Pháp-hạnh trí-tuệ ba-la-mật bậc hạ là một trong mười pháp-hạnh ba-la-mật bậc hạ, cũng là một trong 30 pháp-hạnh ba-la-mật mà Đức-Bồ-tát Chánh-Đẳng-Giác cần phải thực-hành cho được đầy đủ trọn vẹn, để trở thành Đức-Phật Chánh Đẳng Giác (Sammāsambuddha).
Trí-tuệ ba-la-mật đó là trí-tuệ tâm-sở đồng sinh với đại-thiện-tâm hợp với trí-tuệ sáng suốt thấy rõ, biết rõ thật-tánh của tất cả mọi sắc-pháp, mọi danh-pháp.
Trí-tuệ vốn có đối với các hạng người tam-nhân (tihetukapuggala) từ khi đầu thai làm người trong lòng mẹ, cho nên, khi sinh ra đời, tuy còn thơ ấu, nhưng đứa bé có trí-tuệ hiểu biết đặc biệt xuất sắc hơn người, bởi vì trong vô số tiền-kiếp của đứa bé đã từng tích-luỹ nhiều trí-tuệ hiểu biết trong những kiếp quá-khứ, nên kiếp hiện-tại này là quả của đại-thiện-nghiệp mà những tiền- kiếp của đứa bé đã tạo và đã được tích-lũy và được lưu- trữ ở trong tâm của đứa bé ấy. Cho nên, đứa bé có trí-tuệ hiểu biết đặc biệt xuất sắc hơn người, đó là sự-thật hiển nhiên, sự-thật này đối với bậc thiện-trí chỉ có tin nghiệp và quả của nghiệp mà thôi.
Ví dụ: những tiền-kiếp của một người nào đã từng tích-luỹ nhiều sự hiểu biết về lĩnh vực chuyên môn nào thuộc về đại-thiện-nghiệp (không phải là ác-nghiệp).
Sau khi người ấy chết, nếu đại-thiện-nghiệp ấy trong đại-thiện-tâm có cơ hội cho quả trong thời-kỳ tái-sinh kiếp sau (paṭisandhikāla) có đại-quả-tâm ấy gọi là tái- sinh-tâm (paṭisandhicitta) làm phận sự tái-sinh kiếp sau đầu thai trở lại làm người.
Khi sinh ra đời, tuy đứa bé còn thơ ấu, nhưng khi đứa bé ấy tiếp xúc với lĩnh vực chuyên môn ấy mà những tiền-kiếp của đứa bé đã được tích-lũy và được lưu-trữ ở trong tâm, nên trở thành đứa bé có tài xuất sắc hơn vị thầy dạy của nó, và cũng có khả năng hơn hẳn những người khác đã từng trải qua nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực chuyên môn ấy. Cho nên, đứa bé ấy được phần đông mọi người tán dương ca tụng là đứa bé thiên- tài do thiên phú.
Vậy, sự-thật có phải là do trời phú cho hay không?
Theo quan niệm của Phật-giáo, đứa bé có tài xuất chúng đó là do quả của đại-thiện-nghiệp mà tiền-kiếp của đứa bé ấy đã tạo trong những kiếp quá-khứ. Đó là sự-thật về đại-thiện-nghiệp và quả tốt của đại-thiện-nghiệp ấy.
Thật vậy, Đức-Phật dạy về nghiệp và quả của nghiệp như sau:
“Kammassako’mhi, kammadāyādo, kammayoni, kammabandhu, kammappaṭisaraṇo, yaṃ kammaṃ karissāmi kalyāṇaṃ vā pāpakaṃ vā, tassa dāyādo bhavissāmi.”
Ta có nghiệp là của riêng ta, ta là người thừa hưởng quả của nghiệp của ta, nghiệp là nhân sinh ra ta, nghiệp là bà con thân quyến của ta, nghiệp là nơi nương nhờ của ta. Ta tạo nghiệp nào ‘thiện-nghiệp hoặc ác-nghiệp’ ta sẽ là người thừa hưởng quả an-lạc của thiện-nghiệp ấy hoặc quả khổ của ác-nghiệp ấy.
“Ta có nghiệp là của riêng ta, ta là người thừa hưởng quả của nghiệp của ta” như thế nào, mỗi chúng-sinh dù lớn dù nhỏ trong ba giới (dục-giới, sắc-giới và vô-sắc- giới gồm có 31 cõi-giới) và bốn loài chúng-sinh (thai sinh, noãn sinh, thấp sinh và hoá-sinh) cũng như thế ấy.
Mỗi chúng-sinh có nghiệp là của riêng mình, mỗi chúng-sinh là người thừa hưởng quả của nghiệp của mình, ...
Các hàng thanh-văn đệ-tử của Đức-Phật đều có đức- tin trong sạch nơi Tam-bảo: Đức-Phật-bảo, Đức-Pháp- bảo, Đức-Tăng-bảo, tin nghiệp và quả của nghiệp của mình. Cho nên, bậc thiện-trí nào tin nghiệp và quả của nghiệp của mình, bậc thiện-trí ấy có chánh-kiến sở- nghiệp (kammassakatā sammādiṭṭhi) đó là chánh-kiến cơ bản ban đầu trong năm loại chánh-kiến trong Phật-giáo.
Nghiệp và quả của nghiệp là một trong bốn pháp bất khả tư nghì mà các hàng thanh-văn đệ-tử của Đức-Phật không nên suy nghĩ, mà chỉ nên tin nghiệp và quả của nghiệp mà thôi. Chỉ có Đức-Phật mới thấy rõ, biết rõ thấu suốt nghiệp và quả của nghiệp của tất cả mọi chúng-sinh lớn hoặc nhỏ trong vô số kiếp quá-khứ và vô số kiếp vị-lai mà thôi.
Cho nên, kiếp hiện-tại của mỗi chúng-sinh dù lớn dù nhỏ cũng đều là quả của nghiệp của chúng-sinh ấy trong kiếp hiện-tại và vô số kiếp quá-khứ.
Trích: Pháp Hạnh Trí Tuệ Ba-La-Mật Bậc Hạ, Quyển Pháp Hạnh Ba-La-Mật 2, Soạn giả Tỳ Khưu Hộ Pháp
Trang Website được thành lập và quản lý bởi các cận sự nam, cận sự nữ trong Phật Giáo. Mục đích nhằm lưu trữ, số hoá kinh sách và tài liệu Phật Giáo Nguyên Thuỷ - Theravāda.