (trùng)... ý thức. Ðây gọi là thức bên ngoài.

    [29] Ở ÐÂY THỨC THÔ THỨC TẾ[45] LÀ THẾ NÀO?

    Thức bất thiện là  thô, thức thiện và vô ký là tế; thức thiện và bất thiện là thô, thức vô ký là tế; thức tương ưng thọ khổ là thô, thức tương ưng thọ lạc và phi khổ lạc là tế; thức tương ưng thọ lạc và khổ là thô, thức tương ưng thọ phi khổ phi lạc là tế; thức của người không nhập thiền là thô, thức của người nhập thiền là tế; thức cảnh lậu là thô, thức phi cảnh lậu là tế; hoặc do so sánh thức nầy thức kia mà được nhận là thức thô thức tế.

    [30] Ở ÐÂY, THỨC XẤU THỨC TỐT[46] LÀ THẾ NÀO?

    Thức bất thiện là xấu, thức thiện và vô ký là tốt; thức thiện và bất thiện là xấu, thức vô ký là tốt; thức tương ưng thọ khổ là xấu, thức tương ưng thọ lạc và phi khổ phi lạc là tốt; thức tương ưng thọ lạc là khổ là xấu, thức tương ưng thọ phi khổ phi lạc là tốt; thức của người không nhập thiền là xấu, thức của người nhập thiền là tốt; thức cảnh lậu là xấu, thức phi cảnh lậu là tốt; hoặc so sánh thức nầy thức kia mà được nhận là thức xấu thức tốt.

    [31] Ở ÐÂY THỨC XA[47] LÀ THẾ NÀO?

    Thức bất thiện xa với thức thiện và vô ký; thức thiện và vô ký xa với thức bất thiện; thức thiện xa với thức bất thiện và vô ký; thức bất thiện và vô ký xa với thức thiện; thức vô ký xa với thức thiện và bất thiện; thức thiện và bất thiện xa với thức vô ký; thức tương ưng thọ khổ xa với thức tương ưng thọ lạc và phi khổ phi lạc; thức tương ưng thọ lạc và phi khổ phi lạc xa với thức tương ưng thọ khổ; thức tương ưng thọ lạc xa với thức tương ưng thọ khổ và phi khổ phi lạc; thức tương ưng thọ khổ và phi khổ phi lạc xa với thức tương ưng thọ lạc; thức tương ưng thọ phi khổ phi lạc xa với thức tương ưng thọ lạc và khổ; thức tương ưng thọ lạc và thọ khổ xa với thức tương ưng thọ phi khổ phi lạc; thức của người không nhập thiền xa với thức của người nhập thiền, thức của người nhập thiền xa với thức của người không nhập thiền, thức cảnh lậu xa với thức phi cảnh lậu; thức phi cảnh lậu xa với thức cảnh lậu. Ðây được gọi là thức xa.

    Ở ÐÂY, THỨC GẦN[48] LÀ THẾ NÀO?

    Thức bất thiện gần với thức bất thiện; thức thiện gần với thức thiện; thức vô ký gần với thức vô ký; thức tương ưng thọ khổ gần với thức tương ưng thọ khổ; thức tương ưng thọ lạc gần với thức tương ưng thọ lạc; thức tương ưng thọ phi khổ phi lạc gần với thức tương ưng thọ phi khổ phi lạc, thức của người không nhập thiền gần với thức của người không nhập thiền, thức của người nhập thiền gần với thức của người nhập thiền, thức cảnh lậu gần với thức cảnh lậu; thức phi cảnh lậu gần với thức phi cảnh lậu. Ðây gọi là thức gần.

    Hoặc do so sánh thức nầy với thức kia, nên được gọi là thức xa thức gần.

    DỨT PHẦN PHÂN TÍCH THEO KINH

    -oo0oo-

    [1] Rūpakhandha.

    [2] Atītarūpa.

    [3] Anāgatarūpa.

    [4] Paccuppannarūpa.

    [5] Ajjhattarūpa.

    [6] Bahiddhārūpa.

    [7] Olārikarūpa.

    [8] Sukhumarūpa.

    [9] Hīnarūpa.

    [10] Paṇītarūpa.

    [11] Dūrerūpa.

    [12] Santike rūpa.

    [13] Atītavedanā.

    [14] Anāgatavedanā.

    [15] Paccupannavedanā.

    [16] Ajjhattavedanā.

    [17] Bahiddhāvedanā.

    [18] Vedanā olārikā sukhumā.

    [19] Vedanā hīnā panītā.

    [20] Vedanā dūre.

    [21] Vadanā santike.

    [22] Saññā atītā.

    [23] Sañña anāgatā.

    [24] Sañña paccupannā.

    [25] Sañña ajjhattā.

    [26] Sañña bahiddhā.

    [27] Sañña olātikā sukhumā.

    [28] Sañña hīnā panītā.

    [29] Sañña dūre.

    [30] Sañña santike.

    [31] Sankhārā atītā.

    [32] Sankhāra anāgatā.

    [33] Sankhāra paccuppannā.

    [34] Sankhāra ajjhattā.

    [35] Sankhāra bahiddhā

    [36] Sankhāra olārikā sukhumā.

    [37] Sankhāra hīnā panītā.

    [38] Sankhāra dūre.

    [39] Sankhāra santike.

    [40] Vīnnānam atitam.

    [41] Vīnnānam anāgatam.

    [42] Vīnnānam paccuppannām.

    [43] Vīnnānam ajjhattam.

    [44] Vīnnānam bahiddhā.

    [45] Vīnnānam clārikam sukhumam.

    [46] Vīnnānam hīnam panitam.

    [47] Vīnnānam durè.

    [48] Vīnnānam santike.

    Trang Website được thành lập và quản lý bởi các cận sự nam, cận sự nữ trong Phật Giáo. Mục đích nhằm lưu trữ, số hoá kinh sách và tài liệu Phật Giáo Nguyên Thuỷ - Theravāda.