Suttantabhājanīyam: Phân tích theo Kinh

Suttantabhājanīyam: Phân tích theo Kinh

    PHẬT GIÁO NGUYÊN THUỶ - THERAVĀDA
    ABHIDHAMMAPIṬAKA - TẠNG DIỆU PHÁP

    VIBHAṄGA
    BỘ PHÂN TÍCH

    Dịch giả:
    Ðại Trưởng Lão Tịnh Sự
    Santakicca Mahā Thera

     

    PHÂN THEO KINH (SUTTANTABHĀJANĪYAM)

    [741] BỐN VÔ LƯỢNG LÀ:

    Nơi đây, vị tỳ khưu biến mãn và an trú một phương với tâm câu hành từ, phương thứ hai cũng thế, phương thứ ba cũng thế, phương thứ tư cũng thế. Như vậy đối với mọi phương xứ trên dưới bề ngang, cùng khắp, hết thảy thế giới, vị ấy biến mãn và an trú với tâm câu hành từ rộng lớn quãng đại, vô lượng, không hận, không sân.

    Biến mãn và an trú một phương với tâm câu hành bi, phương thứ hai cũng thế, phương thứ ba cũng thế, phương thứ tư cũng thế. Như vậy đối với mọi phương xứ trên dưới bề ngang, cùng khắp, hết thảy thế giới, vị ấy biến mãn và an trú với tâm câu hành bi rộng lớn, đáo đại, vô lượng, không hận, không sân.

    Biến mãn và an trú một phương với tâm câu hành tùy hỷ, phương thứ hai cũng thế, phương thứ ba cũng thế, phương thứ tư cũng thế. Như vậy đối với mọi phương xứ trên dưới bề ngang, cùng khắp, hết thảy thế giới, vị ấy biến mãn và an trú với tâm câu hành tùy hỷ rộng lớn, đáo đại, vô lượng, không hận, không sân.

    Biến mãn và an trú một phương với tâm câu hành xả, phương thứ hai cũng thế, phương thứ ba cũng thế, phương thứ tư cũng thế. Như vậy đối với mọi phương xứ trên dưới bề ngang, cùng khắp, hết thảy thế giới, vị ấy biến mãn và an trú với tâm câu hành xả rộng lớn, đáo đại, vô lượng, không sân, không hận.

    [742] VỊ TỲ KHƯU BIẾN MÃN VÀ AN TRÚ MỘT PHƯƠNG VỚI TÂM CÂU HÀNH TỪ LÀ SAO?

    Cũng như là kẻ thấy một người thân thương vừa lòng thì khởi từ ái, cùng thế ấy là vị biến mãn từ tâm đối với mọi chúng sanh.

    [743] Ở ÐÂY, THẾ NÀO LÀ TỪ?

    Chi là sự từ hòa, sự mát mẻ, thái độ mát mẻ, từ tâm giải thoát đối với các chúng sanh. Ðây gọi là từ.

    Ở ÐÂY, THẾ NÀO LÀ TÂM?

    Chi là tâm, ý, tâm địa tâm tạng, bạch tịnh, ý là ý xứ, ý quyền, thức, thức uẩn, ý thức giới sanh từ đó. Ðây gọi là tâm. Tâm này câu hành, câu sanh, hòa hợp, tương ưng với từ này; do đó được nói rằng với tâm câu hành từ.

    Rằng "MỘT PHƯƠNG" là hướng đông, hướng tây, hoặc hướng bắc, hoặc hướng nam, hoặc phía trên, hoặc phía dưới, hoặc phía ngang, hoặc hướng phụ.

    Rằng "BIẾN MÃN" là tỏa khắp, hướng đến.

    Rằng "AN TRÚ" tức là cử động, xử sự, trông nom, duy trì, sinh sống, hành động, trú ngụ; do đó gọi là "an trú".

    Rằng "PHƯƠNG THỨ HAI CŨNG THẾ", tức là đối với một phương như thế nào thì đối với phương thứ hai như vậy, đối với phương thứ ba như vậy, đối với phương thứ tư như vậy, đối với phương trên như vậy, đối với phương dưới như vậy, đối với phương ngang như vậy, đối với phương phụ như vậy.

    Rằng "Ðối với mọi phương xứ... cùng khắp hết thảy thế giới", tức là kể tất cả đối với mọi loài, kể tất cả đối với mọi nơi, gồm cả không thừa ra, không dư sót. Ðó là lời nói rằng "Ðối với mọi phương xứ... cùng khắp hết thảy thế giới".

    Rằng "với tâm câu hành từ".

    Ở ÐÂY, THẾ NÀO LÀ TỪ?

    Chi là sự từ hòa, sự mát mẻ, thái độ mát mẻ, từ tâm giải thoát đối với các chúng sanh. Ðây gọi là từ.

    Ở ÐÂY, THẾ NÀO LÀ TÂM?

    Chi là tâm, ý, tâm địa... (trùng)... ý thức giới sanh từ đó. Ðây gọi là tâm. Tâm này câu hành, câu sanh, hòa hợp, tương ưng với từ này, do đó được gọi là "tâm câu hành từ".

    Rằng "rộng lớn". Chi là rộng lớn ấy là quãng đại, chi là quãng đại ấy là vô lượng, chi là vô lượng ấy là vô hận, chi là vô hận ấy là vô sân.

    Rằng "biến mãn", tức là tỏa khắp, hướng đến.

    Rằng "an trú", tức là cử động... (trùng)... trú ngụ. Do đó gọi là an trú.

    [744] VỊ TỲ KHƯU BIẾN MÃN VÀ AN TRÚ MỘT PHƯƠNG VỚI TÂM CÂU HÀNH BI LÀ SAO?

    Cũng như kẻ thấy một người cùng cực khốn khổ thì thương xót, cùng thế ấy, là vị biến mãn bi tâm đối với mọi chúng sanh.

    [745] Ở ÐÂY, THẾ NÀO LÀ BI?

    Chi là sự bi mẫn, sự lân mẫn, thái độ thương xót, bi tâm giải thoát, đối với các chúng sanh. Ðây gọi là bi.

    Ở ÐÂY, THẾ NÀO LÀ TÂM?

    Chi là tâm, ý, tâm địa... (trùng)... ý thức giới sanh từ đó. Ðây gọi là tâm.

    Tâm này câu hành, câu sanh, hòa hợp, tương ưng với bi này. Do đó được nói rằng với tâm câu hành bi.

    Rằng "một phương" là hướng đông, hoặc hướng tây, hoặc hướng bắc, hoặc hướng nam, hoặc phía trên, hoặc phía dưới, hoặc phía ngang, hoặc hướng phụ.

    Rằng "biến mãn" là trãi rộng, là hướng đến.

    Rằng "an trú" tức là cử động, xử sự, trông nom, duy trì, sinh sống, hành động, trú ngụ, do đó mới được gọi là an trú.

    Rằng "phương thứ hai cũng thế", tức là đối với một phương như thế nào, thì đối với phương thứ hai như vậy, đối với phương thứ ba như vậy, đối với phương thứ tư như vậy, đối với phương trên như vậy, đối với phương dưới như vậy, đối với phương ngang như vậy, đối với hướng phụ như vậy.

    Rằng "đối với mọi phương xứ... cùng khắp hết thảy thế giới", tức là kể tất cả đối với mọi loài, kể tất cả đối với mọi nơi, gồm cả không thừa ra, không dư sót. Ðó là lời nói rằng "đối với mọi phương xứ... cùng khắp hết thảy thế giới".

    Rằng "với tâm câu hành bi".

    Ở ÐÂY THẾ NÀO LÀ BI?

    Chi là sự bi mẫn, sự lân mẫn, thái độ thương xót, bi tâm giải thoát đối với các chúng sanh. Ðấy gọi là bi.

    Ở ÐÂY THẾ NÀO LÀ TÂM?

    Chi là tâm, ý, tâm địa... (trùng)... ý thức giới sanh từ đó. Ðây gọi là tâm.

    Tâm này câu hành, câu sanh, hòa hợp, tương ưng với bi này, do đó được gọi là "tâm câu hành bi".

    Rằng "rộng lớn", chi là rộng lớn ấy là quãng đại, chi là quãng đại ấy là vô lượng, chi là vô lượng ấy là vô hận, chi là vô hận ấy là vô sân.

    Rằng "biến mãn", tức là tỏa khắp, hướng đến.

    Rằng "an trú", tức là cử động... (trùng)... trú ngụ. Do đó gọi là an trú.

    [746] VỊ TỲ KHƯU BIẾN MÃN VÀ AN TRÚ MỘT PHƯƠNG VỚI TÂM CÂU HÀNH HỶ LÀ SAO?

    Cũng như kẻ thấy một người khả ái vừa lòng thì hoan hỷ, cùng thế ấy là vị biến mãn hỷ tâm đối với mọi chúng sanh.

    [747] Ở ÐÂY, THẾ NÀO LÀ HỶ?

    Chi là sự vui vẻ, sự tùy hỷ, thái độ tùy hỷ, hỷ tâm giải thoát đối với các chúng sanh. Ðây gọi là hỷ.

    Ở ÐÂY, THẾ NÀO LÀ TÂM?

    Chi là tâm, ý, tâm địa... (trùng)... ý thức giới sanh từ đó. Ðây gọi là tâm.

    Tâm này câu hành, câu sanh, hòa hợp, tương ưng với hỷ này. Do đó được nói rằng với tâm câu hành hỷ.

    Rằng "một phương" là hướng đông, hoặc hướng tây, hoặc hướng bắc, hoặc hướng nam, hoặc phía trên, hoặc phía dưới, hoặc phía ngang, hoặc hướng trụ.

    Rằng "biến mãn" là trãi rộng, hướng đến.

    Rằng "an trú", tức là cử động... (trùng)... trú ngụ. Do đó mới gọi là an trú.

    Rằng "phương thứ hai cũng thế", tức là đối với một phương như thế nào, thì đối với phương thứ hai như vậy, đối với phương thứ ba như vậy, đối với phương thứ tư như vậy, đối với phương trên như vậy, đối với phương dưới như vậy, đối với phương ngang như vậy, đối với hướng phụ như vậy.

    Rằng "đối với mọi phương xứ... cùng khắp hết thảy thế giới", tức là kể tất cả đối với mọi loài, kể tất cả đối với mọi nơi, gồm cả, không thừa ra, không dư sót. Ðó là lời nói rằng "đối với mọi phương xứ... cùng khắp hết thảy thế giới".

    Rằng "với tâm câu hành hỷ".

    Ở ÐÂY THẾ NÀO LÀ HỶ?

    Chi là sự vui vẻ, sự tùy hỷ, thái độ tùy hỷ, hỷ tâm giải thoát đối với các chúng sanh. Ðây gọi là hỷ.

    Ở ÐÂY THẾ NÀO LÀ TÂM?

    Chi là tâm, ý, tâm địa... (trùng)... ý thức giới sanh từ đó. Ðây gọi là tâm.

    Tâm này câu hành, câu sanh, hòa hợp, tương ưng với hỷ này. Do đó được nói rằng "với tâm câu hành hỷ".

    Rằng "rộng lớn", chi là rộng lớn ấy là đáo đại, chi là đáo đại ấy là vô lượng, chi là vô lượng ấy là vô hận, chi là vô hận ấy là vô sân.

    Rằng "biến mãn", tức là tỏa rộng, hướng đến.

    Rằng "an trú", tức là cử động... (trùng)... trú ngụ. Do đó gọi là an trú.

    [748] VỊ TỲ KHƯU BIẾN MÃN VÀ AN TRÚ MỘT PHƯƠNG VỚI TÂM CÂU HÀNH XẢ LÀ SAO?

    Cũng như là kẻ thấy một người không thương không ghét thì thản nhiên, cùng thế ấy là vị biến mãn xả tâm đối với mọi chúng sanh.

    [749] Ở ÐÂY, THẾ NÀO LÀ XẢ?

    Chi là sự thản nhiên, sự bình thản, thái độ bình thản, xả tâm giải thoát đối với các chúng sanh. Ðây gọi là xả.

    Ở ÐÂY, THẾ NÀO LÀ TÂM?

    Chi là tâm, ý, tâm địa... (trùng)... ý thức giới sanh từ đó. Ðây gọi là tâm.

    Tâm này câu hành, câu sanh, hòa hợp, tương ưng với xả này. Do đó được nói rằng với tâm câu hành xả.

    Rằng "một phương" là hướng đông, hoặc hướng tây, hoặc hướng bắc, hoặc hướng nam, hoặc phía trên, hoặc phía dưới, hoặc phía ngang, hoặc hướng phụ.

    Rằng "biến mãn" là trãi rộng, hướng đến.

    Rằng "an trú" tức là cử động... (trùng)... trú ngụ, do đó mới gọi là an trú.

    Rằng "phương thứ hai cũng thế", tức là đối với một phương như thế nào, thì đối với phương thứ hai như vậy, đối với phương thứ ba như vậy, đối với phương thứ tư như vậy, đối với phương trên như vậy, đối với phương dưới như vậy, đối với phương ngang như vậy, đối với hướng phụ như vậy.

    Rằng "đối với mọi phương xứ... cùng khắp hết thảy thế giới", tức là kể tất cả đối với mọi loài, kể tất cả đối với mọi nơi, gồm cả, không thừa ra, không dư sót. Ðó là lời nói rằng "đối với mọi phương xứ... cùng khắp hết thảy thế giới".

    Rằng "với tâm câu hành xả".

    Ở ÐÂY, THẾ NÀO LÀ XẢ?

    Chi là sự thản nhiên, sự bình thản, thái độ bình thản, xả tâm giải thoát đối với các chúng sanh. Ðây gọi là xả.

    Ở ÐÂY, THẾ NÀO LÀ TÂM?

    Chi là tâm, ý, tâm địa... (trùng)... ý thức giới sanh từ đó. Ðây gọi là tâm.

    Tâm này câu hành, câu sanh, hòa hợp, tương ưng với xả này, do đó được gọi là "với tâm câu hành xả".

    Rằng "rộng lớn", chi là rộng lớn ấy là đáo đại, chi là đáo đại ấy là vô lượng, chi là vô lượng ấy là vô hận, chi là vô hận ấy là vô sân.

    Rằng "biến mãn", tức là tỏa khắp, hướng đến.

    Rằng "an trú", tức là cử động... (trùng)... trú ngụ. Do đó gọi là an trú.

    DỨT PHẦN PHÂN TÍCH THEO KINH

    Trang Website được thành lập và quản lý bởi các cận sự nam, cận sự nữ trong Phật Giáo. Mục đích nhằm lưu trữ, số hoá kinh sách và tài liệu Phật Giáo Nguyên Thuỷ - Theravāda.