Này các thầy tỳ khưu, có một nhóm sa-môn và bà-la-môn là người có kiến thức amarāvikkhepa diṭṭhi, là ‘hay nói tráo trở’ nếu khi có người hỏi về vấn đề có phước hay tội thì trả lời tráo trở không cho bí lối do bốn nguyên nhân.
– Này các thầy tỳ khưu, có một nhóm sa-môn hoặc bà-la- môn không biết rõ thế nào gọi là phước, thế nào gọi là tội, họ mới suy nghĩ như vầy: ‘Ta không biết rõ thế nào là phước và tội, ta phải ngập ngừng bí lối rồi nói càng như vầy là phước, như vầy là tội, nói như vậy thành ra ta nói láo, nếu ta nói láo thì tâm ta phải bực bội, hối hận; mà nếu tâm ta bực bội hối hận cũng là một điều tai hại đến ta’.
Vì suy nghĩ như thế ấy, nên khi có ai hỏi đến vấn đề phước hay tội, muốn không cho bí lối họ mới nói tráo trở rằng: ‘Sự hiểu biết của tôi như thế này cũng không, như thế đó cũng không, như kia cũng không. Sự hiểu biết của tôi rằng: không phải cũng không, sự hiểu biết của tôi, không phải cũng không phải vậy (1)‘.
(1) Đây là cách trả lời câu hỏi như đời bền vững hay không? Vũ trụ có chỗ cuối cùng không? Hoặc không có chỗ cuối cùng? Chúng sanh khi chết rồi có tái sanh không? Hay là không tái sanh? Hoặc mất luôn, thế nào là tội, phước v.v… Vì không hiểu rõ rệt nên trả lời tráo trở như thế ấy.
Này các thầy tỳ khưu, đây là nguyên nhân thứ nhất mà có nhóm sa-môn, bà-la-môn về kiến thức tráo trở để trả lời những vấn đền tội phước không cho bí lối.
– Có một nhóm sa-môn hoặc bà-la-môn trên đời này không hiểu rõ thế nào là tội hoặc phước, họ mới suy nghĩ như vầy: ‘Ta không biêt rõ thế nào là phước và tội, ta phải ngập ngừng bí lối rồi nói càng như vậy là phước như vầy là tội, nói như vậy là tâm ta vì sự ham muốn, mê thích sân hận, bất bình. Mà khi tâm ta ham muốn, mê thích, sân hận, bất bình cũng đều là pháp ngã chấp cũng ta, mà pháp ngã chấp ấy cũng là một pháp tai hại đến ta’.
Vì suy nghĩ như thế nên không dám nói thế nào là phước và tội bởi ghê sợ sự ngã chấp ấy nên khi có ai hỏi đến vấn đề tội phước, muốn cho không bí lối họ mới nói tráo trở rằng: ‘Sự hiểu biết của tôi như thế này cũng không, như thế đó cũng không, như thế kia cũng không, không phải cũng không, không phải cũng không, cũng không phải vậy’.
Này các thầy tỳ khưu, đây là nguyên nhất thứ nhì mà có nhóm sa-môn thiên về kiến thức tráo trở, trả lời câu hỏi về vấn đề tội phước không cho bí lối.
– Này các thầy tỳ khưu, có một nhóm sa-môn hoặc bà-la- môn trên đời này không hiểu rõ thế nào là tội hoặc phước, bèn suy nghĩ như vầy: ‘Ta không hiểu rõ thế nào tội hoặc phước khi có ai hỏi đến ta vấn đề ấy nếu ta nói càng như vầy là phức như vầy là tội sợ e bực sa-môn, bà-la-môn có trí tuệ sâu xa biết rõ kiến thức của kẻ khác có thể bắt bẻ, phá tan kiến thức ấy, nếu họ đến hỏi ta, bắt bẻ, vấn nạn ta trong vấn đề tội phước ấy thì ta không thể nào trả lời cho suông được, mà nếu ta trả lời không suông thì tâm ta phải bực tức khó chịu, mà pháp bực tức khó chịu cũng là tai hại đến ta’.
Vì sự suy nghĩ như thế ấy nên khi có ai hỏi đến vấn đề phước tội, muốn không cho bí lối, họ mới nói tráo trở rằng: Sự hiểu biết của tôi như thế này cũng không, như thế đó cũng không, như thế kia cũng không, không phải cũng không, hoặc không phải cũng không, cũng không phải vậy’.
Này các thầy tỳ khưu, đây là nguyên nhân thứ ba mà nhóm sa-môn hoặc bà-la-môn thiên kiến thức tráo trở khi trả lời về vấn đề tội phước không cho bí lối.
– Này các thầy tỳ khưu, có một nhóm sa-môn hoặc bà-la- môn trên đời này là người si mê thiếu trí khi có ai hỏi đến vấn đề tội phước, muốn cho không bí lối mới nói tráo trở rằng: ‘Nếu người hỏi tôi kiếp vị lai có hay không? Kiếp vị lai không có phải không? Chúng sanh thuộc về hóa sanh có hay không? Nhân quả thiện ác có hay không? Chúng sanh sau khi chết có tái sanh lại hay không? Sanh lại hoặc không sanh lại cũng không có phải không? Nếu người hỏi tôi như thế thì theo sự hiểu biết của tôi rằng: Khi chúng sanh chết, còn tái sanh lại cũng không phải, mà không tái sanh lại cũng không phải. Sự hiểu biết của tôi như thế này cũng không, như thế đó cũng không, như thế kia cũng không, không phải cũng không, cũng không phải vậy’.
Này các thầy tỳ khưu, đây là nguyên nhân thứ tư mà có nhóm sa-môn hoặc bà-la-môn thiên về kiến thức tráo trở khi trả lời về những câu hỏi như trên không cho bí lối.
Này các thầy tỳ khưu, dầu cho nhóm sa-môn hoặc bà-la-môn nào thuộc về ‘kiến thức tráo trở’ (amarāvikkhepa diṭṭhi) khi công bố lên cũng không ngoài bốn nguyên nhân ấy đâu.
Trích: Tà Kiến Và Chánh Kiến (Đại Đức Bửu Chơn)