Kiến thức thường thấy ngũ uẩn trong thời kỳ vị lai, có 44 điều:
Này các thầy tỳ khưu, có một nhóm sa-môn và bà-la-môn là người ‘thường thấy ngũ uẩn trong thời kỳ vị lai’ (aparanta kappadiṭṭhi), khi tuyên bố về kiến thức ấy đều do nơi bốn mươi bốn nguyên nhân là (1):
(1)Chia ra làm nhiều đoạn khác nhau: như đoạn đầu có 16 loại, kế 8 loại, kế đó 8 loại, 7 loại và 5 loại sau cùng.
Này các thầy tỳ khưu, có một nhóm sa-môn và bà-la- môn thiên về kiến thức uddhamāghatana diṭṭhi là ‘kiến thức cố chấp cho rằng khi con người chết mà tư tưởng (saññā) hay là linh hồn vẫn còn’, do nơi mười sáu nguyên nhân như sau:
Có một nhóm sa-môn và bà-la-môn công bố ra 16 kiến thức về thời kỳ vị lai như vầy:
– Cho rằng ‘bản ngã này có cái sắc tướng (rupa) nhưng vô định và còn linh hồn sau khi chết’.
– Cho rằng ‘bản ngã này không có sắc tướng và vô bệnh, nhưng sau khi chết còn tư tưởng (linh hồn)’.
– Cho rằng ‘bản ngã này có sắc tướng cũng có mà không có sắc tướng cũng có, nhưng vô bệnh và sau khi chết còn tư tưởng (linh hồn)’.
– Cho rằng ‘bản ngã có sắc tướng cũng không phải, mà nói không có sắc tướng cũng không phải vậy’.
– Cho rằng ‘bản ngã này có chỗ cuối cùng’.
– Cho rằng ‘bản ngã không có chỗ cuối cùng’.
– Cho rằng ‘bản ngã có chỗ cuối cùng cũng có và không có chỗ cuối cùng cũng có’.
– Cho rằng ‘bản ngã có chỗ cuối cùng cũng không phải, mà nói không có chỗ cuối cùng không phải vậy’.
– Cho rằng ‘bản ngã có tư tưởng (linh hồn) giống nhau’.
– Cho rằng ‘bản ngã có tư tưởng khác nhau’.
– Cho rằng ‘bản ngã có tư tưởng hẹp hòi (ít oi)’.
– Cho rằng ‘bản ngã có tư tưởng rộng lớn (vô lượng)’.
– Cho rằng ‘bản ngã chỉ có sự an vui (không có khổ)’.
– Cho rằng ‘bản ngã chỉ có sự khổ não (không có sự an vui)’.
– Cho rằng ‘bản ngã có cả sự vui, khổ lẫn lộn nhau’.
– Cho rằng ‘bản ngã không có sự vui, khổ và cũng không có bệnh hoạn, sau khi chết rồi còn tư tưởng (linh hồn)’.
Này các thầy tỳ khưu, có một nhóm sa-môn và bà-la-môn là người thiên về kiến thức ở thời kỳ vị lai khi công bố rằng bản ngã có tư tưởng (linh hồn) sau khi chết cũng tuyên bố do nơi mười sáu nguyên nhân ấy, chứ không thể tuyên bố ngoài mười sáu nguyên nhân ấy đâu.
2. Này các thầy tỳ khưu, có một nhóm sa-môn và bà-la- môn thiên về ‘kiến thức ở thời kỳ vị lai’ khi công bố lên do nơi tám nguyên nhân khác nữa là:
– Cho rằng ‘bản ngã này có sắc tướng (rūpa) nhưng vô bệnh và không có tư tưởng (linh hồn) sau khi chết’.
– Cho rằng ‘bản ngã này không có sắc tướng, vô bệnh và không có tư tưởng (linh hồn) sau khi chết’.
– Cho rằng ‘bản ngã có sắc tướng cũng có, mà không có
sắc tướng cũng có v.v…’
– Cho rằng ‘bản ngã này có sắc tướng cũng không phải, mà không có sắc tướng cũng không phải’.
– Cho rằng ‘bản ngã này có chỗ cuối cùng’.
– Cho rằng ‘bản ngã này không có chỗ cuối cùng’.
– Cho rằng ‘bản ngã này có chỗ cuối cùng cũng có mà không có chỗ cuối cùng cũng có’.
– Cho rằng ‘bản ngã có chỗ cuối cùng không phải, mà nói không có chỗ cuối cùng cũng không phải, nhưng vô bệnh và không có tư tưởng (linh hồn) sau khi chết’.
Này các thầy tỳ khưu, dầu cho nhóm sa-môn hay bà-la-môn nào thuộc về kiến thức ở thời kỳ vị lai, khi công bố về kiến thức ấy cũng không ngoài tám nguyên nhân này vậy.
Trích: Tà Kiến Và Chánh Kiến (Đại Đức Bửu Chơn)